1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có phải tiên đề 2 của Anhxtanh C = 300.000 km/s là sai lầm?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi nguyenducquyzen, 18/01/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Có phải tiên đề 2 của Anhxtanh C = 300.000 km/s là sai lầm?

    Năm 1905 Anhxtanh đưa ra thuyết tương đối hẹp, với tiên đề 2 Anh xtanh nổi tiếng: C ( 300.000km/s. Và căn cứ vào đó mà ông lý giải những bế tắc trong những thí nghiệm của Michelson, và Fizo, ông khẳng định: Không có chất Ete. Và vấn đề về chất Ete kể như đã được giải quyết xong. Nó đã bị khai tử trong nhận thức của con người. Ngày nay, nói đến nó, tức là nói đến một vấn đề chỉ còn tồn tại trong dĩ vãng.

    Nhưng.....

    Quái lạ, ở đời sao lại cứ có chữ ?onhưng? thế nhỉ?

    Mọi việc không phải đơn giản như người ta vẫn nghĩ. Trước và trong và sau thế chiến thứ hai, chất Ete lại một lần nữa sống dậy. Nhưng bây giờ nó được khoác cho một cái tên khác: "Vacum" hay Chân không. Vấn đề này, bạn đọc có thể tự tìm hiểu lấy, còn tôi đọc được trong nhiều sách, mà cụ thể nhất là các cuốn: "Các hạt lượng tử sóng"(tác giả: YA. A. SMORODINSKY, NGƯấi dịch Nguyễn Ðiền, Nguyễn Ngọc, NXBKH&KT xuất bản năm 1982); "Về vật lý và vật lý thiên văn"(Tác giả: V. L. GINXBURG, người dịch: Nguyễn Hiển, NXBKH&KT xuất bản năm 1983); "Vũ trụ nhìn thấy và không nhìn thấy" (tác giả: V. N. KOMAROV, người dịch Nguyễn Ðạt, Nguyễn Hiển, Nguyễn Sơn, Trần Hưng, NXBKH&KT xuất bản năm 1985). Hoặc có thể vào chuyên đề: "Về vật chất nguyên thủy và trường thống nhất", để tìm hiểu. ở đây tôi chỉ xin trích dẫn một đoạn, có nói rõ nhất về vấn đề này mà thôi:

    "Các hạt mới xuất hiện trong chân không đúng như những xoáy nước trên những mặt sông bằng phẳng. Nhưng các xoáy nước là do nước tạo ra, vậy còn nguồn hạt thì từ đâu ra ? Ðó là là ete (Lại một lần nữa ete!) - Một chất lấp đầy toàn bộ không gian , và tương tác với tín hiệu năng lượng vào bằng cách sinh ra hạt.
    Tất nhiên đó không có nghĩa là ete của thế kỷ trước - một môi trường đàn hồi vô cùng dễ thấm - song lại là một cái gì đó mơ hồ hơn. Do đó các nhà vật lý tránh gọi là ete mà nói thẳng là "Chân không". Tuy nhiên các tính chất của ete này rất phức tạp và chẳng có gì giống như tình trạng trống rỗng với nghiã "Chẳng có gì". Chân không của vật lý là cái gì ? nó cấu tạo từ cái gì ? Ðến đây tốt hơn hết chúng ta không nên trả lời mọi câu hỏi mà nói thẳng " Chúng tôi không biết"" (các hạt lượng tử sóng trang 84-85).

    Tạm thời những vấn đề tác giả đặt ra, chúng ta chưa cần bàn tới, mà ở đây tôi chỉ muốn nói đến một vấn đề khác có liên quan, đó là: Có sự tồn tại của chất Ete. Cái chất mà khi tiên đề 2 của Anhxtanh ra đời đã chính thức bác bỏ sự tồn tại của nó, nhưng thực tế, nó vẫn tồn tại.

    Như thế có nghĩa là gì?

    Các bạn có thấy sự mâu thuẫn ở đây không?

    Có! Chính là có sự mâu thuẫn. Vậy phải chăng tiên đề 2 của Anhxtanh sai lầm?

    Nhưng tiên đề 2 của Anh xtanh mà lại có thể sai ư? Nếu nó thực sự là sai, thì giải thích sao đây, về bao nhiêu thành tựu khoa học kỹ thuật đã mang lại cho con người, nhờ sự phát hiện ra nó? Theo những gì chúng ta chứng kiến thì nó không thể sai.

    Vậy chỉ còn một vấn đề mà chưa được chúng ta tìm hiểu đến, đó là những thí nghiệm của Michelson, và Fizo. Nhưng đây là một vấn đề quan trọng, nên chắc chắc nó đã phải được kiểm tra nhiều lần, không thể sai lầm được.

    Bế tắc chăng?

    Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem còn vấn đề gì có thể gây ra sự cố nữa không? Và câu trả lời là có. Ðó chính là những lập luận của hai ông Michelson, và Fizo ,có thể không chính xác. Việc này bắt buộc chúng ta phải lục lại quá khứ, phải tìm hiểu xem phải chăng trong lập luận của Michelson, và Fizo có vấn đề?

    Có thể lắm, mọi vấn đề trên thế giới này đều có thể xảy ra. Và bây giờ chúng ta hãy cũng nhau lật lại quá khứ....

    (Mời các bạn xem tiếp phần sau)
    Nguyễn đúc Quý
    86/1A Cách mạng tháng 8
    TP.Cần Thơ
    Tel: 071826042
    Email: nguyenducquy2001@yahoo.com

    [red] 2đức
  2. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Xin lỗi nhưng phải nói là bạn đang đi theo đúng con đường (về lý luận thôi) mà các nhà vật lý thế kỷ 17,18 đã đi. Họ cùng mắc một lỗi chung là cho rằng trong khi thế giới này vận động, tinh thần thay đổi - nhưng (lại nhưng rồi) nó phải dựa trên cái gì đó chứ! Dường như con người quá mất ổn định + niềm tin nên người ta luôn mong muốn có một "điểm tựa", với tôn giáo thì đó là chúa, là Phật; còn với khoa học - thời đó chính là ê-te (ether). Thời gian, không gian không vô cùng, không bất biến mà chúng chỉ là 2 mặt của vật chất, và vật chất tương tác với nhau, con người cũng không nằm ngoài những cái đó - một ý tưởng đơn giản nhưng có lẽ là vĩ đại nhất đối với khoa học và loài người cho tới nay, rất tiếc không phải ai trong chúng ta cũng hiểu được điều này (hì, tớ cũng không hiểu lắm).
    Mọi người cứ nghĩ ta đi thì đi trên đất, sóng ở hồ thì có nước, âm thanh thì có không khí nên suy rộng ra rằng cái gì cũng phải có môi trường. May mắn là sự áp đặt này đã bị phá bỏ nên chúng ta mới được sống trong thế giới này - thế giới của những internet, của chinh phục vũ trụ, ... À quên, bạn đang nói về tính chất sóng của ánh sáng, phải không? Nói thêm về cái sóng này chút nhé. Bây giờ người ta đã biết là sóng hạt cũng chỉ là 2 mặt của vật chất thôi - luôn tồn tại song song với nhau nhưng trong hầu hết các trường hợp ở đời thường thì chúng ta lại chỉ nhìn thấy một mặt - sóng hoặc hạt thôi.
    Có thể tác giả sẽ phản đối, có thể sẽ yêu cầu tớ phải "tay bo" nhưng tớ xin nói là sẽ không quay lại chủ đề này nữa. Chúng ta tranh luận có đến cùng thì cũng là duy lý thôi. Thứ nhất là nền móng, kiến thức cơ sở chưa vững thì rất dễ bị tác động, hoặc nảy ra ý tưởng trái ngược. Thứ hai, mọi lý luận mà không được đem ra đối chứng với thực tế thì cũng chỉ vô nghĩa - mà thực tế chúng ta đang có là thực tế gì vậy? Cuối cùng, mọi người có thể nghĩ là không có những tư tưởng kiểu "hoài nghi" như vậy thì làm sao khoa học phát triển được. Ờ, nhưng cái hoài nghi đó không phải là mới, trên thực tế đã được bao nhiêu nhà bác học - chứ không phải dân đen như chúng ta - mổ xẻ. Có thể mọi người nghĩ rằng sự phát triển theo chu kỳ (kiểu như phủ định của phủ định), nhưng thực ra thì chu kỳ sau đã khác về chất so với chu kỳ trước rồi.
    Vậy nhé, các bạn cứ tiếp tục tranh luận đi nhưng nên nhớ là "đôi chân mình vẫn đang đi trên mặt đất".
    Tomorrow never dies
    Được sửa chữa bởi - paladin vào 18/01/2002 19:13
  3. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0

    The sun is gone but I have a light
  4. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn paladi!
    những điều bạn nói , xin lỗi nhé! không phải là kiến thức của bạn. Mà chẳng qua đoc là những kiến thức mà bạn học được trong sách vở mà thôi, thực chất đối với bạn đó chỉ là một mớ tư duy siêu hình trừu tượng mà bạn chẳng hiểu gì cả
    Tôi sẽ phân tích bài của bạn sau.
    Xin chào!
    [red] 2đức
  5. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn paladi!
    những điều bạn nói , xin lỗi nhé! không phải là kiến thức của bạn. Mà chẳng qua đoc là những kiến thức mà bạn học được trong sách vở mà thôi, thực chất đối với bạn đó chỉ là một mớ tư duy siêu hình trừu tượng mà bạn chẳng hiểu gì cả
    Thực chất bạn cũng chỉ là một thứ tín đồ của các tôn giáo mà thôi, chỉ có điều cái tôn giáo mà bạn đang theo nó hơi có vẻ hiện đại một chút: "Tôn giáo khoa học"
    Tôi sẽ phân tích bài của bạn sau.
    Xin chào!
    Còn bây giờ mọi người hãy tiếp tục đọc nhé:I. CÓ SỰ TỒN TẠI CỦA CHẤT ÊTE HAY KHÔNG ?
    Khái niệm về chất "ête", không phải là một khái niệm mới trong vật lý học. Vào nửa cuối Tk 19, các nhà vật lý đã thừa nhận rằng: Aïnh sáng có bản chất sóng. Nói chính xác hơn nó là sóng. Kết luận này có được, nhờ vào sự phát hiện ra sự giao thoa, và nhiễu xạ của ánh sáng. Bởi vì hiện tượng giao thoa, và nhiễu xạ là đặc trưng cơ bản của "sóng".
    "Sóng" là một tên gọi, mà ý nghĩa của nó liên hệ với hình tượng sóng nước trên mặt hồ, hay sóng truyền trên một sợi dây có đầu tự do . . . Xét về mặt logíc học thì: "sóng "là một khái niệm chung mà ngoại diên của nó có nhiều loại như: "sóng điện từ ", sóng nước" . . . Còn nếu như xét về mặt nội hàm, thì sóng là quá trình lan truyền dao động theo thời gian, của các điểm thuộc một môi trường vật chất nào đó. Môi trường vật chất này gọi là môi trường truyền sóng. Nó có đặc tính đàn hồi. Sự dao động được lan truyền, là sự dao động của chính môi trường vật chất đó, cho nên ta còn có thể gọi nó là môi trường dao động.
    Ví dụ:
    - Ở sóng nước , thì môi trường dao động là nước.
    - Ở sóng trên dây thì môi trường dao động là sợi dây.
    -
    Ðã nói đến sóng, thì phải chấp nhận sự tồn tại tất yếu của một môi trường dao động.
    Sóng ánh sáng là một trường hợp riêng của sóng, xét về mặt ngoại diên thì nó bị thu nhỏ lại. Nhưng xét về mặt nội hàm thì nó phong phú hơn. Và tất nhiên là: nó bao gồm hết nội hàm của sóng. Nghĩa là, sóng ánh sáng là quá trình lan truyền dao động, theo thời gian từ vị trí này đến vị trí khác, của một môi trường vật chất nào đó. Môi trường vật chất đó, có đặc tính đàn hồi, và là môi trường dao động.
    Ngay từ hồi đó, người ta đã nghĩ đến "môi trường vật chất", và gọi nó là "ête"(môi trường truyền sóng), "ête là một môi trường đàn hồi, không trọng lượng, thấm nhuần khắp nơi kể cả chân không. Nó là "nước" của sóng nước, là "không khí của sóng âm" 1. . .
    Nhưng tiếc rằng, vào thời điểm đó, người ta hạ thấp vai trò của logíc hình thức, thậm chí phủ nhận nó. Cho nên họ đã vi phạm các yêu cầu về logic, trong lập luận của mình. Ðể rồi cuối cùng cho ra một kết quả sai lầm là: phủ nhận sự tồn tại của "ête".
    Ðây, chúng ta hãy xem xét cách để họ thực hiện việc bác bỏ sự tồn tại của "ête":
    - ".... có ánh sáng tất phải có nó! biết có nó vì có ánh sáng! điều này thực chất có nghiã là: mục đích cuộc đời nó quyết định sự tồn tại của nó ! lý luận kiểu này nghe cũng hơi khó xuôi tai" 2.
    Trước hết phải khẳng định là: Lập luận logic để xác nhận sự tồn tại của ête không phải là:"Có ánh sáng tất phải có nó, biết có nó vì có ánh sáng!". Mà lập luận logic để xác nhận sự tồn tại tất yếu của ếte phải là:
    - Nếu ánh sáng là một sóng, thì phải có một môi trường dao động (ête).
    - Aïnh sáng là một sóng.
    - Vậy: phải có một môi trường dao động (ête).
    Luận cứ thứ nhất không thể sai, vì nó liên hệ đến nội hàm, nghĩa là thuộc tính bản chất của khái niệm sóng.
    Luận cứ thứ hai cũng không thể sai, vì nó đã được thực nghiệm xác nhận, và mọi người đều thừa nhận tính chân lý của nó.
    Qúa trình suy luận là một tam đoạn luận có điều kiện, hình thức khẳng định. Vì vậy nó phù hợp với chân lý, với sự khách quan. Bởi vì tất cả các mệnh đề đều đúng, đều hợp với chân lý, và sự thực khách quan; cho nên kết luận của nó là: Phải có môi trường dao động (ête) cũng phải đúng, là chân lý, là sự thực khách quan. Và ta không cần phải chứng minh thêm một điều gì nữa mới thừa nhận sự tồn tại của nó.
    (còn nữa)
    [red] 2đức
  6. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Tớ nhắc lại là sẽ không trở lại nữa, tức là sẽ không tranh luận với bất cứ ai về vấn đề này. Xin bác quyzen cứ tiếp tục.
    Bây giờ tớ chỉ xin đứng ngoài, đứng im và (bắt chước bác Sốt - mỉm cười cái cho vui vẻ ).
    Tomorrow never dies
    Được sửa chữa bởi - paladin vào 19/01/2002 15:45
  7. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0

    Bạn nguyenducquyzen ơi, bạn có thể có 2 cái nhầm:
    - Cái nhầm thứ nhất là bạn đăng bài này nhầm chỗ, hihihi, nhưng cái nhầm này có thể chấp nhận được. Lần sau bạn lưu ý hơn nhé.
    _ Cái nhầm thứ 2 là bạn nhầm về kiến thức. Bạn cho rằng mọi loại sóng khi truyền đều cần có môi trường truyền. Nhưng không hẳn như vậy. Với các loại sóng cơ, (như sóng nước hay sóng dây mà bạn lấy ví dụ), sóng âm... thì đúng là khi truyền sóng cần có môi trường truyền. Tuy nhiên với sóng điện từ thì không phải như vậy, sóng điện từ không cần đến môi trường vật chất. Trong nhiều thí nghiệm, trong chân không cao, người ta vẫn quan sát thấy tác động của sóng điện từ.
    Mà như bạn đã biết, ánh sáng cũng là 1 dạng của sóng điện từ. Điều này hình như có trong giáo trình lớp 10 hay sao ấy, tôi nhớ không rõ nữa.....
    Ete lúc đầu là sản phẩm của các tư tưởng tôn giáo được ***g vào khoa học. Hiện nay nó đã được dẹp đi lâu rồi, không hiểu sao bạn lại còn dựng lên? Còn thuyết tương đối của Eistein đã và đang được chứng minh trong rất nhiều thực nghiệm rất khắt khe về mặt khoa học, và hiện nay không còn ai nghi ngờ về tính xác thực của nó nữa. Chỉ còn vấn đề là nâng cao hơn nữa mà thôi.
    Lý luận của bạn có rất nhiều sơ hở, theo kiểu nguỵ biện đó. Điều đó chứng tỏ bạn không phải là người nghiên cứu về vật lý, có đúng vậy không?
  8. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Chào bác paladi!
    Bác tranh luận nữa hay không, đó là quyền của bác, nhưng những gì bác đã viết ra xin phép cho em được tiếp tục mổ xẻ nhé! Có gì đâu mà sợ?
    Cụng ly nhé
    [red] 2đức
  9. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn hanman !
    Thư của bạn tôi sẽ phân tích sau. Ở đây tôi xin tạm thời nói vắn tắt thế này: tôi có ý đưa đề tài này vào đây đó! vì vậy có nhầm hay không, bạn tự chiêm nghiệm nhé!
    Vấn đề thứ hai bạn viết: "Lý luận của bạn có rất nhiều sơ hở, theo kiểu nguỵ biện đó" .
    Mong rằng bạn sẽ chỉ cho tôi chỗ sơ hở, và nguỵ biện trong bài viết của tôi nhé. Nếu đúng tôi xin thành thật cám ơn bạn!
    Còn việc bạn viết: "Lý luận của bạn có rất nhiều sơ hở, theo kiểu nguỵ biện đó", mà bạn không chỉ ra chỗ sơ hở đó, chỗ nguỵ biện đó là gì? thì xin lỗi bạn nhé, một con vẹt nó cũng có thể nói được như vậy bạn ạ.
    Chào bạn nhé, rất mong bạn tiếp tục tranh luận với mình đừng bỏ cuộc nhé!
    Chúng ta cụng ly cái nào
    [red] 2đức
  10. FriendlyDog

    FriendlyDog Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    Hi`, hình như bạn Quý đang có một chương trình phổ biến kiến thức khá là rộng rãi và hơi ôm đồm về nhiều chủ đề cùng một lúc, và cách tranh luận thì khá là gay gắt. Tôi sợ rồi sẽ chẳng còn ai dám có ý kiến với bạn nữa :)).
    Bạn chưa post hết bài này nên tôi cũng chưa có ý kiến gì nhiều, nhưng dường như tôi thấy những vấn đề bạn đưa ra chưa thể hiện được sự cập nhật của bạn về các kiến thức tiên phong trong vật lý lý thuyết hiện đại. Sách vở ở VN khá là lạc hậu, và những cuốn sách bạn đưa ra làm dẫn chứng thì đã được xuất bản từ khá lâu ở VN, tức là cực kỳ lạc hậu so với thế giới. Bạn hãy thử tìm thêm thông tin về các lý thuyết mới hiện nay xem sao, tránh tinh trạng luận án Tiến sỹ ở Việt Nam trùng với luận văn cao học ở nước ngoài , và chúng ta sẽ đá vào cánh cửa đã mở sẵn :)) . Tôi nhớ có một lần được đọc về lý thuyết Dây của vật lý hiện đại mô tả về cấu trúc không gian, vật chất và tương tác, cứ tưởng là hết sức mới, hoá ra cũng đã được phát triển từ những năm 80 rồi. Trong khi đó ở VN thì hầu như chưa ai biết đến cả ( Nói lại : chưa ai trong phạm vi quen biết và tìm hiểu thông tin của tôi, hi` )
    Và cách đưa ra vấn đề của chúng ta xin tránh dùng cách mệnh đề khẳng định và đao to búa lớn quá. Vì thực sự có lẽ tôi, các bạn khác và cả bạn Quý nữa ( có lẽ thôi :)) ) cũng chỉ là nhửng người ko có chuyên môn sâu trong các lĩnh vực này, do đó có rất nhiều hạn chế trong kiến thức và tư duy. Chúng ta chỉ nên giới hạn những nhận xét của mình cho phù hợp với kiến thức bản thân thôi, " thiên ngoại hữu thiên, nhân ngoại hữu nhân" :))
    Best Regards
    Don't eat dogmeat

Chia sẻ trang này