1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CỜ TƯỚNG có liên quan đến VÕ THUẬT không ?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 17/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    CỜ TƯỚNG có liên quan đến VÕ THUẬT không ?

    Lâu nay mọi người đều từng nghe nói có thể áp dụng đòn thế của môn cờ tướng trong tập luyện và giao đấu võ thuật. Vậy thì cách áp dụng của nó như thế nào ??? Tất cả chúng ta hãy cùng nhau giải đáp về vấn đề này.
    Thất tinh quyền luận giải có nói: TƯỚNG, SĨ, TƯỢNG, XE, PHÁO, MÃ, TỐT là tương ứng với các bộ vị trên cơ thể mỗi chúng ta. Và chúng ta hãy đưa chúng lên bàn luận giải.

    Nguyên tắc chơi cờ có thể áp dụng :
    Thập quyết của Trần Nguyên Tịnh trong sách Sự Lâm Quảng Ký ( đời Tống TQ):
    - Một là không ham thắng:
    - Hai là đánh phải thư thả:
    - Ba là công địng nhưng không quên củng cố bên mình.
    - Bốn là chịu mất quân để tranh tiên.
    - Năm là thả cái nhỏ để được cái lớn
    - Sáu là thấy nguy thì bỏ.
    - Bảy là cẩn thận không hối hả.
    - Tám là ra quân cần tương ứng.
    - Chín là nếu địch mạnh thì phải tự bảo vệ.
    - Mười là thế yếu thì cố thủ hoà.


    [​IMG]

    Trong cờ tướng các nguyên tắc khai cuộc cũng có thể áp dụng trong võ thuật, các bạn hãy tìm hiểu và bàn luận xem.

    Các đòn thế, hay còn gọi là cờ thế GIANG HỒ cũng còn là các thế võ bí hiểm khó giải nữa.

    BÍ QUYẾT KHAI CUỘC LUẬN GIẢI TRONG ĐÒN THẾ:

    III. Phải sử dụng hợp lý các nước đi Tốt và Sĩ, Tượng
    Yêu cầu triển khai toàn bộ các quân chủ lực đương nhiên phải hạn chế việc đi các Tốt cũng như Sĩ, Tượng. Thế nhưng cần lưu ý: các Mã muốn linh hoạt thì phải tiến các Tốt 3, 7 hoặc Tốt biên. Còn các Xe muốn thông, từ cánh mặt sang cánh trái hay ngược lại thì không vội gì lên Sĩ. Trong một số thế trận, như Đơn Đề Mã, Phản Công Mã muốn chuyển sang chơi Thuận Pháo hoặc Nghịch Pháo thì không nên vội lên Tượng.

    Cần nhận rõ các Tốt tiến lên làm cho các Mã linh hoạt đồng thời cũng khống chế Tốt đối phương khiến chúng không lên được, làm ngột ngạt các Mã của chúng. Một số đòn chiến thuật, hi sinh Tốt để chiếm thế rất lợi hại, đặc biệt khi phía sau có Pháo, tiến Tốt qua uy hiếp Mã đối phương thường diễn ra. Con Tốt đầu có vai trò rất đặc biệt: vừa là một bộ phận để phòng thủ vừa là một quân xung kích tấn công, do đó phải thật thận trọng khi đi Tốt đầu. Đối với Sĩ, Tượng khi chưa cần thiết thường để lỡ thời cơ ra quân, phối hợp tấn công, trả đòn.

    Pháo Đầu Phá Bình Phong Mã Hiện Đại
    Đây là một thế võ có thể giải được, điểm mấu chốt là điểm công của PHÁO ĐẦU.
    Mời các bạn luận giải.






    Được thieulam_vietnam sửa chữa / chuyển vào 09:37 ngày 20/06/2006
  2. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1

    - Một là không ham thắng: Trong tập luyện võ quá ham đạt được chiến tích thì dễ gặp nguy.
    - Hai là đánh phải thư thả: Ra đòn phải thoải mái, đánh mà như không đánh, đánh như đùa nhưng đùa lại là đánh.
    - Ba là công nhưng không quên củng cố bên mình: Dù đang ở thế thượng phong nhưng vẫn phải có ý phòng thủ, sơ hở càng ít càng tốt
    - Bốn là chịu mất quân để tranh tiên: Phải chiếm được thế thượng phong có lợi cho mình, dồn địch thủ vào bất lợi.
    - Năm là thả cái nhỏ để được cái lớn: Ham cái nhỏ mà bỏ cái lớn là lối đánh thiếu suy nghĩ.
    [/quote]
  3. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Giải thích thất tinh quyền tương ứng trên cơ thể:
    [​IMG]
    1. TƯỚNG = ĐẦU
    2. SĨ = VAI
    3. TƯỢNG = KHUỶU TAY (CÙI TRỎ)
    4. XE = NẮM ĐẤM, BÀN TAY
    5. PHÁO = BÀN CHÂN
    6. MÃ = ĐẦU GỐI
    7. TỐT = HÔNG
  4. cuoinguaxemhoa

    cuoinguaxemhoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2005
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    0
    anh thieulam_vietnam đưa ra một sự so sánh rất thú vị giữa cờ tướng và võ thuật !
    Nhưng đó chỉ là sự tương đồng ở một vài điểm giữa đánh cờ tướng và đánh võ mà thôi.
    Vì ngay từ thời cụ Trần Quốc Tuấn trong bài "Hịch tướng sỹ" đã từng nói , đại loại "Mẹo cờ tướng ko thể dùng làm mưu bắt giặc" .
    Nhìn chung để thành cao thủ trong cả 2 lĩnh vực đều phải luyện tập, cọ xát thường xuyên. Đối với võ là các đòn thế đa dạng, còn cờ tướng là các thế trận. Nhưng để thành cao thủ phải có năng khiếu vượt trội mới vượt trên đối thủ được. Nếu ko chỉ đạt đến một trình độ nào đó và dừng lại, có tiếp tục trau dồi, rèn luyện cũng thế mà thôi.
    Giữa đánh cờ giang hồ và đánh cờ giải (chính thống) có đôi nét dị biệt :
    Đánh cờ giải chính thống, thường các cao thủ đánh thận trọng và đi theo các thế trận quen thuộc như : thuận pháo, bình phong mã, tiên nhân chỉ lộ....
    Đánh cờ giang hồ , cá cược ăn tiền, những kẻ liều lĩnh thường đi nước biến kì quái...khiến những tay "non bản lĩnh" thường bị đòn tâm lý đi lạc nước và thua. Trong khi bình tâm suy nghĩ thì có thể tìm ra cách giải phá, lội ngược dòng. Nhưng cơ hội chỉ có 1 lần, biết được điều đó thì "tiền đã mất, tật đã mang" .
    Nhìn chung, các cao thủ trẻ tuổi, thường thích mạo hiểm đôi công ngay từ đầu bằng các trận : thuận pháo, nghịch pháo. Còn các cao thủ lớn tuổi, thường thận trọng đi các nước thăm dò như : tiên nhân chỉ lộ, bình phong mã...để thăm dò thái độ đối phương trước khi mở màn khai cuộc (khai cuộc đúng dành 40% chiến thắng)
    Tuổi trẻ thường có sự thông minh, liều lĩnh, dám mạo hiểm. Già thì có kinh nghiệm , thân trọng. Biết những mặt mạnh yếu của mình có thể biết mình sẽ thắng hay thua, chứ ko phải là "biết người biết ta trăm trận trăm thắng" .
  5. cuoinguaxemhoa

    cuoinguaxemhoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2005
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    0
    Đây là một sự liên tưởng rất tài tình của tác giả (ko phải thieulam_vietnam) giữa các bộ phận của cơ thể và các quân trên bàn cờ tướng . Tuy nhiên trong giao đấu và đánh cờ giữa 2 thể loại này khác hẳn nhau.     Trong võ thì cần nhanh, mạnh, lỳ lợn và chỉ tích tắc là có thể ngã ngũ ngay trận đấu (nếu dùng xỉa, và đánh vào chỗ hiểm) .Còn trong cờ tướng, dù chiếm thượng phong ngay từ khai cuộc, nhưng nếu không biết phát huy (ko tính những sơ suất đi sểnh nước chết người) thì kẻ nào dày dạn kinh nghiệm trận mạc ở trung cuộc, tàn cuộc kẻ đó sẽ dành phần thắng. Có những ván cờ cân não diễn ra cả 1 buổi-------------------------------------------------------------------------------------Trong đấu trên sàn, huặc trong các giải cờ vấn đề : thời gian, điểm số....cũng làm các cao thủ phải tính toán sao cho dành tối ưu nhất. Chưa kể những trường hợp nhường nhau vì lý do nào đó (bán độ...) .Trong thực tế, các cao thủ cờ tướng rất dày dạn trận mạc, tâm lý vững vàng (thắng thua ko hề biểu lộ nét mặt), khả năng phân tích các biến rộng và sâu . Và ko hiểu sao các cao thủ cờ tướng ở Việt Nam đa phần nhà chẳng khá giả gì..dù môn này là môn của trí tuệ !
  6. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    - SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA ĐÁNH CỜ TƯỚNG VÀ VÕ THUẬT có rất nhiều, vấn đề ở chỗ phải thấy được những nét tinh tế của những quân cờ tương ứng trên các bộ vị cơ thể chúng ta. Tại sao con MÃ không đi thẳng mà lại đi chéo cách 2 ô ? ....... Tại sao lại nói SĨ TƯỢNG BỀN ? ....... Tại sao lại có thế trận BÌNH PHONG MÃ CHỐNG ĐƯƠNG ĐẦU PHÁO ? .......... Những kiến thức uyên thâm của võ học cũng đã được người xưa nghiên cứu tỷ mỉ kỹ lưỡng và một trong những cách thể hiện nó chính là CỜ TƯỚNG giống như LỜI THIỆU TRONG CÁC BÀI VÕ vậy thôi.
    - Người học CỜ TƯỚNG thì có nhiều, còn để nghiên cứu CỜ TƯỚNG vào VÕ THUẬT thì có mấy ai. Và liệu họ nghiên cứu được 1 chút gì đó thì lại giữ làm của RIÊNG có xan sẻ với ai không. Chúng ta ở đây sinh hoạt như 1 cộng đồng, thông tin, kiến thức chia sẻ với nhau sẽ có lợi hơn rất nhiều.
    CỜ TƯỚNG có 2 dạng: TRẬN THẾ và ĐÒN THẾ, người học CỜ cho vui chỉ nhìn ra trận thế, người học VÕ được chỉ dẫn có thể nhìn ra đòn thế. NĂNG KHIẾU VƯỢT TRỘI mà không có sự tôi luyện đúng cách thì lại trở thành NĂNG KHIẾU QUÈ.
    BÀN CỜ không trực tiếp chỉ cho ta điều gì cả, mà phải tự chúng ta phải tìm hiểu, nghiên cứu, thử nghiệm qua các trận đấu. Ở đây chúng ta chỉ tìm ra những tương đồng mà thôi.
    Thế trận THUẬN PHÁO ví như THUẬN CƯỚC
    Thế trận NGHỊCH PHÁO ví như NGHỊCH CƯỚC
    BÌNH PHONG MÃ tương tự như ta dùng gối che chắn đòn chân (PHÁO) của đối thủ. NÓI VỀ BỘ PHÁP cách đi của MÃ là đi chéo thì như ta bước chéo 2 phía để vào đòn và tránh đòn hay phản công lại đối thủ.
    Thế trận thăm dò đối thủ giống như ta giả vờ ra đòn nhứ thử cảm giác và phản xạ của đối thủ để chuẩn bị vào đòn vậy. Khai cuộc đúng thì cũng như là ta có cách vào đòn đúng.
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    @ bác thieulam_vietnam :
    - Bác có thấy ngón tiên nhân chỉ lộ trong cờ tướng giống với lưỡng long tranh châu hoặc một trong những biến chiêu của đòn xỉa mũi bàn tay vào vùng hiểm của đối phương?. Đòn (thực hoặc hư) này kết hợp chuyển bộ để thực hiện tiếp một loạt đòn tiếp theo.
    - Trong cờ tướng, tốt (chốt) 3-7 đấm lên mở đường cho mã lên bờ hà ( giống như chuyển tấn nhập nội), hoặc mở đường cho pháo đe doạ tượng đối phương( giống như đòn xỉa tay đi trước đòn chân theo sau tức thì...).
    -Ngón tiên nhân chỉ lộ cũng có thể hình dung giống như một phản đòn (đỡ, gạt tay đối phương chẳng hạn) trong trường hợp đối phương đấm tốt 3-7 trước ta (tấn công trước bằng đòn tay hoặc chân).
    - Trong thế kỷ XX, giới nghiên cứu cờ tướng đã đưa ra một khái niệm mới, đó là khái niệm kiểu hình . Bỏ quân tranh tiên cũng nằm trong khái niệm chung về kiểu hình. Nếu không nhìn bỏ quân tranh tiên trong cái tổng thể chung là kiểu hình thì bỏ quân tranh tiên nằm trong sự tính toán của người chơi cờ. Nhưng nếu đặt nó là một bộ phận của kiểu hình thì bỏ quân tranh tiên là một cái rất tự nhiên, giống như vô chiêu vô thức trong võ thuật vậy. Sự liên hệ này thật khó diễn tả cho chính xác.
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 10:37 ngày 20/06/2006
  8. cuoinguaxemhoa

    cuoinguaxemhoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2005
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    0
    Tiếp !
    Trong võ thuật có nhiều môn phái, và có những môn phái lớn. Trong cờ tướng cũng vậy, có nhiều thế trận, với những khai cuộc phổ biến (nghiên cứu nhiều năm chưa hẳn đã thành thạo) và những khai cuộc rất ít dùng chủ.
    Ngoài những khai cuộc chính như : bình phong mã, thuận - nghịch pháo, phi tượng đầu, tiên nhân chỉ lộ
    Còn những thế trận ít dùng (trong các giải chính thống) như : pháo quá cung, pháo tai sỹ, mã biên...
    Người cao thủ về cờ là phải thông thạo các thế trận để có cách phòng bị khi gặp đối thủ có những đòn ruột, đại khái là tránh sở trường của địch và phát huy sở trường của ta.
    Tuy tôi là người ko có võ thuật, nhưng nếu như một cao thủ của một môn phái nếu ko tìm hiểu những sở trường của địch thủ của môn phái khác, giả sử có võ đài tự do giữa các môn phái (đánh theo đúng chiêu thức của môn đó) thì ai là người nghiên cứu rõ địch thủ thì phần thua sẽ hạn chế hơn (có khi biết rõ sở trường của đối phương mà vẫn thua) .
    Nói chung đối với các cao thủ cờ tướng, dù đối phương đi bất cứ thế trận nào cũng ko ngại. Chơi theo kiểu vô chiêu thức (trên cơ sở đã quá rành các thế trận) .
    Một thức tế hiển nhiên là những danh thủ cờ tường (tầm quố gia) ko giỏi võ và ngược lại. Tuy nhiên có những người chỉ hơi hơi vừa giỏi võ và giỏi cờ tướng thôi . Đó là sự thật !
    Tiện thể có anh-em nào thích cờ tường thì "giao lưu", chúng ta làm vài ván cho vui, trong không khí sôi động của mùa WC 2006 này
  9. cuoinguaxemhoa

    cuoinguaxemhoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2005
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    0
    Bình phong mã là thế trận an toàn khi khai cuộc, bất luận đối phương đi trước như thế nào.
    Còn đối phương đi pháo đầu trước thì bình phong mã có thể biến tướng ra các trận như : thuận - nghịch pháo, nửa đường liệt pháo..phụ thuộc và sở trường của người đi sau cũng như chiêu tiếp theo của người đi trước.
    Tóm lại Bình Phong Mã là thế trận bắt buộc phải tìm hiểu nếu aii quan tâm đến môn cờ Tướng.
    Mời anh thieulam_vietnam phân tích giữa thế trận bình phong mã và sự liên hệ với các đòn thế trong võ thuật !
  10. cuoinguaxemhoa

    cuoinguaxemhoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2005
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    0
    Tóm lại theo quan điểm của Tôi : cờ tướng không có liên quan gì đến võ thuật. Chẳng qua là sự liên hệ, liên tưởng một cách tài tình, cho vui thôi. 
    Tiện thể trao đổi thêm :
          Quan điểm của Tôi là ko muốn bất cứ bạn thanh niên nào ở Hà Nội và miền Bắc, hỏi đến võ là nghĩ ngay đến Vĩnh Xuân, Hồng Gia, Karate, Taekwondo...như cách đây 10 năm của Tôi.Tôi ko thích võ ngoại quốc phát triển quá phổ biến, ko có nghĩa là Tôi ghét bất cứ ai trên box võ thuật đang dạy hay học võ ngoại quốc, vì ngoài võ thuật con người ta còn nhiều thứ đam mê, mối quan hệ khác.       Chẳng hạn Tôi là người thích và quan tâm đến cờ Tướng của Tàu (nguồn gốc sâu xa bên Ấn Độ) còn ai ko thích cờ Tướng mà muốn phá hoại nó thì Tôi cũng chả bình luận gì. Có có một môn cờ vây, cờ vua...phổ biến ở Việt Nam thì cũng kệ .
    Tôi sẽ dùng những khả năng tuyên truyền nhất định của Tôi để hầu mong cho VOVINAM nói riêng và các môn võ Việt nói chung ngày càng phát triển .
    Hi vọng là các anh em hiểu cho quan điểm của Tôi !

Chia sẻ trang này