1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có thể bạn chưa biết?!

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi nhmp21, 22/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhmp21

    nhmp21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2006
    Bài viết:
    1.477
    Đã được thích:
    0
    Tặng hoa thật không đơn giản

    Ở các nước phương Tây, người ta thường tặng hoa mỗi khi đến nhà nhau chơi. Thói quen tốt đẹp này đang rất thịnh hành ở Việt Nam. Nhưng tặng hoa cũng giống như tặng quà, không đơn giản chút nào. Người tặng phải chú ý đến đối tượng và hoàn cảnh cụ thể, nếu không dễ gây hiểu nhầm, nhiều khi còn phản tác dụng.

    Ngôn ngữ các loài hoa:
    Kiến thức đầu tiên của tặng hoa là phải hiểu được ?ongôn ngữ của các loài hoa?, bởi các loài hoa thường bao hàm những tình cảm và ý nghĩa khác nhau qua sự nhân cách hoá của con người. Như hoa hồng thể hiện tình yêu nồng nàn và tình hữu nghị thuần khiết, hoa tử đinh hương thể hiện sự cao quý và xinh đẹp. Hoa thủy tiên, hoa sen, mẫu đơn, hoa ly thể hiện sự thánh thiện, lịch sự. Hoa lan được coi là loài hoa thể hiện cho đức cao vọng trọng, mang khí thế của người quân tử. Hoa mẫu đơn, thược dược tượng trưng cho phú quý, may mắn, hạnh phúc và phồn vinh. Hoa sơn trà, thạch lựu thể hiện cho những năm tháng sôi nổi và tương lai sáng lạng .
    Những chậu cây xanh như vạn niên thanh, tùng La hán, trúc, lan quân tử thể hiện cho sự trường thọ, mạnh khỏe. Hoa cúc thể hiện cho sự siêu phàm, thoát tục. Nhưng ở một số nước phương Tây và châu Mỹ La tinh lại coi cúc vàng là loài hoa tượng trưng cho điềm gở.
    Tặng hoa như thế nào?
    Mọi người phải căn cứ vào những trường hợp và nhu cầu khác để chọn những chậu hoa làm quà. Nếu tặng hoa cho cặp vợ chồng mới cưới thì tốt nhất nên tặng hoa hồng hay cây trường xuân - loài hoa tượng trưng cho hạnh phúc, để chúc mừng cô dâu chú rể sống thủy chung bên nhau đến đầu bạc răng long. Nếu là người chuẩn bị hoa cưới cho cô dâu thì bạn nên chọn hoa lan, ly, hồng... Nếu tặng hoa cho người yêu thì nên chọn những loài hoa thể hiện được tình yêu như hồng đỏ, hoa tường vi, tử hương, lan hồ điệp...
    Nếu đi dự sinh nhật, bạn cần phải suy nghĩ đến tuổi tác của đối phương để tặng hoa: nếu là thanh niên có thể tặng hoa hồng,nếu tặng cho bạn gái thì có thể tặng 1, 3, hoặc số hoa bằng với số tuổi của cô ấy, nếu ở độ tuổi trung niên thì bạn nên tặng hoa lan, hoa trà; nếu là người già thì nên tặng chậu trúc, vạn niên thanh, lan, lan quân tử, cây si nhỏ, tùng La hán...
    Tặng hoa để chúc mừng bạn bè thăng quan tiến chức thì nên chọn cây xương rồng bà (cây bàn tay tiên), có ý là chúc thuận lợi và vạn sự như ý. Tặng hoa người ốm thì tốt nhất nên chọn những loài hoa có mùi thơm nhẹ như hoa hồng, hoa lan để an ủi, còn tặng hoa ly tức là mong người ta chóng bình phục. Tránh tặng những loài hoa hoặc những chậu hoa dễ gây dị ứng cho người ốm.
    Tặng hoa cho người làm kinh doanh thì nên chọn những loài hoa tượng trưng cho sự nghiệp phát triển, tương lai sáng lạn như hoa đỗ quyên, hoa thược dược, dây trường xuân. Đối với các cán bộ lãnh đạo sắp về hưu thì nên tặng hoa mai, hoa dạ hương, hoa lan, lân quân tử, đây là những loài hoa lý tưởng nhất, vì chúng có ý nghĩa chúc sống lâu, luôn giữ được tấm lòng của người quân tử, mãi mãi nhiệt tình với người khác.
    Đến nhà bạn bè vào những dịp lễ tết, bạn nên tặng những loài hoa mang ý nghĩa may mắn như thủy tiên, hoa ly, trạng nguyên, vạn niên thanh, cây cát tường...
    Khi tiễn bạn bè đi xa, bạn có thể tặng người ta bó hoa nhành sam để chúc họ mọi sự tốt đẹp. Cũng có người tặng hoa thược dược để thể hiện sự luyến tiếc hoặc cành liễu thể hiện sự bịn rịn. Khi bạn muốn cổ vũ ai thì hãy tặng một bó hoa hồng đinh hương để chúc người ta thành công. Còn khi đi thăm người đẻ, nếu sinh con trai thì tặng hoa màu xanh da trời nhạt, sinh con gái thì tặng hoa màu phấn hồng. Vào một số ngày lễ tết nổi tiếng như Ngày lễ tình nhân thì tặng hoa hồng đỏ, ngày lễ Vu lan thì tặng hoa ly, tết cha thì có hoa sen đỏ, ngày Nhà giáo thì có lan kiếm, hoa cúc...
    Ở một số nước như Trung Quốc, khi tặng hoa, người ta phải chọn bông theo số chẵn. Còn khi tiễn một người con gái đi xa, người ta không tặng một bông hoa đơn độc. ở Đức, bạn không được tặng hoa hồng đỏ cho vợ của bạn. ở Pháp, nếu đến nhà người quen ăn cơm, bắt buộc bạn phải mang hoa đến, nhưng nhớ là không được mang hoa cúc, vì ở Pháp, hoa cúc tượng trưng cho sự đau thương. Người Pháp cũng rất ghét hoa đinh hương. Ngoài ra, ở các nước Âu - Mỹ, khi tặng hoa không bao giờ được tặng 13 hoặc 15 bông, vì họ cho rằng hai con số đó không tốt lành.
    Về màu sắc, màu đỏ thể hiện sự nhiệt tình; màu trắng thể hiện sự thuần khiết; màu vàng sáng thể hiện sự giàu có; xanh lá cây thể hiện tuổi thanh xuân; xanh da trời thể hiện niềm vui, hoà bình; màu tím thể hiện sự cao quý...

  2. nhmp21

    nhmp21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2006
    Bài viết:
    1.477
    Đã được thích:
    0
    9. Tiền nạp theo (hay treo) là gì?
    Tiền "cheo" là khản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái. Trai gái cùng làng xã lấy nhau cũng phải nạp cheo song có giảm bớt. Xuất xứ của lệ "Nạp cheo" là tục "Lan nhai" tức là tục chăng dây ở dọc đường hoặc ở cổng làng. Đầu tiên thì người ta tổ chức đón mừng hôn lễ, người ta chúc tụng, có nơi còn đốt pháo mừng. Để đáp lễ, đoàn đưa dâu cũng đưa trầu cau ra mời, đưa quà, đưa tiền biếu tặng. Dần đần có những người làm ăn bất chính, lợi dụng cơ hội cũng chăng dây, vòi tiền, sách nhiễu, trở thành tục lệ xấu. Vì thói xấu lan dần, gây nhiều cản trở, triều đình phải ra lệnh bãi bỏ. Thay thế vào đó, cho phép làng xã được thu tiền cheo. Khi đã nạp cheo cho làng, tức là đám cưới được làng công nhận có giấy biên nhận hẳn hoi. Ngày xưa, chưa có thủ tục đăng ký kết hôn, thì tờ nạp cheo coi như tờ hôn thú. Nạp cheo so với chăng dây là tiến bộ. Khoản tiền cheo này nhiều địa phương dùng vào việc công ích như đào giếng, đắp đường, lát gạch, xây cổng làng...Nhưng nhiều nơi chỉ cung đốn cho lý hương chè chén. Đã hơn nửa thế kỷ, lệ này bị bãi bỏ rồi. Thanh niên ngày nay chỉ còn thấy bóng dáng của tiền cheo qua ca dao- tục ngữ.
    - Nuôi lợn thì phải vớt bèo
    Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng.
    - Cưới vợ không cheo như tiền gieo xuống suối.
    - Ông xã đánh trống thình thình
    Quan viên mũ áo ra đình ăn cheo.
    - Lấy chồng anh sẽ giúp cho
    Giúp em...
    Giúp em quan tám tiền cheo
    Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.
    Thật quá cường điệu, Chứ tiền cheo không thể vượt quá tiền cưới.

    10. Những cách gỡ bí cho bạn trẻ khi lo đám cưới
    Đáng lẽ mừng đám cưới như tục lệ trói buộc thành ra lo đám cưới. Tục cũ đã truyền nhiễm lâu không dễ một mai đổi ngay được. Vậy phải làm thế nào?
    Để giúp các gia đình cưới dâu, một số gia vùng nông thôn có tục góp lễ cưới: đầu năm gia đình báo cho họ hàng xóm giềng biết dự định cưới dâu vào tháng nào, thông thường vào sau vụ thu hoạch. Lần lượt các gia đình đóng góp các khoản gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh, rượu hoặc tiền theo định lượng. Còn lợn gà thì gia đình nào tự liệu cho gia đình ấy. Tục góp cưới cũng giống như hội tương tế tương trợ, hội cày cấy, hội lợp nhà... luân phiên các gia đình. Đây là một tục hay, cùng nhau lo dần đến lượt mình đỡ phải lo những khoản lớn. Tiền, quà cưới của khách, bạn đưa tới thực chất cũng là hình thức góp lễ cưới, nhưng không chủ động được kế hoạch, thứ có không cần, thứ cần không có, thành ra tốn kém. Lệ chơi họ ngày nay, chung vốn để kinh doanh buôn bán cũng là xuất phát từ hình thức góp tiền nhau để làm nhà cưới vợ, tậu trâu bò ở nông thôn. Vì xuất phát từ họ hàng giúp nhau nên mới gọi là chơi họ. Nếu Đoàn Thanh niên địa phương nào vững mạnh, cán bộ đoàn công tâm liêm khiết tháo vát, tổ chức "Hội chơi họ cưới vợ" có kế hoạch quản lý kinh doanh sử dụng phân phối chặt chẽ, ắt được nhiều bạn thanh niên hưởng ứng, tham gia...Bước đầu cũng đã có một số địa phương tổ chức "Dịch vụ đám cưới" như mua sắm cho thuê quần áo cưới, bát đĩa, ấm chén bàn ghế, phông màn, tổ chức trang trí, chụp ảnh, ca nhạc...vừa kinh doanh gây quỹ, vừa phục vụ thuận tiện, có chế độ ưu đãi với người góp cổ phần,với Đoàn viên.
  3. cafenhasan

    cafenhasan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.709
    Đã được thích:
    0

    Ctrl C & Ctrl V cái cho cả nhà xem , tính vào chuyện lạ được không đồng chí nhmp21 .
    Cuối tuần chúc cả nhà vui vẻ .

    ?oCủa quí? gặp nạn do? nuôi tôm

    TT - Thời gian gần đây, nhiều người nuôi tôm phải nhập viện để cấp cứu vì... ?ocủa quí? bị thương rất nặng. Chuyện tưởng như đùa nhưng đó lại là tình trạng phổ biến tại những vùng nuôi tôm công nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL.

    Tai nạn do quạt nước
    Để tạo oxy cũng như giúp cho nước chuyển động thành dòng chảy, hầu hết các ao nuôi tôm sú theo hình thức công nghiệp đều được gắn quạt nước. Hệ thống quạt nước đặt dưới ao được đấu nối với trục quay có gắn nhông chuyền từ một hoặc vài chiếc máy nổ đặt trên bờ. Khi máy đang chạy, quạt chuyển động mà người nào bất cẩn đứng gần để quần áo vướng vào cánh quạt thì chắc chắn sẽ bị u đầu chảy máu. Nếu là đàn ông thì toàn bộ lớp da bên ngoài của bộ phận sinh dục sẽ bị quạt ?olột? sạch vì không thể tắt máy kịp.
    Anh Lê Văn L. ngụ huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) cho biết: ?oTôi đang ngồi trên xuồng xúc thức ăn rải xuống ao nuôi tôm thì bất ngờ gió giật mạnh làm té xuống nước. Mặc dù né được chiếc quạt đang quay nhưng tà áo bị dính nhẹ vào cánh quạt nên tôi bị giật ngược trở lại, xoay tròn dưới nước theo quạt mấy vòng. Khi đứa con trai trên bờ tắt được máy và quạt thì quần áo tôi đã bị quấn cuộn vào cánh quạt, lớp da bên ngoài ?ocủa quí? cũng mất luôn, máu chảy xối xả?.
    Không riêng gì anh L., từ đầu năm đến nay đã có trên mười người nuôi tôm ở Bạc Liêu bị hư... ?osúng? do ?otai nạn nghề nghiệp?. Anh Đặng Minh Đ., phường Nhà Mát, thị xã Bạc Liêu, cũng vì bất cẩn đứng gần quạt nước đang quay nên cánh quạt đã ?otáp? vào chiếc quần đùi và cuốn luôn lớp da bên ngoài ?ocủa quí?, làm gãy luôn chân phải, phải điều trị gần một năm mới bình phục.
    Bác sĩ Nguyễn Văn Nghĩa - trưởng khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu - cho biết chuyện mấy ông nuôi tôm mang ?ocủa quí? đi... cấp cứu đã không còn là trường hợp hiếm, thời gian qua bệnh viện đã tiếp nhận trên 30 ca. Tại Sóc Trăng, thạc sĩ Lê Đình Hùng - phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh - cũng xác nhận từ trước đến nay đã tiếp nhận rất nhiều ca cấp cứu do ?ocủa quí? của nông dân bị cánh quạt nước dưới ao nuôi tôm ?ođả thương?. Bản thân thạc sĩ Hùng cũng đã trực tiếp cấp cứu, ?omay vá và chỉnh hình? cho ?ocủa quí? của 6-7 người. Gần đây, Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng cũng đã tiếp nhận ba trường hợp phụ nữ để tóc quấn vào quạt nước dẫn đến lột da đầu, đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng sức khỏe nguy kịch.
    Chữa xong vẫn? xài tốt!
    Theo bác sĩ Nguyễn Văn Nghĩa, hầu hết những trường hợp cấp cứu do ?ocủa quí? bị quạt dưới ao tôm ?ođả thương? vào đến bệnh viện thì ?osúng? của các ông chỉ còn lại cái ?olõi? ở giữa, hai tinh hoàn trơ ra vì da bao bọc bên ngoài bộ phận sinh dục nam đều bị rách tơi tả. Để ?ochữa súng?, công việc đầu tiên là phải vệ sinh, rửa nước sát trùng vùng bị thương trước khi cắt lọc bỏ những lớp da bầy nhầy dính sình bùn. Trường hợp nào không mất da thì sau khi rửa sạch sẽ lộn ngược lại để may, nếu ?osúng? mất hết da thì có phức tạp hơn nhưng nói chung cũng giải quyết được. Tinh hoàn cũng vậy, nếu như toàn bộ da bìu bị mất thì tinh hoàn sẽ được ?onuôi? dưới da đùi, ba tháng sau khi mạch máu được tái tạo sẽ cắt da để... ?ogói? lại.
    Bác sĩ Nghĩa cho biết: ?oQuá trình cuốn da và tạo hình cho ?ocủa quí? của quí ông sau khi bị thương đòi hỏi rất công phu. Nếu như còn da bìu thì chúng tôi ?ochữa súng? rất dễ dàng, ít tốn thời gian, còn nếu như phải dùng đến da bụng thì bệnh nhân phải đi lại nhiều lần để tạo hình cho có thẩm mỹ. Tuy nhiên, hầu hết các ?ocủa quí? đều... xài tốt sau khi được ?osửa chữa?. Qua tìm hiểu của chúng tôi, với những bệnh nhân đã từng mang ?ocủa quí? đi cấp cứu thì cuộc sống gia đình vẫn hạnh phúc, họ vẫn có vợ con bình thường.
    Hiện nay, bình quân một ca ?ochữa súng? hoàn chỉnh mất khoảng 14-15 triệu đồng và thời gian điều trị ít nhất cũng 3-4 tháng. Theo bác sĩ Nghĩa, tới đây sẽ tiến hành triển khai công tác vi phẫu để điều trị cho bệnh nhân bị tai nạn ?ocủa quí?. Nếu phẫu thuật như vậy sẽ ít tốn thời gian và chi phí cho người bệnh.
    Nguồn : http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=168067&ChannelID=12
  4. nhmp21

    nhmp21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2006
    Bài viết:
    1.477
    Đã được thích:
    0
    11. Cô dâu trước khi về nhà chồng phải có những thủ tục, động tác gì ?
    Khi nhà trai bắt đầu đến đón dâu thì cô dâu cùng với chú rể đến trước bàn thờ gia tiên, khấu đầu làm lễ, tự khấn niệm xin tổ tiên chấp nhận kể từ nay nên vợ nên chồng, phù hộ cho trăm năm duyên ưa phận đẹp, cầm sắt giao hoà. Cũng có thể nhờ gia trưởng khấn hộ cho có bài bản hẳn hoi. Lễ xong, hai người đưa hộp trầu, bao thuốc, đi mời chào thân nhân, khách, bạn khắp một lượt, người nhà sau, những đám cưới có tổ chức thường đã có sự sắp xếp vị trí sẵn. Trong khi chào mời, cô dâu phải giới thiệu cho chàng rể biết mối quan hệ để biết cách xưng hô.
    Sau cùng, trước khi bước ra cửa để về nhà chồng là lễ tạ cha mẹ: Cha mẹ ngồi sẵn một phía ở cửa chính, nếu ông bà nội ngoại còn thượng tại có đến dự thì ông bà cũng ngồi chung một phía, nhưng ở ghế cao hơn. Thời xưa cả đôi tân hôn phải lạy hai lạy, ngày nay châm chước, cúi đầu cung kính "Xin phép ông bà, cha mẹ con về nhà chồng", "Xin phép ông bà, cha mẹ con xin đón em X về". Lúc đó, cha mẹ ban phát cho con gái, con rể một vật gì đó làm kỉ niệm, có thể là nột cái bút, một gương soi nho nhỏ, một cuốn sách hoặc một chiếc khăn, chiếc quạt.... Nhà giầu còn cho thêm hoa tai, nhẫn cưới hoặc quan tiền... (Chú ý, những thứ này nhà trai đã đưa đến hôm lễ nạp tài. Trong gói quà của bà mẹ cho con gái có cái châm cài tóc, hoặc bảy chiếc kim đính tóc hoặc kim khâu gói trong khăn vuông).
    Đối với ông bà cũng có những động tác tương tự.

    12. Lễ xin dâu có những ý nghĩa gì? và thủ tục tiến hành.
    Lễ này rất đơn giản: Trước giờ đón dâu, nhà trai cử một hai người, thường là bà bác, bà cô, bà chị của chú rể đưa một cơi trầu, một be rượu đến xin dâu, báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, để nhà gái sẵn sàng đón tiếp.
    Phong tục này có nhiều ý nghĩa hay:
    Mặc dù hai gia đình đã quy ước với nhau từ trước về ngày giờ và thành phần đưa đón rồi, nhưng để đề phòng mọi sự bất trắc, mọi tin thất thiệt, nên mới định ra lễ này, biểu hiện sự cẩn trọng trong hôn lễ.
    Thời gian này chú rể và cha mẹ chú rể rất bận rộn không thể sang nhà gái, nên nhờ người đại diện sang báo trước như bộ phận "Tiền trạm".
    Để trong trường hợp vạn nhất hoặc do thời tiết, hoặc do trở ngại giao thông, gần qua giờ quy ước mà đoàn đón dâu chưa đến, nhà gái biết để chủ động làm lễ gia tiên hoặc phái người sang nhà trai thăm dò.
    Trường hợp hai gia đình cách nhau quá xa hoặc quá gần, hai gia đình có thể thoả thuận với nhau miễn là bớt lễ này, hoặc nhập lễ xin dâu và đón dâu làm một.
    Cách nhập lễ xin dâu và đón dâu tiến hành như sau:
    Khi đoàn đón dâu đến ngõ nhà gái, đoàn còn chỉnh đốn tư trang, sắp xếp lại ai đi trước, ai đi sau, trong khi đó một cụ già đi đầu họ cùng với một người đội lễ (một mâm quả trong đựng trầu cau, rượu... )vào trước,đặt lên bàn thờ, thắp hương vái rồi trở ra dẫn toàn đoàn vào làm lễ chính thức đón dâu. Lễ này phải tiến hành rất nhanh. Thông thường nhà gái vái chào xong, chủ động xin miễn lễ rồi một vị huynh trưởng cùng ra luôn để đón đoàn nhà trai vào.
  5. nhmp21

    nhmp21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2006
    Bài viết:
    1.477
    Đã được thích:
    0
    Bưởi Đoan Hùng: Được bảo hộ về tên gọi xuất xứ hàng hoá
    [​IMG]
    Đã từ rất lâu bưởi Đoan Hùng được biết đến là một thứ cây ăn quả đặc sản nổi tiếng. Hai giống bưởi quý Bằng Luân và bưởi Sửu Chí Đám đã được cả nước biết đến bởi vị ngọt rất riêng, hương thơm thanh khiết.
    Tuy nhiên, theo thời gian, hai giống bưởi quý này đã dần bị thoái hoá, bưởi Đoan Hùng chính thực ít dần và bị thương mại hoá. Trước thực tế đó, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện dự án "Tuyển chọn, bảo tồn và phục tráng giống bưởi quý Đoan Hùng " và "Xây dựng mô hình trồng thâm canh 2 giống bưởi đặc sản tại Đoan Hùng" với quy mô 300 ha và tiến tới đến năm 2010 sẽ mở rộng diện tích trồng bưởi lên 1000 ha trên 18 xã của huyện.
    Để sản phẩm bưởi Đoan Hùng đích thực là đặc sản, Phú Thọ đã đề nghị đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa lên Cục Sở hữu trí tuệ.Tháng 02 năm 2006, sản phẩm bưởi quả Đoan Hùng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá (tại Quyết định số 73/QĐ-SHTT). Từ đây, tên gọi xuất xứ Đoan Hùng cho sản phẩm bưởi quả Đoan Hùng trở thành tài sản quốc gia và là sản phẩm thứ 4 được Nhà nước bảo hộ về tên gọi xuất xứ hàng hoá.
    [​IMG] [​IMG]
    Được nhmp21 sửa chữa / chuyển vào 02:43 ngày 22/10/2006
  6. vulongmos

    vulongmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    758
    Đã được thích:
    0
    (Triện này có thể cho vào mục này được không nhỉ?)
    Thứ Bảy 21 tháng 10, sau khi ăn mừng ngày PNVN Phuthuy nhà ta cùng với đồng nghiệp cưỡi chung 1 cái chổi (mang nhãn hiệu Jupiter) vi vu trên đường Hà Nội - Bắc Giang thì đột nhiên phương tiện bay đổi hướng đâm vào cái cột mốc bên đường. Kết quả là phương tiện bay hư hỏng nặng, cái cột mốc (không biết có phải bê tông cốt tre không) đã ra đi. Còn Phù Thuỷ, trước khi bị hất tung lên đã kịp đọc 1 câu thần chú (cái này thì bí mật) nên chỉ ảnh hưởng đến software, không ảnh hưởng gì đến nhan sắc.
    Theo NTV News
  7. nhmp21

    nhmp21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2006
    Bài viết:
    1.477
    Đã được thích:
    0
    Cái bí mật này hay đây, chắc phải bật mí thôi bác vulongmos ơi!!!!!
    Được nhmp21 sửa chữa / chuyển vào 01:16 ngày 23/10/2006
  8. nhmp21

    nhmp21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2006
    Bài viết:
    1.477
    Đã được thích:
    0
    13. Mẹ chồng làm gì khi con dâu bắt đầu về nhà?
    Phong tục ở mỗi địa phương một khác, trái ngược nhau nhưng đều có ý nghĩa hay:
    Ngày xưa ở nhiều địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh có lệ tục mẹ chồng ra cất nón cho con dâu:
    Nhà trai đặt sẵn trước ngõ một cái nồi đồng, một cái gáo, trong nồi đặt sẵn một quan tiền đồng và đựng đầy nước trong. Cô dâu vào đến cổng dùng gáo múc nước rửa mặt mũi, chân tay, mẹ chồng bước ra cất nón cho con dâu. Con dâu, một tay cầm lấy quan tiền, một tay vẫn cầm quạt che mặt. Mẹ chồng dắt con dâu vào nhà đặt quan tiền và cái quạt lên bàn thờ, cúi đầu lễ gia tiên (bốn lạy ba vái theo tư thế của nữ). Sau đó mẹ chồng dắt cô dâu cầm cả tiền và quạt vào buồng. Trong buồng đã chuẩn bị sẵn trầu nước hoa quả, giường chiếu mới. Đôi chiếu trải úp vào nhau, do một người thân trong họ có tuổi tác, vợ chồng song toàn, con cháu đông, làm ăn nên nổi, được gia đình mời đến trải chiếu; nếu mẹ chồng có đủ tiêu chuẩn trên thì mẹ chồng trực tiếp dọn giường trải chiếu, nhưng bố chồng thì không được. Khi con dâu nghỉ ngơi xong, khăn yếm chỉnh tề mới bưng hộp trầu ra chào họ. Trường hợp mẹ chồng đã mất thì một bà cô hay bà dì thay thế.
    Phong tục này có nhiều ý nghĩa:
    - Thời xưa, con dâu trước khi về làm dâu, còn hoàn toàn xa lạ, bỡ ngỡ, chưa biết đâu là buồng đâu là bếp, ai là bố mẹ chồng. Trừ trường hợp xóm giềng quen biết nhau từ trước không tính, là thân phận con gái chưa cưới đã về nhà trai thì bị dư luận gièm pha là con nhà hư đốn. Có người chồng lại rụt rè e lệ, có trường hợp trước lễ cưới chưa hề tỏ mặt nhau, vậy nên mẹ chồng niềm nở ra đón dâu, dắt dâu vào nhà là hay, là phải lẽ. Mới bước về nhà chồng đã được tổ tiên, ông bà, cha mẹ chồng ban phước lộc, dồi dào như nước quan tiền là biểu tượng vốn liếng của riêng mà mẹ chồng trao cho.
    Nhiều địa phương lại có tục khác: Khi con dâu vừa vào đến nhà thì mẹ chồng cầm chiếc bình vôi tạm lánh sang hàng xóm ít phút.
    Tục đó cũng có ý nghĩa hay: Tức là mẹ chồng đã xác định vai trò, trách nhiệm con dâu sẽ về làm chủ, mẹ chồng sẵn sàng trao quyền công việc trong nhà trong cửa cho con dâu, nhưng không phải trao toàn quyền đẩy hết trách nhiệm mà bà vẫn là người nắm quyền điều hành, vì bình vôi là vật tượng trưng cho bà Chúa trong nhà.
  9. bibianh

    bibianh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2006
    Bài viết:
    2.236
    Đã được thích:
    0
    Bài văn của học sinh được cô giáo cám ơn

    http://www.thehe8x.net/news/Hoc-Hanh/2006/10/43/3826.php

    Bài văn của một học sinh lớp 10 chuyên văn, được cô giáo cho điểm 9+ và lời cảm ơn. Văn hay vẫn còn tồn tại và học trò đất Việt vẫn biết cách học và viết văn trong thời đại internet này - và mong sao những thầy cô giáo dạy văn ai cũng biết trân trọng học trò như cô giáo trong bài văn sau đây:


  10. sakura2000

    sakura2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Bài văn hay lắm, bibianh. Giá như ai cũng ngĩ được như em ý nhỉ

Chia sẻ trang này