1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có những hình thức nào để truyền tải văn hoá nội bộ doanh nghiệp nào?

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi hoaphangdep, 06/10/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoaphangdep

    hoaphangdep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2017
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Có những hình thức nào để truyền tải văn hoá nội bộ doanh nghiệp là vấn đề mà các Doanh nghiệp Việt đặt lên hàng đầu. Mời bạn đọc hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của chúng mình nhé.


    Văn hóa nội bộ là một tài sản vô hình của doanh nghiệp bao gồm các giá trị cốt lõi, tầm nhìn, mục tiêu, văn hóa ứng xử giữa các thành viên trong doanh nghiệp và mối quan hệ gắn bó giữa doanh nghiệp với nhân viên và giữa nhân viên với nhau. Hơn thế nữa, văn hóa nội bộ còn là chìa khóa nắm giữ sự trung thành của khách hàng.

    Các hình thức truyền tải văn hóa nội bộ trong doanh nghiệp Việt
    Dưới đây là một vài hình thức truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp mà các tên tuổi lớn như Vinafco, HiPT, FPT… sử dụng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

    Duy trì mạch thông tin thông suốt trong nội bộ

    Nếu như coi doanh nghiệp như cơ thể của một con người thì thông tin trong nội bộ chính là các mạch máu lưu thông giữa các tổ chức trong cơ thể. Mỗi doanh nghiệp với đặc thù riêng có những kênh truyền thông nội bộ riêng.

    [​IMG]

    Ngoài hình thức email truyền thống, những doanh nghiệp lớn mạnh về văn hóa nội bộ như Vinafco, HiPT, FPT cũng tự mình xây dựng các tạp chí và bản tin nội bộ, trong những năm gần đây là cả website nội bộ, các trang mạng xã hội của doanh nghiệp, cập nhật liên tục các thông tin chính thức của công ty.

    Mỗi doanh nghiệp cần duy trì thông tin liên lạc giữa các chi nhánh, lãnh đạo, quản lý nhân viên và người lao động của họ. Điều này gọi là “giao tiếp nội bộ”, một tính năng thiết yếu trong cơ cấu hành chính của doanh nghiệp. PR nội bộ hỗ trợ, thúc đẩy quá trình giao tiếp này hiệu quả hơn, trơn tru hơn.

    Các ấn phẩm nội bộ

    Đây chính là niềm tự hào của nhân viên mỗi doanh nghiệp và là thứ dễ dàng nhất để họ có thể “khoe” với bên ngoài về văn hóa nội bộ hùng mạnh của doanh nghiệp mình. Các ấn phẩm nội bộ bao gồm đồng phục, bảng tên, lịch thông báo, cài áo…

    [​IMG]

    Thậm chí, tại Vinafco, một sứ giả văn hóa được hình tượng hóa từ nhân vật chú kiến đã được xây dựng lên và sản xuất thành các ấn phẩm để có thể truyền tải được hết 5 giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp: “Tận tụy – Cam kết – Hiệu quả – Học hỏi & Sáng tạo không ngừng – Xông pha”.

    Các sự kiện thường niên mang đậm dấu ấn riêng

    Tùy thuộc vào đặc thù của các doanh nghiệp, các sự kiện này có thể trở nên đa dạng và được tổ chức nhân các dịp khác nhau, thông thường sẽ rơi vào ngày thành lập công ty, ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, các chương trình tổng kết cuối năm, kick off đầu năm….

    [​IMG]

    Tùy theo tính chất quan trọng của các ngày kỉ niệm, các sự kiện này cũng có thể tổ chức ngay tại công ty hoặc các khu resort, nghỉ dưỡng chất lượng cao trên khắp cả nước, kinh phí cũng theo đó mà có thể lên đến hàng trăm đến hàng tỉ đồng cho một sự kiện, với nhiều hoạt động thú vị, sôi động, giúp gắn chặt mối quan hệ giữa nhân viên và doanh nghiệp, nâng cao các giá trị văn hóa của doanh nghiệp.

    Chú trọng đến tôn vinh các cá nhân xuất sắc

    Việc có những giải thưởng định kỳ nhằm tôn vinh những người đã cống hiến cho doanh nghiệp là điều luôn cần thiết bởi đó chính là niềm tin, động lực để phấn đấu của nhân viên. Các giải thưởng tôn vinh nhân viên là sự ghi nhận của doanh nghiệp cho những người xuất sắc và cũng là lời hứa hẹn đối với những người đang nỗ lực.

    Làm sao để có được văn hóa nội bộ vững chắc?
    Để có một tài sản văn hóa nội bộ doanh nghiệp bền vững,cần có sự phối hợp và gắn kết, củng cố văn hóa nội bộ cùng nhau. Đầu tiên phải kể đến vai trò của những người lãnh đạo. Họ là đầu tàu, là kim chỉ nam cho hướng đi của doanh nghiệp.

    [​IMG]

    Những người lãnh đạo phải thể hiện được sự tài năng, sự nghiêm túc trong công việc, trong tuyển chọn và đào tạo nhân viên, đồng thời phải giữ một mối quan hệ gắn bó, thân thiết, chăm lo đến đời sống vật chất như chế độ lương – thưởng hay đời sống tinh thần của những nhân viên trong doanh nghiệp. Họ cũng là những người cực kì công minh, và cũng phải là đầu mối giải quyết những khúc mắc cho nhân viên. Vai trò lãnh đạo của họ chính là cơ sở để thúc đẩy những mối quan hệ khác trong doanh nghiệp.

    Bên cạnh lãnh đạo, các nhân viên cũng là những người trực tiếp xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Họ phải chứng minh được năng lực của mình, vai trò của mình, hoàn thành tốt những nhiệm vụ, công việc được giao. Không chỉ hoàn thành phận sự của mình một cách nghiêm túc, nhân viên trong một doanh nghiệp còn phải chứng minh mình là những công sự, những trợ lí đắc lực cho đồng nghiệp và lãnh đạo.

    Hy vọng bạn đọc có thể tìm thấy cho mình một số hình thức truyền tải văn hoá nội bộ doanh nghiệp phù hợp và hiệu quả!

Chia sẻ trang này