1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có thật sự là Mỹ tệ như thế không????

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi nguoiradikhongve, 04/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TrieuTien

    TrieuTien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Tôi có bản tiếng Anh và website nói về nó đây bác ạ ! Mong là bác không bị firewall khi vào nó .
    http://www.geocities.com/Pentagon/Camp/7624/iraq.htm

    Soldiers Killed: 20,000-30,000
    Tanks Lost: 3,847
    Artillery Lost: 2,917
    Armored Personal Carriers Lost: 1,450
    Helicopters Lost: 7
    Aircraft Lost on the Ground: 141
    Aircraft Lost in the Air: 43
    The initial airstrikes stunned the Iraqi Armed Forces and the Coalition seized the initiative. Within days the Coalition enjoyed air superiority over Iraq. Iraq had hundreds of bunkers made to protect their aircraft but those were easily penetrated by US smart bombs and thus left no place for Iraqi aircraft to hide. Sadam then sent his aircraft to Iran, by wars end over 150 Iraqi aircraft would fly to Iran. Those aircraft remain there to this day, Iran views the weapons pay for the suffrage Iraq has caused the Iranian people during the Iran-Iraq War. Radar and communications towers were all taken out, it blinded the Iraqi forces who became sitting ducks. Before the ground campaign began, Iraqis troop strength was at 70% because of the airstrikes.
    The Casualties were enormous, thousands of Iraqis died and thus the Iraqi moral was very low. Iraqis were so scared of the US power that they surrendered to everything in site including helicopters, drones and even camera guys. I all the US took some 65,000 Iraqi prisoners with the rest of the allies taking another 20,000. Low estimates put the Iraqi death toll at 20,000-30,000 but the true estimate could be as high as 100,000. What makes it hard to find out is that Iraqi soldiers killed were buried in their bunkers by their fellow soldiers and Iraq did not keep an accurate count of their dead. The biggest Turkey shoot of the war came as Iraqi troops were retreating from Kuwait. The incident is know as "The Highway to Hell". The retreating Iraqis were blocked of in the North, South and West. Their only escape route was Iran, which they chose not take. The Coalition Forces called in Air Support to wipe out the Iraqis, even B-52's came and bombed the column.
    For a detailed table on the Gulf Air War click here.
  2. TrieuTien

    TrieuTien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    quote-Antey2500 viết lúc 09:10 ngày 05/03/2003
    Các bác có thể xem qua quyển sách V Putin Ông là ai ? Ông này từng là tình báo và dỉ nhiên câu nói trong các tiệc mừng công của tình báo thường là : Chúng ta không có tiền để tổ chức nghiên cứu như bọn phương Tây nhưng chúng ta lại có thể lấy được nó dể dàng mà không phải tốn 1 xu
    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones[/red][blue] Albert Einstein
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Thì như tôi đã nói ở một bài bên trên rồi , kỹ thuật của Liên Xô có là do ăn cắp của Mỹ là chính , rồi về modified lại thêm và làm cho riêng mình , tôi không xem thường Liên Xô , nhưng một quốc gia nghèo , thiếu thốn tiền bạc như Liên Xô lúc đó để thực hiện các dự án nghiên cứu thì lấy cái gì để bảo rằng hơn Mỹ và Tây Phương ? Cái cách nhanh , gọn , nhẹ và rẻ nhất là đi ăn cắp kỹ thuật của Mỹ và Phương Tây . Nhất là kỹ thuật quốc phòng của Mỹ . Nếu bác nào ở Mỹ hay các nước Tây Phương trong thời gian chiến tranh lạnh thì chắc là vẫn còn nhớ những tin tức trên báo chí cho biết là tình báo Liên Xô và Trung Quốc luôn ngấm nghé và chuyên đi ăn cắp kỹ thuật của Mỹ . Chán vật , chỉ có các chú trên ttvnonline nầy là vẫn còn khen lấy khen để đàn anh Liên Xô thôi .
    Được trieutien sửa chữa / chuyển vào 17:28 ngày 05/03/2003
  3. TenLuaVacvai

    TenLuaVacvai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2002
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    2
    Ấy dà....Bác này nói nghe chán "*****" !
    Ngày xưa Nga bị cái tụi Mu gia hít đin nó chơi cho trực thăng rơi còn hơn lá mùa thu ấy chớ.....Nhưng vì nó có Mỹ cung cấp vô tư, các chú cứ bắn, hết anh lại cho ( nói nghiêm túc thì cái món TenluaVacvai thằng Mỹ cung cấp hồi đó xài khá quá)
    Bây giwò em thử hỏi bác, tình hình thế giới giả sử như cái hồi cold war, phe đối lập thân Nga ở Afghanistan lại được chế độ : cứ gặp thằng Mẽo nào là chơi bm nó ngay, hết đạn tao cho, em nghĩ Mẽo cũng cút sớm thôi..........
    Em sinh ra tẽn tò khi chúng ta đã hoà bình hoàn toàn ( ko phải là cựu chiến binh rồi), nhà em cũng không có liệt sĩ chống Mỹ, nhưng nói thật nhé : EM KHÔNG ƯA MỸ. Mặc dù vậy, phải công nhận hiện nay vũ khí công nghệ cao và ứng dụng rộng rãi trên thế giới là Mỹ SỐ 1. Mỹ sở dĩ không có đối thủ khoảng 10 năm nay là do có sức mạnh kinh tế và chính trị thôi, chứ nếu KT và CT ở vào thế cù nhầy như trước, tức là các nước mà Mỹ đánh đều có hậu thuẫnnhư thời trước là quân Mỹ toi ngay.....vũ khí không quyết định bằng con người, quân viễn chinh không thể bằng được quân bản xứ.............
    Bản chất CT quyết định tới tính chất quân đội và tất nhiên là tính chất vũ khí.B/c quân đội Nỹ là xâm lược nên vũ khí tấn công mạnh.......b/c quân đội LX, nay là Nga là phòng thủ, chống xâm nên vũ khí phục vụ phòng thủ tốt ; Quân đội Mỹ là lính nhà nghề, vũ khí chủ yếu phục vụ cho kẻ bắn giết chuyên nghiệp ăn lương, còn vũ khí Nga hướng vào những thường dân cầm súng ( AK và AR15 đó)
    ĐẤT NƯỚC TÔI.....SÁNG CHẮN BÃO GIÔNG,CHIỀU NGĂN NẮNG LỬA.....
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    To trieutien
    Iran là cựu thù của Mỹ trong vụ giam gữi con tin 444 ngày năm 1979-1980 nhưng là khách hàng của Nga hiện nay
    to vn_pride
    Mĩ có tệ như thế hay không chỉ cần suy nghĩ một chút là thấy ngay. Hiện nay nước nào có nền KHKT tiến bộ nhất thế giới ? Ai là người chiến thắng trong chiến tranh lạnh ? Nước nào giàu nhất thế giới
    hanoi11
    Nói gì thì nói tớ vẫn nghêng về vũ khí Mỹ hơn. Công nghệ vũ khí ngày nay đều mang ứng dụng công nghệ tin học rất nhiều. Nga làm sao mà bì kịp được với Mỹ ở khả năng này.
    Tớ nói điều này xin các Bác ủng hộ vũ khí Nga đừng giận. Các bác có biết Nga đã hao người tốn của như thế nào khi vác quân trục năm trời vào Afghanistan mà không làm nên cơm cháo gì ko? Máy bay của Nga bị rơi như lá vàng mùa thu. Còn Mỹ cần thời gian là bao lâu để giải quyết xong vấn đề nhỉ?
    Các Bác có biết chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới bị Mig29 hạ là loại nào không? Rất tiếc lại là một chiếc Mig khác. Do hệ thống điện tử quá kém nên viên phi công Irag đã bắn vào đồng đội của mình.
    -----------------------------------------------------------------------
    Em không coi trăng Mĩ méo hay tròn, Mĩ có một nhược điểm rất lớn.
    Thưa các bác, các bác hỏi súng Mĩ có tệ như thế không. tất cả những nhà QS và em đều bảo có. Người Mĩ cũng bảo có.
    Các bảo Mĩ giầu nhất thế giới, em bảo đúng, một công ty trung bình của họ bằng cả chúng ta.
    Các bác bảo KHKT Mĩ mạnh nhất thế giới, hi hi hi em bảo không.
    Tất cả những điều đó đều có một nguyên nhân: ở Mĩ, ngoài hàng hoá ra không còn gì tồn tại. Mà Vũ khí và KHKT không phải là hàng hoá.
    Vụ Iran: Mĩ và Nga hồi đó đều hạn chế buôn bán vũ khí với nước này-> họ tìm vũ khí khắp nơi. Nga, là đồng minh của Iraq thời đó nên đã thua Mĩ (thời sau) trong việc bán vũ khí cho Iran, nhưng bây giờ thì ngược lại.
    Apganistan, nói bằng cách so sánh của bác: Nga không tốn công như Mĩ đâu, cả chiến dịch chỉ có một ngày. Mĩ tốn công như vậy nhưng liệu lập được chính phủ thân Mĩ không, và ở lại đó không. Mĩ đã quá sai lầm khi ủng hộ các nhóm phiến loạn, họ không dám vác mặt đến đó được (đó là nguyên ngân viêc CIA kém vế gần đây).
    Mĩ không thể tập trung các nhà bác học (được tuyển chọn từ bé qua từng cấp) vào các viện nghiên cứu và cấp cho họ gần vài chục phần trăm ngân sách quốc gia được. Gần đây, không thể lại được nước Nga đã suy yếu người Mĩ học Nga cách tập trung nghiên cữu Vũ khí. Hệ máy bay X, FCS, FMBT là các ví dụ. Nhưng còn lâu Mĩ mới đến thời kỳ từ tập trung thiết kế các sản phẩm cụ thể đến xây dựng các viện nghiên cứu chuyên ngành (ví dụ như Paton em nói đó, chỉ về Flasma, viện Truyền âm Iacut, VVVV). Đơn giản: người Mĩ sẽ không trả lời được câu hỏi: các viện đó làm ra bao nhiêu. Các bác có biết, khi người Nga co những bí mật của họ lại, cả thế giới dừng chương trình nhiệt hạch điều khiển được không. Công nghệ gốm, cực kỳ quan trọng trong vuc khí (tàng hình, chịu nhiệt, chịu hoá chất) Nga vẫn giữ kín.
    Em lại lấy ví dụ nữa về súng Mĩ: các thiết giáp hạm. Đó là những cỗ xe tăng trên biển, với 9 khẩu 450mm nòng trơn(em và các bác chui vào ngủ được) bố trí trên 3 ụ pháo. Vỏ từ 200mm-700mm. Trong ww1 và chiến trang Mĩ-Tây Ban Nha, trở thành loại tầu đối kháng vô cùng hiệu quả. Nó bắn vỡ tan các tầu khác khi đối phương chưa đến đủ tầm bắn. Sau ww1 máy bay trở nên hữu dụng->Nhật và Mĩ đều phát triển tầu sân bay. Nhưng Nhật thì tình hình kinh tế, kỹ thật tồi tệ hơn Mĩ nhiều. Từ những năm 30, tầu sân bay của Nhật vô địch thế giới (cả số lượng, chiều dài đường băng, trọng tải, số máy bay). Tại sao: Những công ty bán thiết giáp hạm Mĩ không thể nhường mối hàng cho tầu sân bay. Kết quả: ww2, Mĩ và Nhật có thể chia làm ba giai đoạn.
    1: Ba trận đánh cảng Ngọc Trai, Midleway, cuộc tập kích Tôkyoo bằng B25.
    2: Các chiến hạm giằng co nhau trên biển, Nhật bị bao vây.
    3: Các cuộc ném bom và đổ bộ Ôkynawa.
    Trong giai đoạn đầu, chỉ có Midleway là Mĩ thắng (không rõ ràng lắm), còn bị Nhât đánh te tua. Người Mĩ 50 năm qua tránh nói: ta sai. Họ đổ cho quân Nhật tấn công bất ngờ vào Ngọc Trai. Nhưng các nhà QS Mĩ thừa biết: hôm đó, ba tầu sân bay đi tập trận vắng. Giả sử quân Nhật đỗ lại ở vị trí tấn công và thông báo với Mĩ: ê mẽo! chúng ta quyết một trận, thì tình hình không có gì thay đổi. Súng phòng không 7.62mm và 7.9mm thì đã ít lại vô dụng. Pháo khủng khiếp của thiết giáp hạm không thể bắn tới tầu sân bay, vỏ giáp của thiết giáp hạm chỉ chống được đại bác cỡ lớn chứ sao chống được bom và ngư lôi. Súng Mĩ đó các bác. Việc mà ai cũng nhìn thấy thì QĐ Mĩ giả vờ không nhìn thấy.
    Tiếp theo, xem cơ cấu tăng Mĩ ww2 thì thấy: các công ty làm quân đội Mĩ choáng về quảng cáo: pháo to, xe có nhiều phiên bản (diesel+xăng), giáp dầy. Nhưng số lượng xe chiến đấu
    thật sự được bao nhiêu. May cho Mĩ: không xảy ra các cuộc đấu tăng. Em lấy ví dụ, chiếc tăng oai nhất Mĩ hồi đó: T28. Nó có 8 người lái, nặng 100 tấn, pháo 105mm nòng dài, vỏ giáp dầy. Dưng mà nó không thể bắn thủng xe đối phương được, phải chờ đối phương bắn thủng. Đơn giản: cổ nó cứng, không thể lúc lắc thoải mái cái nòng khiếp vía của nó được. Sau này, người ta cho nó về tuyến sau, bắn cầu vồng, đổi tên là pháo tự hành T95. Kém về tăng, Mĩ sản xuất ồ ạt và viện trợ cho Anh: xe khu trục. Đó là một thứ tăng tiết kiệm: một cái xe chở pháo 75mm nòng dài, kém tăng vỏ thép, bỏ súng phụ và tiện nghi tháp pháo. May cho Mĩ, tăng Đức bị 53 nghìn tăng T-54 Nga nghiền nhừ rồi.
    Mà các bác biết, vì trẻ con trong việc thiết kế tăng, cả lữ đoàn "tăng bơi" chết chìm không.
    Trước em đã nói với các bác về AK, ở Mĩ không thể có hiện tượng như thế được: các công ty bán tiểu liên không thể nhường mối hàng cho một ông thợ quèn.
    Vì tranh giành các hợp đồng nên nhiều khi QĐ Mĩ bị những cú hài hước, như cây viết của bác Antey2500 đó. Theo em được biết, tiền cung cấp cho chương trình đó là 12 triệu đô.
    Vũ khí vô dụng và được quảng cáo nhiều nhấy là quả bom nhiệt hạch đầu tiên. Em không nói chuyện người ta dùng nó để giết được bao nhiêu người rồi. Đó là một tháp bằng thép nặng hàng trăm tấn, cao 70 m (là cả một nhà máy làm mát). Không thể chở nó đến mục tiêu được và thuốc nổ của quả bom này chỉ thọ vài tháng. Trong khi đó, mấy năm sau, người Nga mới thử vụ nổ đầu tiên, một quả bom hữu dụng. có thể chở bằng máy bay, nặn 4 tấn, chu kỳ thuốc phân rã đến độ phải bỏ 12 năm.
    Trong khi người Mĩ cãi nhau: tao tốt mày dở thì các viện nghiên cứu cơ bản Nga tiến lên không ngừng. Công nghệ flasma (hàn cắt ở bất cứ đâu) đưa không quân Nga tiến vọt (WW2, máy bay Nga rất .......phở), tiếp theo là tầu vũ trụ và trạm. Còn nhớ trong triển lãm hàng không ở Nhật, người ta phì cười khi thấy Nga làm vỏ máy bay: không bắt ốc lại hàn (các bác xem xác máy bay Mĩ mà xem, tưởng Nga cũng hàn như Mĩ). Bây giờ không biết người Mĩ nghĩ gì về chuyện đó, khi hàng chục năm sau họ mới hàn được như vậy.
    Các nhà chính trịnh Nga cũng hay xen vào việc của các nhà bác học Nga: di truền thời Khơ rút sốp và IT thời Brê giơ nhép đã đưa Nga đến thảm hoạ
    Bạn nào nói về một thứ tầu ngầm có đệm không khí đó: tên chữ nó là siêu bọt. Khi một vật chuyển động trong lòng nước, nó tạo thành một bọt. Khi tốc độ đủ lớn và hình dáng thích hợp bọt to đủ để bao trùm vật chuyển động. Điều đó làm vật thể có tốc độ rất cao (quả ngư lôi nổ ở tầu Cuôxcơ đó). Nga chưa thông báo làm tầu ngầm loại này nhưng ngư lôi thì khối. Đến bây giờ, Mĩ chỉ tạo được một hiệu ứng tương tự trong phòng thí nghiệm.
    Các bác bit tại sao nòng súng Nga tốt không: trừ lớp chống mài trong cùng, cái khối chịu lực đó được tôi nhiều lần, tốc độ làm nòng và lạnh được máy tính điện tử tính toán->một khối thép duy nhất trở thành nhiều lớp có tính chất khác nhau.
    Gần đây, các bác bảo kỹ thuật máy tính Mĩ phát triển. Em chưa nói chuyện máy tính trong vũ khí rất khác. Người Mĩ chỉ nắm thiết kế phần mềm và phần cứng (bố trí các transitor). Còn công nghệ sản xuất linh kiện là của các nước phương Đông, họ nhất định không chịu nhả. Chính vì thế: các bác thấy Mĩ rất ủng hộ hoà bình ở Tây Thái Bình Dương. Nga, Nhật và các nước khác không vì thế mà kém tên lửa hay tầu vũ trụ. Và cũng không vì thế, Đài Loan hay Đức kém về tự động hoá. Còn Nhật thì khỏi phải bàn. Em đã kể với các bác hàng năm, Mĩ phải mua siêu máy tính của hãng Nec (sản xuất ở Nhật). Còn Mĩ, công nghiệp máy tính Mĩ bắt buộc phải đuổi theo quy luật more, nếu không thì bị phương Đông lấn.
    Sai lầm về IT đang được sửa chữa, lớp trẻ Nga đứng hàng đầu về VHDL và software
    Vũ khí của Mĩ đắt nhưng hiệu quả , chính xác và có lẽ tốn ít về mặt nhiên liệu hơn của Nga , chả cần nói đâu xa 1 viên đạn 5.56mm và 1 viên đạn 7.62 viên nào tốn tiền hơn
    Hì Hì Hì Hì
    Người Nga đang chi hàng tỷ đô để AK chuyển từ 7.62mm đến 5.56mm. Không phải để tiết kiệm như Mĩ đâu bạn ạ.
    Vũ khí không phải là hàng hoá, khẩu AK tốt là vì:
    -Rất thích hợp với bộ binh, điều đó đạt được qua tính toán và kinh nghiệm chiến đấu, tốc độ bắn, khối lượng, hình dáng súng đều cân nhắt kỹ. Đạn không đáng bao, nhưng người lính hết đạn thì ớn wá.
    -Khi anh có nền công nghiệp lớn, anh sản xuất AK đắt tiền cho QĐ anh (nhỏ, nhẹ, gọn, bền, nhiều phụ tùng loại này đắt ghê lắm). Khi đó AK gọn nhỏ nhẹ hơn AR15 nhiều. Còn khi anh yếu, anh tìm hợp kim cho nó dễ thôi.
    -Thiết kế đơn giản(nạp đạn, nổ đạn chỉ có 3 khối, so vơi 5-6 khối súng khác), gọn ít hỏng.
    Điều đó không thể có ở Mĩ: đã là hàng quan trọng thì phải đắt tiền.
    Gần đây, trên thế gới nhiều nguồn vũ khí Nga. Nhiều con ngáo ộp cứ tưởng mua kiếm về là tẩn nhau được, như là chơi 12sq. Khi QĐ thích hợp với vũ khí, nguồn hàng tốt thì súng Nga nổi tiếng bền, ổn định: các bác đã xem thay động cơ Mig 21 chưa. Hai ông bắc thang đẩy đẩy, đẩy không được đấm, thế là xong.
  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Năm 74 người Nga đã sx loại AK MS, bắn đạn 5,45mm.
    Về AK47 và AR15, xin kể 1 chi tiết nhỏ và xin phép không bình luận : bố em kể hồi trong nam lính ta khoái dùng cả AK47 và AR15, AK47 nặng hơn nhưng khi đánh nhau thì không chê vào đâu được, còn AR15 hay hóc nhưng được cái nhẹ và bắn gà rừng với sóc thì là số 1 !
    KCVQNBHSCTQ
  6. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ chưa là cường quốc quân sự. Chỉ có phát triển hải quân, còn lục quân vẫn kém xa các cường quốc khác nhất là về khoản xe pháo! Còn việc chậm thay đổi sang hàng không mẫu hạm thì không rõ bao nhiêu phần là do các công ty thương mại, nhưng thường việc coi thường tiến bộ trong kỹ thuật quân sự có thể thấy nhiều nơi chứ không chỉ ở Mỹ. Vd trước đây có tướng coi thường đại bác, không buồn tránh. Khi máy bay mới xuất hiện thời thế chiến thứ nhất thì cũng có tướng không buồn đi xuống hầm trú ẩn.
    Chuyện sùng bái thiết giáp hạm có lẽ bắt đầu từ trận Jutland giữa Anh và Đức, khi nhiều tàu bọc giáp nhẹ của 2 bên bị chìm
    vì không chịu nổi đạn đại pháo cực lớn. Chỉ sau trận Trân Châu Cảng người ta mới thấy rõ vai trò của không quân trong chiến tranh trên biển, còn trước đó cũng chưa có nhiều dịp để các đô đốc mở mắt! Ngay cả chiến hạm Nhật Yamato thuộc loại lớn nhất thế giới cũng được đánh giá là đáng ra nên chuyển sang làm hàng không mẫu hạm. Vì tuy có súng cực lớn nhưng chỉ bắn được 1 dịp duy nhất còn lại chỉ có súng phòng không là làm việc cật lực nhưng vẫn không tránh khỏi số phận cuối cùng khi bị một đàn máy bay Mỹ bu lại đánh.
  7. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Nhân nói về vũ khí 2 bên (so sánh thôi chứ mỗi bên có mục đích khác nhau), trong chiến tranh Việt Nam, ngoài khẩu AK vượt qua đối phương ra, pháo tầm xa 130 ly của LX thường đánh thắng pháo Mỹ của VNCH. Vì pháo VNCH chủ yếu gồm pháo nòng ngắn 105ly và 155ly không đủ tầm bắn tới, còn pháo 175 ly "vua chiến trường" thì số lượng rất ít, bắn ra 1 phát thì bị bắn lại 10 phát. Thế là các anh lính VNCH bèn trốn chui trốn nhủi dưới hầm mỗi khi phải đấu pháo!
  8. TrieuTien

    TrieuTien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Chú có biết pháo 155mm và pháo 175mm mục đích của Mỹ và VNCH dùng để làm gì trong chiến tranh VN không ? nếu chú không có hiểu biết về nó thì chớ nên nói tầm bậy chỉ tổ làm cho người ta cười cho .
    còn pháo 175 ly "vua chiến trường" thì số lượng rất ít, bắn ra 1 phát thì bị bắn lại 10 phát. VC trong chiến tranh VN đâu có khả năng làm chuyện nầy . Chuyện nầy chỉ có pháo binh Mỹ mới có khả năng bắn trả lại VC mỗi lần VC pháo kích vào thành phố mà thôi .
    Nhắc bác Triều Tiên cẩn thận về ngôn từ của mình ,không thể chỉ dùng từ VC một cách hằn học như thế để chỉ về quân cách mạng của ta được
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 08:22 ngày 06/03/2003
  9. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Bác Cavalry đả nói rỏ là so thế thôi nhưng mục đích 2 bên khác nhau mà .
    Trên cái nhìn bên ngoài về sự quảng cáo và xuyên tạc của người Mỉ thì quả là Mỉ vô địch nhưng không phải vì khoa học kỉ thuật hay kỉ thuật quân sự .Đơn giản là họ không bao giờ nghiên cứu 1 thứ gì đó trong 1 tầm chiến lược lâu dài nếu nó không đẻ ra tiền trong chiến lược trước mắt.
    Trong bài phân tích về vủ trụ trog mục LX củ có tàu con thoi không tôi đả nói rỏ Mỉ thua thiệt như thế nào vì cái nhìn thiếu tầm chiến lược của mình và hiện giờ nếu họ tiếp tục có cái nhìn như thế thì chừng 10 năm nửa họ lại thua sút Nga hơn 20 về khoa học vủ trụ .
    Về vủ khí củng thế công nghệ BEC ,plasma và Tokamak do người LX nghiên cứu ra và thực ra dự án này ban đầu chỉ ngốn tiền chứ không làm ra tiền nhưng tận bây giờ người Nga ngày nay mới cảm ơn cha ông ngày trước đả để lại 3 món này cho mình.
    Còn về chuyện sao chép thì tôi đả nói rỏ đó là 1 tầm nhìn chiến lược của LX họ không nghiên cứu trùng với Phương Tây vì họ hoàn toàn có dư khả năng lấy được nó mà khỏi tốn tiền và thời gian nghiên cứu họ đi nghiên cứu riêng theo các bước chiến lược mà Phương Tây chưa nghỉ tới hoặc không nghỉ tới .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Ui da. em xin lỗi các bác bên Mĩ, các bác bảo bên Nga nhiều tình cảm. Nhưng em (không bít có phải do nhiều tình cảm không) thấy các bác chẳng có một lập luận cụ thể nào cả, đơn giản thôi, bên dùng súng Mĩ chỉ có Israel và bản thân Mĩ thắng chứ lấy đâu ra.
    Để em phân tích thêm một chút nhé, ví dụ về sự ưu việt của quảng cáo Mĩ:
    Trích bài bác TrieuTien
    Soldiers Killed: 20,000-30,000
    Tanks Lost: 3,847
    Artillery Lost: 2,917
    Armored Personal Carriers Lost: 1,450
    Helicopters Lost: 7
    Aircraft Lost on the Ground: 141
    Aircraft Lost in the Air 43
    Bài này bác lấy từ Lầu năm góc:
    http://www.geocities.com/Pentagon/Camp/7624/iraq.htm
    Đọc dòng đầu tiên Tanks Lost: 3,847 em tưởng tanks đây là kể cả xe pháo các loại (một số phân loại coi như thế), nhưng người Mĩ tham quá, họ kể công thêm Armored Personal Carriers Lost: 1,450.
    Ui cha, thế thì tanks đúng là xe tăng rùi. Không hỉu Mĩ có đủ ngần ấy tăng không. Iraq mà có ngần ấy tăng thì họ sang tận Newyork uýnh nhau chứ chả chơi.
    Còn Aircraft Lost in the Air 43 ôi chao, mấy ông tuyên truyền Lầu năm góc nhầm, thế thì Iraq thắng to chứ còn gì, khỏi mệt bênh Mig29 nữa he he he he.
    Em lại nói về pháo Mĩ. Trong chiến tranh đó, do sai lầm về chiến lược, người Mĩ không thể sử dụng chiến thuật cơ bản của pháo binh: lực lượng phân tán, hoả lực tập trung. Do pháo binh bắn thì khoẻ nhưng chạy rất tồi nên người ta phải tìm mọi cách che dấu lực lượng chống phản pháo(đây là chiến thuật chính quy, không phải du kích). Khi đối phương phương phân tán che dấu được lực lượng thì Mĩ và đồng minh bày các trận địa pháo ra khoe(học thuyết QS Mĩ không có điều đó chăng?). Trận đấu pháo tồi tệ nhất với Mĩ là ST: một căn cứ liên hoàn, sức phòng thủ mạnh nhất chiến trường,gọi là đấu trận này hơi oan, quân Mĩ không hề có chống trả hiệu quả(lúc xảy ra trận đánh là quân Mĩ chứ không phải đồng minh). Quân Mĩ và đồng minh trang bị nhiều pháo bắn thẳng nòng ngắn. Ở đâu cũng có quân nhân chân chính. Những pháo thủ của đồng minh đã chiến đấu đến giờ phút cuối(trên đường trốn chạy, những trực thăng cuối cùng quay cảnh bình minh: đoàn xe tăng đối phương lao vào mục tiêu cuối cùng trong mưa đạn pháo bắn thẳng, khi đó cấp chỉ huy các pháo thủ đã chạy trốn hay đầu hàng). Nhưng ý trên là của tư lệnh chiến trường Mĩ-Westmorland: Mĩ thua về chiến lược.
    Vì thế vua chiến trường (tự hành, 175mm, nòng dài 9 met) thì chỉ có ưu điểm là tự hành, nhưng quân Mĩ và đồnh minh lại cho vào công sự đặt cố định. Khi đó thì nó kém 132mm nòng dài của đối phương.
    Khi đối phương nã đạn vào các căn cứ trong thành phố, quân Mĩ không làm được gì vì phaó đối phương toàn là súng cối.

Chia sẻ trang này