1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

có việc này các bác giải thích hộ em nha

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi SilverSun11, 07/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0

    [/quote]
    quả cầu đá hay quả cầu lông có trọng lượng dồn hầu như toàn bộ về phía đuôi, hơn nwã quả cầu lông còn có phần đuôi xèo ra để tăng lực cản không khí vào ỏn định hướng đi của quả cầu nên mới như vậy
    còn viên đạn thì khác hẳn. trọng lượng của nó phân bố đều hơn, hơn nữa bác cứ tưởng tượgn mình bắn một quả đạn ra để phá giáp của địch chẳng hặn. trong trường hợp này đầu viên đạn dc lam khá nhỏ để có sức đâm xuyên lớn vậy mà đang bay thì nó quay đít lại thì chết à??????????
    hơn nữa, viên đạn này bắn với góc 90 thì trọng lực trùng với tâm của viên đạn thì lấy đâu ra mômen quay
    góp ý nhỏ với bác là B0k19 là một cụm có nghĩa, bác đừng tách nó ra rùi bảo em học lớp 9 thì oan cho em lắm.
    cám ơn bác
    [/quote]
    Xin lỗi bạn B0k19 nhé, tôi bấm trả lời, nó chỉ hiện ra đến số 1 thôi nên tôi tuởng là B0k1.
    Nòng súng có các rãnh xoắn, gọi là khuơng tuyến, vì thế nên khi đạn bắn ra nó sẽ tự quay quanh trục (dọc). Nguời ta làm thế để huớng dẫn viên đạn đi chính xác và đầu nhọn luôn luôn huớng tới truớc. Nếu viên đạn bắn ra mà không quay thì nó sẽ lộn tùng phèo trong không khí, khi thì đầu tới truớc, khi thì đuoi tới truớc thành ra không di xa đuợc và không chính xác.
    Hồi xưa ông Cao Thắng đúc súng không biết chuyện rãnh khuơng tuyến nên súng chế ra bắn không xa và không chính xác như của Tây vì vậy nên mình mới thua.
  2. Red_fanatical

    Red_fanatical Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    1.460
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi, thực ra chẳng quay lộn gì cả, nó được bắn lên thế nào thì rơi xuống như thế, nghĩa là phần đít nặng vẫn ở phía dưới, bác lấy ví dụ góc bắn nhỏ hơn 90 độ vào đây để làm gì...
    Còn bác "đến từ sao" lúc thì gallile , lúc lại khí động học, giải thik hiện tượng mà bác đưa nó từ nguyên nhân đến kết quả thế em e ko ổn, bác có thể trình bày rõ hơn đc ko ah
  3. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Lực cản của không khí lên các phần của viên đạn tạo ra moment quay viên đạn về vị trí ổn định. Đầu đạn tuy nhọn, ít ma sát nhưng xa trọng tâm viên đạn nên moment sẽ lớn-> bị quay lên trên.
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Sai .
    Muốn hiểu rõ tại sao viên đạn lại phải quay thi bạn hay so sánh vơi con vụ. Trọng lực tuong đương lực đẩy của thuốc súng. Thế tại sao con vụ vẫn đứng mà không ngã ? Tôi nghĩ cái gọi là "trọng tâm", là điểm đặt của trọng lực không hoàn toàn chính xác. Khi con vụ quay thi điểm nay luôn thay đổi tuần hoàn. Nói cách khác thì trọng tâm con vụ đưọc phân bố đều trên 1 mặt phẳng giúp nó đứng đươc.
    Nhận xét thêm về "vũ khí không gian" : Mũi tên không gian được phóng xuống mặt đất với vận tốc 11.000m/s tưong đương 1 thiên thạch. Nó tiêp đất sau 15 phút. Thế nên vận tốc khi tiep đất là :
    V = gt + V0 = 10. 15.60 + 11.000 = 20.000m/s.
    Có lẽ đây là V cao nhất mà con ngưòi tạo đưọc....
  5. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Trọng lực tương đương lực đẩy thuốc súng <--- em thấy tối nghĩa quá.
    Việc bác giải thích rất chi lằng nhằng về con vụ, thì em nghĩ các cụ đã giải lâu rồi: bảo tòan mô men động lượng
    Vấn đề thú vị là viên đạn rơi đầu hay đít xuống: theo em, ma sát không khí không đủ để làm đạn triệt tiêu chuyển động quay (do khương tuyến tạo ra, khỏang vài ngàn vòng/phút) nên viên đạn rơi xuống đất vẫn có trục song song hoặc gần song song với phương nòng súng.
    Bác tran_thang cũng quên mất việc không khí đốt cháy các thiên thạch. Báo cáo với bác, trong quá trình hủy trạm Mir, chỉ rơi tự do thôi thì đa phần các thành phần của trạm đã bốc hơi khi lao vào khí quyển. Các thanh vũ khí của bác không hiểu có khác gì không nếu lao với vận tốc lớn hơn vận tốc vũ trụ cấp 1, nhưng em nghĩ rằng nó sẽ kịp bay hơi vào không khí, giống các phần của tên lửa đẩy tàu vũ trụ thôi.
  6. B0k19A

    B0k19A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2007
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    vấn đề này bàn mãi chán lám rùi
    theo tôi thì chúng ta nên đơn giản hoá vấn đề bằng cách quay lại vài thế kỉ khi đạn làm bằng chì và có hình cầu gần như lí tưởng
    còn vụ rơi vào khí quyển thì thế này: khi tàu con thoi từ ngoài khoảng không rơi trở về trái đất thìtào ma sát lớn và mũi tàu có nhiệt độ rất cao
    để tránh hỏng tàu người ta dùng một chất polime đặc biệt bọc lấy mũi tàu. loại polime này chỉ dùng dc một lần nên sau khi quay về thì mũi tàu phải được bọc lại. tất nhiên phải tính cả sự mòn đi khi phóng tàu lên.
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bạn có bao giờ chơi con vụ (con quay) chưa ? Một con vụ to bằng cườm tay hay chỉ 1 chiếc đinh ? Khi đánh tay thì con vụ rơi cắm xuống như 1 viên đạn.
    Còn viên đạn rơi thì nó rơi tùy thích, rơi lộn tùng phèo.
    Vũ khí không gian chỉ mới ở giai đoạn thử nghiệm. Nó được làm bằng Vonfram.
  8. B0k19A

    B0k19A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2007
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Thôi được rồi, tớ sẽ ráng động não đôi chút.
    Này nhé, viện đạn (súng lục, tiểu liên) khi đạt đến độ cao max, lực đẩy của thuốc súng cân bằng với trọng lực. Hai giai đoạn :
    1. Đa số trường hợp tôi cho rằng viên đạn còn tự xoay thì theo định luật bảo toàn momen động lượng, nó lên thế nào thì nó rơi thế ấy.
    2. Khi đang rơi thì do ma sát với không khí, nó ngừng xoay. Khi đó thì chẳng còn gì để ...giữ gìn nên nó sẽ rơi lộn đầu lộn đũa, rơi lộn tùng phèo, rơi tự do thỏa thích...
    Nói như các cụ thì lý do viên đạn bay cắm về phía trước là do nó muốn bảo toàn momen động lượng (mvr). Cũng khá là trừu tượng đấy. Đây là 1 điểm nút cho triết học. Hoặc nó bảo toàn mvr chỉ để bảo toàn luôn cả lực đẩy, họăc chính lực đẩy đã giúp nó bảo toàn mvr ?

Chia sẻ trang này