1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có thể là câu hỏi này vô nghĩa???

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi trucoanhchi, 18/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Bản thân tôi nghĩ đừng nên sa vào cái chi tiết "con người". Đó chỉ là giả định cho vui, cho thành một bài toán "dễ tiêu", chứ thật ra không có con người nào chịu được một cuộc du hành như thế cả. Dưới tác dụng của trọng trường lớn như thế thì tác dụng sinh lý duy nhất tác động lên thằng anh là nó sẽ bị đè nhẹp ruột
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  2. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Đóng góp một ý kiến cho bác mod (hoàn toàn trên tinh thần xây dựng) là bác nói hơi bề trên quá, dễ gây ra khó chịu cho mọi người. Không biết bác bao nhiêu tuổi chứ tôi thì cũng qua thời sinh viên rồi nên tôi hiểu rằng không phải mình lúc nào cũng đúng, vậy nên giữ gìn một chút.
    Cái bác nói là sự tương đương giữa lực hấp dẫn và lực quán tính trong thuyết tương đối rộng. Câu trả lời là không thể phân biệt được, tuy nhiên cái đó lại không dính dáng gì tới vấn đề chúng ta đang bàn luận.
    [/QUOTE]
    .................
    Kể từ lúc CLB chưa được thành lập còn mới chỉ là một topic nhỏ trên diễn dàn của CLB Thiên Văn và Khoa Học Kỹ Thuật cho đến nay CLB đã thành lập và đã có một chỗ đứng tương đối trong diễn đàn trí tuệ này chưa bao giờ tôi nghĩ rằng tôi ra giọng bề trên cả . Nếu nói về tuổi tác thì tôi mới chỉ là SV năm thứ 2 như vậy tôi là bậc đàn em của bác . Nhưng tôi luôn luôn nghĩ rằng càng nhiều vấn đề được tranh luận thì sẽ có càng nhiều người hiểu biết vấn đề đó một cách kỹ hơn vì vậy nay mọi bài viết trong CLB đều được mọi người trong ban quản trị khuyến khích , không phân biệt thành viên mới thành viên hay viết bài hay là MOD cứ viết bài là tốt .
    Quay lại với câu hỏi của tôi : theo tôi cúng ta qua lệ thuộc vào sách vở . Nếu suy nghĩ thêm một chút ta thấy :
    Xét hệ quy chiếu lấy mặt trời làm tâm
    Trái đất hình cầu ==> lực hấp dẫn hướng vào tâm ====> hai quả táo sau khi rơi sẽ lại gần nhau hơn trước khi rơi . Trong môi trường thang máy gia tốc sẽ hướng thẳng xuống vì vậy theo lý thuyết thì 2 quả táo sẽ vấn gữi khoảng cách không đổi .
    Không biết lý luận thế có gì sai không ? theo tôi vấn đề là ở chỗ chúng ta chưa có đủ độ dài cần thiết để hiệu ứng sảy ra có thể phát hiện trong khả năng của máy móc của chúng ta thôi chứ không phải là không thể phát hiện được .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  3. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Hì, cách bạn giải thích lại ngược với thái độ ban đầu. Nhưng thôi, chúng ta là box vật lý chứ đâu phải box văn học, nên hạn chế chuyện bắt bẻ câu chữ. Tôi chắc câu đó của bạn slum cũng chẳng có ý gì bề trên cả, nhưng dù sao bút sa gà chết, bạn nên để ý một chút (vì dù sao bạn cũng là mod) mọi chuyện sẽ tốt đẹp ngay thôi . Người ta có câu " đánh (cãi) nhau vỡ mặt mới nhận người quen" mà.
    Nói là nói vậy thôi, chứ tranh luận thì nên tích cực, vì thế tôi vẫn phải nói bạn slum lạc đề những 2 lần. Lần 1 là khi bạn kéo chuyện tương đương giữa 2 lực QT và HD vào chẳng liên quan gì đến nghịch lý 2 anh em sinh đôi, lần 2 là bài vừa rồi bạn nêu ví dụ lại chẳng liên quan gì đến cái vấn đề lần 1 bạn đưa ra.
    -------------------------------------
    Tôi sẽ giải thích ngắn gọn chỗ sai trong lập luận của bạn (lập luận này dùng cơ học cổ điển + giả thiết gia tốc g không thay đổi khi táo rơi bạn thấy đấy, nó chẳng liên quan gì đến thuyết tương đối rộng)
    -Bạn không nói tương quan vị trí giữa hai quả táo với nhau và với thang máy. Có 2 trường hợp :
    +Hai quả táo cùng nằm trên một phương dây rọi (khác độ cao) ---> khi rơi chúng không thay đổi khoảng cách với nhau.
    +Hai quả táo nằm lệch : khi rơi chúng thay đổi khoảng cách. Tuy nhiên khi đó bạn lại không thể tìm được một thang máy để cho trong hệ thang máy cả hai quả táo đứng yên.
    It's better to burn out than to fade away
  4. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Xí một chút. Sao Larra lại nói sự tương đương giữa hai lực quán tính và hấp dẫn không liên quan gì đến nghịch lý anh em sinh đôi? Sự tương đương này chính là chìa khóa để giải thích nghịch lý anh em sinh đôi đấy.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  5. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Bác không hiểu câu hỏi rồi ! theo như thế có nghĩa là 2 quả táo cùng rơi tại cùng một thời điểm bác bắt đầu đo độ cao . Này nhé :
    - Hai quả táo có lực hấp dẫn với nhau theo Newton thì nó tỷ lệ với khoảng cách .
    - Bây giờ thả 4 quả táo , 2 quả trong thang máy , 2 quả ở trá đất như vậy nếu trong những điều kiện như nhau về khoảng cách giữa 2 quả táo , độ cao so với mặt sàn , .... Và dĩ nhiên là không có sức cản của không khí . Sau khi rơi xuống đất (có thể có cát chẳng hạn để tiện cho việc đánh dấu và đo khoảng cách sau rơi ) thì rõ ràng cả trong cả 2 trường hợp 2 quả táo đều giảm khoảng cách tương đối với nhau nhưng 2 quả nào giảm nhiều hơn thì 2 quả đó đang ở dưới đất vì ngoài lực vạn vật hấp dẫn còn có trọng lực không song song thẳng đứng như trong thang máy mà có hướng về tâm làm 2 quả táo chắc chắn sẽ rơi lại gần nhau .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  6. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Vậy để mình trở lại vấn đề nghịch lý anh em sinh đôi ,thực ra nghịch lý này đả được giải quyết từ lâu rồi mà tại chung ta không chú ý đấy thôi .
    Vào khoảng năm 60 khi vật lý hạt nhân bắt đầu phát triển và người ta quan tâm đến hạt cơ bản của vũ trụ .Người ta quan tâm đến 1 hạt (xin lổi các bạn trong lúc này thì bất chợt tôi không nhớ còn nêu các bạn quân tâm thì lần sau mình sẻ nói rỏ ) có thời gian sống rất ngắn có nghĩa là sau khi sinh ra chỉ 1 thời gian cở nano giây là nó đã bị tiêu biến .Và khi sinh ra trong quá trình bán rã tốc độ của nó vào khoảng 0.9 c (cái này tôi nhớ không chính xác con số ) và với tốc độ đó cùng với thời gian sống đó người ta tính toán trên giấy tờ thì nó chỉ đi đươc 1 khoảng s khá ngắn nhưng trên thực nó đi xa hơn nhiều có nghỉa là hình như nó sống dai hơn thì phải và điều này được giải thích qua sự co thời gian của thuyết tương đối hẹp lẫn rộng .
    Vậy chúng ta hăy xét thử sự co thời gian là gì ??
    Có phải là tui có 1 hệ qui chiếu là mặt đất đặt 1 cái đồng hồ hiệu Omega chẵng hạn và bây giờ anh bạn của tui cũng có 1 cái đồng hồ tương tự và anh ta bước lên 1 con tàu vũ trụ đi với vận tốc xấp xỉ tốc độ ánh sáng thì theo thuyết tương đối thời gian của hệ qui chiếu gắn với con tàu bị co lại có nghĩa là có thể cái đồng hô tui đã chỉ được 20 giờ từ lúc bắt đầu thí nghiệm thì đồng hồ anh ta lại chỉ dưới 20 giờ có nghĩa là 12 hay 10 giờ gì đó .
    Đó là cách hiểu nôm na về sự co thời gian ,ở đây thực sự thì cái đồng hồ làm sao đo đươc thời gian có phải là thông qua các hiện tượng vật lý không chẳng hạn như chu kỳ con lắc đơn hay là sự rung theo chu kì của thạch anh khi có điện đi qua .Ở đây thời gian của cái đồng hô anh ban tui cầm chỉ ít đi là do thời gian của nó đa bị co và tất cả các hiện tượng vật lý đều đả bị co lại về mặt thời gian có nghĩa là chậm hẳn di .Chẵng hạn như ở mặt đất chu ki con lắc là 1 giây thì trên tàu chu kì của nó kéo dài ra đến khoảng 1,5 hay 2 giây cơ ,và điều này xảy ra với mọi hiện tượng vật lý .Và các bạn nên nhớ 1 điều là các phản ứng sinh hoá của cơ thể cũng có thể xét là 1 hiện tượng vật lý (cái nguyên lý của vạn vật là vật lý mà )
    Và cái sự kéo dài các hoạt động vật lý ra này sẻ làm cho ta hiểu ro hơn là tại sao ta không thể đuổi theo được ánh sáng từ cái đèn pin mà ta chiếu ra vi khi ta đi nhanh gần tốc độ ánh sáng thời gian của ta sẻ bị co lại hay là các hiện tượng vật lý sẻ chuyển động chậm lại kể cả sự chuyển động tương đối giửa ta và ánh sáng ta phát ra thế là ta di nhanh lên bao nhiêu lại bị chậm lại bấy nhiêu(so với ánh sáng đèn ) và ta không đuổi kịp được nó .
    Quay lại vấn đề anh em song sinh người ở trên tàu đa bị già chậm đi (so với thời gian mà ta do ở mặt đất ) và đồng hồ của anh ta cũng chạy chậm đi (so với mặt đất) nghĩa là khi trở về đồng hồ của anh bảo là anh đi 20 năm nhưng ở mặt đất có lẻ là 60 năm và anh ta đã có cháu nội và anh ta cũng già chậm đi đúng bằng cở thời gian cua đồng hồ trên tàu nghĩa là khi đi anh ta 18 thì về là 38 còn người anh sinh đôi ở nhà đã 78 tuổi rồi .
    Có rất nhiều thí nghiệm chứng minh sự co thời gian các bạn có hứng thú thì mình post lên để cùng tham khảo.

    Đời người chỉ sống có một lần ,hãy sống sao cho đến ngày nhắm mắt ta không phải hối tiếc .
  7. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Chính thế, thực nghiệm đã cho câu trả lời: người đi trên tàu vũ trụ trở về chắc chắn phải trẻ hơn. Vấn đề tranh luận ở đây chỉ là : "tại sao nó trẻ hơn" mà thôi.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  8. pocoman

    pocoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Bác Antey2500 có lẽ mớI học thuyết tương đốI thì phảI .Cái sự co lạI về thờI gian thục chất để nói đến sự tương đốI của thờI gian và thờI gian cũng phụ thuộc vào không gian .Nó cũng tương tự như sự tương đốI của vận tốc vậy ,không hề có 1 quá trình vật lí thực nào làm cho thờI gian co lạI ,mỗI QSV đứng ở các vị trí khác nhau thì thấy khác nhau nhưng bản thân các hiện tượng vật lí hay sinh học đều xảy ra hết sức bình thường ở mọI HQC (vì mọI HQC quán tính là bình đẳng ,các hiện tượng vật lí đều xảy ra như nhau trong mọI HQC QT) .Do đó ngườI trên tàu vũ trụ cũng thấy thờI gian trôi đi một cách bình thường như ở trên trái đất (có nghĩa là 1s vẫn là 1s ,khốI lượng ,chiều dài cũng ko tăng) ,chỉ có QSV trên Trái đất mớI thấy các hiệu ứng tương đốI như co thờI gian ,chiều dài ,tăng KL ?
    Còn về nghịch lí anh em sinh đôi : Tôi thấy nhiều ngườI cứ dựa vào gia tốc ,nhưng tôi xin biến đổI bài toán để loạI bỏ gia tốc : GọI K là HQC gắn vớI TĐ và ở TĐ có 1 đồng hồ A đo thờI gian ,một con tàu K?T chuyển động vớI vận tốc v ngang qua TĐ và ngay khi qua TĐ thì đh B trên tàu K?T đồng bộ thờI gian vớI A (cùng chỉ 0) . Xét trong HQC K ,con tàu K?T đi tớI sao X nào đấy cách TĐ 1 khoảng L thì gặp một con tàu khác K? đi ngược chiều cũng vớI v ( cho đơn giản) ,ngay khi gặp nhau thì đh C trên tàu K? đồng bộ vớI đh B . Sau đó khi K? ngang qua TĐ thì so sánh đh A (trên TĐ) vớI đh C .
    Như vậy cũng tương tự như bài toán 2 anh em trên .
    ĐốI vớI HQC K : đh A thì khi K?T và K? gặp nhau nó chỉ t1= L /v ,còn đồng hồ trên K?T chỉ t1?T=g(t1- v*x/c^2) (g là gamma =1 /sqrt(1- (v/c)^2) .
    Biến cố xảy ra ở x=L
    => t1?T= g*(L/v ?" v*L/c^2)= g*(L/v)* (1- (v/c)^2) = t1*g
    Còn quá trình K? đi từ C đến TĐ : nếu ta đổI ngược chiều thờI gian thì quá trình này xảy ra giống hệt như trên => t2?T=t2*g.
    Tóm lạI t?T=t1?T+t2?T = g*(t1+t2) = g*t < t
    Như vậy đồng hồ C sẽ chậm hơn A => thằng anh già hơn.
    Tất nhiên gia tốc cũng ảnh hưởng đến sư trôi của thờI gian .Theo tôi hiểu thì đây mớI là quá trình vật lí thực làm biến đổI thờI gian cũng như trường hấp dẫn vậy . Nhưng đây thuộc về thuyết hấp dẫn (tương đốI rộng) nên tôi không rõ lắm.


  9. pocoman

    pocoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi ,tôi có chỗ nhầm xin sửa như sau :
    ĐốI vớI HQC K : đh A thì khi K?T và K? gặp nhau nó chỉ t1= L /v ,còn đồng hồ trên K?T chỉ t1?T=g(t1- v*x/c^2) (g là gamma =1 /sqrt(1- (v/c)^2) .
    Biến cố xảy ra ở x=L
    => t1?T= g*(L/v ?" v*L/c^2)= g*(L/v)* (1- (v/c)^2) = t1/g
    Còn quá trình K? đi từ C đến TĐ : nếu ta đổI ngược chiều thờI gian thì quá trình này xảy ra giống hệt như trên => t2?T=t2/g.
    Tóm lạI t?T=t1?T+t2?T =(t1+t2)/g = t/g < t
    Như vậy đồng hồ C sẽ chậm hơn A => thằng đi tàu trẻ hơn.
  10. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    To farmer
    Chỉ có thể nói là tôi không hiểu bạn muốn nói gì
    --------------------------------------------------------------------------------
    Trong cái thí nghiệm tưởng tượng của tôi, tôi đã tìm cách loại bỏ yếu tố hấp dẫn -- yếu tố tương đối rộng (ví dụ như bỏ trái đất --- yếu tố khối lượng lớn đi và nhiều lý luận khác) , chứng minh NLAESĐ không thể bác bỏ theo hướng đó. Theo tôi cách lập luận của tôi có thể sai nhưng nó đi sâu vào vấn đề, và bác bỏ nó cũng không đơn giản. Không phải là muốn khoe khoang đâu nhưng tôi nghĩ các bạn nên đọc lại các chứng minh của tôi, theo tôi thì các bạn chưa thực sự hiểu hoặc là đọc chưa đủ kỹ để hiểu nó.

    Ngoài lề : tôi thấy không nên theo xu hướng cứ vấn đề nào thấy khó giải quyết thì lại quẳng nó vào một lĩnh vực "cao siêu" hơn để tránh né, như trường hợp này.
    To pocoman :
    Trong bài đầu tiên về cái này, tôi đã chứng minh suy luận này là sai. Theo tôi đó là mấu chốt giải quyết NLAESĐ.
    It's better to burn out than to fade away

Chia sẻ trang này