1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có nên quản lí blog hay không?

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi BobvaCu, 18/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. 0909007007

    0909007007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Bì phấn với vôi, bì môi "blog" với môi ... báo chí
    [​IMG] [​IMG]
    Vài tuần nay, đọc báo nào cũng thấy đặt vấn đề ?oQuản lý Blog?, ?oBlog đen?, ?oBôi nhọ nhau trên Blog?, hay những ?oKênh thông tin? bằng Blog?, nghĩ về vấn đề ?oQuản lý Blog?, xin được chia sẻ vài suy nghĩ
    Đầu tiên tôi đưa ra vài nhận xét:
    Thứ nhất, Blog thường là kênh giao tiếp của cá nhân (có thể của 1 nhóm nhưng cũng do 1 cá nhân nào đó trong nhóm đại diện), nơi người ta viết những ý kiến, quan điểm của người ta, vì vậy, bản thân Blog đã được "quản lý", ít ra là bởi chủ nhân của nó (tạm chưa bàn đến chuyện bị ... hacker xơi mất tài khoản hoặc bị đơn vị chủ quản can thiệp như xóa, sửa...). Ngoài ra, còn có loại "Blog tập thể", nhỏ thì như Diễn đàn, lớn hơn thì như các loại hình Báo chí, Phát thanh, Truyền hình... theo đó chủ sở hữu có thể là nhóm người, đơn vị hoặc Chính quyền. (Hơi buồn cười là dạo này có một số "Blog tập thể" chính thống lại đang gào lên là ... không quản lý nổi các blog cá nhân mà đôi khi chủ nhân của các Blog cá nhân này lại chính là thành viên trong tập thể quản lý Blog tập thể đó)
    Thứ hai, Bản thân chủ nhân Blog là một người, như bạn nào nói, là một "công dân", như vậy, họ phải chịu mọi trách nhiệm trước những gì họ làm, và có để lại dấu ấn, bằng chứng ... do vậy, viết blog theo nghĩa nào đó được coi là 1 hình thức sáng tác, tác phẩm đó có thể được coi là tốt, dở, tích cực, tiêu cực... còn tùy theo hệ quy chiếu, đối với cộng đồng này, có thể nó là tốt, nhưng đối với cộng đồng khác, nó lại là xấu, đồi trụy, *********, chống phá... như chính chủ nhân của Blog trong mối quan hệ với xã hội. Từ xưa đến nay, ai mà không biết "thuận thiên thì sống, nghịch thiên thì chết", nhưng thiên là gì ? không ai định nghĩa, nhưng ai cũng nghĩ, đó là "vua", là "chính quyền", hay nói cách khác chính là những chuẩn mực pháp luật, đạo đức của cộng đồng.
    Thứ ba, cũng như bạn nào đó đã đặt vấn đề, Internet do ai quản lý ? Đúng là không có ai quản lý toàn bộ Internet, nhưng đối với mỗi vùng, đều có những người hoặc đơn vị quản lý. Họ có toàn quyền với vùng của mình, và tất nhiên, mỗi chủ thể quản lý những "khu vực" khác nhau, có phạm vi khác nhau và với chủ quan khác nhau.
    Thứ tư, ngoài Blog, con người có rất nhiều hoạt động giao tiếp khác với cộng đồng thực và cả cộng đồng ảo, đơn cử như là có người chuyên nhận (nghe, đọc, xem) hoặc có thêm việc Cho (viết, in, đánh máy, đọc, trình diễn...), mỗi hoạt động này, thường là chủ đề cho những giao tiếp khác dưới dạng bình luận, làm theo, phản đối.... và thường đối với những chủ thể có phạm vi ảnh hưởng mạnh, thì có quyền lực tạo ra những sự kiện lớn, tác động mạnh về chất và rộng về lượng, đến phần còn lại của cộng đồng, từ đó gây nên những "dư chấn" và phát sinh những hoạt động giao tiếp khác.
    Trở lại vấn đề có quản lý Blog hay không ?
    Rõ ràng, tôi khẳng định lại là Blog đã được quản lý, ở mức cá nhân, mỗi cá nhân đều có quyền lực với Blog của mình, và có quyền giao tiếp bằng nhiều cách đối với cộng đồng bằng nhiều phương diện khác nhau, trong đó có Blog, và, trong quá trình giao tiếp, tính chất của thông tin đều có tính chất Thừa kế (copy, sao chép) và Bổ sung (Bình luận, sửa chữa), tùy vào đối tượng, tùy vào phạm vi ảnh hưởng cũng như uy tín của việc Bổ sung.
    Như vậy, nguồn gốc thông tin vẫn là bản chất của vấn đề, theo nhận xét thứ tư phía trên, mỗi sự kiện bao giờ cũng bắt nguồn từ đâu đó, và nếu nó xuất phát từ những "nguồn" mạnh, và có yếu tố "tích cực" - theo nhận xét thứ 2, thì blog - hay bất cứ "dư luận" và các kênh truyền thông/giao tiếp khác được nhân lên và mạng lại hiệu quả mạnh mẽ - Thông thường, tác dụng này được phát triển chủ yếu trên các "Blog tập thể" và mang lại ý nghĩa lớn trong cộng đồng.
    Hiếm thấy, từ một nguồn nhỏ (theo nghĩa của Nhận xét 4) lại có thể bùng phát nếu không được các nguồn lớn tác động (kế thừa và bổ sung), trừ phi nó được xuất phát chính từ nguồn lớn, cái này, ắt dẫn đến việc "kế thừa" và "bổ sung" theo vô vàn cách, ấy là "thượng bất chính, hạ tắc loạn". Chứ hạ (nguồn bé) mà bất chính, thì chắc cũng ... chẳng ai quan tâm cả.
    Vậy khi đặt vấn đền "Quản lý Blog", đầu tiên là phải quản lý chặt chẽ đối với các nguồn lớn, từ các CQ lớn, đến những người có "phạm vi ảnh hưởng rộng" như "người của công chúng", nếu những nơi này tuân thủ Pháp luật và Đạo đức, thì làm gì có "lửa" - Ấy là quản lý về mặt "Vĩ mô" và "phòng" những sự kiện lớn xảy ra. Cái này, giống như trong gia đình, Bố mẹ phải biết làm gương cho con noi theo, đừng có để xảy ra điều gì khuất tất hoặc ... mờ ám, ắt sẽ có Scandal, ít ra là con nó ... kể ra ngoài, nặng thì nó ... làm theo.
    Tiếp theo, về mặt Kỹ thuật, theo nhận xét thứ 3, dù không quản lý được toàn bộ Internet, thì nếu muốn quản lý rộng hơn, thì cần phải mở rộng phạm vi quản lý hiện có của mình, tại sao người ta lại dùng Yahoo Blog, (Google) YouTube và một số nơi khác, câu hỏi này khác gì hỏi tại sao thanh niên yêu nhau lại đưa nhau vào ... nhà nghỉ, vì ngoài ra có chỗ nào chơi đâu ? Bây giờ, giả sử đơn vị XYZ nào đó mở ra dịch vụ Blog trong nước, dịch vụ nhanh, an toàn, mạnh, miễn phí và khi đăng ký thì cần xác thực của chủ nhân, hỏi có ai dám ... bậy bạ, anh mà bậy bạ, CA mời lên CQ giải quyết chứ chả cần truy lùng cho mệt (giống CSGT một số nước chỉ cần gài giấy phạt lên phương tiện vi phạm). Ấy là quản lý, bằng phương diện kỹ thuật và thương mại (cạnh tranh với dịch vụ khác để thu hút khách hàng nhằm nhiều mục đích, trong đó có Quản lý). Cái này, gần tương tự như việc Bố mẹ dụ cho con đi chơi, mua đồ chơi, quà tặng..., nếu như các con ngoan ngoãn và làm đúng, tất nhiên không phải đứa con nào cũng thích, nhưng phần lớn nó sẽ làm theo, bởi tính hấp dẫn đối với tâm lý của chính đứa con đó. hay gần giống với việc bằng mọi cách thu hút để bà con gửi tiền của mình vào Ngân hàng.
    Về các yếu tố khác, rõ ràng, các tầng lớp xã hội có sử dụng được Blog không phải là nhiều, nhận thức của người viết không phải là thấp, vậy tại sao vẫn có Blog đen, bẩn... phải chăng một cô hay anh nhân viên bực mình với Sếp mình vì chuyện này hay chuyện khác, rồi mang Sếp lên Blog để ... chửi rủa, lăng mạ cho ...đã ... bàn phím, chứ đời nào, Sếp lại ... vác nhân viên lên Blog để ... "làm blog đen", ấy là sự công bằng và cũng như đã viết "thượng bất chính, hạ tắc loạn".
    Hay lại nói đến "con gà tức nhau tiếng gáy", nhất là trong việc kinh doanh, ông kia gáy to hơn tôi trên TV, thì tôi "gáy", tôi "bôi" trên Blog, cũng trở lại vấn đề "nguồn lớn", "nguồn bé" thôi, với lại, nếu "không có lửa" thì làm gì có gì mà "bôi", mà "bác" ???
    Nguồn Hùng Vô địch''s Blog
  2. honnhien_cotien

    honnhien_cotien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.395
    Đã được thích:
    0
    việc tạo ra dư luận kô phải vấn đề để đem ra thảo luận việc có nên cấm blog hay kô . dư luận tồn tại trên mọi hình thức , cho nên nói vì dư luận mà phải quản lý blog là kô đúng bản chất vấn đề .
    vấn đề blog thuộc vạm vi quản lý của cá nhân như người viết bài trên , và đề cập tới vấn đề nguồn của thông tin , đây là điều để xem xét làm thế nào để blog kô đi quá bản chất của nó .
    ví dụ như những blog có toàn nội dung đồi truỵ , thì chủ blog phải để ở chế độ hạn chế người truy cập , và nguời đuợc phép truy cập phải trên 18 tuổi. nếu như để việc có trẻ vị thành niên truy cập , chủ blog phải chịu trách nhiệm truớc pháp luật , và có thể cho đó là hành vi dụ dỗ trẻ em với mục đích xấu . việc làm thế nào để kô cho trẻ em truy cập thì là vấn đề của chủ blog , ví dụ như phải đăng kí thành viên , kèm theo số chứng minh thư hay các văn bản chứng minh thành viên đó là thành niên.
    thứ 2 , vì là blog , cho nên những ấn phẩm trưng bày về ******** phải thuộc sở hữu của cá nhân chủ blog , hoặc có sự đồng ý của những người liên quan tới ấn phẩm đó . việc lấy link từ những trang web kô đuợc phép lưu hành là gián tiếp phạm luật và phải chịu trách nhiệm dân sự cho hành vi phát tán văn hoá phẩm đồi truỵ . việc coppy nội dung từ các đĩa CD để đưa lên là vi phạm bản quyền , chủ blog cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm này theo luật sở hữu của quốc tế .
    thứ 3 , các bài viết mang nội dung chính trị nhạy cảm phải có đầy đủ các căn cứ pháp lý , kô đuợc suy diễn theo dư luận (ví dụ như trích dẫn từ bình luận của báo chí ) để tránh truờng hợp mất đi tính chủ quan của bài viết , kô đuợc sử dụng các tài liệu 1 phía chưa có sự xác minh thực tế (kể cả là tài liệu trong hay ngoài nuớc) . những bài viết liên quan tới vấn đề chính trị là phải khách quan , dựa trên những sự kiện có thật , và phải chứng minh đuợc sự thật đó qua điều tra thực tế . nếu kô , những thứ đuợc gọi là "chính trị" sẽ bị coi là "phản chính trị", bởi nó thiếu sự , chứ kô phải nó sai.
    nếu nhà nuớc có chủ truơng quản lý thông tin của blog , thì các blogger cũng kô phản đối , nếu như phạm vi quản lý chỉ bó hẹp trong vài lĩnh vực . và blog phải đuợc phân ra làm nhiều dạng cho các blogger chuyên nghiệp , đồng thời cũng dể dàng cho các cơ quan chức năng xếp dạng blog nào vào diện nên quản lý .
  3. BobvaCu

    BobvaCu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2007
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ việc xuất hiện ngày càng nhiều các blog mà các nhà quản lí coi là bẩn có nguyên nhân từ việc họ thả nổi, không định hướng ngay từ đầu. Tiếp đó, có quá nhiều người coi blog là tờ báo điện tử của riêng mình nên thích up gì thì up. Nhưng làm sao có thể coi như vậy đc.
  4. 0909007007

    0909007007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ người ta coi thế là đúng đấy chứ, nhưng làm thế nào để họ viết về những thứ hay ho mới gọi là Quản lý, chứ không fải quản lý là ... khóa, đóng, cấm...
  5. songthan_th

    songthan_th Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Theo ý kiến của tôi thì nên quản lý Blog và nếu quản lý được thì rất tốt. Bởi vì blog - mặc dù được gọi là "nhật ký" nhưng lại là "nhật ký mở", nhật ký công cộng, do đó nó dễ dàng bị lợi dụng cho những mục đích không lành mạnh: tuyên truyền, kích động vì mục đích *********, chống phá chính quyền (cái này ở VN chưa thấy vụ nào "điển hình"), nói xấu, lăng mạ, xúc phạm danh dự người khác; đưa những nội dung thác loạn, bệnh hoạn, không lành mạnh lên blog...(những cái sau hiện đang rất phổ biến). Mặt khác có những blog "ăn khách" thu hút hàng triệu lượt người truy cập nên ảnh hưởng của nó thậm chí không thua kém một tờ báo điện tử, những phát ngôn sai lệch của chủ blog không thể nói là không có ảnh hưởng nhất định tới sự nhìn nhận của dư luận. Rồi những nguy cơ khác như việc phát tán nhanh chóng những điều không hay từ blog này sang blog kia có thể gây ra những điều "nguy hiểm" không lường trước. Vì thế những nhà quản lý đang "bàn nhau" về việc làm sao để quản lý blog không phải là không có lý do chính đáng !
    Tuy nhiên, "quản lý" thế nào mới là cái khó. Ai quản lý, làm sao để quản lý được hàng ngàn, hàng triệu blog như thế, hơn nữa nó lại là một "chủ thể ảo", không thực? Có lẽ những người làm luật đang "lúng túng" chưa trả lời được câu hỏi này. Nhưng tôi nghĩ họ sẽ có cách để can thiệp để làm :"lành mạnh hoá" thế giới blog. Tuy nhiên, chắc chắn một điều rằng, cho dù dùng biện pháp nào đi chăng nữa cũng không thể nào triệt để được "thế giới blog", bởi tính đặc thù của nó. Tuy nhiên, có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau để hướng cộng đồng blogger làm những việc có ích cho xã hội, chẳng hạn nêu gương điẻn hình những blogger "người tốt, việc tốt". Cách này xem ra có hiệu quả và "thực tế" hơn việc đi tìm một "biện pháp" quản lý blog tưởng như "vô vọng" !
    Và một điều nữa tôi nghĩ rằng, nếu như đã là một blogger chân chính thì không việc gì phải sợ quản lý, quản lý chỉ xử lý những blog không những không mang lại lợi ích mà còn làm "tổn hại" đến sự "trong sạch" của môi trường xã hội mà thôi !
    Được songthan_th sửa chữa / chuyển vào 21:05 ngày 24/10/2007
  6. songthan_th

    songthan_th Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
  7. phamhoangtb

    phamhoangtb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Mình thì không biết là cái gọi là "quản lý blog" có được nhiều nước khác áp dụng không nhỉ ??? Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này chứ nếu chỉ nhìn vào mặt tiêu cực của một số blogger thì quả không đủ sức thuyết phục. Blog cũng như internet thôi, có mặt tốt, có mặt ko tốt, nhưng tính ưu việt của internet thì không ai phủ nhận được nên đa phần xã hội đều chấp nhận. Với blog cũng vậy. Vấn đề là tuyên truyền giáo dục định hướng cho các blogger cũng như tăng cường nhận thức cho toàn cộng đồng người sử dụng internet thì thích hợp hơn là dùng biện pháp hành chính quản lý cấm đoán.

Chia sẻ trang này