1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có thể bạn chưa biết?!

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi nhmp21, 22/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhmp21

    nhmp21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2006
    Bài viết:
    1.477
    Đã được thích:
    0
    Số phận người cha đẻ ?othuyết thông linh?

    Hồi bé, Andrew Jackson Davis không có bất cứ điểm gì nổi trội thể hiện tài năng, cậu bé cũng đi học ở một ngôi trường làng bình thường như bao đứa trẻ khác. Số phận bất ngờ xoay chuyển vào năm 1843, năm đó định mệnh sắp đặt cho anh chàng 17 tuổi bất ngờ chạm trán nhà thôi miên Levingstone.
    Levingstone là người đầu tiên khám phá có một năng lực đặc biệt tồn tại bên trong Davis: năng lực thần giao cách cảm, có thể ?ođi về? giữa thế giới hiện thực và cõi tâm linh. Nhờ tài năng này mà sau đó, Davis đã nổi tiếng khắp nước Mỹ. Ông bắt đầu chuyên tâm vào đọc sách y học, tự nhiên và những tài liệu liên quan đến thuyết thần bí.
    Tháng 5/1845, Davis bất ngờ chiêm nghiệm được những phát kiến tâm linh lạ lùng và cảm thấy mình phải có trách nhiệm truyền lại cho con cháu đời sau. Ông quyết định chấm dứt chuỗi ngày phiêu bạt để ổn định cuộc sống tại thành phố New York.
    Nhờ có phụ tá ghi chép, trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê điên đảo của một kẻ lên đồng, Davis đã liên tiếp cho ra đời 3 tác phẩm ?oThe Principles of Nature? (Nguyên lý của Tự nhiên), ?oIts Divine Revelations? (Thiên khải Thiêng liêng) và ?oVoice to Mankind? (Tiếng nói tới con người). Trong suốt một thập kỷ rưỡi sau đó, 3 cuốn sách được coi là ?okinh thánh? của tín đồ theo thuyết duy linh.


    [​IMG]
    Andrew Jackson Davis ​

    Cũng từ đó Davis ngày càng tập hợp được thêm nhiều môn đồ đệ tử, chủ yếu đến từ châu Mỹ và châu Âu. Trăm nghìn lời kể về những lần đối mặt cái chết, những cuộc hội ngộ với hồn ma cõi siêu phàm cũng thi nhau đổ về, tuy nhiên chỉ lời kể nào có kèm chứng cứ xác thực mới được công nhận. Chứng cứ đó phải minh chứng sự tồn tại của thế giới tâm linh mà trong điều kiện bình thường không nhìn thấy được, thường là bằng ảnh chụp.

    Bức hình ma đầu tiên của thế giới xuất hiện vào năm 1862 do một tay thợ ảnh người Mỹ có tên Memler chụp. Memler kể: hôm đó khi đứng trong tiệm ảnh, anh đã hí hoáy tự chụp một bức chân dung của riêng mình. Bất ngờ thay khi tráng phim lên giấy, có những hai gương mặt xa lạ khác kề cận ngay bên.



    [​IMG]
    Một cảnh siêu thoát do Davis chứng kiến được mô tả lại ​


    Vốn là người không tin vào ma mãnh, Memler đoán rằng có thể đó là dấu vết khuôn mặt của tấm phim trước sơ suất đè lên. Tuy vậy tráng đi tráng lại bao lần, hình ảnh kỳ lạ đó vẫn không biến mất. Nghe theo lời bạn, sau đó Memler đã bỏ công việc nhiếp ảnh để trở thành tay thợ ?osăn ảnh ma? chuyên nghiệp, đồng thời luyện tập phép thần giao cách cảm để có thể gọi hồn ma về chụp hình.

    Memler trở nên nổi tiếng và có ?ovai vế? trong cộng đồng người duy linh suốt một thời gian dài, trước khi bị những kẻ ghen ghét bôi bác là lừa đảo. Để giành lại uy tín, Memler phải thực hiện một ?obài kiểm tra? bằng dụng cụ chụp hình của người khác, dưới sự giám sát chặt chẽ hội đồng các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Rốt cuộc, ?oông đồng? nghiệp dư này đã gọi được hồn ma lên và ghi lại phút xuất thần bằng hình chụp - đấy là theo lời đồn đại chưa rõ tính thực hư.
    Bước sang thế kỷ 20, khoa học truyền thống đã giành lại quyền thống trị thế giới bằng hàng loạt phát minh về máy móc, kỹ thuật và công nghệ. Con người dường như chẳng còn thời gian ngó ngàng tới bí ẩn của đời sống tâm hồn. Thuyết thông linh từ đó cũng trôi dần vào quên lãng...

  2. nhmp21

    nhmp21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2006
    Bài viết:
    1.477
    Đã được thích:
    0
    Tam giác Bermuda có nguy hiểm thật không?


    [​IMG]
    Minh họa tam giác Quỷ trên bản đồ. ​
    Huyền thoại về Tam giác Quỷ bắt đầu vào lúc 2 giờ10 phút chiều ngày 5/12/1945, chính là thời điểm số phận của Chuyến bay 19 đột ngột bị kết liễu.
    Đó là sự kiện đầu tiên, cũng là sự kiện bí ẩn nhất, được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử của tam giác Bermuda. Trong ngày định mệnh ấy, 2 viên phi công dày dạn kinh nghiệm đã cất cánh theo đúng lộ trình thông thường hướng vào trời trong sáng như pha lê. Vậy mà chẳng mấy chốc, họ đánh điện về trung tâm thông báo bị lạc hướng trong cơn hỗn loạn và hoảng sợ, sau đó thì biến mất không tăm tích.
    Kể từ đó tới nay, huyền thoại về Tam giác Quỷ bắt đầu được thêu dệt bằng hàng trăm câu chuyện kỳ bí. Vùng biển Bermuda nằm giữa mũi Gatterac, bán đảo Florida và quần đảo Puerto Rico của Cuba thoắt biến thành ác thú khát máu, nổi tiếng với vô số vụ nuốt chửng tàu bè và máy bay.
    Vả chăng, người đời cũng thích lý giải bí ẩn này bằng những niềm tin huyễn hoặc: nào là người ngoài hành tinh lẩn trốn dưới làn nước đen vĩnh cửu, nào là dưới biển Bermuda có cánh cửa dẫn tới chiều không gian khác, thậm chí có người còn vẽ ra quả cầu sôi ùng ục khí me-tan với kích thước khổng lồ...
    Thực ra, câu trả lời chỉ gói gọn trong một phép suy luận logic cực kỳ đơn giản: Tam giác quỷ là vùng biển tập trung nhiều tàu bè qua lại nhộn nhịp nhất, tuy nhiều tai nạn là vậy nhưng tính ra tỷ lệ cũng chỉ ngang bằng với những vùng biển khác mà thôi.
    Thêm nữa, do đặc trưng về vị trí địa lý mà vùng nước này thường xuyên chịu tác động của bão lốc bất ngờ. Theo Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ, dòng hải lưu từ vịnh Mexico qua Đại Tây Dương đến châu Âu, trên đường ghé ngang qua đây luôn xóa sạch mọi tàn tích thảm họa, một cách tích cực và nhanh chóng không ngờ.
    Độ sâu lòng biển tới 30.000 feet (gần 9.000 mét) ở vùng nước này cũng đóng một vai trò không nhỏ trong những vụ mất tích bí hiểm trên tam giác Bermuda.
    Còn về Chuyến bay số 19, các nhà điều tra tiết lộ sự thật bị giấu diếm rằng: hai viên phi công ?onhiều kinh nghiệm? ngày hôm đó thực chất chỉ là 2 tay lái tập sự, và thời tiết không có dấu hiệu gì để có thể gọi là ?otrong sáng như pha lê?.

  3. bibianh

    bibianh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2006
    Bài viết:
    2.236
    Đã được thích:
    0
    Jingle Bells... Jingle Bells.... Rinh cái đầu con heo... (*)
    [​IMG]
    Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ Giáng sinh
    Hang đá và máng cỏ
    Nguồn gốc dùng hang đá và máng cỏ trong lễ Giáng Sinh là do truyền thuyết Chúa sinh ra đời trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem.Ðêm 24/12 tại các Giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng, tượng Đức Mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, các tượng Ba Vua, một số thiên thần, thánh Giuse, trên mái nhà có ánh sáng chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn 3 vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh chiến tranh, nghèo đói và độc tài.
    Cây Noel
    Cây Noel có nguồn gốc từ nước Ðức từ thế kỷ 16. Cây thông đóng vai trò quan trọng trong lễ hội người Đức thời Trung đại do màu xanh trường tồn của nó. Người ta thường trang trí cây Noel cả bên trong và bên ngoài bằng hoa hồng, táo và giấy màu.Người ta cho rằng Martin Luther, nhà lãnh đạo phái cải cách tôn giáo Tin lành là người đầu tiên thắp nến trên cây Noel. Khi trở về nhà vào một đêm mùa đông gần lễ Giáng Sinh, ông đã sững sờ trước vẻ đẹp của ánh sáng từ các ngôi sao chiếu rọi trên cành cây thông nhỏ trước cửa nhà mình. Ông tái hiện lại cảnh tượng này bằng cách gắn các cây nến lên cành của cây thông Noel trong nhà.Mãi đến thế kỉ 19 thì cây Noel mới được sử dụng rộng rãi ở Anh. Nó được những người Ðức ở Pennsylvania mang sang nước Mỹ vào những năm 1820.Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.
    Ông già Noel
    Nguồn gốc của từ ?oông già Noel? (Santa Claus) hay thánh Ni-kô-la (Nicholas) bắt đầu ở Thổ Nhĩ Kì từ thế kỉ thứ 4. Từ lúc còn nhỏ thánh đã là một người rất ngoan đạo và đã hiến cả cuộc đời của mình cho đạo Cơ Ðốc. Thánh Ni-kô-la đặc biệt được ca tụng vì tình yêu đối với trẻ em và sự hào phóng của ngài. Thánh Ni-cô-la là người bảo trợ cho các thủy thủ đảo Xi-xin-li nước Hy Lạp và nước Nga. Và tất nhiên thánh cũng là người bảo trợ của trẻ em.Vào thế kỉ thứ 16, ở Hà Lan trẻ em thường đặt những chiếc giầy gỗ của mình bên cạnh lò sưởi với hy vọng là chúng sẽ được thánh Ni-kô-la thết đãi no nê. Người Hà Lan phát âm từ St. Nicholas (thánh Ni-kô-la) thành Sint Nicholaas, sau đó nói chệch thành Sinterklaas và cuối cùng được những người theo giáo phái Anh đọc thành Santa Claus.Năm 1882, Clê-mơn C. Mo-rơ đã viết bài hát nổi tiếng của mình ?oA visit from St. Nick? (Chuyến thăm của thánh Nick) và sau đó được xuất bản với cái tên ?oThe night before Christmas? (Ðêm trước Giáng Sinh). Mo-rơ được coi là người đã hiện đại hóa hình tượng ông già Noel bằng hình ảnh một ông già to béo, vui tính trong bộ đồ màu đỏ.
    Bộ quần áo đỏ của Ông già Noel
    Ông già tuyết chưa trở thành ông già tuyết, vì ông vẫn mặc bộ quần áo tiều phu cũ kỹ, cưỡi ngựa mỗi khi đến cho quà bọn trẻ. Một ngày nọ, ông địa chủ làng Nicholas đi ngang qua nhà ông, và lập tức Nicholas bị mê hoặc bởi chiếc xe kéo với hai con tuần lộc xinh đẹp, xe có gắn những cái chuông kêu lanh canh dễ thương. Ông địa chủ mặc một bộ đồ đỏ tươi, đầu đội mũ lông cùng màu. ?oMình cũng đáng để có nó lắm chứ, con ngựa nhà mình đã quá già và hay than thở, còn bộ quần áo này thì không chịu nổi cái giá rét mùa đông nữa?.Nicholas tìm đến bà thợ may giỏi nhất vùng để có bộ đồ đỏ mơ ước ấy. Nhưng lạ lùng thay, khi bộ đồ hoàn thành thì nó to đến độ trông Nicholas như lọt thỏm vào trong ấy "Ôi tôi đã làm hỏng bộ đồ của ông rồi, nó mới thùng thình làm sao!". "Không sao cả, tôi sẽ ăn bánh kẹo cho người to lên như bộ quần áo. Cái quần dài này ư? Tôi sẽ mang một đôi ủng đen để bớt độ lùng xùng. Và bà cứ yên tâm, trông tôi sẽ tuyệt vời trong bộ quần áo này đấy!".Và như thế, ông già Noel đã ra đời như một huyền thoại, nhưng đến mấy mươi năm sau, thì bộ trang phục đỏ gắn liền với huyền thoại ấy mới có.Còn bây giờ, hãy tự tin mà bảo với với mọi người rằng : "Ông già Noel trên xe trượt tuyết với hai con tuần lộc là hoàn toàn có thật".

    Cây tầm gửi và cây ô rô

    Hai trăm năm trước khi Chúa Giêsu ra đời, người ngoại đạo dùng cây tầm gửi để kỉ niệm ngày Mùa Ðông đến. Họ thường hái loại cây kí gửi này và dùng nó để trang trí cho ngôi nhà của mình. Họ tin tưởng rằng loại cây này có một khả năng chữa trị đặc biệt đối với mọi loại bệnh tật từ bệnh vô sinh của phụ nữ cho đến ngộ độc thức ăn.Những người dân ở bán đảo Xcăngđinavi cũng coi cây tầm gửi là biểu tượng của hòa bình và sự hòa thuận. Họ còn đồng nhất hình tượng cây tầm gửi với Nữ thần Tình yêu của họ là thần Frigga. Phong tục hôn nhau dưới bóng cây tầm gửi hẳn là xuất phát từ niềm tin này.Lúc đầu nhà thờ cấm sử dụng cây tầm gửi trong lễ Giáng Sinh vì nguồn gốc ngoại đạo của nó. Thay vì sử dụng tầm gửi, các cha đạo đề nghị dùng cây ô rô làm loại cây dùng cho Lễ Giáng Sinh.
    Cây trạng nguyên
    Quê hương của cây trạng nguyên (Poinsettias) là Mexico. Chúng được đặt theo tên của Joel Poinsett đại sứ đầu tiên của Mĩ ở Mexico và ông cũng chính là người mang loại cây này về nước Mỹ vào năm 1882.Vào thế kỉ 18, người Mexico coi cây trạng nguyên là biểu tượng của ngôi sao ở Bethelem, do vậy mà cây trạng nguyên luôn đi cùng với mùa Giáng Sinh.
    Chiếc gậy kẹo
    Vào những năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh qua một biểu tượng được làm bằng kẹo. Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong những thỏi kẹo của mình thành hình một chiếc gậy kẹo. Qua cây gậy kẹo của mình, ông đã kết hợp những biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hi sinh của Chúa Giêsu. Màu trắng biểu hiện cho sự trong trắng và vô tội của Chúa Giêsu. Sau đó, ba sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Đức Chúa đã phải chịu trước khi Ngài chết trên cây thập ác. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Ông thêm vào một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người. Khi nhìn vào cái móc của cây gậy ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì Chúa Giêsu chính là ngơời chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên chủa tên Chúa Giêsu (Jesus). Nhờ có người thợ làm kẹo mà mọi người đều biết được Lễ Giáng Sinh nói về điều gì.
    Ngôi sao Giáng Sinh
    Các ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rực rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn ***g và kết hoa rất đẹp mắt.Ngôi sao trong lễ Giáng Sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía Đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua. Từ đó ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được hang đá thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các phẩm vật trầm hương và châu báu vàng bạc.Ngôi sao trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng Sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng Sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa này, ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng Đế.
    Bữa ăn Reveillon
    Tại Alsace, Pháp, bữa ăn này phải gồm có tam hành là thủy (cá chép, con hàu), không khí (gà tây hay ngỗng) và mộc (thịt heo). Tập tục ăn gà tây là do thủy thủ của nhà thám hiểm Christophe Colomb du nhập từ Mexico. Quà tặng Theo truyền tụng, lúc còn sống, giám mục Myra đã ném đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của ba cô gái trẻ đến tuổi lập gia đình nhưng không có chàng trai nào nhòm ngó đến, vì gia đình các cô quá nghèo. Những đồng tiền vàng rơi từ trên nóc nhà xuống đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi. Từ đó có tục trẻ em treo tất (vớ) cạnh lò sưởi để nhận quà như mơ ước từ ông già Noel.
    Bài hát Giáng Sinh
    Bài Jingle Bell do nhạc sĩ J. Pierpont sáng tác nhưng lại đặt vào chùm bài hát trong danh sách những bản nhạc dân ca nổi tiếng của Mỹ với tên gọi American Song Bag của nhà thơ Carl Sandburg. Bài này không phải sáng tác cho đêm Noel như người ta lầm tưởng.Lời bài hát đậm tính dân dã mộc mạc, diễn tả tâm hồn của người dân Mỹ hướng đến một mùa tuyết rơi thật tốt lành. Hình ảnh ông Noel với túi quà đồ chơi, ngồi trên xe tuần lộc với tiếng chuông leng keng diễn tả sinh động, quyến rũ làm cho người ta thích nghêu ngao, nó vô tình trở thành bài hát Giáng Sinh.Bài Silent Night, Holy Night có xuất xứ từ Đức với tựa đề "Stille Natch, Heiligo Natch" do linh mục Joseph Mohr sáng tác khi cuộc chiến Đức ?" Áo - Phổ kết thúc. Sau này được phổ biến sang Áo, Mỹ? nay đã được dịch ra gần 100 thứ tiếng.
    Bánh Buche Noel [maroon]
    Tổ tiên người phương Tây thường nhóm củi trong ống khói nhà, họ tin rằng lửa càng kêu lách cách thì các thần dữ sẽ tránh xa. Ngày nay, tập tục biến dần vì không mấy nhà còn ống khói. Thay vào đó, theo sáng kiến của một thợ làm bánh ở Pháp, năm 1875, người ta làm chiếc bánh ngọt có hình cây củi để mọi người thưởng thức trong đêm Noel và lưu truyền cho đến nay.
    [maroon]Ký hiệu Xmas Từ viết tắt này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp.
    [maroon]Trong tiếng Hy Lạp Xristos là Chúa Giêsu. Vào thế kỉ thứ 16, những người châu Âu bắt đầu dùng chữ cái đầu tiên của tên Ðức Chúa là ?oX? để viết tắt cho từ Christ trong Christmas.
    (ST)
    (*Lâý từ blog của MACKENO.
    Được bibianh sửa chữa / chuyển vào 15:31 ngày 12/12/2006
  4. nhmp21

    nhmp21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2006
    Bài viết:
    1.477
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử việc sử dụng lịch

    Ngày là đơn vị nhỏ nhất trong cuốn niên lịch thường dùng bây giờ của chúng ta. Sự kéo dài của 1 ngày được quy định vào sự quay của trái đất xung quanh trục của nó, thời gian cho 1 vòng quay đầy đủ chính là 1 ngày. Chúng ta đã quá quen với cách tính thời gian 1 ngày từ nửa đêm hôm nay tới nửa đêm hôm sau, nhưng đó chưa phải là cách tính duy nhất của một ngày đêm.
    Cho đến tận năm 1925, các nhà thiên văn học vẫn tính thời gian 1 ngày từ lúc hoàng hôn buông xuống của hôm nay cho đến hoàng hôn của ngày mai. Còn trong thời Babylon và Hy Lạp cổ đại, người ta lại tính từ bình minh đến bình minh.
    Thoạt đầu, người ta sử dụng thời gian mặt trăng làm nền tảng cho các mùa, nôm na là ?olịch âm? như bây giờ vẫn gọi. Khi quay quanh trái đất, mặt trăng luôn trong trạng thái thay đổi có tính chu kỳ. Mỗi chu kỳ lặp lại đó được gọi là ?otháng mặt trăng?. Ngoài ra, 12 chu kỳ ?otháng trăng? ấy cũng gần tương tự với 1 ?onăm mặt trời?.
    Lịch của người Sumer cổ ở Babylon (Iraq bây giờ) quy định thời gian 1 tháng từ kỳ trăng mới này đến kỳ trăng mới sau. Ngày đầu tiên của tháng đều bắt đầu khi mặt trăng xuất hiện trên bầu trời.
    Thứ lịch mà chúng ta đang dùng hiện nay có xuất xứ ban đầu từ lịch Ai Cập. Đối với người dân Ai Cập cổ thì việc nước sông Nile dâng lên là sự kiện quan trọng nhất trong năm, làm phấn chấn nhà nông cũng như các giới chính trị - xã hội. Rồi người ta dễ dàng tính được, rằng triều cường thường tương ứng với các kỳ trăng. Nhưng rồi năm tháng phụ thuộc vào các kỳ trăng được thay bằng một năm với 365 ngày.
    Cách chia 12 tháng cố hữu vẫn được giữ lại, từ đó ?o1 năm? trở thành đơn vị tiêu chuẩn để tính mốc thời gian. Mỗi tháng có 30 ngày, cộng thêm với 5 ngày lễ vào dịp cuối năm để trở thành 1 năm thời gian trọn vẹn. Lịch mặt trăng dần dần bị mất ý nghĩa chính xác về thời gian thực, và các kỳ trăng không còn được dùng để tính đầu tháng hay đầu năm nữa và lịch mặt trời ra đời.
    Nhưng năm mặt trời không phải chỉ là 365 ngày, mà thực đúng là 365,2422 ngày. Lịch Ai Cập có sai số khoảng 1/4 ngày trong mỗi năm. Ở thời kỳ nước này bị Hoàng đế La Mã Cesar chinh phục, ông đã quyết định cải tổ công việc làm lịch. Theo lời khuyên của nhà thiên văn Sosigenes người Ai Cập, ông cho năm 46 Tr.CN bao gồm 445 ngày và cái năm đáng ghi nhớ ấy trở thành ?oNăm dài nhất? trong toàn bộ lịch sử Niên giám châu Âu, được người đương thời nhắc đến như là ?oNăm xáo trộn?.
    Từ năm 45 Tr.CN, người La Mã chấp nhận một dạng ?obiến thể? từ lịch Ai Cập, do Sosigenes nghĩ ra - dựa trên nền tảng của thời gian tính theo mặt trời, nổi danh với tên gọi ?olịch Julia? hay Dương lịch. 5 ngày thêm vào cuối năm nói trên trong lịch Ai Cập đã được Sosigenes rải đều cách quãng ra trong các tháng của năm. Từ đó, người La Mã coi tháng hai là tháng ?obất hạnh?, bởi Sosigenes sắp xếp bảy tháng có 31 ngày, bốn tháng 30 ngày, riêng tháng hai lại chỉ có 28 ngày. Lịch Julian trở thành thứ lịch căn bản tạo nên loại lịch hiện đại mà chúng ta đang dùng.
    Một năm bây giờ có 365 ngày, song song là 1/4 ngày bị thiếu trong năm không được ghi vào lịch và các phần thiếu ấy sẽ hợp lại thành đúng 1 ngày cứ mỗi 4 năm qua đi. Kết quả, sau điều chỉnh là hệ lịch mới đã hầu như tương ứng với thời gian của mặt trời trong một năm, bao gồm 365,242199 ngày. Thời gian trong lịch chỉ dài hơn thời gian thực của tự nhiên là 11 phút 12 giây.
    Lịch Grigorian mà đại đa số các quốc gia trên thế giới đang dùng có một ?ongười anh em sinh đôi? - đó là lịch Hồi giáo, được tính theo thời gian thực của mặt trăng. Lịch Hồi giáo được áp dụng bởi Quốc vương Omar Đệ nhất trong thế kỷ VII sau CN và được dùng rộng rãi tại các nước vùng Trung Cận Đông, nơi đạo Hồi là thứ tôn giáo chính. Mỗi năm đều bắt đầu bằng kỳ trăng non và có 12 tháng, kế tiếp nhau thứ tự bởi 29 và 30 ngày, hay trung bình là 29,5 ngày. Bây giờ khi chúng ta đã biết thời gian thực của tháng âm là dài hơn chút ít - 29,5305.
    Tuy sự khác biệt nhỏ nhoi này thoạt nhìn cũng không đáng kể, nhưng thời gian gần đây nó đã phá vỡ sự ràng buộc quan trọng liên quan tới các kỳ trăng non và đầu năm mới, điều này hiển nhiên là không được tín đồ Hồi giáo chấp nhận. Và như vậy lịch Hồi giáo vẫn được tính bất di bất dịch tương ứng với các kỳ trăng non.
    Thật khó mà tìm ra thứ lịch nào chuẩn xác như lịch của người Trung Quốc. Giới chiêm tinh Trung Hoa cổ từng quan sát sự chuyển động của các ngôi sao và của cả mặt trời, rồi tạo dựng - phân chia các quỹ đạo êlíp của chúng, gọi là ?ocon đường vàng?, với 12 chỏm cầu, rồi mỗi chỏm cầu lại được chia thành 30 phần nhỏ - tương ứng với một ngày. Họ tính toán và gọi tên các mùa tương ứng với sự quan sát về mặt trời trong tất cả các thời kỳ hoạt động của nó, và dùng các quỹ đạo của mặt trăng làm thành các tháng căn bản trong năm. Để tránh được các khiếm khuyết về sự xê dịch của thời gian, người Trung Hoa đã lập ra một bảng thiên văn - không dựa theo một khuôn mẫu cứng nhắc nào, cho phép đối chiếu và bổ sung thời gian thiếu tương ứng một cách hữu hiệu.
    Lịch của người Nhật Bản cũng tương tự lịch Trung Quốc, có khác chăng chỉ là tên gọi các mốc thời gian mà thôi.
    Mãi tới tận giữa thế kỷ XIX, qua các khám phá khảo cổ, người ta mới biết tới sự tồn tại của các nền văn minh từng phát triển cực thịnh ở Trung Mỹ, với những tri thức thiên văn đáng kinh ngạc, cùng sự chính xác độc đáo của họ về cách tính thời gian.
    Một trong những trung tâm văn minh cổ ấy là vùng đất Teotihuacan (Mexico) từ thế kỷ 1 Tr.CN đến thế kỷ VIII sau CN, với 150 nghìn dân. Ở giữa vùng đất cổ này là những quần thể Kim tự tháp được đánh dấu thứ tự. Ví trí của chúng cùng các bậc thang bằng đá xung quanh - đã nói về một dạng ?olịch đá?. Qua sự phân tích các di vật khảo cổ và các bích họa mô phỏng sự sinh hoạt của người và động vật, người ta có thể khám phá ra sự liên quan, ràng buộc giữa những ngày tháng cụ thể với các hiện tượng thiên văn và coi đây là một cuốn lịch đá với độ chính xác tuyệt đối đến khó tin.
    Dân Maya cổ với những nhà chiêm tinh học, đồng thời cũng là những nhà thiên văn học kỳ tài, đã tính được độ dài của một năm dương lịch là 365,242 ngày - xê dịch có 0,0002 phần ngày so với cách tính mới kỳ nhất, điều này có nghĩa xác suất sai số chỉ có 1 ngày trong 5.000 năm! Sự tính toán của người Maya đúng hơn 1.200 lần so với người Ai Cập, 40 lần so với lịch Julian và thậm chí hơn cả 1,5 lần so với lịch Grigorian hiện đại mà chúng ta đang dùng. Nhưng hiểu biết chính xác ấy không phải để giới chiêm tinh Maya cổ sử dụng để tính lịch đúng, mà chỉ để quy định ?omức độ không chính xác? trong sự tồn tại ba thứ lịch căn bản mà người Maya cổ thường dùng: bình thường họ dùng lịch 365 ngày; Lễ hội dùng lịch 360 ngày; còn trong những dịp tế lễ đặc biệt chỉ dùng thứ lịch... 260 ngày! Đây là một trong những bí ẩn nữa về nền văn minh Maya huyền bí.
    Ngoài ra, người Maya cổ cũng biết được rằng 19 năm mặt trời tương ứng với 235 tháng trăng, họ hiểu rõ sự khác nhau giữa lịch âm và lịch dương. Khám phá này chỉ có ba nơi trên hành tinh biết đến, mà không phụ thuộc gì lẫn nhau cả: Tại Trung Quốc trong thế kỷ VI Tr.CN, từ nhà bác học Meton thuộc Hy Lạp cổ trong thế kỷ V Tr.CN và muộn hơn - ở Trung Mỹ qua người Maya và người Azteque

    Được nhmp21 sửa chữa / chuyển vào 08:58 ngày 17/01/2007
  5. ghet_ruoi

    ghet_ruoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2003
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm mới thấy anh zai ghé qua nhà.....dạo này tình yêu tình báo gì hay sao thế hả
  6. cafenhasan

    cafenhasan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.709
    Đã được thích:
    0
    Người rừng ở Việt Nam ?
    http://vietnamnet.vn/xahoi/doisong/2007/01/655344/
  7. maituanviet

    maituanviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2004
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Biển số các tỉnh thành phố với các số:
    11: Cao Bằng
    12: Lạng Sơn
    13: Hà Bắc (biển số này cũ ngày xưa nay tách ra thành Bắc Ninh 99 và Bắc Giang 98)
    14: Quảng Ninh
    15: Hải Phòng (cũ, giờ dùng cho ô tô)
    16: Hải Phòng (xe máy bây giờ)
    17: Thái Bình
    18: Nam Định
    19: Phú Thọ
    20: Thái Nguyên
    21: Yên Bái
    22: Tuyên Quang
    23: Hà Giang
    24: LaoCai
    25: Lai Châu
    26: Sơn La
    27: Điện Biên
    28: Hoà Bình
    29-32: Hà Nội (xe máy biển mới 29 và 4 chữ số, biển cũ 29.30.31 và 3 chữ số ).
    Biển 30 dành cho xe máy phân khối lớn (>175cc, các thành viên câu lạc bộ mô tô).
    Biển 32 đã có thời dùng cho xe dân thường, hiện nay tạm thời chưa dùng đến
    33: Hà Tây
    34: Hải Hưng (hiện nay tách ra thành Hải Dương 34 và Hưng Yên 89)
    35: Ninh Bình
    36: Thanh Hóa
    37: Nghệ An
    38: Hà Tĩnh
    43: Đà Nẵng
    44-46: không có
    47: Đắc Lak
    48: Đắc nông
    49: Lâm Đồng
    50-59: TPHCM quả là đông đảo trong đó cá chữ cái:
    A: Q.1 (cũ)
    B: Q.3 (cũ)
    C: Q.4 (cũ)
    D: Q.10 (cũ)
    E: Nhà Bè
    T: Q1
    F: Q3
    Z: chẵn là Q4; lẻ là Q7
    H: Q5
    K: Q6
    L: Q8
    M: Q11
    N: Bình Chánh
    P: Tân Bình
    R: Phú Nhuận
    S: Bình Thạnh
    U: Q10
    V: Gò Vâp
    X: Thủ Đức, Q2,Q9
    Y: Q12, Hóc Môn và Củ Chi
    60 : Đồng Nai
    61 : Bình Dương
    62 : Long An
    63 : Tiền Giang
    64 : Vĩnh Long
    65 : Cần Thơ (tỉnh Hậu Giang cũ)
    66 : Đồng Tháp
    67 : An Giang
    68 : Kiên Giang
    69 : Cà Mau
    70 : Tây Ninh
    71 : Bến Tre
    72 : Vũng Tàu
    73 : Quảng Bình
    74 : Quảng Trị
    75 : Huế
    76 : Quảng Ngãi
    77 : Bình Định
    78 : Phú Yên
    79 : Nha Trang
    80: Các xe do Cục cảnh sát giao thông đường bộ - Bộ Công An quản lý dùng cho các cơ quan của Chính phủ, nhà nước.
    81 : Gia Lai
    82 : Kon Tum
    83 : Sóc Trăng
    84 : Trà Vinh
    85 : Ninh Thuận
    86 : Bình Thuận
    88 : Vĩnh Phúc
    89 : Hưng Yên
    90 : Hà Nam
    92 : Quảng Nam
    93 : Bình Phước
    94 : Bạc Liêu
    95 : Hậu Giang
    96 : không nhớ
    97 : Bắc Cạn
    98 : Bắc Giang
    99 : Bắc Ninh
    *Một số biển xe có ký hiệu riêng:
    -NN (Nước ngoài): xe dành cho cá nhân và tổ chức nước ngoài
    -NG (Ngoại giao): xe dành cho các cơ quan ngọai giao (trong nước)
    -NG số đỏ có gạch ngang xe: dành cho các Đại sứ quán (Biển này mới là VIP nhất, không chú công an nào dám vẫy lại hỏi thăm luật giao thông, tên tuổi, ngày tháng năm sinh,...)
    *Ngoài ra còn có các loại màu sắc biển khác:
    -Biển xanh: xe công
    -Biển đỏ : xe của quân đội cũng có ký hiệu để nhìn vào là biết ngay thuộc cơ quan nào ví dụ như:
    QH: Ha?i quân.
    TM: Tô?ng cục tham mưu.
    TK: Tô?ng cục kyf thuật.
    TH: Tô?ng cục hậu câ?n.
  8. fox8x

    fox8x Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/08/2005
    Bài viết:
    4.396
    Đã được thích:
    0
    Bổ xung tí:
    Xe biển 80, NN, NG... có cờ phía đầu xe là xe Cốp, khi có túi chụp cờ vào là không có Cốp ở trong, cờ tung bay phần phật là có Cốp ở trong... Ngắm và tỉa!!- Pằng chíu!
  9. ghet_ruoi

    ghet_ruoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2003
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    0
    Lợn i? Việt Nam va?o ''sách đo?''

    Va?o năm 1969, Việt Nam co?n có đa?n lợn i? hai triệu con
    Các khoa học gia báo động giống lợn i? truyê?n thống cu?a Việt Nam có nguy cơ tuyệt chu?ng sau khi nông dân trong nước nhiê?u năm nay đaf chuyê?n sang nuôi các giống heo nhập ngoại.

    Tư? con số hai triệu con năm 1969, tới nay số lợn i? trên toa?n quốc co?n không được bao nhiêu, va? ngay ca? Viện chăn nuôi Việt Nam cufng chi? co?n khoa?ng 100 con giống.
    Nguyên nhân ngươ?i dân chuyê?n sang nuôi heo ngoại nhập vi? các giống lợn ngoại mau lớn, ít bị bệnh va? cho nhiê?u thịt.
    Thế nhưng tại một số nước ngoa?i, lợn i? Việt Nam lại được liệt va?o loại thú nuôi trong nha? ma? nhiê?u ngươ?i ưa thích vi? chúng sạch sef va? tinh ranh. Nhiê?u ngươ?i nói lợn i? co?n khôn hơn loa?i chó va? có thê? huấn luyện dêf da?ng.
    Ta?i tư? Hollywood George Clooney cufng tư?ng nuôi một chú lợn i? Việt Nam tên la? Max trong suốt 18 năm, ''lâu hơn bất cứ quan hệ với một phụ nưf na?o''.
    Giống lợn thuâ?n Việt
    Ông Vof Văn Sư? tư? bộ môn động vật quý hiếm va? đa dạng sinh học thuộc Viện chăn nuôi gia?i thích ră?ng giống lợn i? Việt Nam bắt nguô?n tư? vu?ng đô?ng bă?ng sông Hô?ng miê?n Bắc va? theo truyê?n thống được nuôi nhiê?u tại các ti?nh Nam Định, Ninh Bi?nh, Thanh Hóa.
    "Lợn i? Việt Nam có toa?n thân ma?u đen tuyê?n. Không nên lâfn lộn lợn i? với lợn Móng Cái, thân có khoang trắng."
    Khi số động vật xuống dưới một nga?n la? các nha? ba?o tô?n đaf bắt đâ?u lo.

    Ông Vof Văn Sư?, Viện chăn nuôi
    Nghe pho?ng vấn
    Theo ông Vof Văn Sư?, lợn i? nga?y nay không được ưa chuộng vi? tuy thịt thơm nhưng rất nhiê?u mơf, tới 40%-50%, ít nạc.
    "Chúng tôi đaf la?m nhiê?u cách đê? con lợn i? có thê? quay lại ba?n ăn Việt Nam nhưng rất khó khăn va? hiện chi? có thê? duy tri? một số con giống."
    "Đê? nuôi môfi con lợn i? giống, chúng tôi đaf pha?i bu? lôf cho dân một triệu đô?ng."
    "Nói chung trên thế giới, khi số động vật xuống một nga?n la? các nha? ba?o tô?n đaf bắt đâ?u lo."
    Không chi? lợn i?, giống ga? Đông Ca?o nô?i tiếng cu?a Việt Nam cufng đang gặp nguy cơ tuyệt chu?ng, nhất la? trong thơ?i đại cúm gia câ?m hiện nay.
    Quý vị đaf tư?ng nuôi lợn i? trong nha?? Theo quý vị la?m sao đê? có thê? ba?o tô?n loa?i động vật na?y? Xin gư?i thư cho chúng tôi qua hộp tiện ích bên tay pha?i.
    [​IMG]
    Va?o năm 1969, Việt Nam co?n có đa?n lợn i? hai triệu con
    Theo BBC
  10. maituanviet

    maituanviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2004
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Jeans



    [​IMG]

    [​IMG]Jeans xanh.
    Jeans là một loại quần xuất xứ từ các nước phương Tây, và là một trong những biểu tượng của xã hội phương tây vào thế kỷ 20. Cụ thể, nó đã từng là biểu tượng cho tuổi trẻ, sự phản kháng, tự do và cho chủ nghĩa cá nhân của mọi tầng lớp nhân dân ở phương tây. Đây là phần y phục được bán nhiều nhất trên thế giới. Cả hai giới tính và mọi tầng lớp xã hội, thuộc nhiều nền văn hóa đều có thể mặc jeans.

    Lịch sử
    Levi Strauss được coi là cha đẻ của quần jeans.
    Ông được sinh ra, ngày 26 tháng 2 năm 1829, trong một gia đình nghèo khó ở Buttenheim, Đức. Hai năm sau khi người cha của Levi là Hirsch Strauss qua đời, bà góa phụ Rebecca đã cùng Levi lúc đó vừa đúng 18 tuổi và 2 cô con gái là Fanny và Mathilde quyết định di dân sang Mỹ vào năm 1847. Trạm định cư đầu tiên của gia đình Strauss là thành phố New York. Ba năm sau, 1850, cũng như bao gia đình nghèo khổ khác Levi đã dời cư đến San Francisco, California theo cao trào tìm vàng.
    Dù mang tiếng là đi tìm vàng nhưng Levi Strauss không tìm ra được gì hết. Ông ta chỉ có nhận xét là các người đồng hành đi đào vàng với áo quần thật rách rưới trong khi chung quanh nơi sinh sống cắm trại thì lại có nhiều vải thô để dựng lều che mưa nắng. Từ nhận xét đó Levi liền bắt tay vào việc. Từ những mảnh vải may lều, ông ta cắt may thành quần cho người đi đào mỏ vàng. Để cho quần được bảo đảm hơn nữa ở những mối chỉ may, qua sáng kiến của Jacob Davis, ông cho đóng những đinh tán vào đó. Ngày 20 tháng 5 năm 1873, Jacob và Levi nhận bằng sáng chế số #139,121, cho quần với các đinh tán của họ từ Phòng Bằng Sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ; đây là ngày ra đời chính thức của quần jeans. Chiếc quần của Levi dần dần được các thợ mỏ vàng yêu chuộng vì không sờn rách như trước đây. Levi đặt tên cho chiếc quần của ông là "Waist overall".

    [​IMG]

    [​IMG]Bằng sáng chế cho quần Jeans, đăng ký bảo hộ tại Mỹ.
    Những chiếc quần jeans bắt đầu còn là màu vàng nâu, sau qua màu xanh đậm. Từ loại vải thô dùng để căng lều Levi đổi qua dùng loại vải dệt theo phương pháp "Serge de Nîmes" của Pháp. Cũng chỉ vài năm sau Levi Strauss trở thành người giàu có. 1890 là năm ra đời công ty "Levi Strauss & Company". Công ty đặt cơ sở đầu tiên tại San Francisco. Chiếc quần "Waist overall" của Levi được đặt tên hiệu sản xuất là "501®". Quần dần dần được thêm thắt nho nhỏ nhưng mang đầy tính lịch sử như là 2 đường chỉ chạy cong vòng sau túi quần (arcuate). Tấm nhãn hiệu da với hình 2 con ngựa (Two Horse Patch) cộng thêm nhãn hiệu màu đỏ của công ty (Red Tab). Cho đến năm 1920 "Waist overall" mới được đổi thành Blue Jeans.
    Quần vải thô màu xanh này xuất hiện tại châu Âu rất trễ so với thời gian lúc ra đời tại California. Sau Thế chiến thứ hai, lính Mỹ đã du nhập loại quần này vào châu Âu. Châu Âu dần dần bị Mỹ hóa đầu tiên qua áo quần. Vào thập niên 1960, thời gian của hippies và phản kháng, chiếc quần jean trở thành bộ đồng phục cho những người muốn sống tự do không ràng buộc. Thời gian này khi nói đến tự do, nói đến phản kháng, đến chối từ thì phải nói đến quần jean. Chỉ với quần jean, tuổi trẻ cảm nhận mình đã hơn người, mình "đã sống, đang sống và biết sống" hơn người.
    Sau khi cách mạng đời sống chấm dứt thì triết lý "quần jean" cũng tàn lụi theo. Jean trở thành loại quần áo cho tầng nhóm xã hội bình thường. Từ biểu tượng cho "tự do" nay jean trở thành chiếc quần của thời gian rảnh rỗi, qua đó biểu tượng của jean trở nên buồn chán. Jean không còn "sôi nổi" nữa.
    Để chặn đứng tình trạng xuống giốc của quần jean, các nhà tạo mode đã thay đổi nhiều kiểu mẫu: lúc quần ống rộng, khi thì bó mông. Nhờ vào hóa chất acid và đá bọt, chiếc quần jean mới được bỏ vào trong máy giặt để trở thành loại "stone-washed", "double-stone-washed" cho đến "destroyed". Ai mà thích quần rách rưới thì có loại "Shotgun Denim" - vải quần được bắn nát với đạn Schrotflinte. Một số trong giới thanh niên thiếu nữ cho rằng quần càng hư hỏng rách rưới người mặc mới được xem là "ngầu".
    Quần Levi''s đến thập niên 2000 vẫn còn giữ hàng đầu nhưng đã điêu đứng vì bị cạnh tranh bởi những nhà tạo mode may quần áo rất đắt từ Mailand cho đến New York. Một số tài tử Hollywood hoặc một số đông nhà triệu phú, trong số này có cả tổng thống Bush của Hoa Kỳ và tổng thống Putin của Nga, vẫn thích mặc quần jean thật để trông trẻ trung.

Chia sẻ trang này