1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có thể bạn chưa biết ! (Vậy thì vô xem cho biết)

Chủ đề trong 'PTTH Ngô Quyền HP' bởi choemxin, 15/09/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. choemxin

    choemxin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    0
    Có thể bạn chưa biết ! (Vậy thì vô xem cho biết)

    Bí ẩn từ những tảng đá biết đi


    Có phải trong mỗi tảng đá đều có linh hồn của một dạng sống khác?
    Trên trái đất có những tảng đá bỗng nhiên tự di chuyển khỏi chỗ chúng đã nằm từ lâu. Ví dụ ở bang California (Mỹ), những tảng đá nặng hàng nửa tấn đã thực hiện được những cuộc ?odạo chơi? tại đáy hồ cạn Restrake mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào.

    Hồ Restrake nằm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên ở thung lũng Chết, California. Đây là một trong những nơi nóng nhất trên trái đất. Vào năm 1917, nhiệt độ lên tới 50 độ C trong suốt 43 ngày. Các tảng đá di chuyển chậm chạp, đôi khi theo đường zic-zắc, vượt qua hàng chục mét, để lại dấu vết rõ rệt trên nền cát. Chúng không lăn, không quay, mà ?otrườn? trên bề mặt như có lực vô hình kéo đi. Các nhà khoa học đã nhiều lần tìm cách ghi nhận sự di chuyển của chúng, nhưng không thành công: Người ta không sao chộp được thời điểm mà các tảng đá ?odu ngoạn?. Song chỉ cần những người theo dõi tránh xa một chút, là chúng lại bắt đầu dịch chuyển - đôi khi đến nửa mét mỗi giờ. Các nhà khoa học đã theo dõi suốt ngày đêm quanh khu vực, nhưng không nhận ra bất cứ ai hoặc cái gì đã trợ giúp chúng.

    Điều kỳ lạ với các tảng đá không chỉ xảy ra ở Mỹ. Cách làng Gorodishe (gần Pereslavl-Zalessk, Nga) không xa có tảng đá Sin. Theo truyền thuyết, trong tảng đá này có vị thần ước mơ và mong muốn. Vào đầu thế kỷ 17, nhà thờ địa phương tuyên chiến với đạo đa thần. Cha Anufri, phó tế của nhà thờ, đã cho đào một hố lớn để ném tảng đá Sin xuống đó. Nhưng vài năm sau, tảng đá lại bí hiểm nổi lên. 150 năm sau, chính quyền và nhà thờ ở Pereslavl quyết định đặt tảng đá thần bí dưới đáy móng của tháp chuông địa phương. Người ta đặt tảng đá lên xe trượt và kéo nó trên mặt băng của hồ Plesheev. Băng bị vỡ và tảng đá chìm xuống độ sâu 5 mét. Nhưng chẳng bao lâu, những người đánh cá bắt đầu nhận thấy tảng đá đã thay đổi vị trí. Nó từ từ di chuyển ở đáy hồ. Và 40 năm sau, nó đã bò lên đến bờ ở chân núi Iarilin rồi nằm ở đó cho đến tận bây giờ.

    Ở vùng viễn đông của Nga, cách hồ Bolon không xa, có một tảng đá nặng nửa tấn, dạng gần như tròn. Nó được dân địa phương gọi là tảng đá chết. Tuy vậy nó cũng thích ?ođi du lịch?. Bình thường nó nằm yên một chỗ trong vài tháng, nhưng có khi nó lại đột ngột di chuyển.

    Nhưng tảng đá bí hiểm nhất có lẽ là ở vùng Tây Tạng, gần một Phật viện lâu đời. Nó không chỉ đơn giản ?ođi? được, mà còn nhẹ nhàng ?oleo? được lên núi. Vì tảng đá này nặng 1.100 kg, nên khả năng ?oleo núi? của nó là kỳ diệu. Hành trình lên đỉnh núi của tảng đá đã kéo dài hơn 1.000 năm nay. Nó di chuyển theo một tuyến xác định: Ban đầu, nó ?oleo? lên độ cao nhất định, rồi bò xuống. Cuối cùng, nó di chuyển theo vòng tròn. Thời gian lên và xuống núi của nó kéo dài chừng 15 năm. Thời gian đi theo vòng tròn, 60 km, mất 50 năm. Tảng đá này có tuổi khoảng 50 triệu năm.

    Các nhà khoa học trong hàng chục năm đã tìm cách giải thích điều bí ẩn xung quanh những tảng đá. Người ta đưa ra nhiều giả thuyết, trong đó có không ít thứ huyền bí. Một số nhà nghiên cứu cho rằng các tảng đá chuyển động là đại diện của một dạng sống khác. Họ quan niệm cuộc sống hoàn toàn có thể được hình thành từ silic (phần chính của đá). Thêm vào đó, truyền thuyết về các ?otảng đá sống? xuất hiện không phải ngẫu nhiên: Những người trồng lúa mì ở Bắc Âu và vùng Baltic cho đến nay vẫn tin một cách nghiêm túc là các tảng đá không chỉ có khả năng di chuyển, mà còn mọc lên được, vì chúng thường xuyên xuất hiện trên các cánh đồng đã dọn sạch.

    Cũng có những cách giải thích khoa học hơn về hiện tượng đá lang thang. Một số nhà khoa học cho rằng đó là do ảnh hưởng của địa từ, vì đa số các tảng đá lang thang thường "cư ngụ" ở những nơi có sự bất ổn địa từ mạnh nhất. Tuy nhiên, người ta không hiểu được trường địa từ đã phải lớn thế nào mới chống lại được trường hấp dẫn để bê nguyên được những tảng đá đồ sộ từ chỗ này sang chỗ khác.

    Một giả thuyết khác cho rằng, sự di chuyển của các tảng đá là do ảnh hưởng của mưa và gió. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng sở dĩ các tảng đá di chuyển được là do chúng trượt trên nền đất sét khi bị những cơn gió đẩy. Tuy nhiên trong trường hợp các viên đá ở Thung lũng Chết, giả thuyết này tỏ ra bất lực. Thứ nhất, ở đó rất hiếm có mưa. Thứ hai, những vết mà các tảng đá để lại thường ngược với hướng gió thổi.

    Năm 1995, một nhóm các nhà địa chất ở bang Massachussets (Mỹ) sau những cuộc nghiên cứu kéo dài ở thung lũng Chết đã đã đưa ra một giả thuyết khác. Theo đó, điều kiện chính để tảng đá di chuyển được là lực ma sát giảm đột ngột. Ở thung lũng Chết thường có sự chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm rất cao, dẫn đến sự hình thành, tích tụ nước: Các giọt nước ban đêm đọng lên bề mặt đá và biến thành băng. Bề mặt băng rất trơn, vì thế các cơn gió giật mạnh có thể làm các tảng đá bứt ra khỏi chỗ nằm và di chuyển


    Cho em xin
  2. choemxin

    choemxin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    0
    Khủng long quyến rũ ******** như thế nào?

    Sừng, mào và mỏ của khủng long chỉ có chức năng quyến rũ ********.
    Ở một số loài khủng long, con đực có mỏ, mào và sừng lộng lẫy. Tuy nhiên, những "vũ khí" này chẳng có ý nghĩa gì về mặt sinh học, mà chỉ có tác dụng quyến rũ con cái. Đó là kết luận của nhà khoa học Scott Sampson, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Utah (Mỹ).
    Trước nay, có rất nhiều tranh luận về chức năng của các bộ phận hùng vĩ như mỏ, mào và sừng của khủng long. Nhiều người cho rằng, chúng được sử dụng để điều chỉnh nhiệt độ thân thể khủng long, hoặc như một thứ vũ khí chống lại kẻ thù. Tuy nhiên, Tiến sĩ Sampson cho rằng, chúng chỉ có chức năng duy nhất, đó là tạo cảm hứng ********, tương tự như chiếc đuôi của con công đực vậy. Lý do, theo ông, là các giống khủng long khác nhau có mào, mỏ và sừng rất khác biệt, thậm chí có loài còn không có các bộ phận này. Vì thế không thể nói rằng, chúng có một chức năng sinh học cụ thể.
    Theo Sampson, có lẽ ở thời thịnh trị, những con khủng long thường đưa đuôi lên cao rồi đung đưa để thể hiện mình, như một số loài chim hiện nay. Tuy nhiên các nhà khoa học khó phác họa được các động tác cụ thể của khủng long từ những hóa thạch đang có.
    Đến nay, hóa thạch ghi lại cảnh giao phối lâu đời nhất được biết đến có niên đại 100 triệu năm. Đó là cảnh ******** của một loài động vật thân giáp, dài 1 milimét ở Brazil.
    Cho em xin
  3. choemxin

    choemxin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    0
    Động vật nào mà giống đực sinh con?

    Cá ngựa thường sống ở các vùng biển nông.
    Trong thế giới động vật, ít nhất có một loài đi ngược lại quy luật thông thường, trong đó các "Adam" mới là "mẫu nghi thiên hạ" - giống đực trực tiếp mang thai rồi sinh con. Đó là cá ngựa biển, còn gọi là hải mã.
    Cứ đến mùa động đực, bên sườn cá ngựa đực hình thành những nếp nhăn và dần phát triển thành chiếc túi nuôi con. Cá ngựa cái sẽ phóng trứng vào chiếc túi ấy, mỗi đợt khoảng 100 trứng. Trứng sẽ hóa thành bào thai. Trên thành túi nuôi con của cá ngựa đực xuất hiện rất nhiều mạch máu nổi, nối liền với mạch máu các bào thai nhằm cung cấp dưỡng chất cho chúng. Đến lúc trứng nở thành cá ngựa con thì cá ngựa đực ??ovượt cạn???.
    Theo các nhà nghiên cứu, môi trường sống của cá ngựa là vùng đáy biển nông, rất phức tạp và thường xuyên đối mặt với nhiều nguy hiểm. Chính nhờ tập tính sinh sản khác thường này mà cá ngựa mới đảm bảo tối đa cho việc truyền giống.
    Cho em xin
  4. choemxin

    choemxin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    0
    Vì sao suối kêu róc rách?

    Suối thường chảy qua các thung lũng.
    Khi ngồi bên một dòng suối nhỏ, bạn nghe thấy tiếng róc rách rất đặc thù. Nó khác hẳn tiếng ì oạp của sóng vỗ vào bờ đá bên sông, hay tiếng đổ rào rào của thác nước. Thực ra, tiếng róc rách được tạo ra khi các bọt khí trong nước vỡ tung chứ không phải do nước va mạnh vào bờ hay rơi từ cao xuống.
    Nước suối chảy từ cao xuống thấp, len lỏi qua các địa hình rất đa dạng. Đặc điểm của một con suối là dòng hẹp, nước chảy xuôi chứ không có các đợt sóng vỗ vào bờ như ở các dòng sông lớn. Nước chảy từ trên cao cuốn theo các phân tử không khí, hình thành rất nhiều bong bóng nhỏ. Suốt chiều dài con suối, các bóng khí này xuất hiện và vỡ liên tục. Khi vỡ, chúng phát ra những tiếng kêu. Hàng triệu tiếng bóng vỡ trong nước tạo thành một hợp âm róc rách.
    Mặt khác, khi nước va vào những nơi lồi lõm cũng có thể làm không khí dao động, phát ra tiếng kêu. Ở các khe núi đá dốc, tiếng vang róc rách còn lan rộng, trải ra khắp thung lũng.
    Ở các con sông cũng có tiếng bóng vỡ, nhưng âm thanh này bị tiếng sóng ở một không gian rộng lớn át đi, nên người ta không nghe rõ.
    Cho em xin
  5. choemxin

    choemxin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    0
    Câu đố về hai bình cà phê


    Trước mắt bạn có hai bình cà phê đáy rộng như nhau, nhưng một cái cao và một cái thấp. Hỏi cái nào đựng nhiều hơn?
    Chắc rằng nếu không suy nghĩ thì nhiều người sẽ tưởng rằng cái bình cao đựng được nhiều hơn cái bình thấp. Song thử đổ nước vào bình cao, bạn sẽ chỉ đổ được tới ngang mực miệng vòi của nó mà thôi, đổ thêm nữa thì nước sẽ tràn ra ngoài. Và vì miệng vòi của cả hai bình cà phê đều cao như nhau, nên bình thấp cũng đựng được nhiều như chiếc bình cao có vòi ngắn.
    Điều đó cũng dễ hiểu: trong bình và trong vòi cũng giống như mọi bình thông nhau khác, chất lỏng phải ở cùng một mức, mặc dầu chỗ nước ở trong vòi nhẹ cân hơn chỗ nước đựng trong bình. Cho nên nếu vòi không đủ cao thì bạn không thể đổ đầy nước tới nắp bình được: nước sẽ trào ra ngoài. Thường thường, người ta làm vòi ấm có miệng cao hơn miệng bình để cho có hơi nghiêng bình đi một chút thì nước đựng bên trong cũng không chảy ra ngoài
    Cho em xin
  6. choemxin

    choemxin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    0
    Cuộc du lịch rẻ tiền nhất!
    Vào thế kỷ 17, nhà văn Pháp Xirano De Becgiorac viết một cuốn tiểu thuyết khôi hài nhan đề ??oSử ký của những nước trên mặt trăng??? (1652), trong đó có mô tả một lần, ông ta làm thí nghiệm vật lý, rồi chẳng biết vì sao bay bổng lên trời. Sau vài tiếng, hạ xuống đất, ông ngạc nhiên thấy mình đã ở Canada...
    Nhà văn Pháp này cho rằng cuộc phi hành ngoài sức tưởng tượng vượt Đại Tây Dương là hoàn toàn tự nhiên. Lý do ông đưa ra là trong khi nhà du hành rời khỏi mặt đất thì hành tinh chúng ta vẫn tiếp tục quay từ tây sang đông như trước. Cho nên khi hạ xuống, dưới chân ông ta không phải là nước Pháp nữa mà đã là lục địa châu Mỹ.
    Quả là một phương pháp du lịch rẻ tiền và đơn giản! Các bạn xem, chỉ cần bay lên bầu trời trên trái đất, rồi dừng lại trong không trung vài phút thôi, là có thể hạ xuống một nơi xa lạ về phía tây. Nhưng tiếc thay, cái phương pháp kỳ dị đó chỉ là chuyện hoang đường.
    Một là, sau khi chúng ta lên tới không trung thì thật ra chúng ta vẫn ràng buộc với cái vỏ khí của trái đất, chúng ta lơ lửng trong khí quyển mà lớp khí quyển này lại quay theo trái đất. Không khí (nói đúng hơn là các lớp không khí đặc ở dưới) cùng quay với trái đất và mang theo hết thảy những gì tồn tại trong nó như mây, máy bay, chim chóc và côn trùng??? Nếu như không khí không chuyển động cùng với trái đất, thì đứng trên trái đất chúng ta sẽ luôn luôn thấy có gió to thổi mạnh đến nỗi bão táp so với nó chỉ như một cơn gió thoảng. Bởi vì, các bạn nên chú ý rằng, chúng ta đứng yên để cho không khí đi qua hoặc không khí đứng yên và chúng ta chuyển động trong không khí thì cũng hoàn toàn giống nhau. Trong cả hai trường hợp này, chúng ta đều cảm thấy có gió to. Người đi xe mô tô phóng với vận tốc 100 km/h thì mặc dù trời yên gió tạnh ta cũng vẫn thấy gió thổi ngược rất mạnh.
    Thứ hai là, hãy cứ cho rằng chúng ta có thể lên tới lớp khí quyển cao nhất, hoặc trái đất của chúng ta không có lớp khí quyển này đi nữa, thì lúc ấy cái phương pháp du lịch rẻ tiền kia cũng chẳng phải dễ dàng thực hiện được. Bởi vì, sau khi chúng ta rời khỏi bề mặt của trái đất đang quay, do quán tính, chúng ta vẫn tiếp tục chuyển động với vận tốc cũ, hoặc nói một cách khác, chúng ta vẫn tiếp tục chuyển động với vận tốc chuyển động của trái đất ở phía dưới. Cho nên, khi hạ xuống, chúng ta lại rơi đúng vào nơi xuất phát, giống như khi ta nhảy lên ở bên trong 1 toa xe lửa đang chạy ta đã lại rơi xuống đúng chỗ vậy. Tuy quán tính có làm cho chúng ta chuyển động thẳng (theo tiếp tuyến), còn trái đất ở dưới chân chúng ta lại chuyển động theo một đường hình cung, nhưng trong khoảng thời gian rất ngắn thì điều đó không hề gì cả.
    Cho em xin
  7. choemxin

    choemxin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    0
    Liệu Acsimet có thể nhấc bổng trái đất?

    Acsimet.
    ??oHãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên!??? -tục truyền đó là lời của Acsimet, một nhà cơ học thiên tài thời cổ, người đã khám phá ra các định luật về đòn bẩy. Nhưng bạn có biết muốn nâng một vật nặng bằng trái đất lên cao dù chỉ 1 cm thôi, Acsimet sẽ mất bao nhiêu thời gian không? Không dưới ba mươi nghìn tỷ năm!
    Có lần Acsimet viết thư cho vua Hieron ở thành phố Xiracudo, là người đồng hương và cũng là bạn thân của ông rằng, nếu dùng đòn bẩy, thì với một lực dù nhỏ bé đi nữa, cũng có thể nâng được một vật nặng bất kỳ nào: chỉ cần đặt vào lực đó một cánh tay đòn rất dài của đòn bẩy, còn vật nặng thì cho tác dụng vào tay đòn ngắn. Và để nhấn mạnh thêm điều đó, ông viết thêm rằng nếu có một trái đất thứ hai, thì bước sang đấy ông sẽ có thể nhấc bổng trái đất của chúng ta lên.
    Nhưng, giá như nhà cơ học thiên tài thời cổ biết được khối lượng của trái đất lớn như thế nào thì hẳn ông đã không ??ohiên ngang??? thốt lên như thế nữa. Ta hãy thử tưởng tượng trong một lát rằng Acsimet có một trái đất thứ hai, và có một điểm tựa như ông đã muốn; rồi lại tưởng tượng thêm rằng ông đã làm được một đòn bẩy dài đến mức cần thiết. Nhưng kể cả khi đã có mọi thứ, muốn nâng trái đất lên cao dù chỉ 1 cm thôi, Acsimet sẽ phải bỏ ra không dưới ba vạn tỷ năm! Sự thật là như thế đấy. Khối lượng của trái đất, các nhà thiên văn đã biết, tính tròn là:
    60 000 000 000 000 000 000 000 000 N
    Nếu một người chỉ có thể trực tiếp nâng bổng được một vật 600 N, thì muốn ??onâng trái đất??? lên, anh ta cần đặt tay của mình lên tay đòn dài của đòn bẩy, mà tay đòn này phải dài hơn tay đòn ngắn gấp:
    100 000 000 000 000 000 000 000 lần!
    Làm một phép tính đơn giản bạn sẽ thấy rằng khi đầu mút của cánh tay đòn ngắn được nâng lên 1cm thì đầu mút kia sẽ vạch trong không gian một cung ??ovĩ đại???, dài: 1 000 000 000 000 000 000 km. Cánh tay Acsimet tỳ lên đòn bẩy phải đi qua một đoạn đường dài vô tận như thế chỉ để nâng trái đất lên 1 cm ! Thế thì ông sẽ cần bao nhiêu thời gian để làm công việc này? Cho rằng Acsimet có đủ sức nâng một vật nặng 600 N lên cao một mét trong một giây (khả năng thực hiện công gần bằng 1 mã lực!) thì muốn đưa trái đất lên 1 cm, ông ta phải mất một thời gian là:
    1 000 000 000 000 000 000 000 giây, hoặc ba vạn tỷ năm!
    Acsimet dành suốt cả cuộc đời dài đằng đẵng của mình cũng chưa nâng được trái đất lên một khoảng bằng bề dày của một sợi tóc mảnh???.
    Không có một thứ mưu mẹo nào của nhà phát minh thiên tài lại có thể nghĩ ra cách rút ngắn khoảng thời gian ấy được. ??oLuật vàng của cơ học" đã nói rằng bất kỳ một cái máy nào, hễ làm lợi về lực thì tất phải thiệt về đường đi. Vì thế, ngay như Acsimet có cách để làm cho cánh tay mình có được vận tốc lớn nhất có thể trong tự nhiên là 300.000 km/s (vận tốc ánh sáng) thì với cách giả sử quãng đường này, ông cũng phải mất 10 vạn năm mới nâng được trái đất lên cao 1 cm!
    Cho em xin
  8. Bigtoe

    Bigtoe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2002
    Bài viết:
    1.071
    Đã được thích:
    0
    oh man, tiền đi dâu hết tiền chính là ở đây. công nhận ông anh giỏi thật ngồi post như thế mà không biết ngán. công nhận cũng hay nhưng chỉ để đọc thôi.
    Toe xinh nhất quả đất sự nghiệp anti boy thật cao cả
    Hoà bình hay chiến tranh,chọn 1 hoặc chết nhớ đấy
  9. chipbo_blue

    chipbo_blue Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    0
    he he
    ông chó em xỉn copy ở đâu mà hay thế
    em chỉ nề vì...dài thui chứ cũng có đọc đâu he he
    ông anh nhiệt tình gớm nhẩy
    mún làm hội trưởng hả
    nhanh lên


    chipolata_bf-My new YIM .


  10. choemxin

    choemxin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    0
    làm hội trưởng làm gì, chẳng qua Box kêu chán thì ngồi nghĩ ra mà post topic cho mọi ng` tham gia, thế thui. Tuần sau anh bắt đầu đi học, cũng chẳng có time mà online đâu.
    Cho em xin

Chia sẻ trang này