1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÓ NÊN PHIÊN ÂM TIẾNG NƯỚC NGOÀI KHÔNG?

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi nguahong, 30/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MaiNgocLan

    MaiNgocLan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Em không biết bác cuonglhvt căn cứ vào đâu mà lại nói ''''chắc mẻm'''' là chữ ''''La Tinh'''' là phiên âm chứ không phải ''''Việt hoá'''' qua trung gian chữ Hán theo cách phiên âm của người Tàu.
    Theo lẻ thường nếu Latin được phiên âm ra tiếng Việt thì phải viết là ''''La-tanh'''' / ''''La-ten'''' / ''''La-tin'''' ...(giống như vải satin ta phiên thành ''''sa tanh''''/ ''''sa ten'''' / ''''sa te'''') chứ không thể là ''''La tinh'''' được. Vì phiên âm dựa theo Tàu nhưng đọc theo kiểu ta nên âm có hơi khác so với ngôn ngữ gốc [vần ''''in'''' của Latin trở thành vần ''''inh'''' trong tiếng Việt - có thể chỉ ra rất nhiều ví dụ như vậy: Anh (Cát Lợi), Pháp (Lang Sa), Ý (Đại Lợi), ... hoặc Lư Thoa ... nếu đọc theo tiếng Quảng nghe gần na ná với cách đọc của người bản ngữ (thật ra nhiều trường hợp người Tàu không phiên âm từ ngôn ngữ gốc mà qua trung gian tiếng Pháp!!!), còn đọc kiểu tiếng Hán Việt như vừa nêu thì khó lòng nghe ra đó là Anglais, Francais, Italie.. . nhất là không thể biết LưThoa là Rousseau... ]
    Được MaiNgocLan sửa chữa / chuyển vào 22:49 ngày 07/01/2004
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Xin chia buồn cùng bạn về 3 điều:
    1. Vần ?oin? được phiên âm thành ?oanh?, ?oen(g)? hay ?oe? không phải là ?olẻ? thường tình mà chỉ vì nó được phiên âm từ tiếng Pháp hoặc qua trung gian tiếng Pháp. Xin sửa lại ở đây, cái chữ mà bạn ngỡ rằng các bà bán vải ở Sài Gòn gọi satin là sa-ten thực ra phải là ?oxa-teng? mà miền Bắc đọc là ?oxa-tanh? (nếu như bạn phát âm theo giọng Nam nhưng có một chút nhạy cảm về ngữ âm học, nếu không thì khó nói lắm vì Tiếng Việt ở các vùng phát âm khác nhau rất nhiều, cãi nhau đúng hay sai nhiều khi chỉ thêm bực bội mà không giải quyết được vấn đề gì). Thông thường phiên âm từ tiếng Pháp vần ?oin? sẽ được miền Bắc phiên là ?oanh?, nhưng vần ?oanh? ở miền Nam lại đọc gần giống như ?oăn? vì vậy nếu phiên satin thành ?oxa-tanh? thì người miền Nam đọc sai rất nhiều so với từ gốc tiếng Pháp nên phải phiên thành ?oxa-teng? hay ?oxa-te?. Cũng tương tự như vậy đối với patin ?" pa-tanh ?" pa-teng ?" pa-te. Các thứ tiếng khác như Anh, Nga khi phiên âm trực tiếp ?oin? vẫn là ?oin? (Ngoại trừ khi phiên qua trung gian tiếng Pháp).
    Ví dụ: Lenin ?" Lê-nin, Stalin ?" Xta-lin, Martin ?" Mác-tin hoặc Ma-tin (Nếu phiên âm qua tiếng Pháp sẽ là Mác-tanh hoặc Mạc-teng).
    Chữ Latin đựơc phiên thành ?oLa-tinh? thực sự tôi cũng không rõ là phiên âm trực tiếp hay phiên âm qua thứ tiếng nào và tôi đang thắc mắc về cặp ?oin? ?" ?oinh? này, xin thỉnh giáo các cao thủ.
    2. La-tinh không phải là phiên qua trung gian chữ Hán vì lý do sau đây: Nếu chữ gốc là ?ot? thì sẽ được phiên thành ?ođ?. Ví dụ:
    Washington ?" Hoa Thịnh Đốn
    Italy ?" Ý Đại Lợi.
    Portugal ?" Bồ Đào Nha.
    3. Đa số tiếng nước ngoài được Việt hoá qua trung gian tiếng Phổ Thông (giọng Bắc Kinh) chứ không phải tiếng Quảng Đông, cũng không loại trừ một ít tiếng phiên qua trung gian tiếng Quảng Đông. Sẵn đây, nếu có cao thủ nào, xin lĩnh giáo về chữ Nga (La Tư). Chữ La Tư hình như là phiên từ Rossia (hay Russia), còn chữ Nga (chữ duy nhất hiện nay được dùng để chỉ quốc gia này) nằm ở đâu?
    Việc GS Cao Xuân Hạo có ?obài bác? việc phiên âm hay không, nếu vì tôi dùng chữ ?obài bác? là quá nặng thì tôi thành thực xin tạ lỗi cùng GS và các bạn. Xin các bạn tìm xem có từ nào trong tiếng Việt nhẹ hơn để giải thích những câu sau đây của GS:
    ?o? Như vậy, chủ trương phiên âm đưa đến một kết quả đáng buồn là người đọc sách bị bắt buộc phải vừa viết sai lại vừa đọc sai. Nếu viết nguyên dạng, ít ra ta cũng có được một mặt chắc chắn đúng: mặt chính tả, tức mặt quan trọng nhất??
    ?o? Nhưng việc phiên âm sai chưa phải là cái hại lớn nhất của biện pháp phiên âm??
    ?o? Tên riêng, nhất là tên người vốn thuộc vốn từ vựng của thứ tiếng hữu quan, nó tuyệt nhiên không phải là từ tiếng Việt, vậy thì tại sao lại bắt nó phải tuân theo những quy tắc chính tả của từ tiếng Việt??
    Thực ra, tôi có hơi vội vàng về việc kết luận rằng từ ?oViệt hoá? là qua trung gian tiếng Hán. Nhưng nếu bạn đọc bài của GS thì những ví dụ về từ Việt hoá (Mỹ, Anh, Pháp, Đức...) lại toàn là từ đã được phiên qua trung gian tiếng Trung Quốc. Vả lại việc phiên âm mà chúng ta đề cập đến là danh từ riêng (nhân danh và địa danh), xin các bạn cho tôi một ví dụ về việc ?oViệt hoá? các danh từ riêng không qua trung gian tiếng Hán.
    Xin nhắc lại: Nếu GS Cao Xuân Hạo là thầy của tôi thì ý tôi ở đây không phải là cãi thầy (để hạ uy tín ông) mà là cãi lại cái lý của thầy. Còn nếu Tao_lao nói rằng chúng tôi "nhai lại" thì bạn hãy xem xét xem vấn đề đã được giải quyết ổn thoả chưa đã.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 10:01 ngày 10/01/2004
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin tóm tắt những ý chính của Giáo sư Cao Xuân Hạo trong bài viết đã nói ở trên.
    1. Việc phiên âm là việc bắt các thứ tiếng nước ngoài phải tuân theo quy luật chính tả của tiếng Việt. Việc này làm mất đi ưu thế lớn nhất của chữ quốc ngữ là ?oviệc phân tích các từ hay các tiếng trong tiếng Việt thành những đơn vị tương ứng với các âm vị?.
    2. Thực tế là ở những nước văn minh, đôi khi đối với một số danh từ riêng (nhất là đối với tên người) đôi khi biết viết nhưng chưa chắc đã đọc được cho đúng. Và chữ viết là mặt quan trọng hơn cách phát âm rất nhiều.
    3. Vì lý do không ai biết được hết các cách đọc nên đến 93% tiếng nước ngoài trên sách báo hiện nay bị phiên âm sai.
    4. Việc phiên âm hiện nay không thể đưa đến sự thống nhất và không thể dùng các quy tắc chính tả của tiếng Việt để áp dụng cho các tên nước ngoài được. Chẳng hạn như các phụ âm kép, việc bỏ dấu hay không bỏ dấu thanh ở những vần như ?"ác, -úc,?
    5. Việc đọc một tên riêng (được viết nguyên gốc) có đúng hay không tuỳ thuộc vào trình độ hiểu biết của người đọc. Cách viết nguyên gốc đảm bảo cho người ta viết đúng tên của người, tên đất. Luận điểm cho rằng ?oquần chúng không thể đọc được những tên nước ngoài viết nguyên dạng bằng chữ La-tinh? không hề có căn cứ.
    6. Việc viết nguyên dạng giúp cho người đọc có trình độ cao có thể nhận biết được gốc gác, quốc tịch của nhân vật hữu quan và giúp ta tránh được những liên tưởng khó chịu do các phiên âm quá giống những từ có nghĩa ?oxấu? trong tiếng Việt.
    7. Việc phân biệt những tên riêng đã được Việt hoá với những tên khác là hoàn toàn đúng đắn nhất là đối với tên nước. Còn tên riêng của người nước ngoài lại là một chuyện khác hẳn, người Việt không cần phải đọc cho đúng những tên ấy, ngoại trừ một số trừơng hợp đặc biệt.
    8. Hiện nay các phát thanh viên chưa được trang bị vốn tri thức cần thiết để làm đầy đủ nhiệm vụ của mình. Họ là ?onạn nhân? của việc phiên âm sai (đặc biệt là cách phiên âm viết liền, không có gạch nối giữa các âm tiết). Nhưng điều quan trọng nhất là các phát thanh viên là ý thức về nghiệp vụ.
    Điều này có đúng với từng luận điểm ở trong bài mà bạn tao_lao có hay không?
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Nếu như quan điểm GS Cao Xuân Hạo quá ?okhắt khe? đối với việc phiên âm thì ông Nguyễn Huy Côn (Chuyên gia về ngôn ngữ, xây dựng?) lại quá ?odễ dãi?. Xin trích một đoạn trong cuốn ?oTự học và sử dụng ngoại ngữ? (bài này có đối tượng rộng hơn bao gồm cả thuật ngữ khoa học) ra đây để các bạn thưởng lãm:
    ?oPHIÊN CHUYỂN TÊN RIÊNG VÀ THUẬT NGỮ VAY MƯỢN
    81. Khi dịch thuật, vai trò của việc phiên chuyển tiếng nước ngoài như thế nào?
    Đến năm 1990, trên thế giới có gần 5000 ngôn ngữ, trong đó khoảng 1/10 có chữ viết. Sự giao tiếp ngôn ngữ bằng chữ viết của loài người đến nay trải qua 3 hình thức khác nhau.
    Phiên âm (dựa vào hệ thống âm vần và chữ viết của người bản ngữ).
    Chuyển tự (chuyển từ ngôn ngữ nước ngày sang chữ nước khác - chủ yếu là dùng bảng chữ cái Latinh)
    Viết nguyên dạng (bê nguyên xi tiếng nước ngoài).
    Ba hình thức này song song tồn tại. Tuy nhiên, trong dịch thuật tà thường gặp loại thứ 2 và thứ 3. Trên sách báo ngày nay tồn tại sự không thống nhất về việc phiên chuyển tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. Vì cách đọc tiếng nước ngoài thường khó chuẩn, nên mỗi người chuyển tự một kiểu. Ngay việc chọn bảng cữư cái nào để phiên âm và chuyển tự cũng không thống nhất nên có nhiều phương án khác nhau để phiên chuyển một từ (thường là tên riêng).
    Ví dụ: Pêtecbua, Peterbua, Péterburg, Pê-téc-bua;
    Amadôn, Amaxôn, Amazone.
    Chưa kể trường hợp ?odịch? luôn cả tên riêng
    Italia ?" Ý.
    New York - Nữu Ước.
    Moxkva - Mạc Tư Khoa..
    Một số tác giả lại viết nguyên dạng viện cớ là ?okhông phiên âm đúng được thì làm sao có thể chuyển ngữ chính xác được??.
    82. Nhà nước đã có những văn bản nào để quy định?
    Năm 1968, Uỷ Ban khoa học xã hội Việt Nam (nay là Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia) đã ban hành ?oQuy định tạm thời về quy tắc phiên thuật ngữ nước ngoài ra tiếng Việt?, song trong quá trình áp dụng vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết và thống nhất thêm. Có rất nhiều ý kiến phát biểu trong các cuộc hội thảo và trên báo chí về tình trạng lộn xộn trong phiên chuyển tiếng nước ngoài ra tiếng Việt, nhất là từ thời mở cửa.
    Trước đó cũng đã có một số tác giả quan tâm đặc biệt đến vấn đề này, nhưng chỉ chú trọng riêng về phiên thuật ngữ khoa học kỹ thuật. Chẳng hạn tác giả Lê Trọng Bổng đã mạnh dạn đưa ra ?oQuy tắc phiên thuật ngữ khoa học - kỹ thuật, quy tắc phiên tên riêng thuộc 20 ngoại ngữ? (1983). Theo tiến sỹ Vương Toàn thì ?oviệc thống nhất cách phiên âm và chuyển tự là một nội dung của xây dựng tiếng Việt tiêu chuẩn thống nhất, mà phương hướng đề ra là chuẩn mực hoá chính tả và thuật ngữ khoa họ.. Nhưng tiếc là đến nay người ta vẫn chưa thống nhất về cách phiên âm.
    83. Đề nghị giới thiệu một văn bản quy định hiện hành về phiên chuyển tên riêng và thuật ngữ vay mượn.
    Trong lúc chờ đợi nhà nước ban hành một số quy tắc chuẩn hoá chính tả, chuẩn hoá thuật ngữ, Ban biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam đã nghiên cứu và ban hành sử dụng cho việc biên soạn từ điển Bách khoa ?oquy tắc chính tả và phiên chuyển tên riêng và thuật ngữ vay mượn tiếng nước ngoài?, áp dụng từ tháng 4 năm 2000. Chúng tôi xin trích giới thiệu với bạn văn bản này để tham khảo. Đối với việc phiên chuyển tiếng nước noài, đã đưa ra nguyên tắc chung là: Phiên chuyển tên riên nước ngoài bằng các âm, vần và chữ Việt dựa vào cách đọc trực tiếp của nguyên ngữ có thể biết được. Trườnghợp chưa đọc được nguyên ngữ thì phiên chuyển gián tiếp qua ngôn ngữ khá.
    a. Đối với ngôn ngữ thuộc ngôn ngữ có chữ viết dùng bảng chữ cái Latinh (Anh, Pháp, Đức, TBN, Italia.v.v..) thì phiên âm theo cách đọc trực tiếp của các ngôn ngữ đó, chú thích nguyên dạng tên gốc đặt trong ngoặc đơn (hoặc có bảng đối chiếu kèm theo sách).
    b. Đối với các ngôn ngữ không dùng bảng chữ cái Latin (Arập, Nhật, Triều Tiên, Lào?) nếu chưa phiên được bằng cách đọc trực tiếp thì phiên qua ngôn ngữ trung gian (tuỳ theo ngôn ngữ đó sử dụng tiếng Anh, Pháp hay tiếng nước khác), chú thích ngôn ngữ trung gian giữa 2 ngoặc đơn, ví dụ Niu Đêli (Anh: New Delhi) hoặc hiên qua dạng La tinh của ngôn ngữ đó, ví dụ Maxcat (Masquat) (Phátp: Mascate).
    c. Đối với tiếng Nga, phiên âm trực tiếp từ tiếng Nga, có thể lược bỏ trọng âm.
    d. Đối với tiếng Hán, phiên âm theo âm Hán Việt (có thể chú thích dạng Latinh hoặc chữ Hán theo mẫu chữ in của Trung Quốc). Ví dụ: Đỗ Phủ (Du Fu), Bắc Kinh (Bejing). Một số trường hợp không đọc được theo âm Hán Viêt thì phiên theo dạng Latinh của tiếng Hán. Ví dụ Alasan (Alashan) ?" sa mạc phía Bắc Trung Quốc.
    e. Đối với tên riêng nước ngoài đã quen dùng (nhất là phiên theo Hán - Việt) thì giữ nguyên (cần thống kê cụ thể và xử lý từng trường hợp). Ví dụ: Anh, Pháp, Mỹ, Thuỵ Sỹ? Tuy hiên, nếu có những thay đổi mới về tên riêng theo hướng gần với nguyên ngữ (hoặc nước đó đã thay đổi tên gọi) thì sẽ viết tên riêng nước ngoài theo cách mới, có chú thích bằng nguyên ngữ và tên gọi cũ đặt trong ngoặc đơn. Ví dụ Ôtxtrâylia (cũ: Úc); Italia (cũ: Ý); Myama ( cũ: Miến Điện)?.
    84. Trong văn bản giới thiệu trên có quy định cách viết trên riêng nước ngoài bằng chữ Việt không?
    Trong ?oQuy tắc chính tả và phiên chuyển tên riêng và thuật ngữ vay mượn tiếng nước ngoài? cũng theo quy định cách viết như sau: Viết liền các âm tiết theo đơn vị từ, hoặc viết rời dùng gạch nối giữa các âm tiết, không đánh dấu thanh điệu của tiếng Việt."

    Bài trên còn dài, tôi chỉ trích lược thôi nhưng thấy tác giả bài viết và tác giả của ?oQuy tắc chính tả và phiên chuyển tên riêng và thuật ngữ vay mượn tiếng nước ngoài? không những đồng ý với việc phiên âm mà còn đồng ý với việc phiên âm ?osai trái? (theo như cách nói của GS Hạo là cách ?ophiên âm? viết liền). Thật là quá dễ dãi!
    Tại sao ta không tìm một cách giải quyết đừng quá ?okhắt khe? (chỉ chấp nhận viết nguyên ngữ và chuyển tự hoặc chỉ chấp nhận phiên âm) và đừng quá ?odễ dãi? (cho phép phiên âm quá tuỳ tiện, đặc biệt là phiên âm đến mức ngừơi đọc không biết đọc làm sao nữa thì phiên âm làm gì?)?
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 11:08 ngày 10/01/2004
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 15:32 ngày 10/01/2004
  5. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    XIn chào cả nhà,
    Mình thấy các bác bàn luận có vẻ sôi nổi quá nhỉ. Theo ý kiến riêng của mình, chúng ta nên phiên âm tiếng nước ngoài khi đó là danh từ chung hoặc địa danh. Các danh từ riêng khác có thể để nguyên. Không biết các bác nghĩ sao ạ.

Chia sẻ trang này