1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có thể bạn chưa biết?!

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi nhmp21, 22/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nhmp21

    nhmp21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2006
    Bài viết:
    1.477
    Đã được thích:
    0
    Bí ẩn những viễn cảnh sau khi chết

    Phần lớn những người từ cõi chết trở về đều kể lại, họ đã đi qua ?ođường hầm ánh sáng?, đã tận mắt nhìn thấy thiên thần, thậm chí tay bắt mặt mừng với những người thân đã khuất... Họ không bịa đặt, tuy nhiên nguồn gốc những câu chuyện này có chung một nguyên nhân.

    Theo Tiến sĩ Oleg Vasiliev, Giám đốc Viện Nghiên cứu hồi thức thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Y tế Nga: ?o60% những người trải qua giây phút thập tử nhất sinh đều có cảm giác cận kề cái chết rất thật. Sau khi ?ohồi sinh?, đa số đều có chung những câu chuyện gần giống nhau kiểu: họ bị kéo qua một luồng sáng nhanh và mạnh như thể đi cầu thang máy, gương mặt những người thân đã khuất vun vút chạy qua rõ mồn một, thậm chí có người còn được... Chúa Jesu đón chào?.
    Tuy nhiên nghiên cứu mới nhất khẳng định, tất cả những hình ảnh đó đích thực chỉ là ảo giác bắt nguồn từ các quá trình xử lý ?ochệch hướng? trong bộ não đã phần nào bị thương tổn của bệnh nhân.
    Trước tiên, tình trạng thiếu oxy lên não trầm trọng tạo điều kiện lý tưởng cho một loạt ảo giác phát sinh. Tiếp đó cơ thể phát tín hiệu ?onhả? ra một chuỗi endorphin - thực chất là tác nhân an thần làm dịu lại cơn đau và thần kinh căng thẳng, góp phần tạo nên cảm giác ?olâng lâng siêu thoát? như phần lớn các bệnh nhân sau này hồi tưởng lại. Còn ?ohiệu ứng đường hầm? được giải thích bởi hiện tượng ?oảo ảnh? rất hiếm gặp ở những người tỉnh táo: bệnh nhân chỉ nhìn thấy duy nhất những tia ảnh do cơ quan thị giác tạo ra, cho dù có bất cứ hình ảnh nào khác rơi vào võng mạc lúc đó. ?oHiện tượng này cũng là một hậu quả của stress? - tiến sĩ Vasiliev khẳng định.
    Cảm giác ?ocận kề cái chết? không chỉ là cảm nhận riêng của những người mang bệnh thập tử nhất sinh, đôi khi cả sản phụ trong cơn đau đẻ hoặc người gặp ác mộng cũng trải qua những giây phút khó chịu ?onhớ đời? như vậy. Ông Robert Baker, chuyên gia tâm lý thuộc trường ĐH Kentucky từ đó đã đi tới kết luận: ?oKhi đối diện với những tác động tâm sinh lý bất thường, não người phản ứng bằng cách điều tiết ra ảo giác. Những hình ảnh này thường gắn kết với tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán, chi phối bởi hy vọng hay lo sợ cá nhân...?
    ?oDo đó, câu chuyện ?othế giới bên kia? của những người cận kề cái chết không thể coi là bằng chứng về sự tồn tại của một cuộc sống sau khi chết?.

  2. nhmp21

    nhmp21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2006
    Bài viết:
    1.477
    Đã được thích:
    0
    Mình mới kiếm được ít tài liệu về các phong tục của VN, post dần lên cho pà kon tham khảo
  3. nhmp21

    nhmp21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2006
    Bài viết:
    1.477
    Đã được thích:
    0
    1. Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì?
    Đây là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của nhà nho.
    Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì, đều không trực tiếp tận tay, sợ bấm nháy, ra hiệu gì với nhau chăng? (Hai chữ "thụ thụ" trái ngược nghĩa: một chữ "thụ" là trao cho, một chữ "thụ" là nhận).
    Hai người muốn mời nhau ăn trầu, thì người chủ têm trầu, xếp vào cơi trầu, đặt giữa bàn, khách tự nhặt lấy mà ăn. Lễ giáo phong kiến thật khắt khe, việc tỏ tình yêu trực tiếp khó mà thực hiện được, họa chăng chỉ còn đôi mắt thầm lén nhìn nhau!
    Người châu Âu từ nhỏ đến già, theo phép lịch sự bắt tay nhau, nhảy với nhau là chuyện thường. Nhưng, người Việt Nam và người á Đông nói chung, nam nữ vô ý chạm vào da của người khác giới thì coi như có cử chỉ không đứng đắn.
    Người đàn ông có thái độ suồng sã sẽ bị đàn bà xa lánh, nhưng không đáng lo bằng người con gái lẳng lơ, bị xã hội dèm pha thì khó mà lấy được tấm chồng cho đáng tấm chồng. Vì vậy các nhà quyền quý thường "cấm cung" con gái. Ngay từ tuổi thơ đã sớm hình thành sự ngăn cách giới tính. Thời phong kiến xưa, chỉ những người có tư tưởng tân tiến mới cho con gái đi học, và có đi học thì con trai ngồi riêng con gái ngồi riêng. Trai gái đi cùng nhau, vui chơi cùng nhau bị bạn bè cùng lứa chế nhạo. Có hội hè đình đám cũng phải phân biệt đàn ông đứng bên trái, đàn bà đứng bên phải.
    ở thành thị, vợ chồng nằm ngủ với nhau một giường là chuyện bình thường, nhưng xin các bạn lưu ý, ở nông thôn đàn bà nằm nhà trong, đàn ông nhà ngoài đã trở thành nếp rồi. Ngày xưa, phổ biến mọi nơi đều thế, ngày nay lệ đó vẫn còn ở nhiều vùng, nhiều nhà. Nếu các bạn có dịp về thăm bà con họ hàng ở quê thì tốt nhất hai vợ chồng nên tránh nằm chung giường kẻo các cụ còn cảm thấy chướng mà phật ý.

    2. Mối lái là gì?
    Trong xã hội phong kiến xưa "Nam nữ thụ thụ bất thân" nên hôn nhân cần phải người môi giới. nếu yêu nhau, cưới hỏi không cần mối lái sẽ bị chê trách là "Phải lòng nhau" "Mắc phải bùa yêu". Nguyễn Du đã vạch đường cho Kim Trọng. Thuý Kiều cứ yêu nhau rồi sẽ "Liệu bài mối manh" nên các cụ nhà nho mới kịch liệt phản đối khuyên con cháu rằng:
    "Đàn ông thì chớ Phan Trần,
    Đàn bà thì chớ Thuý Vân, Thuý Kiều"​
    Chu Mạnh Trinh vịnh Kiều còn nói: "Chỉ vì một tội mối manh chưa có, thề thốt đã nhiều; trăng gió mắc vào, phồn hoa dính mãi"...Nếu không có "Nhà băng đưa mối" thì nhà trai làm sao biết được người thục nữ trong cửa các phòng khuê.
    Trong xã hội cũ, có những người chuyên làm nghề mối lái, nếu đẹp đôi vừa lứa thì bà mối sẽ trở thành ân nhân suốt đời. lễ tơ hồng xong, tạ bà mối một nửa mâm xôi, nửa con gà kèm theo chiếc áo lụa. Chẵn tháng con đầu lòng thế nào cũng cố mời bà mối đến dự, để tỏ nghĩa tri ân. Nhưng cũng có nhiều tai hoạ do những bà mối có động cơ bất chính gây nên, để đôi trẻ suốt đời mang mối hận vì phận hẩm duyên hiu:
    ..."Hoặc là bởi "Mẹ thầy lộn quýt", quên những thói mơ tôm mảng cá, qua lại ít nhiều ngọt miệng, ép uổng duyên cô nông nỗi thế, nặng tiền tài mà nhẹ gánh tình chung. Hay vì chưng "Mối lái đèo bòng", chẳng nhằm khi vào lộng ra khơi, nói phô mật ngọt rót vào tai, dỗ dành phận gái ngẩn ngơ tình, già nhân sự để non quyền tạo hoá"...
    (Trích "Văn tế sống người con gái" - Một bài văn tế khuyết danh được truyền tụng ở Hà Tĩnh vào đầu TKXX).
    ở xã hội mới cũng cần có bà mối, bà mối thời nay là người cố vấn, người đỡ đầu cho đôi trẻ xây dựng hạnh phúc lâu dài. trong tương lai, có lẽ vai trò của bà mối là những phương tiện thông tin đại chúng (như quảng cáo trên Đài truyền thanh truyền hình, báo chí, chụp ảnh) và những công ty du lịch, câu lạc bộ những người độc thân...
  4. nhmp21

    nhmp21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2006
    Bài viết:
    1.477
    Đã được thích:
    0
    3. Lễ vấn danh có ý nghĩa gì?
    "Lễ vấn danh" là lễ nhà trai đến nhà gái để hỏi tên tuổi cô gái, ngày nay gọi là lễ "Chạm ngõ" hay là lễ "Dạm" (có nơi kiêm cả lễ dạm và hỏi cùng một lúc gọi là lễ dạm hỏi). Truyện Kiều có câu "Tiện đưa canh thiếp trước cầm làm ghi". "Canh thiếp" là giấy ghi họ tên, tuổi, quê quán, con ai.
    Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, ở nhiều vùng nông thôn, con gái từ khi sinh đến khi lấy chồng vẫn chưa đặt tên, nếu như gia đình không cho con gái đi học. Con gái không cần vào sổ họ, sổ làng, không đi học nên cũng không cần dặt tên vội. ở trong nhà con gái mới sinh ra được gọi là con Hĩm, con Mực, con Chắt em...Trong nhà gọi tên gì thì xóm giềng gọi theo tên đó. Đến làm lễ vấn danh, ông bác hoặc bố mới đặt cho cái tên để ghi trong giấy hôn thú, có khi chính người mang tên cũng không biết mình mang tên gì trong giấy hôn thú, vì khi về nhà chồng lại gọi theo tên chồng, khi có con gọi theo tên con, có cháu đích tôn gọi theo tên cháu. Lễ vấn danh không phải để hỏi tên mà chủ yếu là hỏi tuổi, để hai họ quyết định đôi nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, tuổi xung khắc thì thôi.
    Trong hôn nhân xưa chỉ chú trọng có môn đăng hộ đối hay không, có hợp tuổi hay không, gia đình nào thận trọng mới tìm hiểu kỹ "Công, dung, ngôn, hạnh" (thường là các gia đình gia giáo). Chẳng những các chàng trai, trước khi cưới chưa biết mặt vợ, mà có những ông bố chồng là người chủ động đi hỏi dâu cũng không biết mặt con dâu, do đó trong gia đình sau này mới xảy ra nhiều chuyện oái oăm:
    -"Cảm ơn ông bà thương đến, tôi xin đồng ý gả, nhưng xin thưa chuyện trước: con tôi mồm mép chẳng bằng ai!"
    Tưởng như vậy là mình tìm được con dâu hiền hậu, không đanh đá chua ngoa, ai ngờ cưới về mới biết con dâu sứt môi!. Nhưng đã nhỡ việc, biết tính sao?
    Lại có trường hợp đánh tráo: Khi đi hỏi thì cho thằng em nhanh nhẹn và "sạch mặt" hơn đóng vai chàng rể, đến khi cưới thì lại cưới cho thằng anh đần độn, xấu xí. "Miếng trầu để dâu nhà người", biết tính sao đây? Dầu sao cũng mang tiếng một đời chồng.

    4. Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống có đúng không? có cần thiết không?
    Đối với các cụ thì câu hỏi này thừa, vì "Nòi nào giống ấy","Cây nào quả ấy","Giỏ nhà ai quai nhà ấy","Con nhà công chẳng giống lông cũng giống cánh", "Tìm nơi có đức gửi thân", ai chẳng muốn có trai hiền gái đảm, rể thảo dâu hiền. Thời nay, một số bạn trẻ coi thường cho là phong kiến lạc hậu. Có những đôi trai gái mới chỉ gặp nhau trên một đoạn đường, đã vội đính ước, tính chuyện vuông tròn, thậm chí họ đã biết rõ cả "Ngọn nguồn lạch sông"!!!Đành rằng cũng có trường hợp "Một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên duyên", song thành công là cá biệt, thất bại là phổ biến.
    "Tìm tông, tìm họ" không có nghĩa là tìm chốn sang giàu, khinh người nghèo khó, mà chủ yếu là tìm nơi có gia giáo, có đức độ.
    "Cha mẹ hiền lành để đức cho con","Đời cha ăn mặn, đời con khát nước". Con người sinh ra lớn lên do nhiều yếu tố xã hội chi phối, nhưng nam nữ thanh niên mới lớn lên, trường đời chưa từng trải, giáo dục gia đình là yếu tố quan trọng và chủ đạo. Hôn nhân là việc hệ trọng, tác động cả đời, mà con người rất dễ mù quáng trong tình yêu. Qua tuần trăng mật không phải mọi việc trong quan hệ vợ chồng đều suôn sẻ. khi có những việc khó khăn, trục trặc trong cuộc sống, ai cũng muốn tìm điều hay lẽ phải để giải quyết cho thoả đáng. Lúc đó cần dựa vào "Tông", vào họ hàng, tìm những tình cảm chân thành và tri thức đúng đắn.
    "Môn đăng hộ đối", tức là tìm nơi hai gia đình, hai bên thân thuộc, có những mặt cân đối phù hợp với nhau, chứ đâu phải bắc bậc leo thang, kẻ khinh người trọng.
    Ngoài ra còn một yếu tố nữa: Tính đến gien di truyền.
    Ngày xưa trong một vài hoàn cảnh đặc biệt có ông chồng thoả thuận ngầm với vợ đi "Xin nòi". Xin lưu ý: những người đàn bà đó không thuộc loại lẳng lơ đâu - ta cũng chỉ cần biết nói nhỏ với nhau thôi và nhấn mạnh "Hoàn cảnh đặc biệt"!
  5. bibianh

    bibianh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2006
    Bài viết:
    2.236
    Đã được thích:
    0
    Vote cho bác nhmp21 5* ạ!
  6. nhmp21

    nhmp21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2006
    Bài viết:
    1.477
    Đã được thích:
    0
    Oài, cám ơn cô bé. Nhưng cái vụ ảnh ọt thì chưa được đâu nhé. Hehe
  7. nhmp21

    nhmp21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2006
    Bài viết:
    1.477
    Đã được thích:
    0
    5. Người trong cùng họ có lấy nhau được không?
    Ở các nước Âu Mỹ, anh chị em con chú bác ruột vẫn có quyền lấy nhau, qua tác phẩm "Ơgiêni Grăngđê" ta thấy mối tình giữa hai anh em con chú bác ruột Grăngđe và Ơgiêni sở dĩ trắc trở là do thói keo kiệt biển lẩn của lão Grăngđê, chứ tác giả không đả động đến vấn đề chung huyết thống.
    Trung Quốc là một nước chịu ảnh hưởng của văn hoá phong kiến nặng hơn ta nhiều, nhưng anh chị em con cô, cậu ruột, con dì ruột vẫn được lấy nhau. Xem Bảo Thoa, Bảo Ngọc... trong "Hồng Lâu Mộng" yêu nhau, lấy nhau là chuyện bình thường.
    ở nước ta, dưới triều Trần, con cháu nhà vua chỉ được lấy người trong Hoàng tộc (lấy sang họ khác sợ bị nạn ngoại thích cướp ngôi). Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn lấy Thiên Thành công chúa, tức là cô ruột của mình. Vua Trần Thánh Tông lấy Thiên Cảm Hoàng hậu, tức chị con bác ruột. Vua Trần Minh Tông lấy Lệ Thánh Hoàng hậu, tức con chú ruột, đều là cháu nội vua Trần Nhân Tông vv...
    Còn trong dân gian từ triều Lê về sau, nếu trong họ nội thân cùng quê mà lấy nhau gọi là hôn thú, họ hàng không chấp nhận. Nếu cùng họ nhưng đã xa đời, thuộc chi khác nhau hay đã xa quê (gọi là biệt tổ ly tông) thì vẫn lấy nhau được. Thời xưa, do trọng nam khinh nữ, hoặc thiếu hiểu biết về gien di truyền, nên anh chị em con cô, cậu ruột coi như khác họ vẫn có quyền làm thông gia với nhau. Ca dao tục ngữ trong dân gian còn ca ngợi trường hợp cháu cậu mà lấy cháu cô, coi như "Thóc lúa trong bồ, giống má nhà ta".
    Nhưng di truyền học đã khẳng định rằng người có chung huyết thống mà có con với nhau thì qua nhiều đời dòng giống bị thoái hoá, có trường hợp bị quái thai, vì vậy anh em họ lấy nhau, kể cả họ nội hay họ ngoại đều không có lợi.
    Luật pháp nước ta qui định cùng chung huyết thống ba đời, kể cả bên bố hay bên mẹ, đều không được lấy nhau.
  8. nhmp21

    nhmp21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2006
    Bài viết:
    1.477
    Đã được thích:
    0
    6. Sự tích tơ hồng
    "Tơ hồng Nguyệt lão thiên tiên" dựa theo tích Vi Cố gặp ông lão trong một đêm trăng, ngồi kiểm sách hướng về phía mặt trăng, sau lưng có cái túi đựng đầy dây đỏ. Ông lão bảo cho biết đây là những văn thư kết hôn của toàn thiên hạ. Còn những dây đỏ để buộc chân những đôi trai gái sẽ thành vợ thành chồng. Một hôm, Vi Cố vào chợ gặp một bà già chột mắt ẵm đứa bé đi qua. Bỗng ông già lại hiện lên cho biết đứa bé kia sẽ là vợ anh. Vi Cố giận, bảo đày tớ tìm giết đứa bé ấy đi. Người đầy tớ lẻn đâm đứa bé giữa đám đông rồi bỏ trốn. Mười bốn năm sau, quan Thứ Sử Trương Châu là Vương Thái gả con gái cho Vi Cố. Người con gái dung nhan tươi đẹp, giữa lông mày có đính một bông hoa vàng. Vi Cố gạn hỏi, vợ mới bảo: Thuở còn bé, một bà vú họ Trần bế vào chợ bị một tên cuồng tặc đâm phải. Vi Cố hỏi: Có phải bà vú đó chột mắt không? người vợ bảo: Đúng thế! Vi Cố kể lại chuyện trước, hai vợ chồng càng quý trọng nhau cho là duyên trời định sẵn.
    Mẩu chuyện vui: Tình yêu làm cho con người lú lẫn.
    ..."Tâu Thượng đế, theo hạ thần thì thượng đế không cần đòi lại trí khôn của con người. làm như thế không khỏi mang tiếng là trời nhỏ nhen. Điều mà thượng đế nên làm là hạn chế trí khôn của con người."
    -"Bằng cách nào"?
    -"Chỉ có tình yêu-Không có gì làm con người lú lẫn đi như trong tình yêu. Trời chỉ cần phái một vị thần mang vòng dây xuống trần, cứ đôi trai gái nào ở gần nhau thì quăng cho một vòng. Người nào càng thông minh thì cần quăng thêm cho nhiều vòng. Con người chỉ luẩn quẩn trong những vòng ấy mà chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện lên quấy nhiễu nhà trời nữa".
    Trời khen "Thật là diệu kế"!, bèn truyền cho ông tiên già mang những chiếc vòng của trời xuống trần gian.
    Từ ngày bị ông tiên già khoác vào người mình những vòng dây tình ái, con người chỉ luẩn quẩn với nhau, không còn nghĩ tới chuyện đánh nhau với trời nữa. Ông tiên già ấy được gọi là ông "Tơ" .
  9. nhmp21

    nhmp21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2006
    Bài viết:
    1.477
    Đã được thích:
    0
    7. Tục thách cưới hay dở ra sao ?
    Đã "Thách" là dở hoặc dở nhiều mà hay ít. Thời nay tôn trọng tự do luyến ái hôn nhân, luật hôn nhân trong chế độ mới đã giải phóng cho nam nữ thanh niên, nhưng luật tục còn gò bó, trói buộc. thách cưới cũng là một lệ tục lạc hậu rơi rớt lại, trói buộc cả nhà trai lẫn nhà gái, có khi làm cho chàng rể phải bỏ cuộc mà nỗi thiệt thòi nhất lại rơi vào thân phận người con gái, dẫu sao cũng mang tiếng một đời chồng, dẫu sao cũng làm cho những chàng trai khác phải ngại, xui nên phận hẩm duyên hiu. Ngay thời trước cũng đã có câu: "Giá thú bất luận tài". Đáng lẽ nên vợ nên chồng, thành gia thành thất, là mừng cho cả hai gia đình, nhưng gặp phải một vài bà cô, ông bác bên nhà gái khó tính, thách cưới nào quần áo, nón dép, nào rượu bánh cau trầu, che thuốc, nào nếp tẻ, lợn gà, nào nhẫn xuyến, hoa tai, tiền mặt, lại còn tính đủ cỗ dâu cỗ cưới bao nhiêu mâm, nên nhà trai phải bỏ cuộc. Cũng có đám nhà trai phải chạy ngược chay xuôi, lo xong việc rồi kéo cày trả nợ; song, ngay từ buổi thành hôn, nghĩa vợ chồng, tình thông gia đã bị sứt mẻ, đó là mầm mống gây nhiều bất trắc về sau.
    Cũng có trường hợp, nhà gái túng thiếu không đủ tự lực cung cấp cho đủ cái lệ làng "Trả nợ miệng", đòi hỏi nhà trai phải lo chu toàn. Cũng có trường hợp, bố mẹ cô dâu còn phải xuất ra gấp năm gấp mười lần và sau khi thành thân còn cho con gái, con rể nhiều thứ, nhưng cũng thách cưới cao để tránh tiếng xì xào, đàm tiếu, cho rằng con mình dở duyên rồi, nên phải cho không.
    "Hay ít" là để dành cho những gia đình có học thức, không thách tiền, thách của mà thách chữ nghĩa văn chương với ý đồ chọn rể con nhà gia thế, với hy vọng tương lai con mình còn được "Lọng anh đi trước võng nàng theo sau" chứ không đến nỗi phải rơi vào những anh chàng "Vai u thịt bắp" nơi "Nước mặn đồng chua"
    8. Bánh su sê hay bánh phu thê?
    Trong lễ cưới có nhiều lễ vật, nhưng không thể thiếu bánh "Su sê", nguyên xưa là bánh "Phu thê", một số địa phương nói chệch thành bánh "Su sê".
    Bánh su sê làm bằng bột đường trắng, dừa, đậu xanh và các thứ hương ngũ vị, nặn hình tròn, bọc bằng hai khuôn hình vuông úp lại với nhau vừa khít, khuôn làm bằng lá dừa, lá cau hoặc lá dứa, vỏ để nguyên không luộc để giữ màu xanh thắm.
    Sở dĩ gọi là bánh phu thê (chồng vợ) vì đó là biểu tượng của đôi vợ chồng phận đẹp duyên ưa: vuông tròn, trong trắng mềm dẻo, ngọt ngào, thơm tho, xanh thắm, đồng thời cũng là biểu tượng của đất trời (trời tròn, đất vuông) có âm dương ngũ hành: Ruột trắng, nhân vàng, hai vỏ xanh úp lại buộc bằng sợi dây hồng.
  10. nhmp21

    nhmp21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2006
    Bài viết:
    1.477
    Đã được thích:
    0
    Nhân ngày PNVN, chúc toàn thể chị em PN box PT luôn xinh trẻ, vui vẻ và tràn đầy sức khoẻ!!!!
    Còn các Man, món quà thông dụng nhất để chúng ta gửi tặng chị em PN vẫn là những bông hoa xinh xắn. Vậy mọi người đã hiểu hết về ý nghĩa các loài hoa chưa, đã biết cách tặng hoa thế nào cho ý nghĩa nhất chưa. Mọi người tham khảo và tự chọn cho những người PN mình yêu qúy những bông hoa đầy ý nghĩa nhé:
    Ý nghĩa của các loài hoa
    Mỗi loài hoa có một ý nghĩa riêng, bạn đã biết điều này chưa?

    A
    ACACIA BLOSSOM: Tượng trưng cho một tình yêu thầm kín: trong trắng và tồn tại mãi mãi
    ALOE: sự buồn bã và tôn giáo mê tín
    AMBROSIA: biểu hiện cho một tình yêu đã quay trở về
    AMARYLLIS:một vẽ đẹp lộng lẫy: kêu căng mà nhút nhát
    ANEMONE: bị bỏ rơi
    ARBUTUS: chỉ yêu mình có mình em mà thôi
    ASTER: tượng trưng cho tình yêu và xinh xắn
    AZALEA: biểu hiện cho sự mềm yếu; nhớ chăm sóc và giữ gìn sức khỏe em nhé; và cũng là biểu tượng cho đức tánh của người phụ nữ Trung Quốc.
    B
    BACHELOR BUTTON: sự cô đơn và trong trắng
    BEGONIA: hãy nên coi chừng
    BELLS OF IRELAND: tượng trưng cho sự may mắn
    BITTERSWEET: biểu hiện của lòng chân thành
    BLUEBELL: khiêm tốn và nhẫn nại
    BOUQUET OF WITHERED FLOWERS: chối từ tình yêu
    C
    CACTUS: Sự nhẫn nại và hăng hái
    CAMELLIA: biểu hiện cho sự ái mộ: hoàn hảo vàlà một món quà may mắn cho các anh chàng
    CAMELLIA: Pink: Longing for a man
    CAMELLIA: Red: Em là ngọn lửa trong tim anh
    CAMELLIA: White: Em thật đáng yêu!
    CANDYTUFT: biểu hiện cho sự thờ ơ và hờ hững
    CARNATION: General: sự thu hút tình yêu bởi một cô nàng nào đó
    CARNATION: Pink: Anh sẽ không bao giờ quên em
    CARNATION: Purple: sự thay đổi (không vững vàng)
    CARNATION: Red: Trái tim tôi đau nhứt vì bạn; sự ái mộ
    CARNATION: Solid Color: tượng trưng cho sự đồng ý
    CARNATION: Striped: từ chối tình yêu; Xin lỗi: anh không thể đem tình yêu đến cho em được mặc dù anh đã cố gắng
    CARNATION: White: Tượng trưng cho sự dễ thương: ngây thơ và đáng yêu của một tình yêu trong trắng; Món quà may mắn cho một người phụ nữ
    CARNATION: Yellow: sự từ chối và không thèm để ý
    CATTAIL: biểu hiện cho sự bình an và thành công
    CHRYSANTHEMUM: General: Bạn là một người bạn tuyệt vời; vui vẽ và thoải mái
    CHRYSANTHEMUM: Red: tôi đang yêu
    CHRYSANTHEMUM: White: biểu hiện cho một tấm lòng thành thật
    CHRYSANTHEMUM: Yellow: tượng trưng cho một tình yêu không được chú ý đến
    COREOPSIS: lúc nào cũng vui vẽ
    COWSLIP: biểu hiện của sự trầm tư và suy nghĩ; Sự vẽ vang
    CROCUS: Hãy vui lên đừng có tự hành hạ
    CYCLAMEN: Sự khước từ và vĩnh biệt

    D
    DAFFODIL: có lòng quan tâm nhưng không đuoc đáp lại tình yêu và trong tim vẫn có mãi một người
    DAISY: sự ngay thơ và tình yêu chân thật
    DANDELION: tượng trưng cho sự trung thủy và hạnh phúc
    DEAD LEAVES: biểu hiện của sự buồn bã

    F
    FERN: tượng trưng cho sự say mê và lôi cuốn; Lòng tín nhiệm và che chở
    FERN: Maidenhair: Lời hứa thầm kín của tình yêu
    FIR: Thời gian là tất cả
    FLAX: tiêu biểu cho sự bên trong; số mạng
    FORGET-ME-NOT: tình yêu chân thật và kỷ niệm
    FORSYTHIA: tiêu biểu cho sự biết trước

    G
    GARDENIA: Em thật đáng yêu; Tình yêu thầm kín
    GARLAND OF ROSES: Reward of Virtue
    GARLIC: Can đảm và đầy nghị lực
    GERANIUM: ngu xuẩn và dại dột
    GLADIOLUS: yêu từ phút giây đầu tiên
    GRASS: sự phục tùng; Hữu ích

    H
    HEATHER: Lavender: biểu hiện của sự ái mộ; trống vắng
    HEATHER: White: Sự che chở; Những giấc mơ sẽ thành sự thật
    HOLLY: Sự biện hộ; biểu hiện cho sự vui vẽ thầm kín; Sự lo xa
    HONEYSUCKLE: Sự hy sinh và khoan hồng; Sự cảm kích
    HYACINTH: General: Hoa để dâng tặng cho mặt trời
    HYACINTH: Blue: Lòng trung thành
    HYACINTH: Purple: thành thật xin lỗi: làm ơn bỏ qua nhé!
    HYACINTH: Red or Pink: Ddang đùa giỡn
    HYACINTH: White: thật đáng yêu; lúc nào tôi cũng sẽ cầu nguyện cho bạn
    HYACINTH: Yellow: ghen ghét
    HYDRANGEA: xin cám ơn cho sự thông cảm; Sự vô tình và lãnh đạm

    I
    IRIS: hoa huệ Tây; Tình thâm giao của bạn có rất nhiều ý nghĩa cho tôi; Sự tín nhiệm và hy vọng; Sự thận trọng và can đảm; Lời thăm hỏi của tôi đến với bạn
    IVY: tình yêu trong đời sống hôn nhân; tình bạn
    IVY SPRIG OF WHITE TENDRILS: Từ lo âu tới hài lòng; Cảm động

    J
    JASMINE: Dễ thương
    JONQUIL: Hãy yêu tôi; Cảm tình đã quay trở lại; Sự ao ước; Có cảm tình; Ước muốn tình cảm sẽ quay trở về

    L
    LARKSPUR: Pink: biểu hiện của một sự hay đổi thay
    LILAC: cảm giác đầu tiên của tình yêu
    LILY: Calla: tượng trưng cho một nét duyên dáng và mỹ miều
    LILY: Day: Hay làm dáng; biểu hiện của một người mẹ Trung Quốc
    LILY: Euchard: Tượng trưng cho một người con gái trong trắng; sự quyến rũ và yêu kiều
    LILY: Orange: Sự câm hờn
    LILY: Tiger: Sự giàu có và kiêu căng
    LILY: White: Tượng trưng cho sự trinh nguyên: trong trắng và uy nghiêm; Thậyt là tuyệt vơ `i khi được ở bên cạnh em
    LILY: Yellow: Tôi đang đi bộ trên không trung; Một sự sai lầm
    LILY-OF-THE-VALLEY: biểu hiện cho sự ngọt ngào và êm aí; Nước mắt của Trinh Nữ Maria; Hạnh phúc đã quay trở về; Sự khiêm tốn; Bạn đã làm cho cuộc sống của tôi hoàn hảo

    M
    MAGNOLIA: Biểu tượng cho sự cao quý; Tình yêu tự nhiên
    MARIGOLD: Sự đau đớn; đau buồn; ghen ghét
    MISTLETOE: Hãy hôn tôi; sự cảm kích; vượt qua mọi sự khó khăn ; Thần thảo mộc của Ấn Ddộ; Cây cối yêu thuật của Druids
    MONKSHOOD: Hãy coi chừng: tử thần đã gần đến; Sự khoan hồng
    MOSS: Tình mẫu tử; Lòng nhân ái
    MYRTLE: biểu hiện cho tình yêu và hôn nhân của Hebrew

    N
    NARCISSUS: sự tự cao; cách thức và màu mè; hãy giữ lại những đức tánh dịu dàng và êm ái của bạn
    NASTURTIUM: sự chinh phục; sự thắng trận; lòng yêu nước
    NUTS: sự kinh ngạc

    O
    OLEANDER: hãy cẩn thận và coi chừng
    ORANGE BLOSSOM: Sự ngây thơ; Tình yêu mãi mãi; Hôn nhân và sanh sản
    ORANGE MOCK: Sự gian dối
    ORCHID: Tình yêu; sắc đẹp; sự tinh luyện; người đàn bà mỹ miều; tượng trưng cho đông con ở Trung Quốc
    ORCHID: Cattleya: một sắc đẹp đứng đắn và uy nghi

    P
    PALM LEAVES: sự chiến thắng và thành công
    PANSY: Suy tư hay tưởng nhớ
    PEONY: Sự hổ thẹn; Cuộc sống tốt đẹp; Hạnh phúc trong hôn nhân; Sự e lệ
    PETUNIA: Sự câm tức; Giận dỗi; Sự xuất hiện của bạn làm cho tôi thêm an tâm
    PINE: Niềm hy vọng và lòng từ bi
    POPPY: General: một giấc ngũ ngàn thu; sự lãng quên; sự ảo tưởng
    POPPY: Red: sự vui thích; sự an ủi
    POPPY: White: Sự khuyên giải; một giấc ngủ
    POPPY: Yellow: Thành công và sung sướng
    PRICKLY PEAR: Sự chế nhạo
    PRIMROSE: Evening: Không nhẫn nại

    R
    ROSE: Bridal: Tình yêu mỹ mãn
    ROSE: Cabbage: Sứ thần của tình yêu
    ROSE: Christmas: lắng đọng mối lo sợ trong lòng tôi; sự lo âu
    ROSE: Damask: bản tánh oanh liệt
    ROSE: Dark Crimson: sự thương tiếc
    ROSE: Hibiscus: Một vẽđẹp tinh xảo
    ROSE LEAF: Em có thể hy vọng
    ROSE: Pink: Hạnh phúc trọn vẹn; Hãy tin anh
    ROSE: Red: Anh yêu em
    ROSE: Single Full Bloom: anh yêu em và anh vẫn yêu em
    ROSE: Tea: Anh sẽ nhớ mãi
    ROSE: Thornless: yêu trong phút giây đầu tiên
    ROSE: White: Ngây thơ và trong trắng; tôi là người danh nhân của bạn; tuyệt vời; thầm kín và lắng đọng
    ROSE: White and Red Together: sự đồng ý
    ROSE: White on Red Together: loài hoa tượng trưng cho nước Anh Quốc; Unity
    ROSE: White (Dried): sự chết là một lựa chọn để mất trinh bạch
    ROSE: White (Withered): biểu hiện cho một ấn tượng trong giây phút; một nhan sắc thoáng qua; Bạn khong có ấn tượng gì cả
    ROSE: Yellow: tình yêu bị giảm dần; ganh tỵ; quan tâm
    ROSEBUD: trẽ và đẹp; một trái tim ngây thơ của tình yêu
    ROSEBUD: Moss: sự thú nhận của tình yêu
    ROSEBUD: Red: trong trắng và đáng yêu
    ROSEBUD: White: thời niên thiếu của người con gái
    ROSES: Bouquet of Full Bloom: biểu hiện cho sự biết ơn
    ROSES: Garland or Crown of: hãy coi chừng đức hạnh; công lao được tán thưởng; tượng trưng cho một công lao hiển hách
    ROSES: Musk Cluster: sự quyến rũ

    S
    SMILAX: Thật đáng yêu!
    SNAPDRAGON: sự lừa gạt; một người đàn bà khoan dung; sự kiêu căng và tự phụ
    SPIDER FLOWER: hãy bằng lòng theo anh
    STEPHANOTIS: Hạnh phúc trong hôn nhân; Khao khác được đi du lịch
    STOCK: sợi dây cuả tình ái; Sự nhanh chóng; sắc đẹp tồn tại
    SWEETPEA: vĩnh biệt; sự ra đi; sự giải trí lành mạnh; cám ơn cho những thời gian quý báu của bạn

    T
    TULIP: General: người tình tuyệt vời; danh tiếng; hoa tượng trưng cho nước Hòa Lan
    TULIP: Red: Hãy tin anh!; Sự tuyên bố của tình yêu
    TULIP: Variegated: một cặp mắt đáng yêu
    TULIP: Yellow: một tình yêu tuyệt vọng

    V
    VIOLET: sự khiêm tốn
    VIOLET: Blue: biểu hiện cho sự cẩn thận và thành thật; Tôi lúc nào cũng thật thà
    VISCARIA: Em có thể nhảy với anh không?

    Z
    ZINNIA: Magenta: sự cảm kích lâu dài
    ZINNIA: Mixed: suy nghĩ (hay trong nỗi nhớ) về sự trống vắng của một người bạn
    ZINNIA: Scarlet: lòng nhẫn nại
    ZINNIA: White: tượng trưng cho một tấm lòng tốt
    ZINNIA: Yellow: nhung nhớ hằng ngày

Chia sẻ trang này