1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

có phải dân miền biển thường sống thoáng hơn đồng bằng, miền núi ko?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi tipletgo87, 12/03/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Dauxam123

    Dauxam123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng nghĩ như Rai, ở trên biển sống chết còn chưa biết, thoáng là do đó.
    Còn ở đâu mà người ta an tâm để kèn cựa nhau từng tí mà sống, thì sinh ra đố kỵ ganh ghét, nhỏ nhặt tủn mủn.
  2. fifillehn

    fifillehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    2.694
    Đã được thích:
    0
    kinh nghiệm con gái lên SaPa là phải cẩn thận , kẻo mấy ông miền núi thấy xinh quá là cướp về đấy
  3. nguvanbaochi

    nguvanbaochi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    2.607
    Đã được thích:
    8
    Bạn nói đúng, người nông thôn thì bị yếu tố văn hóa làng xã chi phối. Cộng với đó là do ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Nhưng xét cho đến cùng thì cũng là do yếu tố địa lý. Bởi vị trí địa lý thuận lợi cho sinh hoạt nên người ta tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng. Từ đó nảy sinh văn hóa làng xã. Cũng bởi yếu tố địa lý này nên mặc dù người đồng bằng bị ảnh hưởng nặng nề bởi văn hóa Trung Hoa, nhưng miền núi, nhất là các vùng núi cao thì hầu như không bị ảnh hưởng.
    Hiện tượng nông thôn ngày nay chỉ toàn người già và trẻ em thì đúng là rất phổ biến. Quê mình cũng thế, ruộng đất bỏ hoang ngày càng nhiều. Thanh niên một số ít học hành rồi lập nghiệp ở các thành phố lớn, một số rất đông đi vào miền Nam làm công nhân. Dường như trẻ con thôn quê thời nay càng ngày càng khác với trẻ con thôn quê thời mình còn bé xíu. Giờ về thăm quê có cảm giác buồn buồn và mất mát sao ấy!
    Bạn vote cho Hội An về mức độ thân thiện? Nhưng không hiểu sao cảm nhận của mình lại rất khác. Mình thấy họ hơi khó gần, không thân thiện và dễ mến như người Huế. Lúc đó mình đã chép miệng: Chả trách được, Hội An thương nghiệp hóa từ thế kỷ 16 (có đúng ko nhỉ?), nên cách sống của họ hơi thự dụng cũng đúng thôi! Hay có lẽ những người mình gặp chỉ là số ít?
    Còn chuyện tếu bác 200tuoi kể về mấy người dân tộc ấy; thì em nghĩ là do họ ¨học tập¨ theo người Kinh mình đấy. Em cuxng sốc mấy vụ, ví dụ như mình chụp ảnh thì họ đòi tiền, hoặc mua kẹo cho trẻ con thì bọn nó không nhận, mà bảo là: ¨Cho cháu tiền!¨. Nhưng nói chung trong cách nói chuyện thì chúng ta vân dễ dàng nhận thấy sự chân thật, hồn nhiên ở họ.
  4. truongthai

    truongthai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2004
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    em cũng dân miền biển, thấy cũng có người nọ người kia ,nhưng đa phần là thoáng hơn các dân khác thật, ít khi so đo tính toán thiệt hơn lắm, trọng cái tình là trên hết..
  5. Tieuhankhe

    Tieuhankhe Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2009
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    2

    Nói thực là dân Việt Nam tớ rất ngại và sợ dân Thái Bình
    Mảnh đất này cũng vất vả, con người ta cũng chịu sự mặn mòi của biển nó tôi luyện nên những con người dám bứt phá làm cái mới khác người khác
    Các anh hùng có thật và có thể là các anh liều có hạng
    1 Trần Thủ Độ , cướp ngôi nhà Lý mở ra triều đại nhà Trần
    2 Phạm Tuân - người anh hùng Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ
    3 Nguyễn Thị Chiên - người nữ anh hùng đầu tiên của Việt Nam
    4 Bùi Quang Thận người cắm lá cờ trên Dinh thống nhất- Sài Gòn ngày 30/4/1975
    5 Dương Thu Hương nữ nhà văn có tài năng nhưng có một số tiểu thuyết ...mang tính phê phán xã hội cao .
    6 ; Nguyen Tien Trung
    Người cuối cùng Phó Thủ Tướng hiện thời trẻ tuổi nhất , Hoàng Trung Hải cũng là người Thái Bình
    Ngẫm nghĩ về họ , một thoáng suy nghĩ trong đầu tớ , họ đều có một cái điểm chung là dám nói - dám làm ...họ dám làm cả những cái mới chưa ai từng dám làm .
    Như Trần Thủ Độ người đầu tiên trong lịch sử lập quốc khi Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long ...Trần Thủ Độ đã cướp ngôi nhà Lý , lúc đó nhà Lý đã suy tàn .
    Như anh hùng Phạm Tuân người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ
    ..chắc còn nhiều người Thái Bình dám nói - dám làm - dám đương đầu và không sợ nguy hiểm mà tớ không biết .
    Những anh hùng hay là kẻ liều lĩnh nguy hiểm :D
    Tớ mà làm quản lý tớ phải quản dân này thật chặt :D
  6. sandaunguoi

    sandaunguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2008
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Dân ở biển sống là thoáng nhất rồi, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
    Dân miền núi nếu ở trên đỉnh thì cũng thoáng
    Còn dân thành phố suốt ngày ở trong hộp, nhà, văn phòng, quán cafe, rạp hát toàn là hộp hết...sống thế thì thoáng thế đ..éo nào được. Không chết sớm là may rồi.
  7. 2000tuoi

    2000tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    2.757
    Đã được thích:
    1
    Mấy nhân vật mà bạn đưa ra may ra có 2 người có gan đấy là Trần Thủ Độ và Nguyễn Thị Chiên. Trần Thủ Độ dám đạp cả một triều đình. Nguyễn Chiên, dám tay không bắt giặc. Còn lại thì cọc cà cọc cạch.
    Đây nhé. Bác Phạm Tuân, rèn luyện mãi ở Nga rồi mới bay một chuyến, lượn 1 vòng rồi về chứ có gì đâu bảo liều.
    Bùi Quang Thận thì ngồi xe tăng sau chứ không phải là xe đầu tiên phi qua rào sắt dinh Độc Lập. Thằng tiên phong mới là thằng ăn đạn. Các chú phi xe tăng vào trước cũng chẳng được cắm cờ. Trong dinh thì chóp bu của chính quyền Sài Gòn đang ngượng ngập bẽn lẽn chờ đón ********* để "giao hàng". Bác Thận là sếp bảo lính: Việc cắm cờ, các chú để anh các chú chưa đến tuổi. Lính thèm cắm lắm mà ngậm tăm không dám nói gì. Với lại lính thì đen nhẻm thuốc súng, suy nghĩ chất phác chứ ai nghĩ vẽ vời cắm kiếc làm gì. Thế là bác Thận lên cắm. Sau đó cứ đều đặn hàng năm, dịp 30 - 4 , bác ấy lại đăng đàn chém gió kể về mình là người đầu tiên phi xe tăng vào dinh Độc Lập. Sau khoảng 2 chục năm, có vụ Nhà báo nước ngoài khẳng định xe đầu tiên vào không phải xe bác Thận. Lúc ấy bác Thận mới ngừng chém gió. Vậy bác liều ở chỗ nào? À cũng liều thật, nhiều năm nói dối không biết ngượng.
    Dương Thu Hương tự nhận mình là nhà chính trị, dùng văn chương để phục vụ mục đích của mình chứ không phải nhà văn. Có gì liều đâu.
    Nguyễn Tiến Trung thì thích làm chính trị mà không có phương pháp. Dại chứ không phải liều.
    Bác Phó thủ tướng thì tớ chả biết có liều không. Nhưng thường tính là liều hay không là ở cấp trưởng. Trưởng chịu trách nhiệm tất cả. Cấp phó thì làm gì cũng nghiêng ngó, quyền thì gần như không có, Không phải đứng mũi chịu sào việc khó, hay bất mãn than phiền nhăn nhó, rằng tớ mà có quyền như thằng đó... Liều ở chỗ nào?
  8. voxydent

    voxydent Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/02/2010
    Bài viết:
    784
    Đã được thích:
    0
    Mấy cái khác bác đánhgiá thế nào tôi không biết. Nhưng bác đánhgiá bà này nhưthế là không kháchquan rồi.
    Thứnhất: Bác nói ?oDương Thu Hương tự nhận mình là Nhà Chínhtrị?. Chuyện ngườita nhận mình là gì thì quantrọng chi? Quantrọng ở Chỗ Ngườita là gì chứ. Chẳnglẽ là Quantòa, bác lại tin Lời thằng Ăntrộm ?oCháu không phải là Ăntrộm? à?
    Thứhai: Bác nói ?oDùng Vănchương để phụcvụ Mụcđích của mình?. Nhưvậy lại mâuthuẫn với Điều thứnhất. Bác thấy thiếu quái gì Nhàvăn, Nhàthơ kiêm luôn cả Nhàchínhtrị. Thậmchí họ chẳng ngạingùng gì khi nhận mình là Nhàvăn, Nhàthơ chẳnghạn cụ Đặng Xuân Khu xưng luôn ?oLà Thisĩ?.
    Thứba: Hìnhnhư bác chưa đọc các Tiểuthuyết của Dương Thu Hương. Tôi lúc bé đãtừng đọc Quyển ?oHànhtrình Ngày thơấu? của bànày. Nóichung là khá hấpdẫn. Cóthể bàta chưa đủ nổitiếng. Nhưng nóichung bàta là một Nhàvăn.
    Nhắcđến ?oHànhtrình Ngày thơấu? bỗngnhiên lại nhớđến ?oHồiđó ở Sa Kỳ? của ông Bùi Minh Quốc mà tôi rất mê hồi còn bé tí. Đến bâygiờ vẫn không quên được ?oÊ! Huê Kỳ! Tóc vàng như lông bò?. Chẳng lẽ bây giờ vì ông ấy hay chửi lảmnhảm mà phủđịnh ông ấy không phải là tácgiả của ?oQuêhương anh nước mặn đồng chua? hay ?oDù đạnbom manrợ thét gào????
    Nhưng nóichung với tưcách là một người miềnbiển tôi chẳng thấy mình ?othoáng? tí nào cả.
    Được voxydent sửa chữa / chuyển vào 08:25 ngày 14/03/2010
  9. 2000tuoi

    2000tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    2.757
    Đã được thích:
    1
    Chào bác Võ Sĩ Đen Nhẻm. Tôi cũng chẳng dại gì mà tin mồm Dương Thu Hương. Nhưng có 2 yếu tố kết hợp để khẳng định. Thứ nhất, từ rất lâu, tôi đọc Dương Thu Hương rồi. Khoảng những năm 80. Không chính xác năm nữa. Bắt đầu từ "Bên kia bờ ảo vọng" mà cả xã hội xôn xao. Sau đó, đọc hàng loạt tác phẩm khác. Ấn tượng đọng lại của tôi về tác giả này là viết quyển nào cũng giống quyển nào, nhân vật nghèo nàn, có vài mẫu người là hết. Toàn đểu giả. Hầu hết chỉ thấy phía sau câu chữ là sự nguyền rủa. Giọng văn thì có mỗi một kiểu nanh nọc. 1 màu là điều tối kỵ trong sáng tạo văn học, nghệ thuật. Nhà văn gì mà montone thế. Bản thân tớ thì chẳng thấy bà là nhà văn. Có lẽ là Chửi gia môn phái.
    Thứ 2: Năm 1989, chính tôi trực tiếp thấy bà ấy nói đại ý thế này: " Tôi không phải là nhà văn, mà là nhà chính trị. Văn chương là phương tiện để tôi thực hiện mục đích chính trị mà thôi".
    Nghe xong câu này, tôi thấy trùng với ý nghĩ của mình thế. Vỗ đùi đánh đét.
    Cả 2 vế này khẳng định điều tôi nói là khách quan, cho Dù Dương Thu Hương có muốn làm nhà văn hay không. Thế đấy bác đen nhẻm ạ.
    Được 2000tuoi sửa chữa / chuyển vào 09:26 ngày 14/03/2010
  10. nguvanbaochi

    nguvanbaochi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    2.607
    Đã được thích:
    8
    Ấy, riêng cái bà Dương Thu Hương này thì bác 200tuổi nói đúng rồi đấy. Bà ấy giờ sang Pháp định cư hẳn rồi. Chị mình học bên đó kể là thư viện toàn thấy sách ********* của bà này thôi. Cả cái việc bác 200tuổi nói bà ấy bảo: " Tôi không phải là nhà văn, mà là nhà chính trị?¨ cũng là chuẩn đấy, bác 200tuổi chả bịa tẹo nào đâu.
    Dương Thu Hương mình mới chỉ đọc ¨Những thiên đường mù¨ và ¨Bên kia bờ ảo vọng¨. Mình thích ¨Những thiên đường mù¨ - hiện thực Việt Nam thời cải cách ruộng đất được tái hiện lại 1 cách vô cùng chân thực và đau đớn.
    Quay lại vấn đề của chị Khuê nói về người Thái Bình nhé. Người Thái Bình có nội lực ?" điều đó đúng ; nhưng mà không ghê gớm và liều mạng đâu. Tính cách người Thái Bình nói chung không có gì thật sự nổi bật, nói là họ hiền cũng đúng (Nên nếu chị Khuê có một ngày nào đó mà lên quản lý, gặp người Thái Bình cũng không cần thiết phải mắm môi mắm lợi mà ¨quản lý thật chặt¨ đâu). Nội lực ?" đó chính là điều khiến người Thái Bình ngày càng chiếm vị trí chủ chốt trên nhiều phương diện. Theo mình biết thì Thái Bình có số lượng người đạt hàm cấp tướng cao nhất nước ; vài năm trước, có tới 8 người Thái Bình là Hiệu trưởng của các trường ĐH trên toàn quốc, ông Hiển Bộ trưởng BGD xưa cũng là Thái Bình; Bộ trưởng Bộ Tài chính người Thái Bình?. Kể ra thì nhiều lắm. Mình biết rõ bởi vài năm trước mình đã từng làm một thống kê nho nhỏ về vấn đề này mà.
    Bạn Voxydent có lẽ là người miền biển ¨đất liền¨ nhỉ?

Chia sẻ trang này