1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có thể chụp ảnh được quá khứ

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi tungsin_tpg, 06/08/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    Có thể chụp ảnh được quá khứ

    Đọc được cái này nên post lại cho anh em xem, vì nó hoàn toàn có logic

    =====================================
    Có thể chụp ảnh quá khứ?


    Thành phố Saint-Petersburg. Ảnh: nevsky88
    Chiếc ôtô dừng lại chỗ cửa, rồi sau đó chạy đi. Sau vài ngày người ta chụp tấm ảnh cánh cửa trống rỗng. Và một điều kỳ diệu! Trên nền của cánh cửa hiện lên bóng của chính chiếc xe đó...

    Tại một dòng sông bình thường của nước Nga, máy ảnh đã chụp được một cánh rừng nhiệt đới, một cánh rừng cọ đều đặn. Ở đâu ra một cánh rừng nhiệt đới như vậy? 50 triệu năm trước chăng, hay 100 triệu năm?

    Tại ngai vàng trống của Nga hoàng ở một cung điện thuộc người ta chụp được bóng của một người đàn ông đang ngồi. Chiếc áo caftan (áo dài cổ kính của đàn ông Nga) thế kỷ 18, hình dáng cao ngồng quen thuộc... Nga hoàng Piot đại đế!

    Chuyện gì đây? Những đoạn trích trong chuyện hoang đường? Hoàn toàn không.

    Từ lâu, con người đã mơ ước ?onhìn? vào quá khứ. Còn Genrikh Mikhailovich Xilanov, một nhà địa chất, chuyên gia về những nghiên cứu trong Phòng thí nghiệm ở thành phố Voronhej (Nga), đã làm điều này. Ông sáng chế ra một thiết bị có thể chụp ảnh những sự kiện quá khứ! Xilanov cho rằng ông sử dụng một hiệu ứng vật lý quen thuộc mà ông gọi là ?ohiện tượng đặc biệt của trí nhớ?. Nhưng về bản chất của hiệu ứng thì ông nói khá dè dặt, còn kỹ thuật ?ochụp ảnh quá khứ? thì ông nói chưa thể tiết lộ vì những nguyên nhân dễ hiểu...

    Theo ý kiến của Xilanov, bất kỳ cấu trúc vật chất nào trong bất kỳ khoảnh khắc tồn tại nào đều để lại dấu vết của mình trên những đường phát điện của các cực năng lượng. Chiếc máy ảnh đặc biệt của ông đã định vị được chính sự phản ánh những dấu vết như vậy.

    Hiệu ứng kỳ diệu

    Xilanov tình cờ phát hiện ra hiệu ứng kỳ diệu này vào năm 1992 khi thử thành công một thiết bị để chụp ảnh đĩa bay. Nguyên nhân là Xilanov có nhiều năm dẫn đầu nhóm các nhà khoa học nghiên cứu những vật thể bay không xác định (UFO). Khi đó, ông nhìn thấy trên một số tấm ảnh dường như có những dấu vết của những vật thể không tồn tại nằm chồng trên những vật thể nhìn thấy bằng mắt thường. Điều này có vẻ như là ghép ảnh, nhưng thực ra không phải vậy... Nếu suy nghĩ kỹ thì không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng hiện thời chúng ta chưa thể nhìn thấy!

    Nếu ban đêm chúng ta nhìn lên những vì sao, tức là chúng ta quan sát bức tranh của bầu trời tồn tại hàng ngàn và hàng triệu năm trước, vì ánh sáng từ nhiều vì sao đến được chúng ta rất lâu... Hơn nữa, chúng ta không nhìn vào một vật thể nào đó mà chúng ta chỉ nhìn vào sự đến muộn của nó, nghĩa là dù ánh sáng không đáng kể đi chăng nữa cũng đủ để đi từ vật thể đến mắt chúng ta.

    Về phim để chụp những ?obức ảnh quá khứ?, Xilanov tiết lộ rằng nó ?otinh? hơn mắt người về phạm vi quang phổ tử ngoại và hồng ngoại. Không ít thông tin không đến được với chúng ta có thể phát hiện được trong phạm vi quang phổ tử ngoại. Những chi tiết quan trọng của máy ảnh này là thấu kính và kính ảnh đặc biệt, hay phim, nơi mà thực sự không có lớp gelatin để chụp các sóng tử ngoại đi ngang qua.

    Vậy thấu kính này hoạt động như thế nào? Chúng ta đều biết kính cửa sổ không cho tia tử ngoại đi qua, vì vậy ngồi trong nhà không thể tắm nắng xuyên qua các cửa kính thông thường. Để có được làn da rám nắng trong điều kiện ở nhà cần phải có kính thạch anh. Vật kính thông thường của máy ảnh này đóng vai trò của cửa kính thông thường: thứ nhất, chỉ một ít tia tử ngoại ngẫu nhiên xuyên qua những ?ophim quá khứ? của máy ảnh. Hiểu được điều này, Xilanov đã bắt đầu một công việc tỉ mỉ kỳ lạ. Ông chọn trong cát hạt to những tinh thể thạch anh nhỏ xíu, sau đó nấu chảy chúng ra và rót thành hình thấu kính rất mỏng. Thứ hai, thật lâu và cẩn thận, theo phương pháp của Newton, ông dùng tay mài nhẵn nó. Kết quả của sự lao động miệt mài này là sau một năm ?ovật kính thời gian? đã làm xong.

    Xilanov lắp vật kính vào máy ảnh và chụp những bức ảnh thử nghiệm tại cửa phòng thí nghiệm của mình. Thế là tấm ảnh chiếc xe đã chạy mất từ lâu xuất hiện gây chấn động trong giới khoa học... Điều chỉnh máy ảnh của mình đến ?otiêu chuẩn? cần thiết, Xilanov tập hợp những người nhiệt tình và thực hiện chuyến thám hiểm trên bờ sông Khoper, nơi ông ta tiếp tục những thử nghiệm của mình. Một trong những tấm ảnh thành công nhất lúc đó có thể kể đến tấm ảnh mà trên nền của bụi cây hiện ra cái đầu của người lính đội mũ sắt trong quá khứ.

    Tại đây nơi dòng Khoper cuộn chảy, chưa bao giờ có rừng nhiệt đới giống như của Ấn Độ hay châu Phi. Cũng chính máy ảnh của Xilanov cho thấy điều đó... Thật thú vị là theo một cách khác, nhà khoa học Kazakhstan, tiến sĩ khoa học L.X. Pritsker cũng như nhà nghiên cứu ở thành phố Jukovski gần Moskva, A.V. Karavaikin, cũng đạt được những kết quả tương tự. Ông còn có nhiều bức ảnh tương tự như thế. Cần nói thêm rằng Viện công tố Kazakhstan đã giám định tất cả những bức ảnh của ông và có kết luận chính thức về tính xác thực của chúng.

    Có thể nói rằng Karavaikin hoàn toàn đến với ?ohiện tượng đặc biệt của trí nhớ? từ một hướng khác. Sử dụng thiết bị tự tạo, không chỉ về mặt nhiếp ảnh, ông đã kịp nghiên cứu cái gọi là ?onhững dấu vết của UFO? tại nơi chúng hạ cánh, đôi khi gắn kết với những sự dị thường hết sức lý thú. Nhà khoa học này đã chứng minh được rằng thời gian, cũng là một phạm trù vật lý, trong những phạm trù không gian khác nhau, có mật độ khác nhau... và trong những điều kiện nhất định cũng đặc biệt chứa đựng thông tin! Chẳng phải những máy ảnh của Xilanov và Pritsker đã ghi lại những hình ảnh chứa đựng những ký ức của vũ trụ đó sao?

    Chừng nào sẽ có rạp chiếu bóng quá khứ?

    Thật khó mà tưởng tượng chừng nào sẽ phát triển phương pháp nhiếp ảnh quá khứ. Phạm vi áp dụng rất lớn - từ việc sử dụng ?onhiếp ảnh thời gian? của các nhà tội phạm học để điều tra tội phạm cho đến việc khôi phục các dân tộc quá khứ xa xưa, những nền văn minh, những thời kỳ tồn tại sơ khai của trái đất mà các nhà cổ sinh vật học chưa làm được...

    Còn theo sau ?onhiếp ảnh quá khứ? sẽ là ?ođiện ảnh quá khứ? có cả âm thanh? Sẽ có một cuộc cách mạng khoa học làm thay đổi cả cuộc sống lẫn tư duy của toàn nhân loại. Và khi xét đến những nhịp điệu tiến bộ hiện đại thì việc chờ đợi điều này hoàn toàn không lâu nữa.

    (Theo ANTG, Vòng quanh thế giới)
  2. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Các vấn đề khoa học mà đăng trên các tạp chí ANTG, KTNN, TGM... thì e là không đáng tin cậy.
    Hồi xưa hay đọc những "huyền thoại khoa học" của Liên Xô cũng từa tựa chư vậy. Nhất là các kỹ thuật về tâm thần và thần kinh học. Lúc đấy học chưa tới tầm nên cũng tin sái cổ, giờ mới thấy là mang hơi hướm tuyên truyền là nhiều chứ không biết được bao nhiêu phần trăm sự thật.
  3. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Không đáng tin cậy, vì 2 lý do
    thứ 1 : chụp đuợc hình bằng tia tử ngoại không có nghĩa là chụp đuợc quá khứ. vả lại không cần ông đó phải đi lựa từng hạt cát để nấu ra cái thấu kính bằng thạch anh , bởi vì có những tinh thể thạch anh hình lăng trụ khá lơn, có thể dùng làm kính đuợc.
    thứ 2 : nếu cái ghế Nga hoàng đã ngồi mà bây giờ chụp lại đuợc hình Nga hoàng thì thật vô lý. bởi vì cái ghế ấy có nhiều nguời rồi, tại sao chỉ chụp đuợc hình có 1 nguời?
  4. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    cái có lý là ở chỗ, trong không gian vẫn còn những hạt ánh sáng lưu trữ dữ liệu của quá khứ, cái đó là chắc chắn.
    nếu bắt được những hạt này và hứng trên phim thì ta có được bức ảnh của quá khứ xa hơn (về nguyên tắc mọi bức ảnh hứng các tia sáng mang dữ kiện của quá khứ, nhưng có thể xem là tức thời)
    còn việc làm thế nào để xác định thời gian của các hạt đó thì cần tính toán cụ thể
    mình nghĩ thế
  5. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Vậy là bác hiểu lầm rồi, ánh sáng luôn luôn chuyển động và chuyển động rất nhanh (khoảng 300.000km/s) không bao giờ nó chịu ngừng lại hoặc luẩn quẩn 1 chỗ để cho ông nguời Nga đó bắt đuợc nó cả. Vả lại khi ánh sáng đã chiếu vào 1 vật gì rồi thì nó phản chiếu 1 phần, còn 1 phần hoá thành nhiệt, như vậy trái đất mới đuợc sửa ấm chứ.
    Theo thuyết tuơng đối thì ta có thể thấy lại quá khứ nếu ta bay nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Nhưng cái ông chụp hình đó ông ấy có bay đi đâu đâu.
  6. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Nếu ánh sáng vòng qua một hố đen quay lại thì sẽ bắt được ảnh quá khứ nhưng cường độ thì nhỏ đến mức nào? Nói chung mấy cái tin vịt kiểu này mà tin thì ngày mai người ngoài trái đất đến gõ cửa đấy.
  7. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    em chỉ nghĩ là nó có khả năng thôi
    còn em mà chỉ cho bác cách hứng được những hạt mang dữ kiện của quá khứ thì he he
  8. notatmydesk

    notatmydesk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    2.019
    Đã được thích:
    137
    yeahh ....
    Chụp ảnh quá khứ không phải là không có cơ sở ... mà chính xác là nó luôn sờ sờ trước mắt chúng ta
    Chẳng phải mọi hình ảnh mà các bác nhìn đều là quá khứ đó sao . Cũng chẳng phải bàn cãi nhiều khi ánh sáng từ vật truyền tới mắt phải mất một thời gian ... gọi là siêu nhỏ . Và tại thơi điểm ảnh của vật truyền tới mắt thì đó chỉ là quá khứ của vật đó mà thôi .... chụp ảnh cũng vậy
    Còn những gì anh tungsin nói thì nói chính xác ra cũng hơi qua quá
  9. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Tôi không biết gì nhiều về hạt lắm... nhưng hôm nay đi chơi, ngồi nói chuyện với mấy anh điện tử, trong đó 1 có 1anh rất đam mê về hạt nhưng không theo ngành Vật Lý....
    Còn 1 người nữa thì nói là coi trên Discovery, họ nói. Trong 1 chiếc xe chở thật nhiều người.
    Sẽ có 1 người trong số họ nhìn thấy được 1 bóng trắng trắng trong không trung.
    Người Việt Nam mình hay nói là nhìn thấy ma...!!!
    Các nhà khoa học giải thích rằng. Đó là, người đó nhìn thấy các hạt tồn tại, tồn tại giống như dưới dạng 1 tần số nào đó mà mắt người bất chợt "thu" được (nhìn thấy).
    Giống như cái Radio... nhiều người cùng rà sóng... sẽ có 1 người rà thấy trước vậy.
    Cho nên việc chụp hình quá khứ dưới dạng rà sóat, tìm kiếm lại các hạt để chụp cũng có thể đúng.
    Tuy nhiên, đó còn là 1 vấn đề đang nghiên cứu.
    Và anh kia cũng có nói về 1 cuốn sách gì hình như là "trở về phương đông" gì đấy.
    Trong đó có nói... 1 số người có khả năng nhìn thấy 1 chiều khác của không gian.
    Lấy VD: Con kiến thấy vật dưới dạng 2 chiều. Nếu có vật cảng trên đường, nó sẽ đi vòng.
    Còn con người và động vật bật cao, nhìn vật dưới dạng 3D nên có chướng ngại vật , nhưng phán đóan được tầm thấp thì có thể nhảy qua (không đi vòng).
    Có 1 số người nhìn ra được chiều 4D 5D gì đấy... Nên học sẽ có 1 cách khác để vượt qua chướng ngại vật. Chẳng hạn như việc xây kim tự tháp ngày xưa. bằng công cụ gì mà con người cổ đại có thể tính tóan để đưa được những viên đá lên đến đỉnh của kim tự tháp.....??? Họ có thể nhìn thấy chiều thứ 4 thứ 5 không...???
    Nghe có vẽ rất Logic... nhưng Vat Ly vui tôi thấy vẫn có 1 số điểm bất hợp lý...!!! Còn các bác thì thế nào...!!!???
    Chúng ta sẽ làm gì để tính tóan và xác định được vị trí của những hạt trong quá khứ...??? Làm thế nào để "bắt" được chúng...????
  10. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Chỉ thấy tên, ko thấy chi tiết về tiểu sử nhân vật trong bài báo cùng ngày tháng công bố kết quả+ảnh chụp thì chỉ tin được 1% thoai.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này