1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có thể bạn chưa biết !

Chủ đề trong 'Đồng Nai' bởi ruagia, 15/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thaibinh3n

    thaibinh3n Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    544
    Đã được thích:
    0
    Thanksgiving là lễ lớn lắm đó, vào ngày này mọi người dù ở bất cứ nơi đâu cũng về đoàn tụ với gia đình (giống như Tết ở Việt Nam vậy). Vào thử google tìm đi, nó nổi tiếng lắm đó.
  2. dot223

    dot223 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    3.713
    Đã được thích:
    0
    Vì sao chim cánh cụt có thể sống ở Nam cực?
    [​IMG]
    Cánh cụt Hoàng đế chỉ sống trên lục địa Nam cực.
    Môi trường cực kỳ khắc nghiệt ở Nam cực đã buộc các sinh vật bậc cao rút lui khỏi lãnh địa của nó. Ngay cả các động vật lớn có thể chịu được cái rét - 80 độ C của Bắc cực như gấu trắng, voi biển... cũng không hề có mặt ở cực Nam. Vậy mà chim cánh cụt lại có thể làm được điều đó.
    Để hiểu vì sao, chúng ta phải xem lại ?ogia phả? của chúng. Trước hết, cánh cụt là một loài chim bơi ở dưới nước cổ xưa nhất. Có thể nó đã đến đây định cư từ trước khi châu Nam cực mặc "áo giáp băng". Do diện tích đất liền hẹp, mặt biển rộng, nên nơi đây có thể coi là khu vực phồn thịnh nhất trong các thủy vực, với nguồn thức ăn phong phú, trở thành vùng đất tốt cho cánh cụt trú ngụ.
    Sau nữa, do kết quả tôi luyện trong gió và bão tuyết qua hàng ngàn vạn năm, lông trên toàn thân của cánh cụt đã biến thành lớp lớp dạng vảy gắn chặt. Với loại ?ochăn lông? đặc biệt này, nước biển không những khó thẩm thấu, mà dù cho nhiệt độ có xuống tới -100 độ C, chim cũng không hề hấn gì. Đồng thời, lớp mỡ dưới da của nó rất dày, nên càng đảm bảo giữ nhiệt cho cơ thể.
    Thêm nữa, châu Nam cực không có thú ăn thịt, thế là cánh cụt đã có được một mảnh đất khá an toàn. Chẳng thế mà khi các nhà nghiên cứu đặt chân lên mảnh đất tận cùng thế giới này, chim cánh cụt không những không bỏ chạy, mà còn đón tiếp họ với thái độ rất thân mật (và tò mò).
    (Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)
    [​IMG]
    Vietnam Airlines

  3. dot223

    dot223 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    3.713
    Đã được thích:
    0
    Vì sao máu của động vật bậc thấp không có màu đỏ?
    [​IMG]
    Máu của tôm và nhiều động vật bậc thấp khác không có màu đỏ.
    Quan niệm rằng cứ máu là đỏ đã ăn sâu vào chúng ta đến mức, ta không nhận ra rằng còn có những loài máu trong như nước, nhờ nhờ vàng hoặc hơi xanh. Nhưng nếu để ý, bạn sẽ thấy chỉ có động vật bậc thấp mới có màu máu kỳ lạ như vậy thôi.
    Đó là vì máu người và động vật bậc cao đều có hồng cầu, chứa huyết sắc tố, còn động vật bậc thấp thì không.
    Nếu đưa máu người và động vật bậc cao vào máy ly tâm rồi cho quay thật nhanh, nó sẽ tách thành 3 phần rõ rệt. Tầng trên cùng có màu vàng, khá trong, được gọi là huyết tương (chiếm khoảng 55% thể tích chung của máu). Tầng giữa là một lớp mỏng, màu trắng, gồm các tế bào bạch cầu và một số thành phần khác của máu. Dưới cùng là các tế bào hồng cầu có màu đỏ tươi (chiếm khoảng 40-50%). Hồng cầu sở dĩ có màu đỏ là vì trong thành phần của nó có chứa sắt, được gọi là huyết sắc tố.
    Đối với động vật bậc thấp như tôm, cua, chuồn chuồn, nhện? thì khác. Máu của chúng chỉ có các tế bào trông giống như bạch cầu ở động vật bậc cao, chứ không chứa các tế bào hồng cầu. Vì thế, máu không có màu đỏ. Một số loài động vật bậc thấp khác (như giun đất, tằm cát?) cũng có máu đỏ, nhưng là do trong huyết tương của chúng có chứa huyết sắc tố (chứ không phải do có hồng cầu).
    Một số loài côn trùng khác lại có máu màu vàng hoặc màu xanh lục. Đó là bởi trong huyết tương của chúng có chứa một loại huyết tố có chứa kim loại đồng. Đa số các loài động vật bậc thấp có máu không màu và trong suốt. Các nhà khoa học không gọi đó là máu, mà chỉ coi là một dịch thể.
    (Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)
    [​IMG]
    Vietnam Airlines

Chia sẻ trang này