1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có phải phản gián Việt Nam đã hóa giải được sự mầu nghiệm của CIA trong chiến tranh Việt nam?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi phaphai, 04/07/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kakashivn200

    kakashivn200 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Thời đó miền Bắc bao cấp, trừ nhà quan chức cấp cao ra thì làm gì có ai giàu nữa? Như vậy cứ thấy tay nào có tiền, có ăn tiêu mà theo dõi thì đến 90% là tội phạm, hoặc gián điệp rồi. Không như " MN", nhà nhà làm giàu, tiền chui vô khối nên việc các nội gián của ta tiền $ rủng rỉnh, chi tiêu, đi lại liên tục cũng k làm người khác quá chú ý.

    Rồi gián điệp cần là quân đội, chính trị chứ ai cần làm quen vs bà bán hàng? Mà ngoài bắc thì xét lí lịch cực kỹ, không rõ ràng thì k thể lên, cái này thì do có sớm từ 45 nên lí lịch của bên ta nắm rõ hơn, chuẩn hơn. MN thì vì nhiều lí do, trong đó có sự non yếu của bộ máy phản gián mà chịu chết, k tìm được lí lịch của nhiều nv.
  2. GiaosuGug

    GiaosuGug Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Cơ bản chế độ nghẹo Sè goong lúc đó ăn của đút kinh quá: thời ô.Diệm. bắt được một số tình báo. cao cấp của ta như ô.Hương, ô.Nhạ, các nghọe lên sau thả tuốt[:P].

    Trong quyền Sè gòn sụp đổ còn nói có trường hợp sư trưởng sư 1 nghọe còn bán gạo cho đối phương:-O
  3. giacnamkha

    giacnamkha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
    À... ngày xưa em còn nhớ đài phát thanh còn phát chương trình "câu chuyện cảnh giác" mãi đến gần đây mới thấy thôi cơ mà :D
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Cái này bác nói cũng hợp lý. Sài Gòn thời ấy có vẻ lộn xộn quá, lắm phe phái. Ta thừa nước đục thả câu [:P]
  4. UnitedKondom

    UnitedKondom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2011
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    1/ Hàng hóa cực thiếu thốn, có tiền cũng không thể mua được, cái gì cũng không có!

    2/ Dollar mang vào chỉ có giá trị ngang tờ truyền đơn p.hản đ.ộng, không dùng được vào bất cứ việc gì ngoài việc tự thú " em là người ở trỏng "


    Riêng 2 yếu tố này là đảm bảo cho biệt kích/ biệt kách/ răng gờ/ den ta gì gì đó nhảy vào Bắc VN cho dù có tên gọi là Bạch Hổ, Mãnh Hổ, Báo Điên gì gì đi nữa đều bị các o du kích nhà BV xẻo trym hết!
  5. sivextien

    sivextien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2004
    Bài viết:
    775
    Đã được thích:
    1
    Bác đọc đi rồi hẵng còm-men. Cuốn đấy kg fải là tiểu thuyết giả tưởng nhé
  6. onelove114

    onelove114 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    810
    Văn hoá làng xã Việt Nam + Chính sách Cộng sản thời chiến đã làm lên một mặt trận tuyệt vời.
    Em nghe các bác các chú lớn tuổi cứ hay than phiền cái thời xưa thèm thịt muốn ăn 1 con gà cũng bị hàng xóm để ý. Người lạ vào đến đầu làng chưa kịp đi đến cuối làng thì cả làng đã biết người ấy mặt ngang mũi dọc ra sao (hình như trong văn học cũng có nhắc chuyện này).... đầu làng 1 cái chốt kiểm tra giấy tờ, cuối làng có khi lại mọc cái nữa: vào kiểm tra, ra lại kiểm tra. Lại còn Ba không: không nghe, không biết, không thấy.... nhà nào, dòng họ nào có 1 người con theo địch thì cứ gọi là nhục đến tổ tông 18 đời, sống không bằng chết.
    Đấy, các bác cứ than phiền VN mình quan liêu giấy tờ và người với người hay soi mói để ý với lại nông thôn lạc hậu nữa đi. Không có cái đấy có mà gián điệp Mỹ nó tràn vào cho ý à.
    Tất nhiên ở đây ta loại trừ trường hợp địch mua chuộc cán bộ bên trong tổ chức làm nội gián. Chứ còn thả gián điệp vào ý à... có đi không có về.
  7. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Một chiến dịch phản gián

    Nhắc đến chuyên án C30, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an Trần Đông, cho biết đó là cuộc đấu trí của lực lượng an ninh nhân dân với bọn ********* từ những năm 1950, khi ấy ông là Phó ban chuyên án (mảng Hải Phòng). Đây là một chiến dịch phản gián, bởi chuyên án lớn, lại diễn ra trong một thời gian dài tại ba địa bàn trọng điểm gồm Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định. Ta huy động lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ. Ngày đó, những cán bộ chiến sĩ có phẩm chất cách mạng, bản lĩnh và trình độ chiến đấu, đã sớm được điều vào nội thành. Một số đồng chí được phái vào các tổ chức cấp cao của địch ở miền Nam. Ngay từ tháng 8/1954, lực lượng an ninh Việt Nam đã phát hiện tình báo Mỹ tuyển người đi đào tạo điệp viên rồi tung trở lại miền Bắc, nhằm thực hiện âm mưu hậu chiến lâu dài. Suốt hơn bốn năm, Ban chuyên án đã sử dụng số điệp viên và phương tiện của địch, khéo léo điều khiển trung tâm chỉ huy gián điệp tại Sài Gòn mà địch không hề biết. Ngày 11/11/1958, lực lượng an ninh Việt Nam đồng loạt phá án, bắt 12 đối tượng chủ chốt, khai quật tám kho vũ khí và điện đài, thu hồi hàng trăm quả mìn được ngụy trang dưới dạng các bánh than chạy đầu máy xe lửa mà chúng trà trộn vào ga Hải Phòng định gây nổ.
    Chuyên án được thực hiện hết sức bí mật, cho đến ngày 4/4/1959, khi TAND thành phố Hà Nội đưa mười bị can ra xét xử công khai thì bọn chỉ huy tình báo ở Sài Gòn mới biết tổ chức gián điệp do Trần Minh Châu (tức Cập) cầm đầu mà chúng dựng lên đã bị xóa sổ. Chuyên án C30 kết thúc, góp phần củng cố, phát triển kinh tế miền Bắc, làm thất bại âm mưu mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. C30 là một chiến dịch phản gián, đánh dấu mốc son trong lịch sử vẻ vang của lực lượng an ninh Việt Nam.
    Dùng dinh cơ lót ổ địch, tấm lòng cao cả của một người dân Hà Nội

    Người có tấm lòng vàng, trở thành cơ sở bí mật của Công an Hà Nội thời kỳ ấy là ông Lê Hưng, ở số 54 Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, một thương gia làm nghề bán lụa tơ tằm. Năm 1945, tham gia giành chính quyền ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, sau đó công tác trong ủy ban cách mạng lâm thời huyện được một thời gian thì ông Hưng bị địch bắt, nhưng vì không có căn cứ nên được trả tự do. Thời kỳ Pháp tạm chiếm Hà Nội, gia đình ông mở cửa hàng buôn bán tơ lụa tại số 54 Hàng Đào. Làm ăn giữ được chữ “tín” nên cửa hàng của người thương gia cách mạng nhanh phát đạt. Ông quan hệ rộng với tầng lớp trung lưu và được giới tiểu thương kính trọng. Tại Hà Nội, tình cờ ông Lê Hưng gặp lại một người bạn cũ tên là Trang giác ngộ, từ đây ông càng tích cực tham gia kháng chiến. Ông tâm sự: “Tôi thấy đất nước bị đô hộ, ai cũng muốn đánh đuổi giặc Pháp, giành tự do độc lập. Nhiều đồng chí đã hy sinh thân mình, thì với tôi, tiền tài cũng không bằng tự do độc lập cho đất nước, dù gian nan, hy sinh, tôi cũng đi theo cách mạng đến cùng”. Đến năm 1952, qua đồng chí Lê Toàn, tổ trưởng trinh sát nội thành Hà Nội vận động, người thương gia yêu nước đã trở thành cơ sở bí mật của Công an Hà Nội. Ông còn tình nguyện sử dụng ngôi nhà 54 Hàng Đào làm địa điểm liên lạc của cán bộ. Sau này, khi đấu tranh chuyên án C30, lực lượng an ninh đã “lót ổ” sẵn để địch chọn làm hộp thư và địa điểm liên lạc của đường dây gián điệp. Khôn khéo hoạt động, thương gia Lê Hưng không những che mắt được gián điệp Mỹ, mà ông còn được chúng chọn làm nhiệm vụ mở tuyến liên lạc và tiếp tế bằng con đường mới từ Hải Phòng qua Hồng Kông về Sài Gòn. Thông qua vỏ bọc buôn bán quốc tế mà chúng cho là bí mật và an toàn nhất, người thương gia Hà thành có tấm lòng cao cả đã góp phần đặc biệt quan trọng để lực lượng an ninh Việt Nam nắm chắc âm mưu của địch, đấu tranh thành công với tổ chức tình báo Mỹ trong chuyên án C30.

    Người chiến sỹ hai thập niên sống trong hang ổ địch

    Đó là câu chuyện về người cán bộ an ninh Đỗ Văn Kha. Ông từng hoạt động ở nội thành Hà Nội trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương, ông Đỗ Văn Kha được ngành công an phái vào một tổ chức gián điệp do Mỹ cài lại sau khi miền Bắc giải phóng. Ngay từ những ngày đầu, ông hóa trang, bám chắc các phần tử địch rồi nhanh chóng trở thành nhân vật tin cậy của đường dây và bộ máy chỉ huy tại miền Nam. Năm 1956, tổ chức nhất trí cho ông vào trung tâm chỉ huy tình báo địch tại Sài Gòn theo yêu cầu của chúng và mang bí số T31. Tại đây, ông nhận chỉ thị cho đường dây điệp viên Mỹ cài lại ở miền Bắc. Những thông tin tối mật chỉ đạo từ trung tâm chỉ huy ở Sài Gòn mà ông Kha nắm được đã báo cáo tổ chức và chuyển hóa thành thành sự điều chỉnh hoạt động của cả đường dây gián điệp địch. Tháng 8-1957, trung tâm chỉ huy tình báo của địch tại Sài Gòn lại yêu cầu T31 vào. Ông linh cảm chuyến đi này lành ít dữ nhiều, bởi trước đó, hai cán bộ của ta đã không qua nổi máy phát hiện nói dối của địch. Quả nhiên, khi vừa qua sông Bến Hải, ông đã bị tình báo Mỹ tại Sài Gòn bắt cóc trước khi chính quyền Ngô Đình Diệm đón tiếp. Sau đó địch “biệt giam” ông tại Đà Lạt ba năm với lý do “chiến sự đang khốc liệt, phải tạm lánh”. Thời gian này, ông đã phải bền gan trải qua những ngày tháng đấu tranh cân não trước biện pháp thử thách xảo quyệt và phương tiện kiểm tra tối tân nhất của Hoa Kỳ. Ông Kha kể lại: “Địch dùng điện tâm đồ và máy chống nói dối kiểm tra, chỉ run một tí là chúng biết ngay. Cứ ba đến năm câu hỏi, bọn chỉ huy tình báo lại đột nhiên ***g vào một câu “thòng” rất ngoắc ngoéo để đánh lừa đối tượng được hỏi. Kinh nghiệm, sự hiểu biết mà tổ chức trang bị trước, đặc biệt sự bình tĩnh, thông minh và ngoan cường đã giúp ông chiến thắng. Sau khi TAND thành phố Hà Nội xét xử công khai mười bị can trong đường dây gián điệp do Trần Minh Châu cầm đầu, địch đưa ông Đỗ Văn Kha ra Côn Đảo. Do năng khiếu ứng xử, ông được tỉnh trưởng Côn Đảo kính nể. Chúng lầm tưởng ông là người của Trần Kim Tuyến (chỉ huy tình báo của chính quyền Ngô Đình Diệm), được đưa ra giám sát mọi hoạt động ở Côn Đảo, nên đã bố trí ông làm công việc phân phối nhu yếu phẩm cho binh sĩ ngụy. Từ vị trí này, trinh sát T31 tiếp tục phát huy thanh thế và đi sâu quan hệ với các sĩ quan. Chỉ một thời gian ngắn, ông quen hết 2.400 binh sĩ cùng gia đình vợ con họ trên đảo. Không đám hiếu, đám hỷ nào mà ông không được mời, qua đó nắm rất nhiều thông tin quan trọng, giúp đỡ được anh em tù chính trị của ta bảo vệ lực lượng. Trong những năm sống tại Côn Đảo, ông Đỗ Văn Kha còn xây dựng được những cơ sở giữ chức vụ quan trọng trong Ban giám thị trại và tranh thủ được linh mục Phạm Gia Thụy. Chính vì vậy, khi Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng quân giải phóng ngày 30-4-1975, ông đã tìm được nơi biệt giam trung tá tình báo Lê Câu. Ông đã cùng linh mục Thụy tập hợp dân chúng trên đảo, giữ ổn định an ninh trật tự, mở cửa trại giam cho anh em tù chính trị, cùng đồng chí Lê Câu và một số cán bộ, tổ chức lãnh đạo giải phóng Côn Đảo. Cuối năm 1975, thiếu tá an ninh Đỗ Văn Kha được trở về quê hương sau hai thập kỷ xa cách và âm thầm chiến đấu trong sào huyệt tình báo Hoa Kỳ tại miền Nam. Với cống hiến to lớn, năm 2001, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất.

    Và cuộc truy tìm những quả mìn than

    Giữa lúc người dân Hải Phòng phấn khởi lao động sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng cuộc sống mới sau ngày giải phóng, thì lực lượng an ninh Hải Phòng bước vào cuộc chiến đấu thầm lặng nhưng hết sức căng thẳng, quyết liệt trong chuyên án C30. Ông Nguyễn Văn Điệp, nguyên Đội trưởng Đội trinh sát ngoại tuyến thành phố, một trong những cán bộ Ban chuyên án kể lại: Tin tình báo cho biết, địch cất giấu vũ khí, điện đài tại bốn điểm ở Hải Phòng để chờ thời cơ gây bạo loạn, đón Mỹ ngụy từ miền Nam ra”. Bên cạnh đó, chúng còn dùng “mìn than” để phá hoại đầu máy xe lửa, phá hoại Cảng Hải Phòng, gây tiếng nổ làm mất ổn định an ninh trật tự thành phố.

    Nhiệm vụ lúc này đè nặng lên vai 29 trinh sát ngoại tuyến và ba trinh sát nội tuyến được giao phối hợp. Dưới sự chỉ đạo của Ban chuyên án, rất nhiều biện pháp nghiệp vụ đã được thực hiện, nhằm tìm cho ra các điểm cất giấu vũ khí, điện đài song nóng nhất là phải làm sao nhanh chóng phát hiện nơi gài “mìn than”. Sau nhiều ngày đêm trinh sát, lực lượng an ninh đã phát hiện được khu vực chôn cất vũ khí và cài mìn, thì một khó khăn đặt ra là phải kiểm tra, thu hồi thế nào để vừa đảm bảo bí mật cho chuyên án, đồng thời ngăn chặn kịp thời bàn tay tội ác của địch. Tại các địa điểm ngõ Thanh Quan đường Cát Dài và trên đường Nguyễn Đức Cảnh (ngày nay), bằng trí thông minh, trinh sát của ta đã bí mật khai quật được nhiều kho vũ khí, điện đài và cảm hóa thành công hai đối tượng, sử dụng chúng phục vụ cho chuyên án C30, mà các tên cầm đầu như Trần Minh Châu (tức Cập) và Bùi Văn Tiềm không hề hay biết. Hàng trăm quả mìn địch chế tạo nặng 3kg, trông như viên than chạy đầu máy xe lửa, đã được trinh sát tháo gỡ, kịp thời đảm bảo cho những đoàn tàu rời ga an toàn, bảo vệ thành phố cảng mới giải phóng bình yên.

    Theo Công an TP HCM[:P]
  8. wishman

    wishman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    Lực lượng an ninh của mình giỏi thật , biệt kích phá hoại tung ra miền Bắc đều bị mình vây bắt và làm tan ra hết , CIA thua ta keo này , nhưng tại sao nó biết biệt kích tung ra toán nào bị bắt toán đó mà nó vẫn cứ tung biệt kích ra ? Có thể chúng nó muốn làm cho mình phải mệt mỏi lo đối phó với biệt kích để chúng nó rảnh tay làm việc khác ...

    Lực lượng tình báo của mình , qua đọc sách và hồi ký , những năm 54-63 cũng bị bọn nó quấy phá , bắt bớ cũng khá nhiều , nhiều lưới tình báo bị bọn mật vụ của Nhu-Cẩn hốt trọn lưới , thiệt hại thời kỳ này rất lớn ...
    Bọn Đoàn công tác đặc biệt miền trung của Ngô Đình Cẩn , do Duong Văn Hiếu đứng đầu phá ta dữ quá , thủ đoạn rất thâm độc , dụ dỗ cán bộ của ta phải chiêu hồi , hợp tác với chúng , đánh người của chúng vào các lưới của ta , người nào chúng không dụ dỗ được chúng chuyển qua Chín Hầm để chôn sống ...

    Sau năm 75 , các bác có biết số phận của Dương Văn Hiếu ra sao không ?
    Nghe nói hắn ta vẫn sống và phá ta , đúng vậy không ?
  9. asahi611

    asahi611 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2007
    Bài viết:
    399
    Đã được thích:
    0
    Để biết tại sao thì cần phải xem các tài liệu về tình báo của VN. Bộ phim "Huyền thoại về tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn" có nói đến các vấn đề đó. Nói chung mọi toán biệt kích mà Mỹ tung ra gần như đều đã bị biết trước về thời gian, địa điểm,.... Xem xong thực sự thấy rất khâm phục và ngưỡng mộ. Mời các bác coi phim:

    http://www.youtube.com/watch?v=YFr_VPYJn3Q
  10. thaisonjapan

    thaisonjapan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2008
    Bài viết:
    878
    Đã được thích:
    0
    phải khui ra mạng lưới của hoa nam tình báo cài khắp việt nam mới là oai hùng

Chia sẻ trang này