1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có phải tiên đề 2 của Anhxtanh C = 300.000 km/s là sai lầm?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi nguyenducquyzen, 18/01/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tdna

    tdna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2001
    Bài viết:
    2.268
    Đã được thích:
    0
    Anh chào tiểu thư lọ lem.Em thật thông minh và dễ thương.
    Anh thích ghẹo gơn,đó là sở thích của anh.Không phải chúng ta không biết nhau thì muốn nói gì cũng được,vì ai cũng có lòng tự trọng phải không bé thương? Nhưng anh không có ý định xin lỗi gơn nào hết vì đã trêu họ,không những trên mạng,mà ngoài đời cũng vậy,bản chất hám gái của anh thôi.Anh tự thấy mình chẳng có lỗi gì để bất cứ một cô gái thông minh và dễ thương nào bỏ qua .
    Bé thân mến,
    Tranh luận tuy có khi gay gắt nhưng tôn trọng nhau là điều mà chúng mình luôn mong muốn.Anh tdna này không có ý định bài xích bác Quý,nhưng anh cũng nói rằng bác ấy không nói rõ từ đầu là phủ định ,chỉ đặt câu hỏi là "có phải" mà thôi.Nhưng trong quá trình tranh luận ,bác ấy đã gián tiếp bác bỏ C=300 000 km/s rồi,thông qua việc chứng tỏ sự tồn tại của ete,mà điều này trái với thuyết Tương đối của anh x tanh.Em có thể đọc kỹ hơn trong các bài tranh luâbj của bác Quý,tốt nhất cứ trao đổi thẳng với bác ấy để hiểu rõ hơn
    Anh tdna chúc cô bé lọ lem năm mới vui tươi và hạnh phúc .
    Thân chào
    Được sửa chữa bởi - tdna vào 12/02/2002 15:38
  2. tdna

    tdna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2001
    Bài viết:
    2.268
    Đã được thích:
    0
    Rất đồng ý.Tôi cũng có cảm tưởng như vậy
  3. tieuthulolem

    tieuthulolem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Em chào anh tdna!
    Anh tdna ơi! Anh cho em hỏi một chút xíu nha!
    Am thấy trong các bài viết của anh và mọi người, những đoạn trích dẫn, được nằm trong hai dòng kẻ rất đẹp, em tự mày mò hoài mà hổng có ra. Vậy nhờ anh chỉ dẫn giùm cho em nha!
    Về vấn đề mà em trao đổi với anh, việc anh bảo em trao đổi thẳng với chú Quý, nhưng bây giờ chú ấy không chịu trao đổi về vấn đề này nữa rồi thì sao ạ? Mặt khác, em đọc bài viết của chú ấy, em lại thấy rất là hợp lý, có lẽ do trình độ của em có hạn, nên chưa thấy được sự vô lý ở trong đó phải không ạ?
    Việc trao đổi với chú Quý, theo em nghĩ chỉ làm củng cố việc em thấy là hợp lý mà thôi. Nay anh là người không chấp nhận ý kiến của chú ấy, chắc là anh có những sự hiểu biết nào đấy mà em rất muốn học tập. Vì vậy anh cho phép em hỏi anh sâu hơn về vấn đề ấy được không ạ?
    Còn nếu anh chê em là kém hiểu biết, không thèm trao đổi với em về vấn đề ấy thì thôi ạ.
    Em có vài lời muốn nói với anh như vậy, đó là những suy nghĩ của em, nếu có gì không hay, xin anh bỏ qua giùm nha!

    Tieuthulolem

  4. tdna

    tdna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2001
    Bài viết:
    2.268
    Đã được thích:
    0
    &hào bé ,ở trên mỗi bài viết của những người khác có cái dấu móc vào để dùng [quote ] bé à.Bé thích bài ai thì ấn vô cái đó (đầu tiên,ở trên bài họ dó) rồi viết bé à.
    Anh thấy bác Quý nói sai bét bé à(không nói tới độ chính xác của vận tốc ánh sáng trong các môi trường trong suốt khác nhau mà nói tới sự tồn tại của ete hay không bé à.)Anh cũng mệt mỏi rồi chẳng muốn cãi nhau về vụ này
    thân chào bé
  5. tieuthulolem

    tieuthulolem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
  6. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    Chào mọi người,
    Tôi chỉ là một tên sinh viên năm 1 thôi. Nhưng vì trong chương trình học có dạy về thuyết tương đối nên tôi có tìm hiểu về vấn đề này. Thầy tôi bảo số người hiếu được thuyết tương đối là rất ít, trên thế giới chắc chỉ có khoảng 10 người hiểu nổi dù thầy tôi là một tiến sĩ vật lý. Thầy nói rằng một giả thuyết khoa học tốt không phải ở chỗ nó phù hợp với nhận thức cảm tính của con người. Giả thuyết của Niuton và phép biến đổi Lorentz là một minh chứng, cho thời gian là như nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính. Điều này là điều rất tự nhiên trong suy nghĩ của mỗi chúng ta. Tuy nhiên điều đó là sai lầm. Cơ học cổ điền của Niuton chỉ là một trường hợp đặc biệt khi v<<c trong cơ học tương đối mà thôi. Điều này chắc những ai sinh trước năm 1983 đều biết.
    Một thuyết khoa học được gọi là tốt khi nó phù hợp với thực nghiệm quan sát được. Và cho đến nay thì mọi phép đo đều đúng với sự tính toán của thuyết tương đối. Ta không cần phải hiểu nó nhưng ta cần biết là nó đúng. Chẳng hạn như tôi cũng vậy, tôi luôn thắc mắc là tại sao không gian và thời gian lại có thể đàn hồi và co giãn được, và thực chất nó là một cặp thống nhất mà sự vận động của chúng luôn bổ sung cho nhau? Tỷ giá hối đoái của ngân hàng vũ trụ rất cao: bạn chỉ nhận được 1 giây thời gian cho 300000km không gian??? Tại sao?
    Khoa học, đặc biệt là vật lý rất đặc biệt. Ta chỉ có thể biết nó là đúng hay sai qua các hoạt động thực nghiệm thôi. Không thể ngồi một chỗ mà suy luận được. Vì lý do đó, các khoa học toán và vật lý được xây dựng từ những tiên đề. Toàn bộ định lý của các môn khoa học này đều có thể chứng minh từ những tiên đề. Nhưng tiên đề không thể chứng minh được. Nếu bạn không chấp nhận những tiên đề đó thì bạn phải có những tiên đề khác của riêng bạn để xây dựng lại thế giới quan khoa học của bạn. Chẳng hạn như Lobasepki vì không chấp nhận tiên đề Euclide: "Qua 1 điểm cho trước nằm ngoài một đường thẳng xác định chỉ có thể kẻ được 1đường thẳng duy nhất đi qua điểm đó và song song với đường thẳng đã cho". Ông cho rằng qua 1 điểm như vậy ông có thể kẻ nhiều đường thẳng song song với đường thẳng đã cho. Ông đã sáng tạo ra hình học phi Euclide được ứng dụng rất rông rãi trong khoa học không gian. Einstein cũng vây, ông đã không chấp nhận tiên đề về thời gian như nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính của Niuton để sáng lập ra thuyết tương đối. Như thế, khi ta phát hiện ra một thí nghiệm mà trong đó thuyết tương đối bị vi phạm thì điều đó không có nghĩa là Einstein sai, mà đơn giản chỉ là thuyết tương đối chỉ là một bộ phận của một thuyết mới tổng quát hơn.
    Tóm lại, những điều tôi nói ở trên chỉ để nói lên một điều với bác Quý ở Cần Thơ: vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, nó phải được thí nghiệm thực tiễn kiểm nghiệm. Các nhà vật lý lý thuyết (kể cả Einstein) đều phải dựa trên kết quả của thí nghiệm. Nếu bác nói tiên đề Einstein là sai thì bác hãy đưa ra một bằng chứng CỤ THỂ về sự sai lầm đó đi. Đừng dùng những phép logique lý luận gì hết! Vì bác biết đấy, lý luận của loài người phát triển cùng với vật lý mà. Thời cổ đại quan niệm vật chất là đất, nước, lửa, không khí, âm dương, ngũ hành, v.v... . Đến thế kỷ 17-18 khi khoa học
    phát triển hơn chút xíu thì nói bản chất của vật chất là khối lượng (quan niệm này của Niuton). Đến khi Einstein chứng minh khối lượng của 1 vật không mang tính bất biến mà tùy thuộc vào vận tốc của nó thì lại phải bỏ tất cả những lý luận về vật chất cũ mà phải đưa ra định nghĩa vật chất mới. Lenin nói vật chất là thực tại khách quan tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác con người. Như vậy cả không gian và thời gian đều là vật chất; nhà nước, quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất đều là vật chất. Một bước tiến vĩ đại trong vật lý đã dẫn đến một bước tiến vĩ đại trong lý luận.
    Tất nhiên với trình độ và khả năng của bác thì không thể nào làm những thí nghiệm để bác bỏ được Einstein. Bác cần phải nghiên cứu rất sâu về vật lý hiện đại mà theo tôi biết thì bác không phải là một nhà vật lý chuyên nghiệp. Do đó bác không cần phải cố gắng một cách vô ích chứng minh sự sai lầm của Einstein. Xin hết!
    TGNN
  7. FriendlyDog

    FriendlyDog Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    Về chủ đề ETE và nói chung là những vấn đề về vật lý lý thuyết hiện đại khác, như lần trước tôi cũng đã nói với các bạn, hiện nay thế giới đang tiến rất xa so với thời các thí nghiệm của Michellson, hay các công trình nghiên cứu về cấu trúc nội nguyên tử. Như S. Hawking đã nói, vật lý lý thuyết ( VLLT ) hiện nay trở nên chuyên sâu đến nỗi chỉ có rất ít người ở vị trí tiền tiêu có thể nắm bát được những bước tiến của nó. Chính vì vậy việc tranh luận về VLLT ở những người không chuyên như chúng ta là rất khó khăn vì trình độ hạn chế và kiến thức không được cập nhật. Giống như thầy bói mù xem voi vậy. Vì vậy rất mong các bạn chịu khó tìm kiếm các thông tin và kiến thức mới để tránh việc tranh luận trong tình trạng lạc hậu về kiến thức. Hiện nay tôi đang theo dõi một lý thuyết của VLLT, mô tả về cấu trúc của vật chất và vũ trụ theo một cách khá mới mẻ và có tính thuyết phục cao. Đó là lý thuyết DÂY ( String theory ) mà hiện nay được phát triển thành lý thuyết SIÊU DÂY ( Superstring theory ). Các bạn thử tìm hiểu xem có thu thập thêm được điều gì khả dĩ giải đáp được một vài thắc mắc của mình không. Tôi không mấy tự tin vào trình độ vật lý cũng như khả năng diễn đạt vấn đề của mình nên không dám post những kiến thức của mình về vấn đề này lên đây. Bạn nào quan tâm có thể vào :
    http://www.superstringtheory.com
    để nghiên cứu thử xem.
    Best regards.
    PS . Bài này đã post ở box Thảo luận, vào đây thấy mọi người cãi nhau hăng quá, mà toàn theo kiểu trẻ con đánh trận giả thôi :)) nên post lại, thử gọi ý các bạn học hành thêm tý chút, gọi là thay đổi không khí giữa hai hiệp đấu vậy :))
    Hãy tìm, sẽ gặp. Hãy gõ, cửa sẽ mở. Hãy xin, sẽ được cho
  8. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    Trả lời bạn Friendlydog,
    Bạn nói đúng, chúng ta không nghiên cứu về Vật lý lý thuyết thì chuyện tranh cãi là vô ích vì chúng ta đâu có hiểu nhau đâu.
    Nhân tiện bạn có nói về thuyết "dây vũ trụ", mình cũng xin nói 1 chút về nó:
    Chắc bạn biết 4 lực tự nhiên chi phối cả vũ trụ là: lực hấp dẫn, lực điện từ, lực hạt nhân yếu và lực hạt nhân mạnh. Hiện nay những lý thuyết thống nhất 4 lực tiên đoán rằng, cũng giống như một tinh thể tạo ra khuyết tật khi chúng chuyển quá nhanh từ pha lỏng sang pha rắn, vũ trụ cũng chịu những vết rạn dưới dạng những sợi dây dài tới hàng tỷ năm ánh sáng vào các thời kỳ kết tinh của vũ trụ trong giai đoạn đầu của nó. Những vết rạn này được gọi là các "dây vũ trụ". Chúng đặc tới mức không thể tin nổi: 1cm của dây này có thể nặng bằng cả dãy núi Alpes và bề dày của nó còn nhỏ hơn cả hạt nhân nguyên tử một triệu tỷ lần. Những dây này có thể là nguồn gốc của những cấu trúc lớn gần như thẳng vạch trên bởi các thiên hà trên bầu trời. Tuy nhiên, lý thuyết về các dây vũ trụ đã lạc mốt vì chúng làm nảy sinh những bất thường trong bức xạ hóa thạch lớn hơn rất nhiều so với những quan sát của vệ tinh Côbê. Bức xạ hóa thạch là những hạt photon đầu tiên từ khi vũ trụ sinh ra đến khi vũ trụ 300000 năm tuổi. Khi ánh sáng truyền đến chúng ta nó đã bị mất đi phần lớn năng lượng tới mức nó chỉ có một nhiệt độ băng giá là 3 độ K. Mật độ của bức xạ hóa thạch trong vũ trụ khoảng 400 hạt/cm khối.
    Những hiểu biết của mình về dây vũ trụ chỉ có vậy thôi. Bạn có biết điều gì khác nữa không?
    TGNN
  9. FriendlyDog

    FriendlyDog Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    Hi TGNN,
    Bạn thử link vào địa chỉ tôi gợi ý để tìm hiểu xem sao, rồi chúng ta trao đổi thêm nhé ( có thể sẽ ở chỗ khác vì tôi sợ quyzen lại la lên là chiếm đất của bạn ấy :)) )
    Cám ơn đã đọc bài và có ý kiến.
    Hãy tìm, sẽ gặp. Hãy gõ, cửa sẽ mở. Hãy xin, sẽ được cho
  10. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Tình cờ vào đây và thấy bài của bạn nguyenducquyzen, cũng xin góp vui một tí.
    Phải công nhận bạn nguyenducquyzen đọc khá nhiều, rộng. Nhưng cũng phải nói thật,là kiến thức có rộng mà không có sâu, không thuần nhất. Đôi khi có chỗ tưởng rằng hiểu mà thực ra không hiểu. Bạn chê paladin rằng kiến thức của bạn ý chỉ là trong sách vở nhưng thực chất, chính bạn cũng đọc và chỉ biết sao chép từ sách ra. Trong bài viết của bạn vì vậy thiếu một xương sống nhất quán xuyên suốt bài , chỉ có nếu bạn thực sự đi sâu vào hẳn một lĩnh vực ( vật lý hoặc triết học , không nhất thiết phải cả 2). Tôi góp ý hoàn toàn chân thành, nếu có làm bạn phật ý xin đừng giận. Dưới đây chỉ xin điểm sơ qua một vài điểm, còn viết một cách hệ thống thì xin hẹn lúc khác.
    1/ Thứ nhất , về cái gọi là ete, chân không và gì gì đó. Xin nhắc lại rằng, đúng nghĩa của nó, chânkhông chỉ có nghĩa là không có không khí, vậy thôi, chứ không có nghĩa là không có vật chất. thế giới này bị phủ kín bởi các truờng điện từ. Nếu bạn tìm hiểu sâu hơn về vật lý hẳn đã nghe nói về hạt gravitôn? Bạn có hiểu thực chất, định luật Anhxtanh cho ta biết cái gì về quá trình nhận thức không?
    2/ Các phát biểu của bạn ...quyzen về logic hình thức và cứu cánh luận cho thấy bạn thực sự không hiểu về nó. Không thể trình bày đầy đủ về hai vấn đề này trong một bài viết ngắn. Chỉ xin nói rằng, các nhà khoa học đã từng tuyên bố rằng nếu không có cứu cánh luận thì khoa học thế giới không tiến lên nổi một bước, nhất là trong lính vực di truyền và sinh học. Rằng cứu cánh luận chính là cái cơ sở vững chãi cho cái cặp phạm trù nhân quả của logic hình thức đấy ạ.
    3/ Phủ nhận tuyệt đối hoặc công nhận tuyệt đối một cái gì đó, nhất là trong khoa học thực nghiệm đều là việc quá nguy hiểm. Lôgic hình thúc, phủ nhận hoàn toàn nó thì không được, nhưng thực tế cũng đã chứng minh rằng, để phản ánh các mối quan hệ trong thế giới thực thì hoàn toàn không đủ. ( Nếu không phải vậy thì chắc đã không có phương phàp biện chứng. )
    4/ Riêng tôi cũng tin rằng thế giới này phải là liên tục. Tôi không tin vào cái thế giới chứa những vùng không có vật chất. Cũng xin bạn đọc lại định nghĩa về vật chất của Lênin. Thực ra , hiên nay cũng có nhiều người đọc rất nhiều , đủ thứ chủ nghĩa và trích dẫn đủ thứ, để chứng minh cho đủ thứ luận điểm, mà họ quên mất rằng, mọi ý kiến đưa ra, muốn có giá trị , truớc tiên phải xác định đuợc cái "hệquy chiếu " của nó. Mà ở đây, tôi tin rằng một hệ tư tưởng có tính ưu việt là chủ nghĩa duy vật biện chứng.
    5/ Xin lỗi vì đã có những lời lẽ gay gắt. Nhưng thực sự tôi ngạc nhiên vì người ta có thể bàn đến những vấn đề học thuật ( cả triét học lẫn vật lý) với một mặt bằng kiến thức lỗ mỗ như thế. Là một nguời làm khoa học, tôi không chấp nhận một thái độ như vậy. Tôi sẵn sàng chấp nhận tranh luận, nhưng với thái độ tiếp thu, xây dựng và sòng phẳng, để thực sự là chia sẽ những gì mình biết và chưa biết, giống như các bạn ở trên này. Còn bạn nguyenducquyzen, hình như đang tự coi mình là một người đứng trên bục giảng giảng bài? Các bài trả lời của bạn cho thấy, thậm chí bạn còn không thèm đọc kĩ các bài viết của các bạn khác kia. Có thể những kiến thức trên này không cần chuyên sâu, chỉ dừng ở mức chia sẻ sự hiểu biết, nhưng vẫn đòi hỏi một sự trong sáng và chính xác, chứ không nên dùng sự nhiều của các thuật ngữ để làm mù mịt nhằm doạ nguời khác. Nếu muốn tiếp tục tranh luận, bạn hãy nói rõ, mảnh đất của bạn đứng là gì, cơ sở lý luận của bạn theo hệ thống nào. Chứ tôi không chịu nỗi cái thói cứ trích dẫn từ đủ thứ sách mà chỉ có tác dụng duy nhất là làm người đọc rối mắt. Lờinói thẳng, mong bạn đừng giận.
    V@

    V@
    [/size=4

Chia sẻ trang này