1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có thể là câu hỏi này vô nghĩa???

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi trucoanhchi, 18/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. pocoman

    pocoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    mà vật chịu trường hấp dẫn lớn hơn thì thời gian trôi nhanh hơn ,vì thế nên người ta nói những người ở nhà tầng thì sống lâu hơn.
    For the good of the game
  2. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói gì thế này ? Có những 3 hệ quy chiếu kiểu này cơ a? Theo tôi thì chỉ có 2 mà thôi: hệ trái đất và hệ con tàu. Khi mà tốc độ con tàu đủ lớn, có thể so sánh với tốc độ ánh sáng, nghĩa là khi phải áp dụng thuyết tương đối vào chuyển động thì phương và chiều của chuyển động trở nên không quan trọng nữa, đi theo phương chiều nào thì kết quả cũng như nhau.
    Để ví dụ, chúng ta thử xét có 3 người sinh 3 và 2 người ngồi trên 2 con tàu rời khỏi trái đất và đi theo 1 vòng tròn cực lớn với tốc độ cực nhớn ... hì hì, giả tưởng mà . Đến hết đúng nửa vòng tròn, 1 con tàu quay lại đường cũ, con tàu còn lại tiếp tục đi nốt nửa vòng tròn còn lại. Theo bạn thì điều gì sẽ xảy ra khi 2 con tàu cùng về trái đất và gặp người trên trái đất?
    Theo bạn thì người ngồi trên con tàu quay lại vì quay lại nên tuổi của người đó = người ở trái đất và > người trên con tàu đi tiếp?
    Nhưng người khác lại bảo rằng vì người đó ngồi trên tàu vũ trụ, sống trong thời gian của tàu nên tuổi người đó cũng chỉ bằng tuổi người trên con tàu đi tiếp và < người ở trái đất ...
    Vậy giải thích sao bây giờ?
  3. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Các bác xúm vào thế này thì tôi cũng đành chịu, nhất là bác hanman, người quen gì mà ... . Làng nước ơi cứu tôi vớiiiiiiiiiii !!!!!!!!!!!
    It's better to burn out than to fade away
    Được Larra sửa chữa / chuyển vào 21:37 ngày 14/11/2002
  4. Schodinger.son

    Schodinger.son Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Thể loại đi tiếp và quay lại là khác hẳn nhau bác à. Không thể nói là không phụ thuộc vào chiều chuyển động được, kể cả khi dùng công thức tương đối.
  5. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Các bác cãi nhau vui quá nhỉ, tôi xin có một số ý kiến thế này:
    .Thứ nhất, nghịch lý anh em sinh đôi ra đời do sự chấp nhận rằng chỉ có hiệu ứng tương đối hẹp mà chưa xét tới hiệu ứng tương đối rộng. Hệ quy chiếu Trái Đất và hệ quy chiếu con tàu chỉ đối xứng về mặt vận tốc. Về mặt gia tốc, người trên Trái đất luôn nằm trong một hệ quy chiếu quán tính, còn người trên tàu thì đổi từ hệ quy chiếu quán tính này sang hệ quy chiếu quán tính khác. Trong quá trình đổi hệ quy chiếu quán tính, trong hệ quy chiếu con tàu xuất hiện trọng trường biểu kiến, trọng trường này làm cho thời gian trong con tàu trôi chậm lại. Chính hiệu ứng này làm cho rốt cuộc thời gian của con tàu sẽ chậm hơn thời gian ở Trái Đất, mặc dù Trái Đất chuyển động so với con tàu.
    .Thứ hai, về vấn đề trực giác trong Vật Lý. Ở đây tôi không thể tán thành bạn Larra được. Khoa học đòi hỏi chính xác, trong khi trực giác là mơ hồ và không khách quan. Mặc dù ta không thể phủ nhận vai trò của trực giác trong việc định hướng nghiên cứu, ta cũng không thể chỉ giải thích hiện tượng dựa trên trực giác được. Tôi xin lấy hai ví dụ, một là câu hỏi: "Vì sao bầu trời đêm lại tối" bên Box Thiên Văn và hai là trường hợp nghịch lý anh em sinh đôi ở trên.
    Trường hợp thứ nhất, câu trả lời "Vì thiếu sự chiếu sáng của Mặt Trời" là một câu trả lời chấp nhận được đối với học sinh phổ thông. Tuy nhiên nó không thể chấp nhận được đối với ngành Thiên văn học hiện đại. Bằng một vài phép tính đơn giản, người ta đã có thể chỉ ra rằng bầu trời đêm lẽ ra phải sáng theo lý thuyết cổ điển về vũ trụ. Đó là một thực tế khách quan, ta không thể phủ nhận nó chỉ vì ta lười đọc các phép tính ấy. Không những thế, ngành Thiên văn cũng đã chỉ ra tại sao bầu trời đêm lại đen. Những tưởng những người đã dám nghiên cứu lỗ đen, lỗ trắng, vật chất tối, bức xạ vi ba nền và nhiều vấn đề hóc búa khác thì không nên chỉ vì ngán ngẩm vài ba con tính giản đơn mà phủ nhận hoàn toàn một thực tế khoa học được chứng minh từ hơn một thế kỷ nay.
    Về nghịch lý anh em sinh đôi ở trên. Một lần nữa trực giác lại cho kết quả sai lầm. Thí nghiệm đo thời gian phân rã của hạt phóng xạ cũng như thí nghiệm về đồng hồ điện tử đặt trên máy bay bay quanh Trái đất cho kết quả rằng, nếu một chuyến du hành như thế có thật, thì người đi trên con tàu phải trẻ hơn người ở lại. Và trong Vật lý thì thực tiễn có tiếng nói quyết định.
    Từ xưa đến nay, trực giác đã gây ra biết bao sai lầm. Trực giác bảo rằng tác dụng lực càng mạnh thì vật chuyển động càng nhanh. Trực giác bảo rằng vật nặng rơi nhanh hơn Vật nhẹ. Trực giác bảo rằng Mặt trời và các vì sao xoay quanh Trái Đất, và Trái đất có dạng một đĩa tròn phẳng nằm trên lưng con rùa. Phải mất hằng bao thế kỷ mới phá bỏ được những trực giác sai lầm ấy. Ngày nay, khi Vật Lý học đã phát triển, chúng ta có trong tay một hệ thống lý luận về các quy luật của tự nhiên, thì có lẽ các bằng chứng tính toán và thực nghiệm phải được coi trọng hơn trực giác mơ hồ
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  6. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Bạn phản bác mà chỉ nói mỗi 1 câu, chẳng có giải thích, biện luận, chứng minh gì vậy sao?
    Hãy cùng xét 1 ví dụ như thế này: 1 ánh sáng được phát ra từ 1 con tàu vũ trụ đang chuyển động rất nhanh. Tia sáng được phát ra theo 3 hướng: cùng chiều chuyển động, ngược chiều chuyển động và vuông góc với chiều chuyển động của con tàu đó.
    Vậy theo bạn, tốc độ của ánh sáng đó sẽ như thế nào trong 3 trường hợp đó?
  7. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Thú thực với bác farmer rằng tôi cũng mới chỉ học thuyết tương đối hẹp thôi, chỉ biết chút ít những nét chính và định tính của thuyết tương đối rộng (ví dụ như là có sự tương đương giữa lực hấp dẫn và lực quán tính), chứ chưa được học cụ thể. Có hai vấn đề tôi không biết muốn hỏi mọi người :
    1.Giới hạn áp dụng của thuyết tương đối hẹp (ví dụ như giới hạn áp dụng của cơ học cổ điển là v << c). Khi nào thì buộc phải dùng thuyết tương đối rộng. Sự khác biệt chủ yếu là gì ?
    2.Thuyết tương đối hẹp nêu lên sự tương đối của thời gian - không gian, sự tương đương giữa các hệ qui chiếu quán tính. Thế nhưng thuyết tương đối rộng tuy là mở rộng ra phạm vi tất cả các hệ qui chiếu, kể cả phi quán tính, nhưng dường như lại nói về một sự tuyệt đối trong đó có sự ưu tiên các hệ qui chiếu nơi trường hấp dẫn dày đặc hơn, ví dụ như trong trường hợp chúng ta đang bàn luận, hệ trái đất là không tương đương mà ưu tiên với hệ tàu, hoặc rõ rệt hơn, hệ mặt trời là ưu tiên so với hệ trái đất (nếu phủ định điều này, tức là cho rằng hệ TĐ tương đương với hệ Mặt trời, kết quả ta sẽ thấy công lao của Copecnic là vô nghĩa ). Vậy đáng ra phải gọi nó là thuyết tuyệt đối ?
    ----------------------------------------------
    Bây giờ ta hãy cùng nhau mổ xẻ vấn đề :
    Ở đây bác sử dụng lý luận về độ chênh thời gian do hấp dẫn (như bác pocoman đã nói) nhưng hơi ngược. Phải nói là TĐ có lực hấp dẫn lớn hơn trên tàu nên thời gian trôi nhanh hơn mới phải.
    Tôi không biết tính toán cụ thể nó thế nào nhưng nếu lý luận như thế thì độ chênh lớn nhất cũng chỉ là g (khi coi lực hấp dẫn tác dụng vào tàu = 0 ). Vì thế độ chênh thời gian cũng không thể lớn đến mức nhà du hành quay lại gặp được cháu mấy đời của mình.
    ------------------------------------------------
    To bác hanman và bác thcat : chán các bác chả buồn cãi , hình như bác không hiểu về mấy cái chuyện co giãn thời gian này, bác nên suy nghĩ kỹ lại đi. Bác hanman đã không phân biệt được thời gian riêng (quan sát từ tàu và chính là thời gian thằng em cảm nhận được) và thời gian quan sát được từ TĐ.
    Về lập luận của tôi về quá trình già của con người, tôi chỉ muốn nói rằng các hiện tượng vật lý, bao gồm mọi hiện tượng sinh học đều gắn liền không tách rời với thời gian, nên đều co lại trong hệ qui chiếu TĐ khi quan sát các hiện tượng trên tàu, mà trong đó già là một ví dụ.
    Ngụ ý của "anh em sinh đôi" là như kiểu nhân bản ấy, một tách làm hai vì thế chuyện sinh học cơ thể có người già nhanh có người già chậm chẳng có vai trò gì ở đây.
    ----------------------
    Ặc, không quen nói nhiều như thế này, còn về trực giác, về cách tiếp cận vấn đề trong topic Đêm đen đầy sao (cười một chút ) thì để khi khác vậy.
    It's better to burn out than to fade away
  8. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Thề này bác Larra ạ. Ở đây tôi không nói tới trường hấp dẫn của Trái Đất (vì nó quá nhỏ - như bác nói). Mà nói về trường hấp dẫn trên con tàu cơ. Chắc các bác cũng đồng ý rằng trong một hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc thì xuất hiện trọng trường biểu kiến. Nguyên lý tương đương của thuyết tương đối rộng cho rằng trọng trường biểu kiến này và trọng trường do hấp dẫn là như nhau cả về bản chất lẫn biểu hiện. Thuyết tương đối rộng cũng chỉ ra rằng nơi nào có trường hấp dẫn thì thời gian sẽ trôi chậm lại . Vì ở đây con tàu chuyển động với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng, nên sẽ có lúc nó phải chịu gia tốc rất lớn -> trường hấp dẫn trong hệ quy chiếu con tàu -> thời gian trong hệ quy chiếu con tàu trôi chậm lại.
    Về vấn đề giới hạn của thuyết tương đối hẹp. Các công thức suy ra từ thuyết này chỉ áp dụng cho hệ quy chiếu quán tính. Đối với hệ quy chiếu phi quán tính thì phải xét đến các hiệu ứng khác.
    Còn một câu hỏi nữa là: thế nào là hệ quy chiếu quán tính (chính là sư "ưu tiên" trong hệ quy chiếu mà bác Larra nói đấy). Trả lời rằng, đó là một tiên đề trong Vật Lý. Tiên đề phát biểu rằng: Tồn tại một hệ quy chiếu trong đó định luật quán tính (định luật I Newton) được nghiệm đúng, ta gọi hệ quy chiếu này là hệ quy chiếu quán tính. Tất cả các hệ quy chiếu chuyển động thẳng đều đối với hệ này cũng là hệ quy chiếu quán tính. Thực nghiệm cho thấy, trong một giới hạn nào đó, Trái Đất có thể được coi như một hệ quy chiếu quán tính. Khi xét đến một số hiện tượng trong đó không thể bỏ qua sự quay của Trái đất, thì hệ quy chiếu Mặt Trời với ba trục hướng về ba ngôi sao được chọn làm hệ quy chiếu quán tính. Nhưng nói chung, cả hai hệ này đều là hệ quy chiếu quán tính một cách gần đúng . Hệ quy chiếu quán tính lý tưởng thì hiện nay chưa ai cho là "gắn" được với cái gì cả, sự tồn tại của nó là một tiên đề, vậy thôi.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  9. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Tranh luận tích cực rất tốt cho hiểu biết, vậy ta tiếp tục nhé :
    Tôi thấy bài của tôi và bài trả lời của bác đều dài, nên có một số điểm không khớp, vậy ta nên tóm tắt bộ khung của chúng :
    ---------------------
    Hai thắc mắc về thuyết tương đối rộng
    1.Về giới hạn áp dụng của thuyết tương đối hẹp. Trả lời : các hệ quy chiếu phi quán tính thì phải áp dụng TTĐ rộng.
    Hmm, nói chung thì cái này tôi cũng đã rõ, bác có thể cho biết một số trường hợp, trong lý thuyết và trong kỹ thuật dùng TTĐ rộng không (tôi nhớ có bài toán về phóng tên lửa-có gia tốc nhé-vẫn dùng TTĐ hẹp được).
    2.Về sự ưu tiên hay tính tuyệt đối giữa các hệ quy chiếu phi quán tính hay câu hỏi : Cuối cùng thì hệ TĐ có tương đương với hệ Mặt trời không ? Câu này bác farmer chắc chưa đọc kỹ câu hỏi của tôi. Phiền bác đọc lại nhé.
    ---------------------
    Về thí nghiệm tưởng tượng bảo vệ nghịch lý 2 anh em sinh đôi
    Về mục này, bác đưa ra cách lập luân của riêng bác.
    Trong trường hợp bác muốn đề cập đến giai đoạn tăng tốc của 2 con tàu thì tôi có 3 điểm có thể bẻ được lý luận đó :
    1+ Như tôi đã nói với bạn McWolf, nếu thời gian cđ phi quán tính (thời gian con tàu tăng tốc từ 0 đến V hoặc thời gian quay đầu, chuyển phương từ V đến -V) là rất nhỏ so với thời gian cđ quán tính (muốn làm điều này ta cứ thoải mái tăng thời gian chuyển động đều của con tàu) thì ta có thể bỏ qua mọi hiệu ứng xuất hiện trong khoảng thời gian này.
    2+Ta có thể làm cho gia tốc trong thời gian phi quán tính nhỏ tuỳ ý đến mức có thể bỏ qua hiệu ứng chậm lại của thời gian, ví dụ chọn gia tốc bằng g = trọng trường TĐ vì ta có quyền chọn thời gian cđ phi quán tính (cứ tăng nó lên, tôi nghĩ nó cùng lắm cũng chỉ cỡ vài trăm năm để con tàu gia tốc từ 0--> cỡ C với gia tốc trọng trường g, đấy là ví dụ thế chứ cái này cũng ít quan trọng, đây là vấn đề lý thuyết).
    3+Trong thí nghiệm tưởng tượng đó, hoàn toàn không bắt buộc 2 con tàu phải tăng tốc từ 0, lúc "chia tay" và lúc "gặp lại", 2 tàu vẫn có thể duy trì vận tốc V. Tuy nhiên điểm 3 này không thuyết phục lắm vì 2 con tàu bắt buộc phải đổi phương chuyển động để có thể gặp lại nhau.
    ------------------
    Cách lập luận của tôi về sự kiện 2 người gặp lại mà trạng thái cơ thể hoàn toàn như nhau, bác chưa trả lời về vấn đề này.
    Chúc bác 1 ly cái đã , uống cho sung còn tranh luận tiếp.
    It's better to burn out than to fade away
  10. Schodinger.son

    Schodinger.son Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Em thì em vẫn nghí dùng gia tốc để giải thích hiện tượng này. Nếu gọi thằng Trẻ là thằng đi trên tàu vũ trụ, thì nó sẽ qua một giai đoạn tăng tốc, rồi khi gần đến 1 điểm M nào đó nó sẽ phải giảm tốc đô, sau đó quay vòng lại và lại tăng tốc, khi gần đến trái đất, nó lại phải giảm tốc độ. Cía khác nhau giứ thằng già và thằng trẻ là thằng trẻ có những giai đoạn cảm nhận gia tốc khác nhau, có cả gia tốc âm, lẫn dương (trong khi đó thằng Già chỉ cảm nhận được gia tốc hấp dẫn luôn không đổi). Chính sự cảm nhận gia tốc này dẫn đến "sự thay đổi về sinh lý", vì Thằng trẻ trải qua một cái gì đó "không bình thường". Sự thay đổi sinh lý ở đây có thể chính là làm cho nó trẻ ra.

    ***********​
    McWolf

Chia sẻ trang này