1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có trường hợp nào mà Tòa kết luận về một sự việc khi thiếu chứng cứ hay ko?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi J0hN13w4lk3r, 20/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Đây là một vụ án hình sự có thật, xảy ra cách đây 13 năm tại Quảng Ninh. Vụ án có thể tóm tắt như sau: một người bị mất một chiếc xe máy, báo cảnh sát tìm. Sau đó, cảnh sát bắt được một người, người đó nhận là ăn trộm xe máy, nhưng cảnh sát đã không tìm lại được xe máy đó. Cảnh sát bắt người này trên cơ sở có nhân chứng nhìn thấy sự việc. Theo hồ sơ, nhân chứng khai rằng nhân chứng đã có mặt tại hiện trường vụ án, vào lúc buổi đêm, có ánh đèn đường mờ mờ, nhìn thấy bị can đi trên một chiếc xe máy Dream lùn, mắt híp. đít béo. Bị can mặc áo bay kiểu nga, đi giày ba ta và tất màu tối. Khi tiến hành nhận dạng nhân chứng xác nhận rằng người bị cảnh sát bắt là người nhân chứng đã nhìn thấy như mô tả ở trên. Sau đó, bị can cũng thừa nhận là lấy trộm chiếc xe đó, khai cả nơi bán và người bán.
    Khi hồ sơ được chuyển tới Toà án để xét xử, Toà án đã nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho cảnh sát để tiến hành thực nghiệm điều tra lại để xác định tính khách quan và sự thật của lời khai của nhân chứng. Lý do của Toà án là: khi nhân chứng và bị cáo không quen biết nhau, nhân chứng chỉ nhìn thấy bị cáo đúng một lần, làm sao nhân chứng lại mô tả chính xác các đặc điểm về chiếc xe máy, về nhân dạng của bị cáo như vậy?
    Việc thực nhiệm điều tra được thực hiện lại đúng tại nơi xảy ra vụ án, điều kiện về thời gian, ánh sáng được bảo đảm như mô tả của nhân chứng. Kết quả thực nghiệm lại cho thấy rằng nhân chứng không thể mô tả được chính xác như trong tài liệu, không thể nhận dạng ra kiểu xe máy, quần áo, giày dép của người đi xe máy. Nhân chứng cũng thừa nhận rằng nhân chứng không khai chi tiết như vậy, vì thực tế chỉ nhìn thấy có một người đi xe máy, nhưng các chi tiết cụ thể, nhân chứng không hề khai mà đó là điều tra viên tự ghi vào.
    Rõ ràng trong trường hợp này bằng suy luận logic, Toà án đã xác định được sự thật vụ án, đã cứu một người khỏi vòng lao lý. Một người bình thường, trong một hoàn cảnh bình thường thì khó có thể nhớ nổi những sự kiện không có gì là đặc biệt, gây chú ý một cách chi tiết. Toà án đã sử dụng logic đó để đưa ra quyết định đúng đắn.
  2. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Cảnh sát không đời nào ngu ngơ đến mức mà sử dụng bằng chứng bất hợp pháp để bắt giữ tội pháp. Trong trường hợp pháp luật nước đó không cho phép, cảnh sát vẫn có thể áp dụng biện pháp nghe trộm, xem trộm nhưng là để xác định hành vi phạm tội. Và cảnh sát sau khi biết, ví dụ hành vi phạm tội sẽ được thực hiện thế nào, sẽ quyết định ngăn chặn(bắt giữ) hoặc không ngăn chặn mà để tiếp tục theo dõi. Nhiều nước vẫn cho phép cảnh sát được tiến hành các biện pháp nghiệp vụ như nghe trộm, đọc trộm.. với sự đồng ý của thẩm phán. Mỹ đã ban hànhLuật Patriod 2001 cho phép nghe trộm, đọc trộm thư tín của công dân để phục vụ cho mục đích chống khủng bố. Vụ án một phi công Việt nam bị bắt ở sydney Úc vì tội rửa tiền mới đây(tháng 4/2008) cũng trên cơ sở cảnh sát được chấp thuận tiến hành nghe trộm và đọc trộm email của bị can(tên là Đang-phi công VN airlines) để phá vụ án.
    Do đó, tuỳ thuộc vào quy định của mỗi nước mà việc nghe trộm, đọc trộm có được coi là bằng chứng hợp pháp hay không.
  3. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Trong một vụ án mua bán trái phép các chất ma tuý, công tố viên, dựa trên kết quả số lần xuất nhập cảnh của bị cáo, từ Việt nam qua Lào, và ngược lại, là 8 lần, trong đó lần thứ 8, bị cáo bị bắt giữ vì mang trên người 1 bánh heroin, kết luận rằng bị cáo sang Lào để mua ma tuý về Việt nam trong suốt 1 thời gian dài( 8 lần xuất nhập cảnh). Tuy nhiên, Toà lại nhận định rằng ngoại trừ lần thứ 8 là lần bị cáo bị bắt giữ vì có mang theo ma tuý, còn lại 7 lần khác, tuy bị cáo có xuất cảnh sang Lào nhưng bị cáo không nhận là sang để mua ma tuý, cảnh sát cũng không chứng minh được là trong 7 lần đó, bị cáo có hành vi mua ma tuý( mua ở địa điểm cụ thể nào, người bán là ai, mang hàng về bán cho ai ...) do đó không có cơ sở để buộc tội bị cáo có hành vi phạm tội mua bán ma tuý trong 7 lần xuất cảnh sang Lào.
    Công tố viên sau khi nghe Toà phân tích đã đồng ý với nhận định của Toà và rút một phần quyết định truy tố bị cáo về hành vi mua bán ma tuý trong 7 lần sang Lào.
    Đó là suy luận logic của Toà án, đáp ứng được nguyên tắc buộc tội phải trên cơ sở có chứng cứ hợp pháp. Có thể bị cáo mua bán ma tuý trong cả 8 lần đó, nhưng cơ quan điều tra đã không chứng minh được, thì theo nguyên tắc suy đoán có lợi cho bị cáo, toà sẽ không xem xét đến các hành vi đó.
  4. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Việc dự đoán khả năng chiến thắng của Luật sư nên nhìn nhận ở hai khía cạnh:
    a. Về phía Luật sư: có một thực tế là khi đương sự tìm đến Luật sư, sau khi nghe trình bày sự việc, hiếm Luật sư nào buông đương sự mà rất nhiệt tình nhận đứng ra bảo vệ!? Có lẽ công lý được thực thi chăng? Tuy nhiên, nếu là một Luật sư có lương tâm, sau khi nghe đương sự trình bày, xem xét các tài liệu do đương sự cung cấp, hỏi đương sự những vấn đề cần thiết mà đương sự chưa trình bày, hoặc chưa trình bày rõ, Luật sư có thể đưa ra lời khuyên rằng với sự việc như thế, thì đương sự không nên đi kiện, hoặc đương sự nên thoả thuận với đương sự khác để tìm giải pháp, không nên đưa ra Toà tốn kém tiền bạc lẫn thời gian; hoặc Luật sư sẽ nhận lời giúp đương sự. Đấy là nói về lý thuyết. Còn thực tế thì sao, đương sự đã tìm đến, Luật sư rất khổ tâm khi để đương sự ra về mà mình không ký được hợp đồng dịch vụ pháp lý theo đó ví dụ thắng kiện thì fải trả bao nhiêu phần trăm, v v..Thực tế có những vụ Luật sư ngã giá luôn kiểu Luật sư được 50% giá trị của tài sản đòi lại được.
    - Việc thu thập, đánh giá chứng cứ của Luật sư: không phải lúc nào Luật sư cũng có được những chứng cứ quan trọng có tính quyết định đến nội dung vụ án, nhất là những vụ án mà chứng cứ bằng văn bản không thu thập được, nguồn chứng cứ đó được bảo đảm là phù hợp với quy định của pháp luật về chứng cứ. Điều quan trọng là phụ thuộc vào khả năng, trình độ của Luật sư, mà điều này thì có sự chênh lệch rất lớn giữa các luật sư, nhất là các luật sư trẻ, chưa có kinh nghiệm thực tiễn. Trên thực tế, có những luật sư đến Toà án đọc hồ sơ mà không biết cách đọc hồ sơ như thế nào cho hiệu quả cứ cắm mặt đọc hồ sơ từ bút lục thứ nhất đến hết cả hồ sơ! Việc đó có thể làm được đối với những hồ sơ có ít tài liệu, nhưng đối với những hồ sơ có đến hàng trăm hàng nghìn bút lục thì đọc kiểu đó là chỉ giết đương sự. Việc đánh giá chứng cứ phụ thuộc rất nhiều vào việc luật sư có kiến thức vững chắc, có cập nhật được văn bản quy phạm pháp luật, có hiểu được tại sao vấn đề này nọ lại được quy định, hướng dẫn như vậy. Do đó, khi ra toà, việc sử dụng chứng cứ, phân tích chứng cứ để thuyết phục toà án kém hiệu quả là đương nhiên. Bên cạnh đó, luật sư hai bên đương sự đa phần đều giấu bài của mình, không cung cấp hết cho bên kia biết, kể cả không cung cấp cho toà án lưu vào hồ sơ mà sẽ đợi lúc xét xử sẽ trình ra cho hội đồng.
    Có thể kết luận rằng, trên thực tế, do trình độ năng lực kém nên Luật sư không thể thắng được vụ kiện. Tuy nhiên luật sư ít khi thừa nhận điều đó, mà đổ lỗi cho toà án không công minh, nhận tiền của phía bên kia để làm sai lệch kết quả vụ án...
    b. Về phía Toà án: phải thừa nhận rằng việc chạy án là có thật, có nhứng vụ án đã bị xét xử với các kết quả sai lệch, tuy nhiên đó là những vụ án rất khó đánh giá về mặt chứng cứ, dạng 50/50, nên rất khó bắt bẻ được. Trong những vụ án đó việc đánh giá chứng cứ của luật sư cũng không đủ mạnh đến nỗi toà phải công nhận. Trên thực tế đối với những vụ kiện dạng như đòi nợ mà không có giấy vay nợ, bên bảo trả rồi, bên bảo chưa, Luật sư có trình ra nhân chứng xác nhận rằng họ có biết người vay trả nợ rồi, nhưng khi toà hỏi đến, nhân chứng nói rằng họ có thấy việc đưa tiền, nhưng không nhớ thời gian cụ thể, họ cũng không biết việc đưa tiền đó có phải là trả nợ cho bất kỳ một khoản vay nào giữa hai bên đương sự...Với những nguồn chứng cứ như thế luật sư làm sao bảm đảm được thắng lợi? Hoặc có vụ bên bị kiện nói rằng khi vay có giấy biên nhận, đã trả nợ cho bên vay nhưng sơ suất không đòi lấy lại giấy biên nhận, bên cho vay đã lợi dụng điều đó để đòi tiền tiếp. Tuy nhiên, cái quan trọng vẫn là chứng cứ chứng minh đã trả, Toà không thể làm khác được khi bên nguyên có chứng cứ quan trọng như vậy.
    c. Về kết quả án sơ thẩm khác kết quả án phúc thẩm.
    Điều này không có gì khó hiểu cả, cũng phụ thuộc vào những điều kiện như đã nói ở phần trên. Điều quan trọng nữa là trên thực tế, có bên đương sự chỉ trưng ra bằng chứng quan trọng trong phiên toà xét xử phúc thẩm để bảo đảm chiến thắng vì họ cho rằng đưa ra ở cấp sơ thẩm, cho dù họ có được xử thắng thì bên kia vẫn kháng cáo( quyền đương nhiên) nên họ đợi đến giai đoạn phúc thẩm. Hoặc có trường hợp đến giai đoạn phúc thẩm họ mới tìm ra bằng chứng quan trọng có ảnh hưởng đến việc giả quyết vụ án.
    Điều quan trọng là không thể ép buộc đương sự phải nộp chứng cứ ở giai đoạn nào, sơ thẩm hay phúc thẩm, quyền xuất trình chứng cứ là quyền của đương sự, không bị giới hạn. Nếu cho rằng đương sự che giấu chứng cứ, thì nghĩa vụ của toà là phải chứng minh điều đó, một việc có thể gọi là không tưởng.

    d. Kết luận: việc đánh giá khả năng thắng thua của luật sư còn tuỳ thuộc vào khả năng trình độ của luật sư, vào sự minh bạch của toà án và của luật sư. Việc chạy án của luật sư khá là phổ biến.Thực tế ít luật sư nào hăng hái cãi sùi cả bọt mép tại toà, đơn giản vì họ biết không hiệu quả bằng chạy án. Việc chạy án của luật sư đã được đăng tải đầy rẫy trên internet.
    Thực tế cũng cho thấy rằng nhiều luật sư có tiếng tăm nhưng làm ăn rất vớ vẩn, cứ ôm việc xong lại giao cho mấy ông luật sư tập sự hoặc mới vào nghề đi đọc hồ sơ rồi về báo cáo lại. ví dụ ở Hà Nội cách đây không lâu có luật sư Chiến nhận bảo vệ cho một ông bị bắt về tội đánh bạc, nhưng cử luật sư mới vào nghề đi đọc hồ sơ, đương sự sốt ruột hỏi lại còn đòi thêm tiền, với lý do abc mà ai cũng hiểu được là để làm gì bị đương sự ghi âm tố cáo với công an.
    Ngay cả ở các nước, việc dự đoán khả năng thắng của luật sư cũng là tương đối. Nhưng Luật sư ở nước ngoài, nhất là Luật sư các nước phương tây, làm ăn chuyên nghiệp, bài bản hơn. Sau khi nhận lời với khách hàng họ yêu cầu khách hàng cho biết toàn bộ sự thật, sau đó họ tiến hành nghiên cứu và thu thập bằng chứng, học cũng tiến hành gặp luật sư của phía bên kia để thoả thuận rằng bên kia phải chấp nhận yêu cầu, nếu ra tò thì bên kia còn fải tốn kém hơn, hoặc luật sư của hai bên tiến hành thoả thuận với nhau là không ra toà vì chứng cứ của hai bên là 50/50...
  5. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Tôi có một lời khuyên với các bạn học luật là nếu không xin được việc làm thì hãy kiếm tiền đến Học viện Tư pháp mà đăng ký khoá học đào tạo Luật sư. Đầu vào đơn giản, đầu ra vô tư vì văn phòng Luật sư bi giờ mọc ra như nấm sau mưa không lo thất nghiệp, có mác luật sư oai như cóc, tán gái cũng dễ, kiếm tiền cũng không đến nỗi tệ. Đến năm 2010 Việt nam sẽ có đến 18000 Luật sư, nghĩa là nhà nhà làm luật sư, người người làm luật sư. Ra ngõ là đụng luật sư ngay. Nhân tiện tôi cũng nói tôi không quảng cáo hộ học viện tư pháp và không có bất kỳ mối quan hệ với học viện này
  6. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Kinh! Kinh!! ý kiến của nmt83 quả là đáng kinh ... hoàng trong tiến trình cải cách tư pháp đưa pháp luật nước ta đi chậm lại cho phù hợp với nhịp độ tiến bộ của pháp luật tư bản chủ nghĩa!!
    Pháp luật là thứ vô tình, nhưng người vận hành nó lại hữu tình nên mới nên chuyện! Nếu Buff tôi là thẩm đứng thẩm ngồi thì cũng sẽ chung quan điểm như bạn. Nhưng Buff tôi lại đang phải hành nghề để sống đủ ăn, tiến tới sống sung túc bằng chính chất xám của mình trong một thể chế tư pháp được coi là phức tạp và tinh tế nhất thế giới của chúng ta. Thế nên, những nguyên tắc được coi là đơn giản và dễ hiểu đối với luật sư hành nghề ở nước ngoài thì ở Việt Nam là ngược lại. Đào tạo thì như bạn nói là củ chuối, nhưng hành nghề thì phải bơi như trên. Bạn có thấy luật sư Việt nhà mình tài ko????
    Thực tiễn có một thứ mà thẩm ngồi sơ thẩm lợi dụng một cách tối đa để bẻ án: đó chính là mấy ông bà hội thẩm nhân dân (khác xa Jury của bạn analyst). Các thực tiễn khác thì còn nhiều lắm!
  7. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Oạch ! Nghe bạn nmt83 nói thì làm luật sư dễ lắm nhỉ, cứ làm như có chứng chỉ hành nghề lờ sờ là oki hít.
    Sáng nay, xíp tớ lò dò mất 1 tiếng đồng hồ chạy từ Bình Thạnh sang quận 7 theo giấy triệu tập của tòa, khi về ngồi nghe bà ấy chửi mừ tớ lăn ra cười:
    - Xíp tớ mặc vest hẳn hoi nghiêm chỉnh mừ "nó" (từ của xíp tớ chỉ các anh giai chị gái trẻ tuổi của nhà Tòa) nhìn cứ như sinh vật ngoài hành tinh đến, trong khi một "bố" (cũng từ của xíp tớ) lờ sờ mặc đồ như quân du côn lại được đích thân bà Chánh án đon đả chạy ra mời vào xơi nước. Tớ đã cãi rất hăng giùm nhà Tòa là cái áo không làm nên lờ xờ ... vì mí lần lên Tòa tối cao tớ cũng quần jin áo thun mừ các iem thư ký trẻ vẫn niềm nở lém, nhưng xíp tớ thì cứ bẩu là phải trang nghiêm, đàng hoàng mới ra dáng nhà Tòa. Ôi dào, chuyện, cũng như hàng cà phê trước nhà thôi, ngày nào tớ cũng kiu cà phê thì mí em váy ngắn bên đó phải đon đả thôi, còn lâu lâu xíp mới uống lại hạch sách thì ...
    - Vụ thứ 2 là vụ giấy triệu tập, xíp tớ théc méc là seo kô làm thư mời mà lại là giấy triệu tập lờ xờ (cứ như triệu tập bị cáo tại ngoại) thì được nhà Tòa bẩu là không có quy định trong tố tụng ??? Tớ thì đồ là nhà Tòa vốn dĩ toàn dân lười, tiện sao làm thế cho nó nhanh, chả cần suy nghĩ con cà cái cuống gì cho mịt !!!
    - Vụ thứ 3 mới náo nhiệt, cũng là chuyện thường tình ở các phiên tòa thui, xíp khoe là xíp nói hay lém, các bác trên hội đồng chú ý dữ lắm, mắt đỏ hoe, ngây ngất theo lờ sờ, tị nữa ra đọc án chả có tí tẹo nào nội dung lờ sờ nói, đồng ý hay phản bác và xốp thằng bé mí năm tù giam. Xong chuyện.
    Ah, tớ có mí anh bạn làm trong Tòa các quận đang quá tải cứ nhờ tớ hỏi xem có em sinh viên nào sắp tốt nghiệp muốn vào làm thư ký hông, nhưng ngại quá, tớ chả dám giới thiệu chỗ làm vừa khổ, lương thì thấp, trách nhiệm thì cao mà oai lại không được như con nòng nọc nữa.
  8. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Luật sư trẻ thì phải chịu thiệt thòi thôi vì năng lực, trình độ, kinh nghiệm, cách giao tiếp ứng xử đều còn dưới mức trung bình. Làm Luật sư có gì là khó đâu vì khi thắng (có khi do may mắn) thì đòi thêm tiền của đương sự, khi thua thì đâu có nhận là mình dốt, mình kém nên mới thua mà bảo là Toà thiếu công minh, nhận hối lộ. Học Luật ở trường Luật thì cũng dạy và học à uôm, đi học lấy chứng chỉ hành nghề luật sư thì hiếm khi có ông bà nào mà lại bị trượt lên, trượt xuống, không ra được. Giáo viên thì cũng là đủ loại, trời ơi đất hỡi. Xuát phát thì một nền móng như vậy thì không nên đòi hỏi cao ở các Luật sư. Bây giờ có một tầng lớp những người làm thực tiễn, được đào tạo tử tế (đã đi học luật ở nước ngoài về), làm việc liên quan đến pháp luật ít nhất 5-7năm, người ta cũng làm luật sư, nhưng chỉ làm cho các công ty luật tư vấn có uy tín, hiếm khi tham gia tranh tụng. Tranh tụng chỉ dành cho mấy chiến sĩ luật trẻ tuổi hăng máu vịt, ra toà ê a các loại định nghĩa về cấu thành tội phạm, ý thức chủ quan của bị cáo vân vân và vânvân. Nhiều khi cũng có luật sư tự huyễn hoặc mình rằng mình cãi hay thế, sôi nổi thể, giọng khi thì lên trầm, khi thì xuống bổng, khi thì thiết tha với lý do là pháp luật của ta mang tính nhân văn rất cao, không nên xử phạt nặng làm gì, khi thì như thiên lôi, nổi cơn sâm sét, đổ riệt cho đồng phạm, còn thân chủ của mình chỉ là thỏ non, con em lao động, ba đời ăn củ chuối, lỡ có mặt tại hiện trường vụ án nên cũng bị vạ lây, mong quý toà, quý viện thông cảm cho về nhà, mà toà và viện chẳng đếm xỉa gì tới là làm sao?! Công lý ở đâu? Cuộc đời sao quá bất công như vậy? Mình là Luật sư, là người bảo vệ công lý có điều kiện( tức là đương sự phải bỏ tiền) cơ mà? Tức quá đi mất, uất quá đi mất!!!!
  9. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Một Luật sư tranh tụng giỏi là một Luật sư khi tham gia tố tụng tại Toà, tranh luận bảo vệ quyền lợi của thân chủ hay đến nỗi bản thân Luật sư đó cũng giật mình không hiểu là mình đang nói gì, làm gì và tất nhiên, Hội đồng xét xử sẽ bị choáng váng, ngất ngây con gà tây, để rồi đống ý với quan điểm của Luật sư để khỏi bị tra tấn thêm nữa!
  10. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Cách đây 11 năm, năm 1997, tại phiên xử phúc thẩm vụ án nổi tiếng cả nước(hồi đó) Vũ Xuân trường và đồng bọn mua bán trái phép các chất ma tuý, có Luật sư tên là Hoàng Anh, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Hà Tây có hỏi thân chủ một câu nổi tiếng như thế này, nguyên văn: "Bị cáo có thừa nhận đã có hành vi DÂN SỰ mua bán chất heroin như Toà sơ thẩm quy kết không?" Hết lời dẫn.

Chia sẻ trang này