1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có nên sử dụng thuốc Tây chữa thoái hóa cột sống hay không?

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi vumanhtuan8493, 23/12/2018.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vumanhtuan8493

    vumanhtuan8493 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2017
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh mạn tính tiển triển từ từ tăng dần. Phần lớn người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau âm ỉ kéo dài, hoặc đôi khi có những cơn đau cấp tính dữ dội, làm hạn chế khả năng vận động, gây khó khăn trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Quan điểm điều trị của Tây Y đối với thoái hóa cột sống thắt lưng tập trung vào giảm đau, giúp người bệnh giảm bớt khó khăn khi di chuyển. Vì vậy, các loại thuốc hay được kê chủ yếu là các loại thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng.
    [​IMG]
    Xem thêm: http://chuathoaihoacotsong.e-monsit...c-t-s-ng-b-ng-dan-gian-n-gi-n-ma-hi-u-qu.html

    1. Thuốc giảm đau

    Bậc thang giảm đau của WHO (Tổ chức Y tế thế giới) được chia làm 3 bậc:

    – Bậc 1: Paracetamol

    – Bậc 2: Paracetamol và Codein hoặc Tramadol

    – Bậc 3: Opiate và các dẫn xuất

    Paracetamol là một thuốc giảm đau thường được sử dụng. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều lượng, trong thời gian dài có thể gây hại cho gan. Codein và các thuốc Opiate là các thuốc giảm đau có tác dụng mạnh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều phản ứng phụ như gây táo bón, làm giảm nhu động ruột, đau đầu buồn nôn. Đặc biệt, nếu lạm dụng, người bệnh có thể bị lệ thuộc vào thuốc (hiện tượng nghiện thuốc) – Ma túy (heroine) chính là một dẫn xuất của Opiate., Quen thuốc cũng là một tác dụng không mong muốn của các loại thuốc này. Người bệnh cần phải tăng liều sử dụng để có tác dụng như ban đầu, vì vậy mà các phản ứng phụ sẽ ngày càng tệ dần theo thời gian.

    Người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên vì thấy thuốc có tác dụng nhanh, tức thời mà lạm dụng, sử dụng quá liều lượng sẽ dẫn tới những hậu quả nguy hiểm.

    2. Thuốc chống viêm

    Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) phổ biến có thể kể đến diclofenac, meloxicam, piroxicam… Các loại thuốc này có tác dụng chống viêm, nhờ vậy có thể giúp người bệnh giảm đau nhức hiệu quả. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, chảy máu dạ dày… Người có tiền sử dạ dày được khuyến cáo không nên sử dụng các loại thuốc này. Những người có tiền sử bệnh huyết áp, tiểu đường, các bệnh lý về tiêu hóa, tim mạch cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc

    3. Các loại Corticoid

    Các corticoid (hydrocortisone, prednisolone…) có tác dụng chống viêm, giảm đau cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, tác dụng phụ của các loại thuốc này cũng vô cùng nguy hiểm. Đối với người bị sưng đau khớp, chỉ nên tiêm trực tiếp corticoid vào ổ khớp bị sưng, viêm mà không nên dùng thuốc uống, do sẽ gặp các tác dụng phụ toàn thân. Một vài tác dụng phụ tiêu biểu của corticoid có thể kể tới như: Làm suy giảm hệ miễn dịch, gây loãng xương, giòn xương, giữ và muối dẫn tới phù và tăng huyết áp, rối loạn dung nạp glucose….

Chia sẻ trang này