1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có thể là câu hỏi này vô nghĩa???

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi trucoanhchi, 18/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. McWolf

    McWolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2001
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Theo em là do thằng anh khi đi trên tàu vũ trụ không phải lúc nào nó cung đi với vận tốc của chuyển động đều, có lúc tăng tốc có lúc giảm tốc độ. Cái gọi là nghịch lý anh em sinh đôi, là ở chỗ trong hệ quy chiếu của thằng anh (tức là thằng đi trên tàu vũ trụ) thì thằng em (ở trái đất) sẽ di chuyển với vận tốc v (gần bằng c). Trong khi trong hệ quy chiếu của thằng em, thì thằng anh cũng di chuyển với vận tốc v như thế. Như vậy nếu đặt bút tính thì chẳng biết thằng nào già hơn. Vì thế trong sách người ta hay giải thích như em nói ở đoạn đầu.
    *******************************
    We Real Cool
    We Left School
    We Lurk Late
    We Strike Straight
    We Sing Sin
    We Thin Gin
    We Jazz June
    We Die Soon
  2. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Nếu lý luận như vậy thì vẫn có kẽ hở : Trong hệ quy chiếu của thằng em, thằng anh cũng có lúc giảm vận tốc ! vì nếu thằng em có vận tốc V (hệ thằng anh) thì thằng anh có -V (hệ thằng em). Vả lại nếu thằng em nó chuyển động đều trong một thời gian T >> t là thời gian thay đổi vận tốc (ví dụ nó chuyển động đều trong T với V rồi thay đổi vận tốc rất nhanh tới -V, quay trở lại trái đất) thì ta có thể bỏ qua phần không quán tính trong chuyển động của nó và vẫn dùng các công thức tương đối hẹp được.
    Câu này không thể trả lời đơn giản bằng công thức T' = Tx beta như bạn pocoman được.
    It's better to burn out than to fade away
    Được Larra sửa chữa / chuyển vào 11:39 ngày 11/11/2002
  3. McWolf

    McWolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2001
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ là người ta dựa vào sự gia tốc của tàu vũ trụ rồi áp dụng thuyết tương đối rộng vào. Vì trong thuyết tương đối rộng, đồng hồ ở nơi nào có thế năng hấp hẫn lớn hơn thì chạy chậm đi.
    Còn vẫn dùng thuyết tương đối hẹp thì hình như là phải dùng ba hệ quy chiếu. Hệ quy chiếu của thằng ở nhà, hệ quy chiếu của thằng trên tàu vũ trụ lúc đi, và hệ quy chiếu của thằng trên tàu vũ trụ lúc quay về. Không hiểu bác giải thích như thế nào. Cho lời giải đi thử xem.
    *******************************
    We Real Cool
    We Left School
    We Lurk Late
    We Strike Straight
    We Sing Sin
    We Thin Gin
    We Jazz June
    We Die Soon
  4. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Thôi cãi nhau nhiều quá ! Vấn đề quá rõ rồi không cần thắc mắc ! Theo các bác nếu có 2 cái buống trong đó một buồng kín 1 cái đặt dưới đất , một cái chuyển động có gia tốc = g trong môi trường chân không phi trọng lực với 2 quả táo và các dụng cụ cần thiết với độ chính xác tuyệt đối , có bác có thể cho em biết làm thế nào để bác xác định được bác đang ở trong cái buồng nào không ?
    Nếu ai trả lời được em vote cho 10 * ( 2 cái 5*)
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  5. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Như tôi đã nói ở bài trước, mọi hiện tượng trong giai đoạn phi quán tính đều có thể bỏ nếu thời gian đó ngắn hơn rất nhiều thời gian chuyển động quán tính.
    Đúng rồi , nhưng bạn sẽ thấy kết quả (T'=T x beta) không thay đổi vì beta chỉ phụ thuộc vào V bình phương. Vậy là cách giải thích dựa vào sự thay đổi vận tốc của tàu là không vững.
    It's better to burn out than to fade away
  6. McWolf

    McWolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2001
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Em chỉ biết được đến thế thôi, bác Larra cho một lời giải thích cuối cùng và chi tiết đi cho anh em học hỏi. Kết thúc luôn vấn đề này để em hỏi câu mới . Câu hỏi của em là (thực ra cũng em cũng không biết câu trả lời):
    Cái gì làm cho ánh sáng có vận tốc (có thể câu hỏi hơi ngu một chút )
    Được McWolf sửa chữa / chuyển vào 03:42 ngày 12/11/2002
  7. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, phải xin lỗi bạn mcwolf vậy, cái câu hỏi này tôi đưa ra để mọi người bàn luận xem thế nào, vì tôi cũng chưa tìm thấy ở đâu có câu trả lời thuyết phục cho cái nghịch lý này.
    Dưng cơ mà có một điều chắc chắn đấy là sự tương đương giữa hai hệ thằng anh và thằng em, vì thế độ co lại của thời gian là giống nhau. Không thể nói trong hai hệ, có hệ nào mà thời gian co lại một cách "thực sự". Điều này cũng giống như sự co lại của kích thước (theo phương chuyển động), nếu có hai quả bóng chuyển động với nhau thì không thể nói quả nào thực sự co lại thành một elipxoid ( chẳng biết có viết đúng không).
    Ngoài lề một chút : tôi cảm thấy những người học tự nhiên đôi khi để mình bị "quyến rũ" bởi những lập luận phức tạp (ví dụ như là bản thân tôi ) nên nhiều khi bỏ qua trực giác. Lấy ví dụ cái topic Tại sao đêm lại đen (hay tại sao có đêm) ? bên thiên văn. Trong đấy có nhiều bạn trả lời đơn giản rằng vì mặt trời ở gần hơn rất nhiều các vì sao, nên ban ngày sáng còn ban đêm tối. Cái lý luận đó về trực giác mà nói thì rất hợp lý nhưng một số bạn giỏi VL thì lại bảo không thể nói thế được mà cần tính toán cụ thể và năng lượng TĐ nhận từ các ngôi sao lớn hơn nhiều so với mặt trời. Ở đây tôi không muốn bàn luận về một topic khác xem ai đúng ai sai, cái tôi muốn nói là ta không thể phủ nhận những quan điểm trực giác dễ dàng như thế. TĐ có ngày và đêm chắc chắn phải do có mặt trời và TĐ quay chứ ?
    Trở lại câu hỏi : Vấn đề là ở thời điểm hai thằng gặp lại nhau, ai tóc đen ai tóc bạc ?
    Trên quan điểm đó tôi thấy một cách trực giác rằng chẳng có thằng nào già hơn thằng nào cả. Cả hai thằng cùng tóc đen hoặc tóc bạc. Thằng anh nhìn thằng em trên thuyền sống trong một thời gian ngắn hơn, điều đó đúng nhưng không thể suy ra thằng anh già hơn thằng em. Bởi vì già ở đây là một khái niệm sinh lý. Nó không phải là một độ đo thời gian mà cũng là một quá trình vật lý (sinh ra, phát triển, nhân đôi v..vv.. của các tế bào).
    Ví dụ ta lấy quá trình chết đi của các tế bào làm thước đo cho độ già của hai thằng :
    +Xét trên hệ TĐ, thằng anh sống 1 năm, trong người nó 1000 tế bào chết đi. Giả sử thằng anh quan sát thấy thời gian thằng em co lại một nửa, nghĩa là thằng em sống nửa năm. Nhưng thời gian để một tế bào chết đi cũng co lại y như thế, nên ở trong cơ thể thằng em cũng có 1000 tế bào chết đi và dù thế nào thì độ già của hai thằng cũng như nhau.
    +Xét trên hệ thằng em, tương tự.
    Tóm lại nếu thời gian của thằng em trôi chậm bao nhiêu thì nó cũng già nhanh lên từng ấy, nên tôi nghĩ không có chuyện một người đi vào vũ trụ rồi quay trở lại thấy được cháu chắt mấy đời của mình.
    Trên đây là cách nghĩ của tôi, thực sự tôi cũng rất không chắc là nó đúng, mong được các bạn góp ý.
    It's better to burn out than to fade away
  8. thcat

    thcat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2001
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Sai rồi cậu ạ, thằng anh sống được một năm thì do hệ thời gian thằng em ngắn bằng một nửa nên trong 1 năm của thằng anh thì thằng em sống được 2 năm(trong hệ thời gian của thằng em), nên thằng em có 2000 tế bào chết
  9. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Ha ha ha ... hay quá đi là hay, cách lập luận của bác Larra quả đúng là 1 ví dụ điển hình của sự nguỵ biện ....
    Làm sao mà bác lại có thể cho rằng khi thời gian co lại thì quá trình sinh học ( thời gian để một tế bào chết) cũng co lại như vậy? Tại sao bác không cho rằng quá trình sinh học đó xảy ra theo đúng trình tự thời gian như ở bất kỳ nơi nào khác?
    Hiện nay tôi không biết có thí nghiệm hay nghiên cứu nào về vấn đề các quá trình sinh học xảy ra như thế nào khi hệ thời gian co ngắn lại như vậy, nhưng nếu nó xảy ra đúng như lập luận của bác Larra thì tôi e rằng sẽ chẳng có ai dám ngồi trên những con tàu vũ trụ cao tốc kiểu đó đâu ... . Để dễ hiểu, các bạn hãy hình dung có 1 con tàu mà ở đó 1s = 50 năm trên trái đất. Và nếu như bạn là hành khách của con tàu đó thì bạn vừa mới ngồi vào chỗ, bạn đã già đi 50 tuổi, chưa kịp thắt dây an toàn thì bạn đã ngỏm củ tỏi (đã 100 tuổi rồi mà ...), chút ít sau đó thì bạn chẳng còn tí gì cả, cả xương với da vì đã 200 năm trôi qua ở trái đất ..... Hoặc giả sử có con tàu mà 1h trên đó = 1năm trái đất. Vậy nếu 1 đứa trẻ sinh ra thì sau 1 ngày nó đã là 1 thanh niên lực lưõng, ngày hôm sau thành 1 trung niên đạo mạo, sau 2 ngày nữa thì hồn lên mây ...ô hô ai tai, chẳng kịp làm gì ...
    Tôi thì không hiểu về sinh học nên không dám phát biểu, nhưng có nhiều cái mà giữa thời gian vật lý và độ già con người chẳng tỷ lệ với nhau gì cả .... Có người mới 30 tuổi mà đã như ông cụ 60, có cụ 80 vẫn còn đòi cưới vợ lẽ... hi hi ....
    Nhưng theo ý tôi thì thằng đi trên tàu vẫn trẻ trung hơn thằng ở mặt đất, lý do là vì nó ít phải trải đời hơn thằng dưới đất ....
  10. pocoman

    pocoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Bác Larra sao lại nói : Câu này không thể trả lời đơn giản bằng công thức T' = Tx beta như bạn pocoman được
    Tôi có giải như thế đâu.
    For the good of the game

Chia sẻ trang này