1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có phải tiên đề 2 của Anhxtanh C = 300.000 km/s là sai lầm?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi nguyenducquyzen, 18/01/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tdna

    tdna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2001
    Bài viết:
    2.268
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác,em vừa đọc được một tin khá mới,có liên quan đến Thuyết tương đối.Mong các bác đọc để tham khảo
    Vũ trụ trong hệ tọa độ 11 chiều của Stephen Hawking

    Stephen Hawking.
    "Khi bạn đọc dòng này, thì cùng lúc, hàng trăm con người trong bạn cũng đang đọc nó. Những con người trong bạn - những kẻ đồng hành với bạn - tất cả có lẽ đều đang nhún vai như bạn. Đều lắc đầu, nghi hoặc...", Tạp chí khoa học P.M. của Đức đã mở đầu như vậy trong một bài viết về lý thuyết mới của nhà vật lý danh tiếng Stephen Hawking.
    Ông hoàng vật lý người Anh này mới phát triển một mô hình vũ trụ từ những công thức toán học tỉ mỉ. Mô hình được trình bày trong cuốn sách "Vũ trụ trong một chiếc thuyền nhỏ", đang gây chấn động thế giới khoa học. Những phát kiến mới của Stephen Hawking dường như làm đảo lộn quan điểm khoa học truyền thống. Tất cả được trình bày bằng thuyếtM - trong đó, M đồng nghĩa với magical (thần diệu), mystical (thần bí), hoặc mother (mẹ, gốc).
    Tổng hợp thuyết tương đối và thuyết lượng tử
    Trong khi thuyết tương đối giải thích thế giới ở dạng vĩ mô, có liên hệ với lực hấp dẫn, thì trong mô hình của thuyết lượng tử (miêu tả thế giới vi mô), không có sự hiện hữu của đại lượng này. "Vì thế, để hiểu được vũ trụ, chúng ta cần một lý thuyết mới: thuyết lượng tử hấp dẫn", Hawking nói. Theo đó, thuyết mới (thuyết M) có thể tổng hợp được hai lý thuyết vĩ mô và vi mô nói trên, và cung cấp những kiến giải chính xác về bản chất của vũ trụ.
    Khi phát triển thuyết M, Hawking tin rằng đã đạt được những thành tựu bước ngoặt, dựa trên nền tảng của một lý thuyết rất nổi tiếng trong những năm gần đây: thuyết String. Thuyết này cho rằng, những thành tố nhỏ nhất tạo nên vũ trụ là những dạng thức hình sợi (string), chứ không phải dạng hạt. Nhưng ở xung quanh các sợi này, theo Hawking, có hiện hữu một trường hấp dẫn, và người ta có thể xác định được độ lớn của trường hấp dẫn ấy.
    Tọa độ 11 chiều và hiện tượng linh cảm
    Tiếp theo, dựa trên thuyết "lượng tử hấp dẫn" của mình, Hawking tính ra rằng, vũ trụ của chúng ta được hình thành từ 11 chiều. Nhưng chỉ có 4 chiều (3 không gian + 1 thời gian) là đã "mở", còn 7 chiều kia bị "cuộn" lại từ sau vụ nổ lớn.
    Ý tưởng này của Stephen Hawking đang gây ra nhiều tranh cãi lớn, vì nhà vật lý này cho rằng có thể giải thích được hiện tượng "linh cảm" một cách khoa học bằng thuyết M: Trong mô hình vũ trụ của Hawking, cùng lúc tồn tại vô số những con người khác nhau trong một con người. Và cùng lúc, tất cả thông tin về vũ trụ ở mọi thời đại đều hiện hữu. Vì thế, hiện tượng "linh cảm" có thể giải thích bằng việc một con người nào đó trong bạn đã trải nghiệm điều mà bạn sẽ trải qua, và mách bảo cho bạn biết điều đó.
    (Theo Vnexpress)
    Anh thương Quỳnh Vân
  2. Elvin

    Elvin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    535
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm nay tớ cũng đang tìm hiểu về không gian 3+1 chiều.. hic..... không gian 2+1 voi lai 1+1 thì dễ rồi, nhưng còn nhìn sự vật qua không gian 3 +1 thì khó quá, trong đầu chỉ tưởng tượng được giống như 1 khúc vieoclip quay chậm, hoăc từng chùm hình ảnh nối đuôi nhau thôi...
    Tớ đóng góp 1 vài ý kiến này :
    Mọi vật trong vũ trụ đều đang đi trong chiều thời gian với một tốc độ khác nhau. Tốc độ này có liên quan đến tốc độ của các chiều không gian còn lai... điển hình là vận tốc của vật ở 3 chiều không gian đối với một hệ quy chiếu nào đó càng nhanh thì đối với hệ quy chiếu đó, vận tốc thời gian của vật đang khảo sát càng chậm.
    Người ta đã thí nghiệm thả một thiết bị vào black hole... thiết bị đó cứ 1 khoảng thời gian bằng nhau thì phát tín hiệu. Tớ chẳng nhớ là mấy phút hay mấy giây nữa vì đã lâu rồi. cứ cho là 3 giây phát tín hiệu 1 lần. OK. Gọi thiết bị này là A cho tiện. Khi A bắt đầu đi vào vùng ảnh hưởng của black hole, người ta thấy khoảng cách giữa các tín hiệu càng xa dần... 10 giây, 30 giây, 5 phút, 20 tiếng, 4 ngày,...v..v.....
    Thờ gian trong vũ trụ luôn bị co dãn.. đối với A, hay đúng hơn là với hệ quy chiếu của A, khoảng thời gian là 3 giây đó đối với hệ quy chiếu của thiết bị nhận tín hiệu sẽ bị kéo dài do sự ảnh hưởng của black hole..
    Vận tốc ánh sáng là giớ hạn của con người chúng ta. Chỉ có những hạt photon phi trọng lượng mới bắt buộc phải có vận tốc này trong chân không. Con người nếu muốn đưa 1 vật với khối lượng dù chỉ là nhỏ nhất, như là 1 nucleon chẳng hạn, để đạt được vận tốc ánh sáng thì phải cung cập cho nó 1 năng lương vô cực.. điều này không thể có đươc..
    Nhữ điều ở trên là trong sách mà ra, nhưng tớ hiểu và nói lại..
    Còn đây là những giả thiết của tớ : Về ước mơ chinh phục chiều thời gian của con người... Tớ nghĩ con người có thể du hành đến tương lai, và chỉ có thể có 1 chiều này thôi, không thể về quá khứ hay làm thời gian ngừng lại được... Thực ra thì chính chúng ta, tớ và các bạn đang du hành đến tương lai trong cùng 1 tốc đô.. và nếu tớ đạt được vận tốc gần bằng ánh sáng chang hạn.. dĩ nhiên đối với tớ thì thời gian vẫn trôi qua bình thường... nhưng với hệ quy chiếu 3+1 của các bạn thì 1 giây của tớ sẽ là vài năm của các bạn chẳng hạn... Các bạn thử suy nghĩ xem chuyện gì sẽ xảy ra ? cảm giác đó giống như tớ đang du hành đến tương lai vậy.. điề này cũng xảy ra với các nhà du hành vũ trụ hiện giờ, khi họ trở về trái đất thì con cái của họ lại có tuổi sinh học già hơn họ.
    Vậy thì cũng như không nhỉ? du hành đế tương lai mà như là bị đông lạnh lại rồi mấy chuc năm sau thì rã đông...
    Còn việc về quá khứ thì đương nhiên không thể có thật được.. nếu như gọi là đi nhanh trước cả thế giới hoặc trở về quá khứ đối với 1 hệ quy chiếu khác thì tớ chẳng biết.. chẳng phải là ta đang nhìn mặt trời của mấy phút trong quá khứ đó sao?.. nhưng để trở về quá khứ của chính hệ quy chiếu của mình thì ta phải có vận tốc âm ...?!?! tớ không biết điều này có xảy ra không nữa, không biết có liên quan đến mội truờng phản vật chất không??
    hic.. muộn giờ học mất rồi....

    ....
  3. cattora

    cattora Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    ELvin
    Cậu viết phần đầu thì có vẻ được còn phần sau thì tớ thấy khó hiểu. Nhân cậu nói vễ Black Hole, tớ thấy người ta nói là nếu cậu rơi vào trong Black Hole, cậu sẽ thấy nhìn thấy được lịch sử của vũ trụ. Thật tuyệt vời phải không cậu

    Tranh luận là mother lăng mạ
  4. tieuthulolem

    tieuthulolem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Em chào anh tdna!
    Lần trước anh ghẹo em trên ttvnonline này nhưng em không trách anh đâu. Vì thực ra anh chẳng biết em là ai, mà em cũng chẳng biết anh là ai, có phải không? Cho nên thôi, mọi chuyện bỏ qua.
    Bây giờ em có thắc mắc này muốn hỏi anh, anh xem có thể trả lời giùm em được không nha!
    Anh có viết rằng bác quyzen khẳng định là tiên đề 2 Anhxtanh C = 300.000km/s là sai lầm. Nhưng mấy ngày nay, em ra công tìm hiểu bài của bác quyzen mà vẫn chẳng thấy bác ấy khẳng định, hay kết luận rằng tiên đề 2 Anhxtanh C = 300.000km/s là sai lầm ở chỗ nào cả. Có lẽ do trình độ của em có hạn nên không tìm ra.
    Vậy nếu có thể mong anh hãy chỉ cho em biết, bác quyzen khẳng định điều đó ở chỗ nào nha!
    Em xin cám ơn anh nhiều lắm!

    Tieuthulolem

  5. Elvin

    Elvin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    535
    Đã được thích:
    0
    cattora
    Tớ cũng chẳng biết khi mình rơi vào lỗ đen vũ trụ thì có còn sống để thấy được gì không nữa... nhưng các nhà khoa học nói như vậy cũng có lý do của nó.
    black hole với mật độ chất dầy đặc, nó hút cả ánh sáng... đây cũng là nguyên nhân mà ta không nhìn thấy được black hole vì không có ánh sáng nào phát ra từ lỗ đen đến được mắt ta. Như vậy, mọi ánh sáng trong vũ trụ đi qua black hole đều được nó giữ lai, giống như 1 kho lưu trữ ánh sáng vậy.... Nhưng tớ không chắc là khi vào lỗ đen ta sẽ thấy lịch sử cua vũ trụ một cách chronologically đâu...Tớ nghĩ có thể ánh sáng sẽ chuyển động hỗn loạn trong lỗ đen, hoặc nó sẽ giao thoa với nhau, hoặc cũng có thể với mật độ ánh sáng từ nhiều triệu năm như vậy mà phải chịu sức ép khổng lồ từ black hole, chúng sẽ tạo ra một cái gì mới.....
    Con người vốn đã sinh ra và bị giới hạn trong ba chiều không gian và bi phụ thuộc vào chiều thời gian.. tớ nghĩ con người không thể vượt qua môi trường của mình đâu, nhưng có thể họ sẽ làm đựơc việc là gửi các tín hiệu đến tương lai hoăc quá khứ bằng một chất mới... vì tất cả những chất mà hiện nay con người tìm được đều bị giới hạn như chính con người vậy, có lẽ photon là một trường hợp đặc biệt...
    Còn về việc tốc độ ánh sáng = 300,000 kmps là sai thì tớ phản đối kịch liệt. Bạn quyzen có thể nói tốc độ ánh sáng = 300,000 kmps như vậy là đúng nhưng còn thiếu sót, hoặc là không đúng trong một môi trường nào khác... vì ánh sáng truyền qua những mội trường trong suốt khác nhau với những vận tốc khác nhau. không thể khẳng định một cách mơ hồ điều đó là sai hoăc đúng được..... hoặc là câu khăng định đó là để thu hút sự chú ý của bà con thôi....
    Vài dòng cho bạn quyzen: tớ thấy bạn là người duy nhất ở đây luôn miệng nói về sự khoe kiến thức và tranh luận hơn thua.... Về mặt logic và biện luận thì có lễ chưa thể khẳng định bạn là người như vậy... nhưng về mặt cảm tính thì tớ chắc là mọi người ở đây đều ghét bác và coi bác là người như vậy. Với cảm giác như vậy, cho dù cố tình hay vô tình, một vài người sẽ tranh luận theo kiểu đó. Vì vậy trên tinh thần khoa học, đề nghi bạn quyzen bỏ được thói quen xấu này.
    hic.. mấy hôm nay trong đầu tớ cứ toàn chuyện gì đâu .... thực ra tớ vẫn chưa hiểu được thuyết tương đối các cậu a.... đầu óc tớ vẵn cứ bi bó buộc trong cái không gian chật hẹp, chẳng thể hiểu được gì cả... có lẽ tớ phải từ bỏ cái quan điểm về hệ quy chiếu thời gian thôi... khó có thể giải thích các vấn đề bằng lối suy nghĩ đó... tại sao đố với mọi vật tốc độ ánh sáng luôn là 1 hằng số ?? tốc độ ánh sánh là cái quỷ gì vậy?? hay nói đúng hơn, tốc độ 299,792,458 mps là cái quỷ gì, vì không phải chỉ có ành sáng mới có cái đặc quyền này... mọi chuyển động ở vận tốc này đều bằng nhau trên mọi hệ quy chiếu.... lại hệ quy chiếu!!! chắc là cho đến khi tớ tưởng tược được không gian 3+1 chiều tớ mới hiểu được vấn đề......
    kích thước vũ trụ mà ta đang sống là 20 tỉ năm ánh sáng.. vậy ngoài 20 tỉ năm ánh sáng đó là cái gì? là chân không tuyệt đối? hay là sẽ có 1 vũ trụ thứ hai? hay là một vũ trụ phản vật chất? Tớ nhớ có đọc ở đâu một giả thiết.. nếu mật độ vũ trụ đủ dày đặc, nó sẽ bẻ cong thờii gian, tạo một mội truờng khép kín hình cầu, theo đó một tia sáng phát đi sẽ trở về điểm khởi đầu... cũng hay nhỉ? nhưng nó có nói mật độ của vũ trụ không đạt được điều đó.....
    Nguồn gốc cũa vũ trụ là từ đâu? Big Bang? vậy trước Big Bang là gì? là 1 vũ trụ cũ ? Tớ có đọc ở đâu về các thuyết Big Bang 1, Big Bang 2... hic.. 3 năm trước hồi còn ở Việt Nam, nhà tớ bao nhiêu là sách báo.. thế mà hai năm nay chả cập nhật gì cả, với lại bận học như điên.....
    Sự vật luôn có xu hướng trở về trạng thái bền vững nhất, có mức năng lượng thấp nhất, hay đúng ra là ổn định nhất..... hình như đây là nguyên nhân của sự xâm luợc của các siêu thiên hà khổng lồ.... liệu vũ trụ có end up trong một lổ đen khổng lồ không? tuổi thọ 1 lỗ đen là bao lâu? lỗ đen , nó có phải là dạng năng lượng ổn định nhất không? vũ trụ sẽ phải chịu thêm một Big Bang nữa, điều nay rất có thể xảy ra... nhưng do tính trở về dạng năng lượng ổn định đó, liệu sau vài triệu Big Bang, vũ trụ sẽ trở về dạng năng lượng đó không? bạn nào có tài liệu hay post lên cho mình đọc với....
    nhưng mà chắc phải đợi cho đến khi mình nắm được cái không gian 3+1 chiều này đã, vì hình như mấy năm gần đây, tất cả tài liệu bây giờ vẵn chỉ là giả thiết thì phải... với môn khoa học thực nghiệm này thì đây là giới hạn của con người... nhưng tư tưởng của con người la vô hạn...

    ....
  6. Elvin

    Elvin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    535
    Đã được thích:
    0
    Cái chết là khởi đầu của sự sống.
    Sự sống là sự kéo dài của cái chết.

    ....
  7. vohan2

    vohan2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Thuyết tương đối:
    - "thời gian" là tương đối: ở đây bạn phải hiểu thời gian là gì. Đó chỉ là vân tốc cục bộ của 1 cấu trúc hạt mà thôi -> khi vận tốc toàn cục tăng thì vận tốc cục bộ sẽ giảm
    - vận tốc ánh sáng là cực đại: quá dễ hiểu vì vân tốc cục bộ của ánh sáng = min (khối lượng gần như là 0)
    Nếu ta qui tất cả vũ trụ về tập các hạt cơ bản thì rất dễ hình dung điều này.
    Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa biết được tương lai của vũ trụ, lẫn quá khứ "tiền BigBang". Nhưng mình ủng hộ (không tuyệt đối) cho giả thiết vũ trụ sẽ nguội lạnh rồi chết đi và sẽ không có 1 Big Crunch.
    Nhưng nếu bạn muốn nghiên cứu 1 cách nghiêm túc về vật lí lí thuyết thì bạn cần phải tiếp xúc với số liệu thực tế & nguyên thuỷ mới được. Chẳng hạn nhiều kết luận của các nhà khoa học hồi đầu thế kỉ này đã phải cải chính lại vì lập luận ban đầu là sai.
    Vũ trụ không quá phức tạp về lí thuyết (chỉ là thiếu số liệu / không thể quan sát trực tiếp), chỉ là những khó khăn thực tiễn mà thôi.
    Tired of thinking...
  8. Elvin

    Elvin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    535
    Đã được thích:
    0
    KỲ DIỆU !!! TUYỆT VỜI !!! hahahah....
    Finaly, arg.......
    Cuối cùng cũng chiến thắng ! Tớ nhìn đuợc chiều thứ tư rồiiiiii....
    Đúng là thời gian chỉ là tương đối.. đó là lý do tớ bị vướng mắc.... không gian cũng chỉ là tương đối !!! Tớ đã quá chú ý đến thời gian... thực ra không gian- thờii gian là 1......
    Kỳ diệu !! Giống như mình có 1 tầm nhìn mới vậy :D
    Chúng ta nhìn không gian quanh ta không như chúng ta nghĩ đâu các ban ơi :) khi một vật chuyển động so với ta, nó bị thời gian "bóp méo". Với vận tốc nhỏ hơn ánh sáng rất nhiều, ta không nhận thấy điều này...
    Không những thời gian bị bẻ cong mà không gian cũng vậy.. Ví dụ như khoảng cách từ mắt của bạn đến những dòng chữ này là 40cm chẳng hạn. Nếu như tớ đang du hành với vận tôc gần bằng ánh sáng, vuông góc với mặt phẳng song song với màn hình thì đối với tớ, khoảng cách ấy NHỎ HƠN 40cm rất nhiều....
    Các hạt myon chỉ tồn tại khoảng 1.5 micro giây, thế mà nó có đủ thời gian từ khi sinh ra ở trên tầng cao cua khí quyển bắn xuống mặt đất...... Tại sao vậy ? Với vai trò người đang ở mặt đất, chiều thời gian của hạt myon này được "kéo dài" khiến nó bị phân rã chậm hơn, đủ thời gian để đi từ tầng cao khí quyển xuống mặt đất....
    Nhưng còn đối với những hạt myon đang chuyển động với vận tốc gần bằng ánh sáng thì sao? Đây là điểm mấu chốt mà sau khi mới đọc 1 cuốn sách của Harald Fritzschi mới hiểu.... Đối với hạt myon đó, khoảng cách từ tầng cao khí quyển, nơi nó sinh ra, đến mặt đất, KHOẢNG CÁCH đó chỉ ngắn hơn 0,5 km thôi.. vì vậy đối với hạt myon đó, 1.5 micro giây là quả đủ để vượt qua quãng đường mà đối với người đứng trên trái đất là khoảng 30km....
    Haa.hahaha... vui wa' :) ... khi mà một câu hỏi cứ ở trong đầu mình, bây giờ mình đã tìm ra câu trả lời...
    Đúng nhu bạn vohan2 nói, tớ chưa hiểu về thời gian.. tớ cung đang suy nghĩ về "vận tốc cục bộ" mà bạn nói, và cũng hiểu được ít nhiều...
    Lý do là thời gian cũng tương đối nên ta phai lấy một cái gì khác để đo thời gian... đó có phải là hằng số kỳ diệu 300.000 kmps ko?
    Khi 2 vật đứng yên so với nhau, vận tốc toàn cuc =0, lúc này vận tốc cục bộ của chúng bằng nhau và do đó thời gian của chúng trôi qua cũng bằng nhau phải không? nhưng khi vận tốc toàn cục tăng thì bắt buộc vận tố cục bộ phải giảm? Với sự chênh lệch này ta sẽ tiện lơi khi lấy đó làm thước đo thời gian tương đối?
    Quả thật đối với vật lý tớ chỉ finish chương trình lớp 12 ở Việt nam mà thôi, còn lại thì toàn là đọc sách báo, chả theo một chương trình chính quy nào cả?
    Có 1 số điểm tớ vẫn chưa hiểu về cái "vận tốc cục bộ" này... tớ nghĩ chỉ có vận tốc ánh sáng là cái tuyệt đối.. vận tốc chỉ có khi ta so sánh vật này với vật kia, tức là có một điểm làm mốc thời gian và không gian...
    thời gian chỉ tồn tại khi có chuyển động.. nếu như ta chỉ có 1 sự vật thì làm cách nào mà tính được thời gian?
    Có quá nhiều giả thiết về tương lai cua vũ trụ.. Tớ thì ủng hộ thuyết cho rằng tương lai xa (rất rất xa, có thể là 10 mũ 31 năm nữa, vũ trụ này sẽ chĩ còn ánh sáng mà thôi, hay đúng hơn là chỉ còn năng lượng, không còn vật chất...
    Vì sao ư? E=mc2 ! Hòn đá ta cầm trên tay là gì? là năng lượng, màn hình mà bạn đang xem.. là năng lương... KHỐI LƯỢNG chính là một dạng năng lượng...
    E=mc2 là sự liên quan giữa m và E
    theo giả thuyết cũa ban vohan2 , thế giới sẽ nguội lạnh đi, không có Big Crunch.. như vậy bạn tin rằng tất cả năng lượng có xu hướng trở về khối lượng.. Bạn nghiêng về m nhiều hơn E. Theo đó, động năng, nhiệt năng, năng lượng của sóng ánh sáng.... tất cả sẽ chuyển thành khối lượng... như vậy ta sẽ có một thế giới chết, không ánh sáng, không nhiệt năng, không có chuyển động....
    Điều này tớ nghĩ khó xảy ra, vì ngay chính bản thân các nguyên tử đã có chuyển động... nếu đến lúc đó vẫn có các hành tinh thì vẫn còn sức hút giữa các hành tinh, vẫn còn chuyển động. Các hành tinh sẽ va cham tạo nhiệt năng.. Vì vậy điều duy nhất có thể xảy ra ở thuyết của bạn là vũ trụ sẽ tạo thành 1 thể hợp nhất, 1 lỗ đen khổng lồ chẳng hạn.....
    E=mc2
    còn tớ thì tớ nghiêng về E nhiều hơn... năng lượng ở dạng khối lượng sẽ dãn ra thành năng lượng ở dạng sóng ánh sáng. Trong tương lai rất xa đó của vũ trụ, sẽ không còn vật chất, không còn khối lượng, không còn electron hay notron... chỉ còn năng lượng ở dạng sóng ánh sáng mà thôi. Tớ nghĩ sự "dãn ra" của năng lượng này cũng phù hợp với sự dãn ra cua vũ trụ...
    Theo tớ, có thể vũ trụ sẽ có 1 thời kỳ "chết" như thuyết cũa bạn... nhưng đó không phải là sự kết thúc cũa vũ trụ.. Có thể sẽ có nhiều Big Bang nữa.. mỗi Big Bang như vậy, một phần năng lượng sẽ toả ra dạng ánh sáng và đi vào khoảng chân không nằm ngoài vũ trụ.. như vậy là gì? sau mỗi Big Bang, năng lượng vũ trụ sẽ cạn kiệt dần, do đó khối lượng vũ trụ cũng nhỏ dần... cuối cùng cả vũ trụ sẽ biến mất... hay nói đúng hơn, khối lượng của vũ trụ sẽchuyển hết thành năng lượng dạng sóng ánh sáng và đi về the middle of no where..
    Dĩ nhiên chính tớ cũng cảm thấy nhiều đỉểm chưa sáng tỏ trong giả thiết này..
    bên ngoài vũ trụ của ta là gì??
    Dù sao, càng hiểu nhiều càng thấy mình ngu... nhưng mà cũng tài thật, trong cái thế giới vũ trụ này sự sống quả là một điều kỳ diệu... con người với suy nghĩ là một điều kỳ diệu hơn nhiều... phải không?

    ....
  9. tieuthulolem

    tieuthulolem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Em có vài lời, nếu có gì sai sót mong các anh bỏ qua giùm nha!
    Đó là các anh viết nhiều điều khó hiểu quá, mà vấn để em đang quan tâm nhất là đoạn nói bác quyzen nói rằng C = 300.000km/s sai, ở chỗ nào? mà em kiếm hoài hổng có ra!

    Tieuthulolem

  10. vohan2

    vohan2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    "Vận tốc cục bộ" = chuyển đọng tưong đối của các hạt cơ bản trong 1 cấu trúc. Chẳng hạn chuyển dộng quay của các electron xung quanh hạt nhân và xung quanh chính nó... Chuyển đọng hày định nghĩa cho cái mà chúng ta gọi là không-thời gian, không = hệ và thời = chuyển đọng (đừng lầm lẫn không-thời gian của vật lí về môi trường ete, là 1 sai lầm cơ bản vè cách nhận thức vũ trụ) (đây là 1 vấn đề phức tạp, nếu muốn thảo luận thì xin đợi dịp khác)
    Đấy chẳng phải là thuyết gì của mình cả, mà thực tế thì nó vậy thôi, hiện nay mình cũng chẳng quan tâm tới vũ trụ nữa. Bởi vì như mình nói chúng ta phải có số liệu nguyên thuỷ trong tay thì mới thể có những nghiên cứu nghiêm túc được.
    Chúc bạn tự định hướng được trong nghiên cứu khoa học.
    Tired of thinking...

Chia sẻ trang này