1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

có phải dân miền biển thường sống thoáng hơn đồng bằng, miền núi ko?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi tipletgo87, 12/03/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoi_lang_thang

    nguoi_lang_thang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2006
    Bài viết:
    3.127
    Đã được thích:
    1
    bần cùng lắm mới phải làm cái nghề mạt hạng đấy
    sướng đếch gì cho cam mà các bác lấy ra diễu cợt làm vui
  2. ngthangnb

    ngthangnb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Đều là con Lạc cháu Hồng. Sao lại phân ra như thế???
  3. Raisomoon

    Raisomoon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    1.942
    Đã được thích:
    1
    Bạn lấy ví dụ rất đúng, cái tính cách "thoáng" mà chủ thớt hỏi dễ phân biệt ở các vùng đất trù phú, vì dân ở đó dễ kiếm sống, nhưng ngược lại người ở vùng này thường ý chí vươn lên hơi thấp vì không phải cố gắng nhiều để kiếm đồ ăn - tớ chỉ nói đến yếu tố lịch sử lâu đời.
    dân vùng biển thường nói to do đặc tính nghề nghiệp, nhất là dân đi biển nên có câu ăn sóng nói gió - các bạn cứ thử ngồi ghe đi biển thì sẽ biết gào lên trong gió để trao đổi là như thế nào.
    So sánh dân vùng biển và vùng núi thì cá nhân tớ thấy thế này: Dân đi biển tính tình khoáng đạt - có lẽ trên biển thì thấy cái tôi cá nhân của mình thật nhỏ bé, sinh mạng mình còn thấy mong manh nên không bon chen hẹp hòi với người khác. Còn dân vùng núi có thể là do đi lại khó khăn, ít giao lưu buôn bán với người bên ngoài nên tính tình thật thà chất phác.
    Khuyến mại thêm đặc tính nữa là mấy vùng miền trung có khí hậu nóng bức mình thấy trong giao tiếp người ta dễ nóng giận hơn thì phải, nhưng sau khi cơn giận đó thì lại thôi. Khi làm việc ở đây khi phải rơi vào tình thế nóng mặt đối phương rồi là tớ né, sau đó quay lại nói chuyện lại thì thấy cũng khá dễ chịu và có lý lẽ.
    P.s: mấy nhận xét trên là hoàn toàn trải nghiệm của cá nhân mà tớ thấy thú vị nên chia sẻ, ko hề muốn topic này dẫn tới phân biệt vùng miền. Chính vì thế tớ đi đâu cũng cố gắng nắm bắt cái tính cách tốt của con người vùng đất đó, dĩ nhiên ko dễ dàng mà cần có thời gian tiếp xúc nhiều rồi dần dần tự nhận thấy vậy.
    Tất nhiên trên nguyên tắc ở đâu cũng có người xấu kẻ tốt, nhưng chỉ cố gắng nhìn các đặc điểm tính cách thú vị để mình ứng xử hợp lý nhất mà thôi.
  4. ViewMyWebcam

    ViewMyWebcam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    1.188
    Đã được thích:
    1
    Ở mỗi địa phương có mỗi phong cách sống riêng, đó là do đặc trưng của vùng miền, do vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, phong tục tập quán .... nên hình thành đặc trưng riêng.
    Mình cũng chưa đi hết đất nước, tiếp xúc cũng chưa được nhiều nhưng cũng có thể đưa ra nhận xét ở một số vùng có những nét đặc trưng riêng như vậy
  5. nguvanbaochi

    nguvanbaochi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    2.607
    Đã được thích:
    8
    Đọc từ đầu đến giờ thấy bài này của bạn là chuẩn nhất. Dân miền biển sống thoáng hơn; còn dân miền núi do đặc trưng giao thông đi lại khó khăn, cuộc sống quẩn quanh ở đồi núi, không có nhiều sự giao lưu tiếp xúc nên có một số hạn chế nhất định, ví dụ như tư duy thì ngây thơ và sống thật đến mức ¨ngố¨ - nói chuyện với họ nhiều lúc thấy đáng yêu kinh khủng.
    Có câu chuyện thế này: Đoàn chúng tôi đi SaPa, trên đường vào bản có nói chuyện với mấy cô bé dân tộc. Bọn tôi đùa: ¨Em có lấy anh này không? Anh này vừa đẹp trai vừa giầu lắm đấy!¨ . Các bạn biết mấy cô bé dân tộc trả lời thế nào không? ¨Anh này không bằng con trâu. Vì anh ấy không biết làm nương làm rẫy!¨. Cả đoàn cười lăn lộn vì câu trả lời ngộ nghĩnh nhưng cũng rất đúng với suy nghĩ của con người vùng cao nói chung.
    Còn người dân nông thôn thì có sự pha trộn tính cách giữa miền biển và miền núi, nhưng trung hòa hơn. Có thật thà chất phác, có ăn to nói lớn, tuy nhiên thoáng thật sự như người vùng biển thì chưa. Người nông thôn thì tùy vào sự phát triển kinh tế của từng nơi mà có những tính cách khác nhau. Nơi nào còn nghèo thì sống tình cảm, chân chất. Nơi nào bị ¨đô thị hóa¨ thì cũng khá thực dụng và bớt tốt, bớt nhiệt tình hơn.
    Nói chung, mình nghĩ do đặc trưng về mặt địa lý và kinh tế mà dẫn đến sự khác nhau về mặt tính cách của người dân mỗi vùng.
    @Raisomoon: Lâu lắm mới gặp lại bạn. Còn nhớ mình chứ?
  6. F5F5F5

    F5F5F5 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Đúng.
    Tớ dân miền biển này.
  7. Raisomoon

    Raisomoon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    1.942
    Đã được thích:
    1
    Chào nguvanbaochi: thỉnh thoảng vẫn đọc bài thấy bạn sinh hoạt bên DL.
    Nói tới người dân nông thôn thì mình nghĩ ngoài yếu tố vùng miền mà chủ yếu lại là cái văn hoá làng xã hàng ngìn năm ở đồng bằng bắc bộ, nghĩa là văn hoá sau luỹ tre làng "phép vua thua lệ làng" bằng các tập quán lề lói rất riêng của từ làng trong cùng một địa phương. Cái này thì nhiều thứ để nói lắm. Nhưng có một điều mình thấy băn khoăn là chục năm gần đây đi về các làng quê kiểu này thấy thay đổi ghê gớm: cả làng cả xã toàn thấy ông bà già với trẻ con, thanh niên lớn lên đa số ko đi học mà cố gắng vào Dai Hoc "xachxovacxi"(đi làm phụ hồ hay bán sức lao động ở các KCN ở miền trong - nguyên văn lời một ông bác lớn tuổi) ở Bình Dương. Nhất là những ngày tết ta ai đó về quê chơi sẽ thấy nhộn nhịp hơn hẳn ngày thường trong năm khi thanh niên đi học đi làm ăn xa về, mang theo cả văn hoá thành phố về quê mấy ngày tết.
    Cái chuyện này tôi thấy thấm nhất khi nghe mấy bài hát của Lê Minh Sơn - nhớ lại tuổi thơ của mình hè nào cũng được mẹ gửi về quê huấn luyện với các em con chú con bác về cuộc sống nông thôn.
  8. 2000tuoi

    2000tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    2.757
    Đã được thích:
    1
    Đọc từ đầu đến giờ thấy bài này của bạn là chuẩn nhất. Dân miền biển sống thoáng hơn; còn dân miền núi do đặc trưng giao thông đi lại khó khăn, cuộc sống quẩn quanh ở đồi núi, không có nhiều sự giao lưu tiếp xúc nên có một số hạn chế nhất định, ví dụ như tư duy thì ngây thơ và sống thật đến mức ¨ngố¨ - nói chuyện với họ nhiều lúc thấy đáng yêu kinh khủng.
    [/quote]
    Có lần tớ đến Sa Pa, Đứng xem múa Khèn ở chợ, trước nhà thờ, vui chuyện tán phét với một chị người Dao đỏ bán thổ cẩm tên là chị Mẩy. Chị này ăn mặc sặc sỡ cồng kềnh lắm, khắp người toàn bông đỏ với cả dây kim loại, nhiều đồng tiền nữa. Tớ hỏi: Ở nhà làm ruộng thì chị mặc quần áo gì? Chị Mẩy bảo: Ở nhà thì mặc quần áo của người Kinh đi làm cho gọn. Tớ bảo: Sao chị không mặc quần áo người Kinh lên đây. Chị Mẩy cười ranh mãnh: Úi. Mặc quần áo người Kinh thì làm sao mà bán được hàng (thổ cẩm). Đấy. Các cụ có câu "Một thằng thổ làm khổ mười thằng Kinh" là như thế đấy. Úi dồi. Thế mà ngây ngô à.
    Được 2000tuoi sửa chữa / chuyển vào 00:42 ngày 13/03/2010
  9. dang_ki_met_qua

    dang_ki_met_qua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2005
    Bài viết:
    1.304
    Đã được thích:
    1
    Tùy từng ngừời thôi bác ạ, có người này người kia
  10. Raisomoon

    Raisomoon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    1.942
    Đã được thích:
    1
    Cụ 2k tếu quá, vụ đó phải trách dân Kinh lên khai phá du lịch là hư người ta, lên Sapa toàn thấy mấy chủ quán người Kinh dặn dò cẩn thận bị tụi Mèo nó lừa bán vòng bạc rởm TQ nữa kìa. Mấy bản DL thì dân đó hỏng hết rồi, nhưng họ cũng có nét ranh mãnh đáng yêu của họ, có lần tớ ngồi ở Bắc Hà ăn Thắng Cố thấy bà chủ quán đang đứng chửi 1 mình mấy thằng người Mèo uống rượu xong trốn mất ko trả tiền nữa kìa. Bác thử đi vào mấy bản ko có dân DL xem sao, tớ đã một lần hỏi đường 1 ông già cỡ 60t về địa điểm cách đó 20km mà lão ko biết đường nữa kìa - cứ như là cả đời chỉ quanh quẩn ở đó chưa đi xa bao giờ í.
    Còn dân làm DL đến mức chuyên nghiệp và rất thiện cảm tớ vote cho người Hội An

Chia sẻ trang này