1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có sự sống ngoài Trái Đất không ?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi bonze1, 28/03/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bonze1

    bonze1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Có sự sống ngoài Trái Đất không ?

    MINH CHI
    (Học viện Phật Giáo Việt Nam)

    Chúng ta tưởng tượng dải Ngân hà là tinh vân trong đó có hệ Mặt trời và Trái đất, Thiên văn học hiện đại đã phát hiện là trong vũ trụ mênh mông mà thiên văn học quan sát được có tới 100 tỷ tinh vân, tức là 100 nghìn triệu tinh vân. Và mỗi tinh vân có tới 100 tỷ vì sao, trong đó mỗi một vì sao là một mặt trời với khoảng 10 hành tinh xoay chung quanh. Như vậy, thì chỉ riêng trong phần vũ trụ mà thiên văn học hiện đại có thể quan sát được, phải có tới 100.000 tỷ tỷ hành tinh, tức là con số 1023. Ai dám nói, trong số hành tinh đó chỉ có Trái đất chúng ta là có sự sống mà thôi. Một giả định vô lý cực kỳ!

    Cho nên tôi tin là trong số tỷ tỷ hành tinh đó, có nhiều hành tinh không những có sự sống, thậm chí có những hình thái sống cao cấp hơn loài người rất nhiều. Hơn nữa, loài người đâu có phải là loại sinh vật thượng đẳng gì cho cam! Một loài người đã và đang làn sát nhau không thương tiếc!

    Cách đây 50 năm, nhà Vậl lý học nước Ý là Enrico Fermi, giải thưởng Nobel Vật lý và là bạn của Einstein đã đặt câu hỏi:
    ?oNếu họ tồn tại thì tại sao họ chưa có mặt ở đây??
    Họ ở đây là những sinh vật thông minh, sống ở ngoài Trái đất. Câu nói đó được gọi là câu trái thường của Ferni (paradoxe de Fermi). Fermi lập luận: ?oNếu sự sống thông minh có mặt phổ biến trong vũ trụ thì phải có nhiều nền văn minh tồn tại hàng triệu năm trước chúng ta, và nhất định là những nền văn minh đó đã có những phương liện giao thông liên lạc, cho phép họ liên lạc với chúng ta, nhưng vì sao họ không đến, vì sao họ im tiếng?? Tôi sẽ trở lại câu trái thường này của Fermi vào cuối bài.

    Tất nhiên, sự sống không thể chỉ tồn tại đơn độc trên Trái đất vô cùng nhỏ bé này và tuyệt đối vắng mặt trên hàng tỷ tỷ hành tinh khác trong vũ trụ bao la, ngay chỉ kể phần vũ trụ mà thiên văn học hiện đại quan sát được. Đồng thời, cũng phải thừa nhận là sự sống chỉ xuất hiện trong hoàn cảnh nhất định với những điều kiện nhất định. Đó là hoàn cảnh và điều kìện hiện hữu lại Trái đất này, cách đây 4 tỷ năm. Các tác giả cuốn sách ?oRare Earth?" Why Complex life is uncommon in the universe. Nhà xuất bản Coperbicus 2000? (Trái đất là hiếm có?"Vì sao sự sống phức tạp là không bình thường trong vũ trụ?) là Donald Brownde, một nhà vậl lý thiên văn và Peter Ward, nhà cổ sinh vật học đã phân tích những điều kiện đặc biệt của sự kiện sự sống xuất hiện trên Trái đất như sau:
    Sự sống đòi hỏi điều kiện ổn định, và những điều kiện môi trường khá đặc biệt như sau.
    ?" Một Mặt trăng với kích thước vừa phải, ở độ xa vừa phải so với Trái đất để đảm bảo một sự quay vòng và độ nghiêng ổn định của Trái đất.
    ?" Một hành tinh lớn là sao Mộc (Jupiier) để hấp dẫn vào bản thân nó hầu hết các thiên thạch và sao chổi, và như vậy tránh cho Trái đất khỏi những va chạm tai hại.
    ?" Một Trái đất không gần quá mà cũng không quá xa so với Mặt trời, nếu không thì nước trên Trái đất sẽ đóng băng vĩh cửu (nếu quá xa), hoặc sẽ bốc hơi mãi (nếu quá gần).
    ?" Mặt trời có vị trí vừa đúng trong tinh vân dải Ngân hà .
    ?" Những yếu tố hóa học có tầm quan trọng lớn đối với sự sống, không nhiều quá cũng không ít quá như oxy, carbon v.v...


    Những tiếng nói khác lạc quan hơn
    Tuy nhiên, cũng có những tiếng nói lạc quan, mặc dù chưa thật dứt khoát. Thí dụ, trong cuốn ?oPhải chăng chúng ta cô độc trong vũ trụ?? (Sommes nous seuls dans l''''universe), tác giả Hubert Reeves cho rằng, nếu các quy luật vật lý đều tồn tại khắp nơi trong vũ trụ, trên bình diện vi mô như các nguyên tử oxy và carbon v.v... cũng như trên bình diện vĩ mô như các tinh vân và các hệ tinh vân, thì tại sao trên bình diện trung gian, các phân tử, các tế bào và sự sống lại không thể tồn tại ở nhiều nơi trong vũ trụ?... Tuy tác giả đặt câu hỏi mà không trả lời, thế nhưng như vậy cũng là đủ để cho chúng ta suy tư thêm về lời khẳng định của đạo Phật là không những có sự sống ở ngoài Trál đất, mà có những hình thái sống cao cấp hơn loài người rất nhiều, mà sách Phật gọi chung là loài Trời. Kinh Hoa Nghiêm, một trong những kinh điển Đại thừa nổi tiếng, trong phẩm ?oSự hình thành của các thế giới?, còn nói tới số thế giới nhiều như biển, gọi là biển thế giới v.v...

    Nhưng hãy khoan, chúng ta hãy nól về quan điểm của nhà thiên văn sinh vật học (Astrobiologist), người Anh, ông David Darling, trong cuốn sách ?oLife everywhere? (Sự sống, khắp mọi nơi). Ông viết: ?oNhững dấu hiệu của sự sống xuất hiện trên Trái đất vào khoảng 3,8 tỷ năm trước đây trên cơ sở những yếu tố cơ bản như nước ở thể lỏng, một vài nguồn năng lượng và chất hữu cơ. Vào thời ông Darwin, người ta tưởng rằng sự sống xuất hiện đầu tiên trên mặt biển hay hồ, trong một bối cảnh nóng và có mặt trời chiếu sáng. Nhưng bây giờ người ta lại nghĩ rằng sự sống có thể xuất hiện ở dưới lòng đất hay dưới đáy biển. Ðiều kiện này không phải hiếm ở các hành tinh ngoài Trái đất. Hơn nữa, các hành tinh thường va chạm với các loại thiên thạch và bụi sao chổi. Những thiên thạch này là tàn dư của quá trình hình thành các hành tinh. Chúng mang theo mình những chất hữu cơ; trong một số các thiên thạch, người ta phát hiện các chất axít amin, là thành phần tạo ra chất hữu cơ. Trong các đám mây trôi giữa các vì sao, người ta cũng phát hiện ra acid amin. Như vậy là các chất hữu cơ tồn tại khá phổ biến trong vũ trụ bao la.

    Tuy nhiên, các hình thái sống có thể rất khác nhau từ hành tinh này sang hành tinh khác. Khi tiếp cận một vấn đề mới như thế này chúng ta phải có đầu óc cởi mở thay vì cứng nhắc giáo điều. Thí dụ, trên Trái đất, cơ sở của sự sống là chất carbon. Ở môt hành tinh khác, cơ sở đó có thể không là carbon mà là chất silicium chẳng hạn. Vì trên phương diện hóa học mà nói thì chất silicium rất gần gũi với carbon.

    ***

    Trong khi các nhà khoa học phương Tây vào đầu thế kỷ XXI vẫn còn loay hoay nghiên cứu và tranh cãi là ngoài Trái đất ra, trong vũ trụ bao la có sinh vật hay không, có sự sống hay không, thì ngay từ khi Ðức Phật còn tại thế, Phật giáo đã có khái niệm tam thiên đại thiên thế giới với số nhiều không kể xiết các cõi sống tồn tại ở ngoài Trái đất. Một tiểu thế giới, tức một thế giới nhỏ, theo các nhà Phật học, là một hệ Mặt trời, trong đó có Trái đất. Một ngàn thế giới nhỏ tạo thành một Trung thiên thế giới, và 1000 Trung thiên thế giới tạo thành một Đại thiên thế giới... Và khái niệm tam thiên đại thiên thế giới sẽ bao gồm một con số không kể xiết mặt trời và hành tinh, và mỗi hành tinh có thể là một cõi sống ngoài Trái đất.

    Hơn nữa, sách Phật xem cõi sống trong Dục giới, tức là cõi sống còn có lòng dục nam nữ. Nhưng trên cõi Dục giới còn có cõi Sắc giới, bao gồm những cõi sống không còn có lòng dục với những sinh vật không phải là nam hay nữ. Chúng sanh ở đây, thường xuyên ở trong định và có thọ mạng rất lâu dài.

    Rồi trên cõi Sắc giới, lại còn có cõi Vô sắc giới với những chúng sanh có cuộc sống tinh thần thuần túy, và không còn có sắc thân nữa.

    Ngay trong phạm vi của Dục giới, vượt hẳn lên trên cõi người, còn có sáu cõi Trời tuy vẫn còn có lòng dục, có nam nữ, nhưng cuộc sống ở đây sung sướng hơn, đầy đủ hơn cõi sống người rất nhiều.

    Chỉ phác qua vài nét như vậy thôi, đủ biết vũ trụ quan của Phật giáo chấp nhận ngoài cõi sống của loài người ra, còn có rất nhiều cõi sống khác cao cấp hơn cõi sống loài người rất nhiều. Nếu chúng ta đọc kinh Hoa Nghiêm, một trong những kinh Ðại thừa rất quan trọng, ở chương ?oSự hình thành các thế giới?, chúng ta sẽ biết đạo Phật nói tới không phải một thế giới, mà là nói tới biển thế giới, với số thế giới nhiều vô tận. Ngay từ năm 70, rồi 167, sau đó đến giữa các năm 695 và 704 sau TL, ở Trung Quốc xuất hiện những bản Hán dịch của kinh Hoa Nghiêm rồi, lúc đầu là những bản dịch chưa hoàn chỉnh sau đó, với dịch giả Siksanada, chúng ta cuối cùng đã có được một bản Hán dịch hoàn chỉnh dưới tnều đại hoàng hậu Võ Tắc Thiên.

    Trong khi đó thì mãi tới thế kỷ XV, ở Châu Âu, nhà thiên văn người Ba Lan, Copernic mới khẳng định Trái đất xoay xung quanh Mặt trời, và mãi đến nay các nhà khoa học phương Tây vẫn còn bàn cãi về vấn đề ngoài Trái đất, có sự sống hay không?

    Vì vậy mà chúng ta nói, từ hàng nghìn năm nay Phật giáo có một vũ trụ quan?"đứng về mặt quan niệm mà nói, tiến bộ hơn vũ trụ quan của các nhà khoa học thiên văn hiện nay rất nhiều. Tuy rằng, Phật giáo không có những viễn vọng kính khổng lồ, nhưng phải chăng ngoài con mắt thịt, các bậc Thánh của đạo Phật còn có những con mắt khác như Thiên nhãn, Tuệ nhãn, Pháp nhãn và Phật nhãn, tức là các con mắt của loài Trời, của chính pháp, của trí tuệ và cuối cùng, hoàn thiện hơn tất cả là con mắt của chư Phật?

    Bây giờ tôi xin trả lời câu hỏi trái thường của nhà vật lý học Ý Fermi: ?oNếu họ tồn tại thì tại sao họ chưa có mặt ở đây??. Câu trả lời của tôi rất bình thường. Nếu chúng ta là những nhà du lịch vũ trụ thì chúng ta sẽ chọn hành tinh nào để đến thăm? Chúng ta có nên chọn hành tinh Trái đất, khi mà ở đây loài người tàn sát nhau không thương tiếc, đối đãi với nhau không phải bằng tình thương mà bằng hận thù, ganh tị, môi trường lại bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chúng ta nên đi thăm Trái đất hay là nên đi thăm một hành tinh khác. Câu trả lời bình thường của tôi là như vậy. Trước khi muốn người các hành tinh khác đến thăm Trái đất, chúng ta hãy chung sức chung lòng làm cho Trái đất tốt đẹp hơn./.

    Phụ chú:
    Tinh vân Ngân hà là tinh vân trong đó có hệ Mặt trời. Nhưng Mặt trời chỉ là một ngôi sao nhỏ nằm giữa hàng tỷ ngôi sao khác của tinh vân giải Ngân hà. Và bản thân tinh vân dải Ngân hà cũng chỉ là một trong hàng trăm tỷ tinh vân của vũ trụ mà thiên văn học hiện đại quan sát được.
    Như vậy để chúng ta có một ý niệm đúng đắn hơn về sự bé nhỏ của Trái đất chúng ta, của bản thân con người chúng ta nữa.

    (Bài này được đăng trong tuần báo Giác ngộ số 134 [Vu Lan] 2002)
  2. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Những lời dạy của Như Lai ko thể chấp, ko thể nắm bắt và cũng ko thể nghĩ bàn. Vì sao? Vì mọi lời dạy của Như Lai về những điều hư huyễn ko thật để phá bỏ những hư huyễn đó, nên tự nó ko phải thực cũng ko phải hư. Đó là chưa nói đến thực ra Như Lai ko "hề giảng một pháp nào" (kinh Kim Cương). Vì sao? Vì các thánh nhân xuất hiện trên cơ sở vô vi, và giảng pháp mà ko hề giảng pháp, thế mới được gọi là "thực" giảng pháp!
  3. giacnamkha

    giacnamkha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
    Sống tức là tranh đấu, ở nơi đâu mà chẳng có đấu tranh. Không thể nói rằng Trái Đất là nơi không tốt đẹp còn nơi xa xôi ngoài kia là thiên đường, không có hận thù, chém giết. Họ chưa đến đây là bởi có nhiều nơi khác gần họ hơn có sự sống phát triển như Trái Đất hay nói theo nhà Phật là họ và người Trái Đất chưa có duyên với nhau.
    Batkhatunghi dường như đã ngộ đạo và đắc đạo...Tiền bối có thể khai thông tuệ nhãn cho vãn bối được chăng?
  4. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Khi nói đến nguyên lý cao nhất thì Phật giáo và Đạo Lão giống nhau quá. Khi tinh thần đạt đến vô vi, ko có ý niệm thì sẽ vượt qua được vòng sinh tử. Ko có ý niệm về mình, ko có ý niệm về Phật, ko có ý niệm về chúng sinh, ko có ý niệm về pháp, ko có ý niệm về phi pháp... hoàn toàn thuận theo tự nhiên mà ko có một ràng buộc nào cả. Vũ trụ ko có diểm khởi đầu, ko có điểm kết thúc mọi sự vật hiện tượng xảy ra đều là do sự kết hợp nhân duyên tương ứng. Muốn vượt ra khỏi vòng sinh tử tức là ko gieo nhân thì sẽ ko gặp quả chỉ có cách thuận theo vũ trụ. Tư tưởng của Phật giáo và Đạo Lão là như vậy còn các tôn giáo khác thì sao nhỉ?
    Được nhimxu1982 sửa chữa / chuyển vào 20:26 ngày 28/03/2008
  5. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Ngươi đừng cho rằng có cái vãn bối nào (cái Tôi), cũng đừng phân biệt tiền bối và vãn bối (hòa đồng, hợp nhất với vạn vật), như thế cũng chẳng còn phải làm gì để khai thông (rũ bỏ mọi ràng buộc và mục đích). Như thế là khai thông rồi đấy!
  6. bonze1

    bonze1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0

    Theo mình, mọi sự vật, hiện tượng, kể cả vũ trụ này đều tuân theo quy luật Thành-Trụ-Hoại-Diệt
    Khi cái nào trở thành ko tốt đến 1 mức độ nào đó, sẽ rơi vào thời kỳ cuối của chu kỳ trên.
    Thân ái!
  7. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Thành, trụ, hoại, diệt cũng chỉ là sự kết hợp của các nhân duyên tương ứng. Vũ trụ mang tính không. Đã không có sinh thì làm sao có diệt.
    Nếu bạn biết điểm khới đầu của vũ trụ thì mới hi vọng tìm thấy điểm kết thúc. Thành, trụ hoại, diệt chỉ là một vòng luân hồi trong bánh xe vũ trụ. Nó quay mãi quay mãi mà ko bao giờ ngừng
  8. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Chư Phật đã dạy: Thực tại thì ko phải là thực tại. Vì những gì mà chúng ta biết về thực tại chẳng phải là thực tại tự nó, mà chỉ là những gì do chúng ta áp đặt trước đó.
    Thực tại thì ko thể nói về và cũng ko thể được nắm bắt hay ko được nắm bắt!
  9. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Cũng hiểu điều này nhưng khi giải quyết vấn đề ta phải dùng phương tiện (kiến thức, ngôn ngữ...). Tất cả đều là giả tạm nhưng vẫn phải nói, phải dùng. Tất cả lời dạy của Phật đều là hư nhưng Phật vẫn giảng pháp để độ chúng sinh. Phật giảng pháp nhưng ko có ý niệm về Phật, ko có ý niệm về chúng sinh, ko có ý niệm về pháp, ko có ý niệm về mục đích, ko có ý niệm về phương tiện...Vẫn chấp vào lời Phật dạy tức là còn chấp Phật, còn chấp pháp...
    Được nhimxu1982 sửa chữa / chuyển vào 15:44 ngày 29/03/2008
  10. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Chấp tự nó là Không, nên chấp Phật cũng giống như chấp ko chấp Phật hay chấp ko chấp về chấp Phật!

Chia sẻ trang này