1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có phải toàn bộ DNNN cổ phần hóa đều là Cty Đại chúng?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi ltv_dhl, 03/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Có phải toàn bộ DNNN cổ phần hóa đều là Cty Đại chúng?

    Nhờ các bác xem giúp trường hợp này:

    Luật CK quy định cty đaị chúng là cty đã chào bán CP ra công chúng. NĐ 14 hướng dẫn quy định đối với DNNN cổ phần hóa thì việc chào bán ra công chúng sẽ theo quy định về chuyển đổi DNNN thành cty cổ phần (tức NĐ187). Theo NĐ187 này, DNNN khi thực hiện cổ phần hóa sẽ phải chào bán ít nhất 20% vốn ĐL ra công chúng.

    Như vậy kết luận lại là khi DNNN cổ phần hóa thì sẽ phải chào bán CP ra công chúng, và khi đã chào bán như vậy thì sẽ trở thành cty đại chúng. Nói như vậy có đúng không ạ???

    Luật CK cũng quy định 1 loạt các nghĩa vụ của công ty đại chúng như đăng ký, lưu ký tập trung, công bố thông tin... Vậy hiện nay hàng nghìn DNNN cổ phần hóa chưa làm việc này liệu có bị xử phạt hành chính theo NĐ 36-2007 không nhỉ?

  2. loylom_man

    loylom_man Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Theo mình thì bạn đã lầm lẫn ở chỗ "bán cổ phiếu ra công chúng". Một cty DNNN được cổ phần hóa chưa hẳn đã là sẽ phải chào bán CP ra công chúng! Chỉ khi cty CP đó có CP được chào bán trên sàn CK thì mới xem là bán ra công chúng. Khi CP hóa thì cty phải bán ít nhất 20% VỐN DL, số CP này được chọn bán cho các nhà đtư chiến lược. Nên mới có thì trường CK OTC (các loại CK chưa lên sàn). Ở Cty mình cũng là ở trường hợp trên. Và cũng chỉ có các cty có CP niêm yết chính thức trên sàn giao dịch mới phải thực hiện các bước như bạn nói là: cáo bạch tài chính, lưu ký tập trung...
  3. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Bạn nhầm đấy. Mình trích 1 chút NĐ87 về CPH cho bạn xem nhé:
    "Điều 27. Cơ cấu cổ phần lần đầu
    1. Cổ phần Nhà nước nắm giữ.
    2. Người lao động trong doanh nghiệp được mua cổ phần ưu đãi quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
    3. Nhà đầu tư chiến lược được mua tối đa 20% số cổ phần bán ra theo giá ưu đãi. Mức cổ phần bán cho từng nhà đầu tư chiến lược thực hiện theo phương án cổ phần hoá được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
    4. Cổ phần bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư không thấp hơn 20% vốn điều lệ (bao gồm cả cổ phần mua thêm ngoài cổ phần ưu đãi của nhà đầu tư chiến lược và người lao động trong doanh nghiệp)."
    Như vậy có nghĩa khi CPH phải có ít nhất 20% vốn ĐL được chào bán công khai ra bên ngoài, bên cạnh các CP khác do NN giữ lại, bán cho CBCNV và NĐT chiến lược.
    Bạn cũng nhầm khi nói chỉ khi nào cty niêm yết mới đưọc coi là cty công chúng, cũng như chỉ cty niêm yết mới phải lưu ký tập trung. Bạn có thể tham khảo thêm Luật CK về điểm này.
  4. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Câu trả lời là không.
    Chỉ những công ty cổ phần nào (chuyển đổi từ DNNN) có số vốn điều lệ từ 10 tỷ trở lên mới trở thành công ty đại chúng.
  5. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Chán. Quy định ở đâu thế bác?
  6. loylom_man

    loylom_man Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Chán quá! "bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư" không phải là bán CP ra công chúng!! Luật không thể hiểu "nôm" như thế được.! Còn muốn dẫn chứng pháp lý thì xem luật chứng khoáng có hiệu lực từ 1/1/2007 nhé!
  7. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Xem lại điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng.
  8. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Đó cũng chính là điều mình đang muốn khẳng định. Luật CK định nghĩa chào bán chứng khoán ra công chúng như sau:
    "12. Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây:
    a) Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet;
    b) Chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
    c) Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định."
    Khi bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư, bất kỳ ai cũng có thể đăng ký mua (như là đăng ký mua PVGas hay Thác Mơ vừa rồi chẳng hạn". Như vậy chính là điểm (c) ở định nghĩa nói trên còn gì?
  9. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi của bạn (i) DN NNCPH phải bán CP ra công chúng không ít hơn 20% vốn điều lệ; và (ii) khi bán ra công chúng nó có phải là công ty đại chúng không?
    Đối chiếu theo LCK thì một công ty muốn bán CP ra công chúng phải thoả mãn: (i) vốn góp tại thời điểm đăng ký là 10 tỉ; (ii) hoạt động lãi gần nhất 5 năm; và (iii) có phương án và đã được ĐCHĐ thông qua (Điều 12 LCK). Khi muốn bán phải đăng ký với UBCKNN, nhưng nếu CPH thì không phải đăng ký (điều 13, Khoản2 LCK). Căn cứ theo Điều 25 LCk, một công ty được xem có phải là công ty đại nếu: ( i) đã bán CP ra công chúng; hoặc (ii) Cp đã niêm yết; hoặc (iii) có ít nhất 100 cổ đông và vốn tối thiểu 10 tỉ.
    Như vậy, dựa trên LCK Điều 25 khoản 1 thì doanh nghiệp nhà nước khi CPH đã bán CP ra công chúng được xem là công ty đại chúng; nhưng nó lại không cần phải đăng ký với UBCK NN theo Điều 13 khoản 2. Tuy nhiên, sau khi CPH xong và hoàn thành việc bác CP mà doanh nghiệp này có từ 100 cổ đông trở lên, thì bắt buộc nó phải đăng ký với UBCK NN.
    Tên công ty đại chúng chỉ là tên gọi, vì vậy một doanh nghiệp CPH được phép bán CP ra công chúng sẽ có tên này. Nhà nước (thông qua UBCK) sẽ quản lý nó khi vốn nó đạt 10 tỉ và có 100 cổ đông.
    Hàng nghìn doanh nghiệp NN đã CPH sẽ có tên gọi công ty đaị chúng. Công ty NN CPH không bị ràng buộc nghĩa vụ phải đăng ký với UBCK khi phát hành CP để CPH (Điều 13, Khoản 2 Phần c) là mong muốn tiến độ CPH diễn ra nhanh theo cam kết WTO. Nhưng khi đã trở thành công ty đại chúng rồi, nó bắt buộc phải tuân thủ các qui định nêu tại Điều 27 LKC.
  10. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn. Tức là bạn cũng đồng ý các doanh nghiệp sau khi CPH sẽ trở thành công ty đại chúng?
    Đoạn ở trên bạn nói mình có ý kiến như này:
    Đúng là các doanh nghiệp CHP khi phát hành CP ra công chúng không phải đăng ký với UBCK theo Điều 13.2 (đăng ký ở đây là đăng ký để xin phép được phát hành). Tuy nhiên một khi đã phát hành xong và trở thành công ty đại chúng thì đương nhiên sẽ phải tuân thủ các điều kiện chung của công ty đại chúng, tức là công bố thông thin, đăng ký và lưu ký CP tập trung... Mình không thấy có quy định nào là chỉ khi các công ty đại chúng có vốn 10tỷ hay có trên 100 cổ đông thì mới phải tuân thủ các điều kiện này.

Chia sẻ trang này