1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có thật vậy không?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi khongquen25, 05/06/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    Có thật vậy không?

    Em đọc thông tin trên chuyên trang http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/kinhnghiem1/RPG29-hoa-thieu-co-xe-than-Merkava/20104/49279.aspx. Thấy bài viết xe tăng Merkava của Isarel bị thịt như điên bởi RPG-29 của Nga. Nguyên văn nó thế này:

    RPG-29 hoả thiêu "cỗ xe thần" Merkava

    Vũ khí chống tăng của Nga, đặc biệt là RPG-29, đã gây tổn thất nặng nề cho lực lượng xe tăng Merkava vốn được coi là vững chắc nhất thế giới trong cuộc chiến Israel-Libăng lần thứ hai. RPG-29 Vampir đã làm lãnh đạo Israel khiếp hãi và phá tan huyền thoại về loại tăng "tốt nhất" thế giới Merkava.

    Các chuyên gia quân sự Israel đã gióng chuông cảnh báo khi mà chỉ trong một tuần chiến sự ở Libăng, quân đội Israel đã mất ba chục xe tăng Merkava vốn được quảng cáo rùm beng là một trong những loại tăng được bảo vệ tốt nhất, trang bị thiết bị hiện đại nhất thế giới. Mức độ tổn thất đó là chưa từng có trong bất kỳ một chiến dịch nào của Israel ở Cận Đông.

    RPG-29 Vampir đã làm lãnh đạo Israel khiếp hãi khiến họ mất tin tưởng vào loại tăng "tốt nhất" thế giới Merkava. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Israel Amir Perez và Bộ trưởng An ninh nội địa Avi Dichter, xe tăng của họ đã bị các hệ thống tên lửa chống tăng hiện đại của Nga cung cấp cho Hezbollah tiêu diệt.

    Ý của họ là nói đến việc Hezbollah sử dụng các súng rocket chống tăng xách tay RPG-29 Vampir chống xe tăng Israel. Nga đã bác bỏ cáo buộc cung cấp các vũ khí này cho Hezbollah. Các vũ khí này có thể do các nước thứ ba mua được từ Nga cung cấp lại cho Hezbollah.

    Súng rocket chống tăng RPG-29 được phát triển và nhận vào trang bị vào cuối thập kỷ 1980. Đây là vũ khí trang bị cho tiểu đội bộ binh cơ giới để tiêu diệt tất cả các loại binh khí kỹ thuật bọc thép hoặc không bọc thép, cũng như sinh lực địch trong các loại công trình phòng ngự. Ngoài ra, RPG-29 tuy có tính năng cao hơn nhiều loại súng thế hệ trước RPG-7 vẫn đơn giản trong sử dụng, tin cậy và hoạt động bền bỉ, trơn tru trong mọi điều kiện khí hậu. Khẩu đội RPG-29 gồm 2 người.

    Để tiện vận chuyển và sử dụng, RPG-29 được tách thành 2 phần. Ở tư thế hành quân, 2 phần này được để trong ba lô đặc biệt cho một người mang. Khi chuyển sang tư thế chiến đấu, 2 phần này được nối lại bằng khớp nối đặc biệt.

    Trên thân súng có gắn cơ cấu cò-kim hoả với tay cầm, chân súng gấp được và thước ngắm cơ khí. Súng cũng được trang bị kèm kính ngắm quang học để bắn ban ngày và khí tài nhìn đêm để bắn đêm.

    RPG-29 dùng phát bắn PG-29V với đầu đạn tandem (2 lượng nổ bố trí trước-sau) và động cơ phản lực thuốc phóng rắn. Liều phóng của động cơ cháy hết trong phạm vi chiều dài của súng.

    Như vậy, RPG-29 thực sự là vũ khí khủng khiếp với đầu đạn tandem có thể xuyên 650 mm vỏ giáp và giáp phản ứng nổ.

    Loại súng thế hệ trước RPG-7 với phát bắn PG-7V do FGUP GNPP Bazalt chế tạo và đưa vào trang bị 45 năm trước đã lừng danh thế giới không kém súng AK là bao và đến nay vẫn được sử dụng trong quân đội Nga và nhiều nước trên khắp thế giới.

    Đưa vào trang bị các hệ súng rocket RPG-7 và SPG-9, Liên Xô/Nga đã nhanh chóng trở thành nước đi đầu về phát triển súng rocket cận chiến, được mệnh danh là "pháo phản lực cỡ nhỏ" của người lính.

    RPG-7 được coi là phát minh độc đáo của các nhà chế tạo vũ khí Nga, với độ bền chắc, tin cậy, đơn giản trong sản xuất và sử dụng nên đã lập được kỷ lục về tuổi thọ phục vụ.

    Tính năng kỹ-chiến thuật của RPG-29:

    - Cỡ đạn, mm: 105,2;

    - Trọng lượng súng có nạp đạn, kg: 11,5;

    - Trọng lượng phát bắn (quả đạn), kg: 4,5;

    - Sơ tốc đạn, m/s: 130;

    - Khả năng xuyên giáp, mm: 650;

    - Tầm bắn có ngắm, m: 450.

    Một nguyên nhân cơ bản để RPG-7 thành công là tập thể thiết kế đã chọn được cấu trúc tối ưu cho hệ thống về phương diện dài hạn, chiến lược. Với những ưu thế của thiết kế, người ta đã kéo dài tuổi thọ của RPG-7 thêm nhiều thập kỷ chỉ bằng cách hoàn thiện đạn (PG-7VM, PG-7VS, PG-7VL, PG-7VR) và bản thân súng.

    Các loại súng thế hệ sau đã kế thừa tất cả những ưu điểm của RPG-7. Năm 1963, sau khi thử nghiệm thành công, Liên Xô đã đưa vào trang bị súng rocket chống tăng có chân SPG-9 với đạn PG-9V. Súng này được nâng cấp nhiều lần và có thể tiêu diệt sinh lực địch trong các toà nhà và công trình bằng gạch, bê tông, xe tăng và các xe thiết giáp khác, chế áp các mục tiêu đơn lẻ, phá huỷ các căn cứ quân sự và sân bay.

    Năm 1970, Bộ đội đổ bộ đường không Liên Xô đã nhận vào trang bị súng rocket chống tăng xách tay RPG-16 với đạn PG-16V, còn từ năm 1970-1980, hãng Bazalt đã phát triển và đưa vào trang bị các súng rocket sử dụng một lần RPG-18, RPG-22, RPG-26. Chúng đều có cấu tạo đơn giản, cần rất ít thao tác để đưa vào trạng thái chiến đấu, kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ.

    Từ năm 1966, các công trình sư của Bazalt đã nghiên cứu chế tạo các súng rocket chống người nhái ở dưới nước. Hải quân Liên Xô đã nhận vào trang bị hệ rocket nhiều nòng MRG-1 bắn đạn RG-55M và GRS-55, các loại súng rocket chống tăng xách tay DP-61, DP-64.

    Trong thập niên 1990, hãng Bazalt đã lần đầu tiên trên thế giới giải quyết được vấn đề chế tạo các hệ súng chống tăng cận chiến có khả năng tiêu diệt vỏ giáp phức hợp, phân tán và phản ứng nổ. Đó là nhờ chế tạo được đầu đạn tandem mới và dựa trên đó là đạn mới PG-7VR cho súng tiêu chuẩn RPG-7. Sản phẩm này đến nay vẫn chưa có đối thủ tương tự.

    Sau đó, loại đầu đạn tandem này đã đuợc sử dụng để phát triển loại rocket chống tăng RPG-27 sử dụng một lần và súng rocket chống tăng RPG-29 Vampir với đạn PG-29V. Như vậy, tuy là vũ khí thực sự đáng sợ, RPG-29 Vampir không còn là loại vũ khí hiện đại nhất nữa.

    Hiện nay, GNPP Bazalt đang tiếp tục hiện đại hoá các loại súng và đạn hiện có, phát triển các mẫu vũ khí cận chiến mới. Đã xuất hiện các loại đầu đạn tandem xuyên được vỏ giáp dày trên 800 mm và xuyên phá hiệu quả giáp phản ứng nổ.

    * Nguồn: redstar 30.8.2006.

    Thực hư việc này có hay không? Bác nào giúp em với !
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    Tàn sát F-35: Ưu thế của máy bay Su so với máy bay Mỹ, châu Âu
    Bộ quốc phòng Đài Loan lo ngại về ưu thế trên không của không quân Trung Quốc, các hãng tin dẫn báo chí Đài Loan.
    Theo thông tin của bộ phận báo chí công ty Sukhoi, nhằm vãn hồi tình thế và tác động đến các chính trị gia có quyền ra quyết định, giới quân sự Đài Loan đã cho rò rỉ thông tin từ báo cáo mật của Bộ quốc phòng Đài Loan lên báo Liberty Times với những đánh giá về các cơ hội của không quân Đài Loan khi đối đầu với không quân Hoa lục.
    Theo các chuyên gia Đài Loan, các máy bay tiêm kích Mirage 2000 và IDF (Indigenous Defense Fighters, do hãng Aerospace Industrial Development Corporation của Đài Loan và Lockheed Martin của Mỹ hợp tác sản xuất) của Đài Loan "không có khả năng đối chọi" với không quân Trung Quốc được trang bị các máy bay Su-27SKM, Su-30MKK và Su-30MK2.
    Theo tính toán của các chuyên gia quân sự Đài Loan, các máy bay tiêm kích Nga kiểu Su-30os vượt trội 2,8 lần so với Mirage 2000 và 1,7 lần so với IDF của Đài Loan.
    Các đánh giá này một lần nữa xác nhận thứ hạng cao của trường phái máy bay Nga và OKB Sukhoi. Trước đó, các máy bay Su cũng được Mỹ và đồng minh (Anh, Pháp, Australia) đánh giá cao.
    Tháng 2.2004: Trong các trận không chiến huấn luyện giữa các máy bay tiêm kích hạng nặng Su-30MKI của Ấn Độ và các máy bay tiêm kích hạng nặng F-15C/D Eagle của Mỹ diễn ra tại căn cứ không quân Elmendorf (bang Alaska), các máy bay Nga đã giành thắng lợi trong 3/4 trận đánh.
    Hè 2004: Trong cuộc tập trận Cope India-2004, các máy bay Su-30MKI của Ấn Độ đã một lần nữa thể hiện kết quả tuyệt vời trong các trận đánh tập chống F-15C, kể cả về sức cơ động, thiết bị trên khoang và các hệ thống vũ khí.
    Năm 2005: Tờ The Times of India đưa tin, Su-30MK của Không quân Ấn Độ đã chiến thắng các máy bay tiêm kích F-16C của không quân Singapore trong cuộc tập trận chung dài 2 tuần Sindex-Ankush tại căn cứ Gwalior ở Ấn Độ. Các trận không chiến tập bắt đầu từ các trận giao đấu tay đôi giữa các máy bay tiêm kích, sau đó, mỗi bên lần lượt được thêm 1 máy bay. Như vậy, trong các trận đối luyện, có sự tham gia của đến 10 máy bay tiêm kích (5:5).
    Theo các nguồn tin Ấn Độ, Su-30K của Không quân Ấn Độ đã giành thắng lợi trong 8/10 trận đánh với các máy bay tiêm kích F-15 của Mỹ, còn các máy bay Su-30MKI đã chiến thắng trong toàn bộ 10 trận đánh với các máy bay tiêm kích đa năng hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon của Singapore.
    Hè năm 2005: Trong cuộc tập trận chung Ấn-Pháp tại Pháp, các phi công Ấn Độ lái Su-30K đã đối đầu với các kiểu máy bay mới Mirage 2000С và Mirage 2000D (lắp radar RDI). Phía Pháp kinh ngạc trước trình độ của các phi công Ấn Độ, đặc biệt là khả năng của họ thích nghi nhanh với hệ thống của NATO. Bất chấp chế độ bảo mật về kết quả tập trận, các phi công Pháp đánh giá cao sức cơ động của Su-30 bất kể kích thước lớn của chúng.
    Theo báo chí Ấn Độ, một trong các phi công Pháp nhận xét rằng, "trong cận chiến, Mirage cỏ vẻ "lo lắng hơn" so với Su-30. Quyết định tấn công phải đưa ra lập tức nếu không Su-30 với sức mạnh và khả năng cơ động của nó sẽ nhanh chóng quật đổ bạn".
    Năm 2006 và 2007: Tại cuộc tập trận chung Exercise Indradhanush, các phi công Ấn Độ lái Su-30MKI đã thể hiện trình độ cao trong các trận không chiến huấn luyện chống các máy bay tiêm kích Tornado F3, Hawks và Eurofighter Typhoon của Anh.

    Năm 2006: Trong cuôc tập trận Cope India-2006, các phi công Ấn Độ đã đối đầu thắng lợi trong các trận đánh tập không chiến lần này là với các máy bay F-16 của Không quân Mỹ.
    Năm 2008: Tại căn cứ không quân Hickam, Hawaii đã tiến hành cuộc tập trận Mỹ-Australia, trong đó Không quân Australia được mời vì họ có kế hoạch mua nhiều máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 Lightning II JSF (Joint Strike Fighter) của Mỹ trị giá 16 tỷ USD.
    Sau đó, các tờ báo The Australian và The West Australian của Australia dẫn nguồn từ một báo cáo mật của quân đội Australia về kết quả các trận không chiến mô hình hoá giữa các máy bay tiêm kích tối tân F-35 của Mỹ và các máy bay Su nói rằng, các máy bay Su đã đánh tơi tả, "tàn sát", bắn máy bay Mỹ "rụng như sung".

    Su-30MKI

    F-35
    Mấy năm trước, có thông tin lọt lên mặt báo chí nước ngoài nói rằng, Malaysia chọn mua Su-30MKM của Nga để trang bị cho không quân của mình phần lớn là do tình báo Malaysia lấy được báo cáo đánh giá so sánh Su-30os và máy bay Mỹ mà hãng Boeing thu được trong quá trình mô hình hoá tại trung tâm kỹ thuật St. Louis.

    * Nguồn: Oborona,N3.2010; arms-expo.ru.
  3. thanhlethanh

    thanhlethanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/08/2009
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    hì hì ! tranh thủ Spam phát ,tin cắt dán thì đã có topic tin tức ,
    TOPIC này sẽ bị lock sau 12-24 giớ tới MASEO
  4. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Khoá topic với lý do: 'ã có topic dính tin tức dành cho tin cắt dán, topic sẽ 'i bụi sau 24h
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này