1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có thể bạn chưa biết?!

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi nhmp21, 22/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kn7982

    kn7982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2005
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    0
    Trấn an dân chúng tốt, nên tranh cử đi Sàn
  2. kn7982

    kn7982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2005
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    0
  3. vinhtoet_1980

    vinhtoet_1980 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    1.484
    Đã được thích:
    0
    Từ đầu tháng 3-2007 đến nay, trong khoảng 150m² nền nhà của bà Phạm Thị Rược ở thôn Thạnh Nghĩa, thị trấn Thạnh Mỹ (huyện Đơn Dương - Lâm Đồng), đã phát hiện và đào bới được hơn 20 bộ hài cốt.
    Từ khung xương người chết và những vật dụng chôn theo như đạn, áo ngực phụ nữ, áo đầm, mắt kính... gia đình bà Rược tin rằng đây là hài cốt của người Pháp. Ngoài số hài cốt đã đào bới được, khả năng còn rất nhiều bộ hài cốt nữa. Đây là phát hiện gắn với một câu chuyện ly kỳ hơn 60 năm qua...
    Căn nhà bà Rược từng là mồ chôn tập thể của hơn 20 người Pháp?
    Chuyện khó tin qua lời kể của các "nạn nhân"
    Nhà bà Rược ở ngay Quốc lộ 27B. Năm 1958, vợ chồng bà đến đây mua lại mảnh đất này làm nhà sinh sống. Lần lượt sau đó 10 người con ra đời. Ba thế hệ sống trong ngôi nhà này luôn có cảm giác lành lạnh, nhờn nhợn, phảng phất âm khí. Con cháu và những người thân của bà Rược từ Đồng Nai, Hải Dương... đến ở nhờ trong nhà đều nói rằng nhà này có ma. Những người đó sau này đều ăn nên làm ra, cuộc sống sung túc.
    Trong khi đó, nhà bà Rược ngày một sa sút, tính toán làm ăn gì cũng thất bại. Chị Vũ Thị Kim Tháp (SN 1975) khá xinh đẹp nhưng thường xuyên ốm đau. 32 tuổi, cũng chừng ấy lần chị phải đi bệnh viện chữa đủ thứ chứng bệnh. Khi thì uể oải, tím tái như người đau gan, khi thì quặn như đau ruột thừa... lần nào chị cũng phải gấp rút đến bệnh viện điều trị.
    Nhưng rốt cuộc bác sĩ không chẩn đoán được chị bị bệnh gì. Mấy năm gần đây, đường tình duyên của chị có phần lận đận. Đã vài ba lần dợm bước lên xe hoa nhưng đều không thành.
    Vào năm 2001, gia đình bà Rược đã đào dưới nền nhà một bộ hài cốt còn cả quai hàm và bộ râu quăn. Gia đình họ đã xây cất cho bộ hài cốt này một ngôi mộ khá khang trang tại nghĩa trang Thạnh Nghĩa. Hai năm sau, năm 2003, ông Năng bị bệnh mất. Nhiều đêm mẹ con bà Rược mất ngủ vì mơ hồ nghe thấy những âm thanh đập phá vào những vật dụng bằng gỗ trong nhà nghe rõ mồn một.
    Từ chỗ sợ hãi, chị Tháp dạn dĩ hẳn lên. Bị mất ngủ, chị thức dậy bật điện la lối, một lúc sau những âm thanh đó mới chịu im. Khoảng đầu tháng 3-2007, chị Tháp đang ngủ chợt nghe tiếng người gọi chị dậy, chỉ chỗ và nói chị đào họ lên. Hố này có 5 - 7 xác người nằm chồng chất lên nhau. Nhiều hố, huyệt ở 4 góc - ước độ chu vi một chiếc quan tài, có 4 cái đinh to bẻ quặp xuống như đóng nắp quan tài. Có khi một chỗ là cả vốc 4 - 5 cái đinh gãy.
    Khi mọi người đào lên, phát hiện một hài cốt có mái tóc dài. Trong bộ hài cốt đó có một chiếc áo ngực còn nguyên hình dáng được làm bằng chất liệu cotton đặc biệt, bên trong lót lớp lưới! Trước đó, chị Tháp nằm mơ thấy một đôi thanh niên nam nữ đi chơi ở bên một hồ nước. Cô gái da trắng, tóc vàng, tay cầm đôi dép khỏa nước. Ít bữa sau, một đêm chị Tháp đang ngủ thì mơ thấy một đôi nam nữ chỉ chỗ góc cầu thang nhà chị.
    Chị Tháp và nắp hộp sữa hiệu Guigo tìm được cạnh một hài cốt
    Quả nhiên, khi đào lên, thấy hài cốt của một cặp nam nữ nằm cạnh nhau, phía dưới toàn nước khiến anh em chị Tháp vừa đào vừa phải múc nước. Có chuyện lạ kỳ nữa là có lần vào nửa đêm, các con bà Rược đào bới mãi, khoét hầm hàm ếch mà vẫn chẳng thấy hài cốt như chị Tháp chỉ nên bắt đầu thấy nản. Lần lượt từng người leo lên khỏi miệng hầm không đào nữa, chỉ còn lại một mình anh Tịnh - con rể bà Rược.
    Thấy vậy, anh Tịnh cũng vứt cuốc xẻng leo lên rồi qua nhà người em vợ liền vách ngồi hút thuốc lá. Bất ngờ, chiếc hầm đó đổ sập xuống. Sợ quá, mấy anh em họ chăng điện thắp sáng, tiếp tục đào thì phát hiện 3 bộ hài cốt. Mùa lễ Phục sinh (tháng tư vừa qua) nửa đêm, gia đình bà Rược thường bị đánh thức dậy bởi những tiếng đập bàn, đập tủ trong nhà. Dù mọi người thức dậy hẳn, nhưng phải lâu sau đó tiếng đập này mới chịu ngưng.
    Hơn 40 ngày nay, gia đình chị Tháp tạm gác hết mọi công việc đồng áng, bán hàng (nhà chị bán cửa hàng tạp hóa), đóng cửa lại, mấy mẹ con chị tập trung, kiên tâm vào việc đào bới, tìm hài cốt còn sót dưới nền nhà với ý nguyện đưa họ lên, mang ra nghĩa trang chôn cất tử tế, gia đình cũng được yên. Trong nhà họ, hơn chục hầm hố được đào bới trông như một góc bãi vàng. Đến nay, họ đã đào được tổng cộng trên 20 bộ hài cốt, đem chôn thành 16 nấm mộ ở nghĩa trang Thạnh Nghĩa và vẫn đang tiếp tục đào bới, tìm kiếm...
    Cần một kết luận khoa học
    Chúng tôi được bà Rôda Nai Chuông (65 tuổi), người dân tộc K,Ho ở đây cho biết: bà sinh năm 1942, sống ở đây từ bé. Khi bà độ chừng 4 - 5 tuổi, thường được ông cậu của mình (sau đó là già làng ở đây) kể rằng có một đoàn người Pháp ăn tiệc trưa trong một vườn cây rất đẹp nằm ở phía bên kia đường (con đường này khi đó là đường mòn), sau đó bị ngộ độc, được chuyển đến trạm y tế của người Pháp (cách nhà bà Rược bây giờ chừng 500m) để sơ cứu, nhưng hầu hết đã chết.
    Nền nhà bà Rược bị đào bới để tìm hài cốt
    Theo tìm hiểu của chúng tôi, thị trấn Thạnh Mỹ này xưa có tên là thôn M,Lon - trung tâm quận Đran cách Đà Lạt một quả núi. Giữa đỉnh núi có một suối nước rất đẹp còn gọi là suối Lauria hay hồ Tiên. Thay vì đi theo đường vòng qua núi, người Pháp tính ?othiết kế? một con đường băng qua đỉnh núi và đặt một đồn lính ở ngay gần hồ Tiên.
    Thôn M,Lon khi đó chỉ toàn là người dân tộc ít người, thời điểm này (trước năm 1945) có thêm người Pháp sinh sống. Trong số các huyệt - hố đào lên, có cả đạn của Pháp. Chiếc áo ngực ?obền? cỡ đó chắc chắn phải là phụ nữ châu Âu thời đó dùng, chứ đồng bào dân tộc làm sao có. Nắp hộp sữa hiệu Guigo bằng nhôm vẫn còn sáng loáng. Đây là loại sữa chỉ có giới tư sản thời đó dùng. Mắt kính tuy chỉ còn gọng, nhưng cũng nói lên chủ nhân của nó phải là giới thượng lưu.
    Gia đình bà Rược theo đạo Thiên Chúa. Họ làm việc này dựa trên tâm linh, tình cảm của con người với con người. Bà Rược bảo rằng ?ochúng tôi chẳng tin chuyện ma quái, cứ coi như làm phước đưa họ đi, xây mồ mả cho họ yên nghỉ?. Gia đình bà Rược chỉ thuộc diện đủ ăn, vậy mà lâu nay họ đã phải bỏ ra nhiều công sức để đào bới. Có đồng nào, họ lại dành dụm, gom góp mua áo quan, thuê xe đưa hơn 20 người xấu số đến nghĩa trang chôn cất.
    Đường từ nhà bà Rược đến nghĩa trang gần một cây số, sợ nhầm, sót xương của người đã khuất, họ xúc hết đất trong các huyệt - hố lên bỏ vào hàng mấy chục bao tải chở lên theo. Nhìn các anh Thông, Diệm, Tịnh... đào bới một cách cẩn thận, say sưa, thỉnh thoảng họ lại thắp hương cầu nguyện, nói chuyện với người đã khuất, xin họ mau chóng hiện ra bỗng thấy thương đến lạ.
    Các anh kể rằng, khổ nỗi là cứ phải đào đêm mới linh, mới dễ thấy hài cốt. Nhiều người được thuê đến đào bới đã lần lượt bỏ đi hết, trả tiền nhiều họ cũng không dám làm. Vậy nên, hàng bao đêm nay mẹ con bà Rược phải dùng đèn điện, nấu thêm bữa ăn đêm để tiếp tục công việc đào bới. Chị Tháp nói rằng, cứ sau một lần tìm được một bộ hài cốt, chị thấy người mình như nhẹ hẳn ra, cuộc sống gia đình cũng dễ chịu hơn.
    Từ chỗ sợ hãi, nhờn nhợn, họ dần thấy quen thuộc. Mặc ai đàm tiếu, nghi ngờ, mẹ con bà Rược vẫn âm thầm miệt mài đào bới, cầu mong tìm kiếm được hết hài cốt để đưa đi một lượt. Sở dĩ chúng tôi biết câu chuyện này là nhờ anh Phạm Thành Trung - Tổng Giám đốc Công ty DRI (tập đoàn Accor của Pháp chuyên quản lý khách sạn 4 - 5 sao trên thế giới) - nhà điều hành, quản lý KS Palace, Novotel, sân golf Đà Lạt và Novotel Phan Thiết. Anh Trung đã lớn lên ở đất Đơn Dương, anh đã giúp gia đình bà Rược một số tiền nhỏ để họ làm công việc này. Có cách nào đó để những hài cốt người Pháp này được trở về cố quốc, mồ yên mả đẹp, đó là ý nguyện của mẹ con bà Rược.
    Tuy nhiên, việc làm rõ gốc gác những bộ hài cốt nghi là của người Pháp này, chắc chắn phải cần đến những nhà nghiên cứu và cơ quan chức năng. Tất cả phán đoán của người dân được phản ánh trong bài viết này đang cần một kết luận thuyết phục hơn từ những bằng chứng lịch sử và khoa học. Có như vậy mới xóa được những tin đồn hoặc hành vi lợi dụng mê tín dị đoan làm ảnh hưởng đến ANTT tại địa phương xảy ra việc này.
  4. kn7982

    kn7982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2005
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    0
    Tốt nhất để cái link, đỡ tốt diện tích
  5. vinhtoet_1980

    vinhtoet_1980 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    1.484
    Đã được thích:
    0
    rộng trật thì ảnh hương zi,post thế cho mọi người dế đọc
  6. bimbimbaby

    bimbimbaby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    0
    Hay! nhưng mờ em sợ ma lắm! các anh ơi! phú thọ nhìu rừng thế có nhìu ma ko ạ!
  7. cleopatre_cesar

    cleopatre_cesar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    Giời ạ, đi đến đâu cũng thấy topic này, trông mà hoa hết cả mắt. Mọi người nghĩ thế nào chứ em cũng chả tin chuyện này lắm( chả biết tí về có bị thánh vật như ông Hưng ko he he...). Em thấy mục đích của bài báo này chỉ là tác giả muốn gỡ tội cho em gái của ông ta thôi. Rõ ràng tội rành rành ra đấy lại cứ đổ lỗi cho thần thánh để lấy lòng thương hại của mọi người. Cái '''' dốt'''' của ông này là làm như thế em gái ông sẽ chẳng bao giờ được xử nhẹ tội hơn vì mấy ông bà xử án sẽ ko dám làm trái ý thánh kẻo lại bị thánh vật cho thì khổ!
    PS: cầu giời lạy phật tí về con vẫn bình an vô sự
  8. nhmp21

    nhmp21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2006
    Bài viết:
    1.477
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG XÁC ƯỚP CỦA AI CẬP THỜI CỔ ĐẠI (Lại là xác ướp)


    Khi nói đến xác ướp lập tức ai cũng nghĩ đến những xác ướp được chôn trong những kim tự tháp ở Ai Cập. Bạn đúng, xác ướp ở Ai Cập là nổi tiếng hơn cả; nhưng những nơi khác trên trái đất cũng có tục ướp xác như ở Greenland, Trung Hoa, cả ở vùng núi Andes ở Nam Mỹ.
    Xác ướp là xác của một người có khi cả thú vật nữa được bảo tồn cho khỏi thối rửa sau khi chết. Thông thường khi ta chết, vi khuẩn đục khoét những phầm mềm của cơ thể như da, bắp thịt; sau đó chỉ còn trơ lại xương cốt. Để tăng trưởng, vi khuẩn cần đến nước, do vậy muốn ướp xác, cơ thể cần được làm khô thật nhanh sau khi vừa mới chết. Xác chết còn cần được giữ sao cho khỏi bị phân hủy và trông giống như khi còn sống. Tiến trình làm khô có thể bằng cách giữ cho thật lạnh, phơi nắng, un khói, hoặc dùng hóa chất như natron, một loại muối đá thiên nhiên mà thành phần gồm hợp chất của sodium carbonate và sodium bicarbonate.
    Người Ai Cập thời cổ đại tin rằng ướp xác sau khi chết là cần thiết để người chết có thể đầu thai qua kiếp khác.
    Quá trình ướp xác rất lâu dài và tốn kém. Thời gian thông thường là 70 ngày. Quan lại cao cấp, các giáo sĩ, những nhà quí tộc phục vụ cho vua hoặc nữ hoàng thường cũng được ướp xác khi chết. Để thực hiện người ta cho dựng lều ngay bên huyệt mộ để làm công việc tẩm ướp.
    Nghệ thuật ướp xác của người Ai Cập gồm nhiều giai đoạn. Trước tiên xác chết được tắm rửa sạch sẽ và làm nghi thức thanh tẩy theo tôn giáo. Kế đến người ta lấy các cơ phận trong thân thể bằng cách rạch một vệt dài dọc theo hông trái để mang những cơ quan nội tạng như ruột, gan, bao tử và phổi ra ngoài. Mỗi thứ sẽ được tẩm bằng natron để làm cho khô nhanh và chống thối rửa gây bởi vi khuẩn.
    Kế đó từng món một được bọc bằng vải lanh rồi cất trong những lọ bầu. Nắp lọ được tạc theo hình bốn người con trai của thần Horus mà mỗi vị có trọng trách bảo vệ một cơ quan riêng biệt. Bốn loại nắp gồm như sau:
    [​IMG]
    Qebehsennef (đầu chim ưng) : cho lọ chứa ruột.
    Duamutef (đầu chó rừng) : bao tử.
    Hapy (khỉ đầu chó) : phổi.
    Imsety (đầu người) : gan.​
    Có nơi người ta đem đặt lại vào trong cơ thể chứ không chứa ở trong các lọ như nói ở trên.
    Sau khi lấy hết các cơ quan nội tạng, người ta rửa sạch trong cơ thể bằng rượu nho, các loại gia vị rồi xả sạch bằng dầu cây tuyết tùng. Giai đoạn tiếp là nhồi đầy trong cơ thể bằng natron; có nơi thêm cả mạt cưa, vải lanh, nhựa cây, và ngay cả bùn nữa. Phần việc kế tiếp là lấy não ra khỏi đầu bằng loại móc có lưỡi dài thọc xuyên qua hốc mũi để nạo sạch vùng trong xoang sọ. Vì người Ai Cập thời ấy cho rằng não là bộ phận không quan trọng nên bị đem quăng bỏ đi. Để giữ cho mặt và thân thể nguyên dạng tròn trịa như xưa, người ta đem lót dưới da những nùi vải lanh nhỏ li ti. Cuối cùng, mỗi tứ chi, đầu và thân trên được vấn riêng rẻ bằng vải lanh có tẩm nhựa cây. Giai đoạn này mất khá nhiều thời gian mà theo các học giả ngày nay, một số xác ướp có số băng vải lanh dài đến một dặm rưởi.
    Xác ướp Ai Cập đầu tiên được biết có từ 2600 năm trước Công Nguyên, tập tục này tồn tại mãi đến khi người Ả Rập Hồi Giáo xâm lăng Ai Cập vào năm 641 sau Công Nguyên. Một phần do nhiều người Ai Cập cải đạo theo Ki Tô giáo, họ không còn tin ướp xác là cần thiết để được đầu thai qua kiếp khác nữa. Thời gian cao điểm của tập tục này là dưới triều đại vua Pharaoh thứ 21 (1085 trước ?" 945 sau CN).
    Trong suốt quá trình hơn 3000 năm, ở Ai Cập có hơn 70 triệu xác ướp. Nhiều quá phải không bạn? Vậy thì những xác đó nay đâu cả rồi? Buồn thay, ngay từ hồi xa xưa những mộ huyệt này bị đào xới để tìm của cải, hoặc bị phá phách. Vào thời Trung Cổ, vô số xác bị đào lên để xay tán ra làm bùa phép. Gần đây hơn lại còn bị xâm nhập để tìm đồ cổ hoặc các vật lưu niệm. Kỹ nghệ ngày nay cũng góp phần tàn phá những di tích văn hóa vô giá này như đào xác ướp lên để lấy vải quấn làm giấy hoặc đốt thay nhiên liệu.
    Những xác ướp được bảo tồn tốt nhất là xác của các vua Pharaoh và tông bằng quyến thuộc. Xác của họ được tẩm ướp tinh vi và bảo vệ kỹ càng hơn. Ba xác ướp Ai Cập nỗi tiếng nhất là của các vua Tutankhamen, Seti Đệ Nhất, và Rameses Đệ Nhị (tức Rameses Đại Đế).

    Tutankhamen, mà người ta thường gọi là Vua Tut, lên ngôi khi còn là một thanh niên vào Triều Đại Thứ 18. Qua đời rất sớm vì một nguyên nhân không ai rõ. Ông được chôn ở vùng Thung Lũng Các Vị Vua Ai Cập. Tuy lúc còn trị vì ông không có gì quan trọng hay nỗi bật hơn những Pharaoh khác, nhưng Tutankhamen lại có một chổ đứng đặc biệt đối với người đời nay.
    Mộ của Tutankhamen được Howard Carter tìm thấy vào tháng 11 năm 1922. Những năm sau đó, đoàn thám hiểm của ông khai quật lên cả một kho tàng vô giá trong đó có chiếc mặt nạ bằng vàng khối, những hình nhân nhỏ bằng vàng và vô số châu báu. Chưa một cuộc khai quật về khảo cổ nào gây chấn động lớn như lần này. Sau cuộc khai mộ, một số người bị chết bất đắc kỳ tử khiến có một dạo người ta đồn là do lời nguyền của xác ướp.

    Ngày nay vua Tut được nhiều người nhắc đến nhất một phần vì mộ của ông được khám phá còn đang trong tình trạng hoàn toàn nguyên vẹn. Mộ của ông may mắn thoát được bàn tay phá hoại của bọn săn tìm kho tàng trong suốt 3000 năm. Xác ướp của ông cùng với quách đựng xác bằng vàng khối, những tranh họa trên tường, bàn tủ, binh khí và vô số mẫu vật khác đều tồn tại đến ngày nay. Tất cả lưu lại cho chúng ta một nét đại cương về đồ trang sức, trang điểm, lễ phục, mũ mãng cân đai của một vị vua Ai Cập. Vua Tut mất vào khoảng 1352 trước CN lúc mới còn 18, 19 tuổi, chỉ là một tiểu Pharaoh. Những vị vua khác vĩ đại hơn ắt phải được chôn theo cả những kho tàng khổng lồ. Tiếc rằng, vẻ bề thế của những ngôi mộ lớn hơn đó dễ dàng thu hút bọn săn kho tàng, tất cả đã bị vơ vét trơ trụi từ cả mấy trăm năm trước.

    Seti Đệ Nhất được biết như là một trong những Pharaoh vĩ đại và một chiến sĩ hiếu chiến nhất. Ông còn là cha của một Pharaoh tăm tiếng khác, đó là Rameses Đệ Nhị (hay Rameses Đại Đế). Seti trị vì vào Triều Đại Thứ 19, nhiều thế hệ sau vua Tutankhamen. Sử sách ghi lại rằng ông có công bảo vệ cho Ai Cập khỏi bị xâm lăng nhờ xua đuổi được những đạo quân cướp phá từ bên kia biên giới xứ Libya. Ông còn được biết đã mở rộng bờ cõi Ai Cập đến tận Syria ngày nay về phía đông.

    Rameses Đệ Nhị (Rameses Đại Đế) cai trị Ai Cập từ 1279 đến 1212 trước Công Nguyên, một thời gian kỷ lục 67 năm. Vô số truyền thuyết về ông được mãi lưu truyền. Cái thời mà con người chỉ sống có vài thập niên thì ông thọ đến 90 tuổi. Ông là người cao đến 6 bộ Anh trong khi người Ai Cập trung bình chỉ cao 5 bộ. Ông có rất nhiều vợ và hơn 100 người con.
    Năm 1974, các nhà nghiên cứu về Ai Cập (Egyptologist) ở Viện Bảo Tàng Cairo (Le Caire) để ý thấy rằng tình trạng xác ướp của Rameses bỗng suy đồi rất nhanh. Họ bèn gởi ông qua Paris bằng máy bay để nhờ khám nghiệm y khoa. Bạn có thể ngờ không, một xác ướp mà cũng bị hỏi giấy thông hành? Vua Rameses Đệ Nhị được chính phủ Ai Cập cấp cho một thông hành, ở cột nghề nghiệp được điền là ?oVua (đã băng hà).?
    Tại Paris, ông được chẩn đoán có nhiễm trùng nấm và được chữa trị đúng mức. Trong khi khám tử thi, các phân tích khoa học tiết lộ thêm những chi tiết mới nơi ông như những vết thương lúc chiến đấu, những vết nứt trên xương, cũng như được biết vua Pharaoh này có chứng đau khớp, máu huyết tuần hoàn không đều. Hơn nữa các chuyên gia còn biết được tên các loại hoa và dược thảo được đem dùng trong tiến trình tẩm ướp, trong đó có thứ cúc La Mã, một trong những dược liệu dùng làm thuốc.


  9. kentrigroup

    kentrigroup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Cho mấy ông bảo không có xuống mò thử rồi mang về xem có không thì bít.
    À, thế có mấy ai xem đĩa của Bà Bích Hằng chưa. Có thấy gì lạ không, chưa nói gì đến hiện tượng tâm linh, chỉ biết là nó của Nhà nước. Mà tại sao ngày xưa cấm mà nay lại tuyên truyền-->> đây là lời giải đáp.
  10. TuyenP

    TuyenP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Quê tôi thuộc vùng nhiều núi đồi nhất cái tỉnh PT, nào là các câu chuyện về ma gà hay ma trôi sông, nghe thì có vẻ thật đấy nhưng tin thì...50% thôi.

Chia sẻ trang này