1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có thể bạn chưa biết?!

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi nhmp21, 22/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bibianh

    bibianh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2006
    Bài viết:
    2.236
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    Phát hiện những di vật kỳ lạ giữa lòng sông Tô Lịch
    Đã hơn 10 ngày nay, Đội 12 thuộc Công ty liên doanh Xây dựng (VIC) ngừng thi công kè bờ sông Tô Lịch, đoạn thuộc phường Nghĩa Đô, Hà Nội, sau khi phát hiện những vật lạ giữa lòng sông. Trong đống bùn đất mà máy xúc vét lên, có 3 cọc gỗ lớn dài hơn 3 mét, nhiều xương răng động vật (của voi, ngựa, trâu?) với số lượng lớn. Đặc biệt, có 3 hộp sọ người.
    Những chiếc liễn tìm thấy.
    Ngoài ra, còn có hơn 10 cái liễn lớn nhỏ bằng sành và một bộ dụng cụ sinh hoạt như dao, liềm, móc bằng kim loại sắt đã sét rỉ gần hết, một số mảnh gốm men ngọc đã bị vỡ, đồng tiền hình tròn có lỗ vuông? Tại khu vực này còn phát hiện thấy nhiều vật liệu xây dựng cổ xưa như ngói cổ, đá.
    Hiện trường nay vẫn đang được giữ nguyên vẹn. Chỉ có điều răng, xương động vật và nhiều đồ tuỳ táng khác như dụng cụ sinh hoạt thì vẫn nằm phơi trên đất, chờ đến lượt được ?ophán xét?.
    Tiến sĩ Đặng Kim Ngọc, Giám đốc bảo tàng Hà Nội cho biết, thật sự khó hiểu khi phát hiện cả bộ hài cốt cũng được chôn với xương động vật, đồ sinh hoạt, có cọc gỗ cắm xung quanh và nằm sâu giữa lòng sông Tô Lịch. Một số mảnh gốm men ngọc rõ ràng là thuộc đời nhà Trần và Lê Sơ, nhưng để có kết luận cụ thể thì còn phải chờ các nhà khoa học vào cuộc.
    (Theo Tiền Phong)
    Di tích ở sông Tô Lịch có thể là cửa Tây La Thành
    Các đồ gốm thời Trần - Lê.
    Sau phát hiện hồi tháng 9/2001 về 8 bộ hài cốt và nhiều di vật khác tại khúc sông Tô Lịch, nơi đội 12 Công ty xây dựng VIC đang thi công, các nhà khảo cổ nhận định rằng, vị trí đào được có thể là cửa phía Tây của La Thành (thành Đại La). Nếu đúng, thì đây là một di tích rất quý, cần được giữ gìn, tôn tạo.
    Giáo sư Trần Quốc Vượng cho biết, theo kinh nghiệm của ông, vị trí này nằm trong phạm vi cửa Tây La Thành, được xây dựng từ trước đời Lý - Trần - Lê (thế kỷ 9-14). Điều đó còn được khẳng định dựa trên hai bằng chứng sau: 1- vị trí nơi đây thuộc thôn Đoài Môn (Cửa Tây); 2 - hiện trường di tích chồng chất rất nhiều gạch cổ, đặc biệt là gạch vồ thời Lê. Như vậy, có thể thấy đây chính là chiếc Ủng Môn duy nhất còn sót lại của toàn bộ Đại La Thành.
    Mặt khác, cũng theo giáo sư Vượng, trước đây, thường thì ở cổng Hoàng thành, ngoài lính canh, còn có thần trấn giữ 4 cửa và có yểm bùa, làm lễ hiến sinh người và các động vật khác như trâu, bò, lợn, chó mèo? Như vậy, các di vật được phát hiện trên sông Tô Lịch như bát đĩa, gốm sứ cổ, tiền đồng, xương răng động vật, di cốt người? có thể là một bằng chứng nữa chứng tỏ đây là cổng Tây La Thành.
    PGS-TS Đỗ Văn Ninh (Viện Sử học) thì cho biết thêm, những phát hiện ở đoạn sông Tô Lịch gần cửa Đoài là do máy xúc lên chứ không phải bóc lớp di vật theo phương pháp khai quật khảo cổ học, nên không thể xác định được niên đại. Ngoài ra, ở mỗi cửa thành, người xưa thường hay trấn yểm bằng một ngôi mộ động vật, nhưng không có ngôi mộ nào trấn yểm bằng người. Vậy mà di tích này lại có lẫn xương người, do đó chắc không thể là mộ trấn yểm ma quỷ. Người dân xã Đoài Môn cũ (đã di chuyển đi nơi khác) ngày nay vẫn về khu vực này để di chuyển mồ mả. Như vậy, rất có khả năng đây là xương cốt của ngôi mộ vô thừa nhận nào đó lở xuống sông Tô Lịch.
    Về hiện tượng thân nhân của các công nhân ở đội 12 gặp nhiều chuyện bất hạnh liên tiếp trong thời gian qua, khiến cả đội hoang mang, Tiến sĩ Ninh nhận định: ?oLà người làm khảo cổ, đã từng tham gia đào hàng trăm ngôi mộ các loại, các thời, nhưng tôi và đồng nghiệp chưa ai bị ốm đau vì lý do khai quật mộ táng cả. Cho nên những trường hợp ốm đau, kể cả bị chết của công nhân và người nhà của họ ở công trường này, không nên tìm nguyên nhân ở những hài cốt tìm thấy dưới sông Tô Lịch?. Về vấn đề này, quan điểm của Giáo sư Vượng là nên có những tìm hiểu, suy nghĩ thêm và đưa ra lời giải thích hợp lý.
    Tuy nhiên, theo phản ánh của các công nhân xây dựng, cho đến nay, họ vẫn không nhận được một sự hồi âm hay quan tâm nào từ phía các cơ quan chuyên môn, chính quyền thành phố. Vì thế, theo kiến nghị của đội thi công 12, chính quyền và các cơ quan chuyên môn nên tổ chức một cuộc khai quật mở rộng, đánh giá khoa học và cụ thể về di chỉ này. Giáo sư Nguyễn Quốc Vượng còn đề nghị tiến hành khai quật cả ở khu vực 42 Trần Phú và trong Hoàng thành (ngay sát Trường Lang phía Tây của Hoàng Thành và thành Hà Nội cũ), là những nơi cũng tìm thấy các di vật tương tự.
    (Theo Văn Hóa, Tiền Phong)
  2. bibianh

    bibianh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2006
    Bài viết:
    2.236
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. bibianh

    bibianh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2006
    Bài viết:
    2.236
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được bibianh sửa chữa / chuyển vào 23:20 ngày 19/04/2007
  4. bibianh

    bibianh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2006
    Bài viết:
    2.236
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. bibianh

    bibianh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2006
    Bài viết:
    2.236
    Đã được thích:
    0
    Thánh vật sông Tô ?" Không tin
    Báo Văn Hóa vừa có bài phản đối nội dung bài Thánh vật Sông Tô đăng ba số đầu tiên trên ấn phẩm thuộc chủ quản của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
    Ngay sau khi ba số đầu tiên của bài ?oThánh vật ở sông Tô Lịch? được đăng trên báo Bảo Vệ Pháp Luật (cơ quan ngôn luận của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao), báo Văn Hóa (cơ quan ngôn luận của Bộ Văn hóa Thông tin) đăng trả lời phỏng vấn của nhà sử học Dương Trung Quốc bác bỏ hoàn toàn của tác giả Nguyễn Hùng Cường.
    [​IMG]
    PV: Thưa ông, gần đây có những tờ báo kể những câu chuyện được gọi thánh vật ở sông Tô Lịch khiến cho dư luận quan tâm một cách thái quá, thậm chí chuyền tay nhau đọc và bàn tán xôn xao. Ông có nghe thông tin này không và ông có suy nghĩ gì?
    Nhà sử học Dương Trung Quốc: Theo tôi, riêng cái việc dùng từ thánh vật trong bài báo cũng mang tính báo chí, chủ yếu để gây sự tò mò, thu hút người đọc. Vụ việc này diễn ra cách đây mấy năm rồi. Tôi còn nhớ hồi đó báo chí đề cập đến một cách rất nghiêm túc. Lúc đầu cũng có những ý kiến khác nhau.
    Vào thời điểm này, chúng ta không còn ở thời kỳ chủ nghĩa vô thần thô mộc nữa. Chúng ta tin rằng có đời sống tâm linh. Đời sống tâm linh ấy là một phần giá trị của đời sống thực, nó giúp cho đời sống thực tốt hơn bằng những nguyên lý mang tính đạo đức.
    Tôi lấy thí dụ, ở hiền thì gặp lành, ác giả ác báo, v.v? Tôi nhớ hồi còn bé, khi đời sống tâm linh phong phú, người ta sợ quỷ thần hai vai hơn là sợ ông cảnh binh đội sếp.
    Thế nên, đời sống tâm linh có mặt tích cực của nó. Nhưng cũng không đến mức chúng ta phải vận vào mình một cách không có cơ sở như thế.
    Bởi vì, theo tôi được biết, tác giả bài báo ấy là một người trong cuộc, người từng tham gia xây dựng tuyến kè ở sông Tô Lịch vào thời điểm ấy, rồi muốn thể hiện, giãi bày mình gặp rủi ro trong cuộc sống, trong kinh doanh dẫn đến phá sản và giải thích gắn với hiện tượng của khúc sông ấy.
    Về cá nhân tác giả bài báo ấy, chắc cũng không có lỗi gì cả, họ nghĩ sao viết vậy nhưng khi đưa thông tin không có lời giải thích khoa học, rõ ràng.
    Người viết mang nặng cảm tính, vấn đề vượt ra khỏi khuôn khổ là những trải nghiệm cá nhân dẫn đến những suy luận mang tính xã hội, liên quan đến người khác. Điều đó là không bình thường.
    Cách đây khoảng ba, bốn năm, sau khi đơn vị thi công tại đoạn sông Tô Lịch đó phát hiện được nhiều di vật, hiện vật, cơ quan chức năng vào cuộc và tiến hành khai quật chữa cháy. Lúc đó ông đứng ra chủ trì cuộc tọa đàm với sự góp mặt của các nhà chuyên môn để nhận định về sự phát hiện khảo cổ này. Khi đó các nhà chuyên môn nhận định ra sao?
    Tôi nhớ hồi đó giới chuyên môn cũng đưa ra nhiều hiện tượng về sự cố của đơn vị thi công. Ngay sau khi phát hiện, những cơ quan có trách nhiệm của Hà Nội cũng vào cuộc như bảo tàng, Sở Văn hóa Thông tin.
    Tin rằng, bây giờ tìm lại hồ sơ khá đầy đủ. Khi đó, ai cũng thấy rất rõ và được giải thích rằng sự bất trắc của đơn vị thi công tại khu vực đó là bởi ở đây có thể xuất phát từ địa tầng không ổn định do nó nằm giữa nơi hội tụ của ba dòng sông.
    Và có lẽ, chính điều đó khiến cho việc khảo sát thiết kế, xây dựng dự án xây dựng tuyến kè không sát với thực tế, dẫn đến thiệt thòi cho doanh nghiệp. Điều này cũng được đề cập trong cuộc tọa đàm.
    Và nữa, vì là nơi hợp thủy của ba dòng sông nên trong quan niệm phong thủy cổ điển chắc chắn cũng có yếu tố phong thủy. Quan sát hiện trường chưa rõ lắm nhưng cũng có người giả thiết rằng, những dấu vết còn lại cho thấy có một sự yểm nào đó.
    Nếu có đi chăng nữa thì cũng rất bình thường trong kiến trúc cổ truyền của người xưa, và nhất là không loại trừ yếu tố của thời kỳ tiền Thăng Long, của thời nhà Đường chiếm đóng, thời Cao Biền.
    Nhưng vận nó vào những yếu tố được giải thích dưới góc độ chuyên môn và hiện tượng xã hội gắn liền với vụ việc cụ thể, tôi nghĩ rằng thiếu căn cứ.
    Không ai có thể kết luận được rằng, vì cái vùng đất ấy mà hệ quả mang tính chất thuần túy là sự trả giá về mặt tâm linh.
    Còn đương nhiên, nó vẫn là những giả thuyết. Chúng tôi tôn trọng những giả thuyết ấy. Nhưng hồi đó cũng đưa ra cũng đưa ra những căn cứ khác nhau để cho dư luận xã hội lựa chọn một nhận thức khả dĩ nhất.
    Sau đấy mọi chuyện cũng lắng dịu. Việc này không phải không có sự chia sẻ với doanh nghiệp thi công ở đấy nhưng lúc đó không đến mức độ như hiện nay.
    Tôi thấy rất nguy hiểm ở chỗ này, sự trải nghiệm của cá nhân doanh nghiệp ấy chúng ta có thể chia sẻ nhưng sau đó vận vào cái chuyện thí dụ như một lời cầu khấn nào đó có thể mang lại tai họa cho người khác thì khó lòng chấp nhận.
    Trong loạt bài báo vừa rồi, tác giả đề cập mang tính ám chỉ chuyện GS Trần Quốc Vượng mất là cũng có liên quan đến việc này. Với tư cách là Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ông có ý kiến gì về chi tiết này?
    Việc sở hữu cổ vật hợp pháp, rất nhiều người và những nhà khảo cổ có uy tín như thầy Vượng, chắc cũng có một số cổ vật do sưu tầm hoặc do người khác tặng để làm cơ sở nghiên cứu.
    Cái cổ vật thầy nhận vào thời điểm đó hoặc những cổ vật khác thì cũng như nhau. Tôi nghĩ vận vào việc thầy bị mất là điều vô căn cứ, phần nào đó xúc phạm đến thầy.
    Chúng ta đều biết, thầy Vượng mất đều có bệnh lý hẳn hoi, có cả một quá trình. Cho nên chuyện đó rất không nên đặt ra trên mặt báo.
    Tôi xin nhắc lại là, những gì bản thân người viết báo ấy phải trải qua, ta cũng có thể chia sẻ nhưng cũng phải là chuyện đưa lên báo vào thời điểm này.
    Còn vận vào những chuyện khác mang tính suy luận như thế tôi cho là không nên làm, tạo ra sự hoang mang trong đời sống, vì nó muốn khai thác mặt trái của tâm linh.
    Như tôi nói, tâm linh có mặt tích cực để điều chỉnh đời sống xã hội. Còn điều này mang lại sự phân tâm, lo lắng không bình thường.
    Khi nhận được những thông tin gọi là thánh vật như thế, ông nghĩ sao?
    Tôi nghĩ, việc này các cơ quan chức năng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề này liên quan đến đời sống xã hội rất phức tạp, đa dạng cho nên cần thận trọng khi xử lý.
    Điều quan trọng ở đây là vai trò của cơ quan báo chí. Mình cần chủ động điều chỉnh nó. Tôi lấy ví dụ, trước đây cơ quan báo chí cũng phản ánh, thậm chí tổ chức tọa đàm mời các nhà khoa học đến, sau đó phản ánh trung thực với phát biểu. Đó được xem như một biên bản, không đi đến kết luận. Và dân dựa vào đấy để có những ứng xử hợp lý.
    Vụ việc này diễn ra lâu rồi và bây giờ bất kỳ ai có thái độ nghiêm túc muốn đề cập đến thì cần tìm đến cơ quan chức năng để nghiên cứu lại hồ sơ.
    Theo Văn Hóa
    Được BIBIANH sửa chữa / chuyển vào 17:49 ngày 20/04/2007
  6. arcdungnguyen

    arcdungnguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Bài này mình cũng vừa đọc chiều qua do mấy em ở Vănphòng đưa. cũng là bản photo. Nói chung mọi vấn đề đều phải xem nhiều mặt. Mình tin những gì ông Cường nói là thật, nhưng ví như cách ôCường nói về ô Hùng thì mình không thích. Báo chí nước ta tóm lại là rất adua, gió chiều nào xoay chiều ấy nhất là các tờ báo miền Bắc. Giả sử như ở Tây, mình nghĩ nhà báo nó sẽ hỏi ngay ông Dương Trung Quốc 1 câu đại loại như Nếu là ông, ông có thể đến bãi cọc, lấy mấy thứ đồ về nhà mà không khấn bái xin xỏ các vong được không? ông dám không?
    Mình thật, chắc bác Dương sẽ bối rối, nhiều hay ít tuỳ thuộc vào kinh nghiệm sống và chiến đấu với đời của bác ấy.
    Nói chung, mình không thích mẫu nhà khoa học như ông Dương(và cả ông LVL). Mỗi ngày của mỗi người là công bằng-24h như nhau. ÔD lên truyền hình 2 giờ là ông mất đi 2 giờ nghiên cứu, làm chuyên môn. Không thể khác được! Chắc là mẫu nhà khoa học đại chúng theo kiểu thời đại giải trí lên ngôi, chắc vậy!
  7. ngayxuaoi0210

    ngayxuaoi0210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    965
    Đã được thích:
    0
    Không biết em Bibi vô tình gõ sai hay hữu ý gõ số 17 thành 11 nên mới đọc được bài này.
    Thanks Bibi
    Qủa thực rất bổ ích.
  8. ngayxuaoi0210

    ngayxuaoi0210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    965
    Đã được thích:
    0
    Bài này không tin lắm.
    Lúc đầu xem hình thì cũng sợ thật.
    Nhưng
    Chuyện em bé bị chết sau khi ăn metos và uống côca ko có dẫn chứng.
    Còn hiện tượng cho cả một thanh metos vào cả một chai côca thì khác với uống một ngụm côca và ăn một hạt metos.
    Với lại thường ăn xong mới uống hoặc uống xong mới ăn chứ mấy ai ngậm một ngụm côca rồi thả viên kẹo vào miệng đâu nhỉ?
    Với lại(nữa)
    Khi kẹo gặp côca trong cơ thể người thì khi đó nồng độ đều rất nhỏ cơ mà.
    Nhưng đúng là khi xem hình cái chai côca bốc lên ngùn ngụt cũng sợ thật.
  9. ghet_ruoi

    ghet_ruoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2003
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    0
    Cái vụ thánh vật sông Tô công nhận là dạo này ầm ĩ..thích thật...e ..trên xe ô tô về quê mà người ta cũng bàn tán ầm ầm ...truyền nhau đọc cái tờ photo đó.
    Ở bên hỏi gì đáp nấy cũng có 1 topic về cái này ..bên đó nhiều bài sưa tập hay hơn..có nhiều bài nói về truyền thuyết của thèng Cao Biền và thuật phong thủy hay phết.Mở mang đầu óc cho ae
  10. cafenhasan

    cafenhasan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.709
    Đã được thích:
    0
    Nó không đến mức như báo chí lăng xê . Loanh quanh cũng bày trò để dư luận xôn xao , tốn giấy mực , gây hoang mang trong dân chung .

Chia sẻ trang này