1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

có thể bạn chưa biết <<<<<<thử xem sao>>>>>>

Chủ đề trong 'Hỏi đáp Tin học' bởi tinh_la_may_bay, 02/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tinh_la_may_bay

    tinh_la_may_bay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    2.471
    Đã được thích:
    0
    có thể bạn chưa biết >>>>

    --------------------------------------------------------------------------------
    chào các bạn
    email bây giờ đã trở nên wá đỗi wen thuộc đối với chúng ta , khi ban ấn "send" và bức thư đượcc gửi đi nhưng hành trình của nó ra sao chúng ta thử xem sao nhé ( bài này tôi copy ở trên "kiến thức ngày nay " hi vọng sẽ giúp bạn hiểu phần nào về email nhé)
    &lt;&lt;&lt;&lt;NẾU BẠN CẢM THẤY ĐỌC BÀI NÀY GIÚP BẠN HIỂU THÊM NHIỀU THÌ HÃY BÌNH CHỌN CHO TÔI NHÉ ...XIN CẢM ƠN &gt;&gt;&gt;&gt;&gt;&gt;&gt;&gt;&gt;&gt;&gt;&gt;&gt;&gt;&gt;
    Còn bây giờ chúng ta thử nghe John Dyson phân tích hành trình của một e-mail qua câu chuyện sau đây:

    ?oDoug và Julie Young ở một miền quê bang Ohio nước Mỹ thích nuôi chó. Cách đây không lâu hai bạn ấy muốn xin một tấm ảnh về chú chó tên là "Mr D" của tôi. Tôi định gửi tấm ảnh theo đường bưu điện thông thường nhưng như vậy sẽ mất 4 ngày. Tôi bèn quyết định gửi e-mail cho nhanh.

    Từ căn phòng của tôi trên bờ sông Thames, London, Anh, tôi ngồi vào máy tính gõ địa chỉ young@montizard.com gửi một thông tin nhỏ kèm ảnh "Mr D". tôi nhấp nút Send. Bây giờ tôi thủ theo hành trình của "Mr D"

    Chia ra thành mảnh nhỏ: Ðầu tiên Mr D theo xa lộ miền Tây London đến cơ sở Cable & Wireless, công ty có nhiệm vụ nối máy tính của tôi với Internet qua đường điện thoại. Mr D được dẫn vào một căn phòng rộng, chia ra làm nhiều ngăn nhỏ gọi là những "rack", mỗi rack có một máy vi tính với màn hình 21 inch, nhưng giá mỗi máy hơn giá một xe hơi đời mới. Mỗi máy được đặt một tên riêng. Một người tên là Jason nói :"Chiếc máy này tên là Marvin, nó xử lý e-mail của bạn". Ang ta thao tác rất nhanh và giải thích: " Khi máy PC của anh nhấn gọi thì máy Marvin này trả lời, nó kiểm tra tên và mật mã (password) của anh rồi hỏi anh muốn gì. Sau đó nó nhận e-mail của anh".

    Mr D được đưa vào "mail server", tức 1 chùm 5 máy rack. Nó đọc địa chỉ đến của e-mail, và tìm địa chỉ này trong máy danh bạ của Internet. Trong 1 phần 10 giây đồng hồ, nó tìm được địa chỉ, nằm trong số 10 triệu địa chỉ lưu trữ!

    Ðến đây sẽ xảy ra một chuyện kỳ lạ: Mr D được chia ra thành 120 "miếng nhỏ" gọi là "packet", để rồi sẽ ráp lại ở đầu máy nhận bên kia đại dương.

    Nhưng 120 "miếng nhỏ" đó chưa lên đường ngay đâu. Chỉ 1 trong 120 miếng đó đi dò đường (scout) trước. Nó sẽ đến gõ cửa công ty Buckeye Net ở Mỹ, là công ty nối kết máy của bạn tôi, Doug và Julie Young, với Internet. Công ty này chào đón và mở cổng cho "miếng dò đường" tìm được ngõ vào.

    Những đứa bé cầm đèn nháy : Hãy hình dung Internet là 65.000 xa lộ chạy ngang dọc địa cầu, nối với vô số đường quê và đường phố khác. "Miếng dò đường" tựa như một anh cảnh sát chạy qua vô số ngã ba ngã tư trên đây. Nhưng nó rất tài tìm đúng ngay ngã nào phải đi. Nó chạy đến trung tâm chuyển tiếp của hãnh Cable &Wireless, nằm ở Docklands. Và rồi nó gọi tất cả 120 "miếng nhỏ" cùng chạy đến trạm Cornwall, trạm gần nhất giữa Anh và Mỹ.

    Tất cả cuộc chạy đua này của 120 "miếng nhỏ" chỉ mất khoảng 4 phần nghìn giây đồng hồ.

    Tôi đón một chuyến tàu hỏa để đến Cornwall xem sao. Ðây là trạm chuyển tiếp xuyên đại dương của đường dây cáp Gemini, truyền tín hiệu bằng cáp quang, thông thường gọi là "đường ống" (pipe). Một tia sáng laser bắn tín hiệu kỹ thuật số đi qua "đường ống" với tốc độ 200.000km/s. vị giám đốc ở đây, ông Dave Shirt giải thích: "Kỹ thuật này giống như 2 đứa bé ở 2 đầu dây ra hiệu cho nhau bằng đèn nháy. Chúng nháy rất nhanh, mỗi giây nháy được 10 tỉ lần".

    Chuyên gia đeo hoa tai vàng : Mr. D đã được truyền đi xuyên đại dương, qua Mỹ.

    Tôi về London, lên máy bay qua Mỹ, tìm tới cơ sở Gemini ở New Jersey. Tôi được biết ảnh MR D chỉ đi mất 40 phần nghìn giây để qua tới West Organe bang New Jersey. Từ New Jersey, 120 "miếng nhỏ" còn phải xuyên "đường ống" qua Philadelphia, qua thung lũng Ohio, qua Cleveland, rồi đến cơ sở Willow Springs ngoại ô Chicago. Tất cả 120 "miếng nhỏ" được tập trung ở đây trong 1 phần nghìn giây đồng hồ, rồi được gửi theo "đường ống" tới toà nhà trụ sở chính của công ty Fibre Network Solutions ở Columbus, Ohio.

    Tôi đến toà nhà trụ sở ấy và gặp vị giám đốc 27 tuổi tên Kyle Bacon. Anh đeo hoa tai vàng như phụ nữ, nhưng là chuyên gia về "đường ống", đang kiểm soát tất cả các "đường ống" Internet để thu phí! Công ty này chỉ có 45 người.

    Từ trụ sở này, ảnh Mr D được chuyển trực tiếp đến công ty Buckeye Net ở Ohio, một công ty có độ vài nghìn khách thuê bao mạng, trong đó có 2 bạn Doug và Julie Young của tôi. Chủ công ty cũng là một thanh niên 27 tuổi, cũng đeo hoa tai vàng như phụ nữ!


    "OK, tôi nghe": Máy server của Buckeye Net ở Ohio gửi một tín hiệu đến London cho biết đã nhận được ảnh của Mr D. máy 2 bên nói chuyện bằng ngôn ngữ điện toán gọi là SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) dịch ra như sau:

    Ohio : OK, tôi nghe.

    London :Tôi đã nhận l từ j.dyson ở cwcom.net.

    Ohio : Hân hạnh gặp bạn.

    London : Tôi đã có mail gửi cho montizard.com.

    Ohio : (kiểm tra danh sách khách hàng) OK, được.

    London : tôi gửi dữ liệu đi rồi.

    Ohio : bắt đầu nhận mail.

    Thế là khoảng 30 giây sau khi tôi nhấn nút Send, ảnh của Mr D đã đến Mỹ. Từ cở sở của Buckeye Net ở Ohio đến nhà 2 bạn Doug và Julie Young của tôi là 8km cuối cùng mà ảnh Mr D phải đi qua.

    Tôi đến nhà họ ở Rushville. Julie Young đang cho bầy chó của họ ăn. Còn Doug đang nhấp nút Get Mail trên máy vi tính của anh và nhận tín hiệu từ máy server của Buckeye Net. ảnh của Mr D hiện lên màn hình máy vi tính rõ, đẹp sau khi đã đi qua 6.500km trong 30s. nếu tôi mang ảnh đó đến cho bạn tôi thì mất khoảng 14h vừa đi máy bay, tàu điện và xe hơi. Còn nếu gửi bưu điện thông thường thì chỉ mất 4 ngày như đã nói?.




    không có điều gì chắc chắn chỉ có 1 điều chắc chắn là không có điều gì chắc chắn !!!

Chia sẻ trang này