1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Cờ vua] Làm thế nào để có nước đi khai cuộc tốt

Chủ đề trong 'Cờ' bởi ucbu, 20/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ucbu

    ucbu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    [Cờ vua] Làm thế nào để có nước đi khai cuộc tốt

    Dịch từ "How to play good opening moves" của Edmar Mednis, International Grandmaster.

    =============================================

    Mục lục:

    Chương 1: Khai cuộc là gì
    Phần 1: Các qui tắc chung
    Phần2: Các khái niệm đặc biệt

    Chương 2: Các nước đi khởi đầu của Trắng
    Phần 1: Các nước đi hoàn hảo
    Phần 2: Các nước đi trung bình
    Phần 3: Các nước đi kém

    Chương 3: Các nước đi khởi đầu cho Đen
    Phần 1: Các nước đi hoàn hảo
    Phần 2: Các nước đi trung bình
    Phần 3: Các nước đi kém

    Chương 4: Đánh giá nước đi (Evaluation of Moves: The Practical Approach)

    Chương 5: Phòng thủ Sicilian: Các khái niệm cơ bản
    Phần 1: Giới thiệu
    Phần 2: Các khái niệm cơ bản

    Chương 6: Phòng thủ Sicilian nâng cao

    Chương 7: Queen''''s Gambit Declined: Các khái niệm cơ bản

    Chương 8: Queen''''s Gambit Declined nâng cao

    Chương 9: Những nước đi tồi và làm thế nào để không đi chúng

    Chương 10: Nhập thành: sớm hay muộn

    Chương 11: Tốt: Trung tâm, đội hình và các điểm yếu.


    =========================================

    Chương 1
    Khai cuộc là gì ?

    Phần 1. Những qui tắc chung​

    Phần mở đầu của một ván cờ được gọi là khai cuộc. Tầm quan trọng của nó so với trung cuộc và tàn cuộc như thế nào ?

    Câu hỏi này đã được tranh cãi từ nhiều góc độ nhưng chưa có một câu trả lời dứt khoát nào - người chơi cờ cần nhắm tới khả năng chơi tốt ở cả ba giai đoạn. Tuy nhiên, ta có thể nói rằng bạn nên nghiên cứu khai cuộc đầu tiên. Một thành ngữ Đức cho rằng "Khai cuộc tốt có nghĩa là bạn đã thắng nửa ván cờ". Có được lợi thế sớm không chỉ có giá trị thực tế mà còn có ảnh hưởng lớn đến tâm lý. Biết rằng bạn ở vị trí có lợ sẽ giúp bạn tự tin trong trận chiến sắp tới. Ngược lại, đối thủ nhận thấy mìn ở vị trí bất lợi có thể sẽ không đủ bình tĩnh để đối mặt với trận chiến trung cuộc. Do đó, lợi thế khai cuộc có thể dẫn đến một thắng lợi dễ dàng ở trung cuộc.

    Những kỳ thủ hàng đầu trong lịch sử cờ Vua mong có được gì ở khai cuộc ? J.R. Capablanca cho rằng nguyên tắc cơ bản là "phát triển nhanh và hiệu quả" với kết quả là khi các quân tham chiến chúng sẽ ở những "vị trí có lợi". Ông cũng đưa ra những lời khuyên bổ ích trong trường hợp đối phương đi một nước bất ngờ - vấn đè mà ai cũng đã từng gặp phải nhiều lần! "Hãy đi như bình thường" ("Play what you might call the common-senes move"). Ý Capablanca là hãy theo những nguyên tắc cơ bản nói trên. Dù cho nước bạn đi không phải là nước tốt nhất (thường thì cần có phân tích kỹ lưỡng để tìm ra nước đi tốt nhất), kế hoạch khai triển quân nhanh chóng và đến các vị trí an toàn sẽ tạo ra những nước đi rất tốt trong hầu hết các trường hợp.

    Larry Evans đưa ra một định nghĩa theo kỹ thuật hiện đại khi nói "Khai cuộc là một cuộc chiến cho không gian, thời gian và lực lượng". ("The opening is a fight for space, time and force"). Svetozar Gligoric nhấn mạnh đến nhân tố thời gian; thời gian có nghĩa là tốc độ các quân cờ tham gia vào trận đánh. Theo ông, "Việc sử dụng thời gian một cách hiệu quả trong khai cuộc thường đòi hỏi mỗi nước đi sẽ phát triển một quân mới." Lajos Portisch nêu ra một quan điểm triết học hơn, "Nhiệm vụ duy nhất của bạn trong khai cuộc là đạt đến trung cuộc với một thế trận không đến nỗi tệ." ("Your only task in the opening is to reach a playable middlegame."). Những ván cờ của Anatoly Karpop cho thấy về cơ bản ông đồng ý với quan điểm của Portisch. Cách tiếp cận khai cuộc của Robert. J. Fischer rất khắt khe, ông ưa thích quét sạch đối thủ khỏi bàn cờ ngay từ lúc bắt đầu.

    Tất nhiên, mục tiêu cho Trắng và Đen là khác nhau. Thành công trong khai cuộc với Trắng có nghĩa là ít nhất bạn cũng có một lợi thế nhỏ. Mặt khác, Đen có thể hoàn toàn thoả mãn nếu có một thế cờ cân bằng sau khai cuộc. Cả Fischer và Karpov đều rất thành công trong việc giữ được một số lợi thế tự nhiên của quân Trắng. Chơi quân Đen khi đối đầu với họ luôn là một nhiệm vụ khó chịu. Mục đích khi chơi quân Đen của Karpov đã thay đổi đáng kể khi ông trở thành Vô địch thế giới vào năm 1975. Trước đó, khi thi đấu với những kiện tướng quốc tế, ông bằng lòng với thế trận an toàn, bình đẳng và kết quả hoà. Nhưng khi trở thành Vô địch thế giới, ông muốn thắng tất cả các ván cờ do đó khai cuộc của Karpov trở nên linh động hơn rất nhiều.

    Với Fischer, các thế cờ linh động là quy luật không đổi. Đó là lý do vũ khí chính của ông khi chơi quân Đen luôn là Najdorf Sicilian chống lại 1 e4 và King''''s Indian và Grunfeld chống lại 1 d4. Những khai cuộc này đòi hỏi độ chính xác cực cao trong các nước đi của Trắng để thế chủ động không rơi vào tay Đen. Fischer ưa thích những tình huống như vậy và luôn nắm ngay bất cứ cơ hội nào. Nếu Trắng chơi hoàn hảo, ông nhận ra rằng sẽ cần có thời gian để tạo thế cân bằng. Rất ít khi ta thấy những đợt tấn công không có lợi trong các ván cờ của Fischer. Robert Byrne kể rằng khi họ cùng phân tích các ván cờ vào cuối những năm 1960, Fischer xem qua một số ván cờ của Bryne và tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy Bryne tấn công với quân Đen. (jumping the gun in playing attack with the Black pieces). Không tán thành, Fischer khuyên: "Khi chơi quân Đen bạn cần đạt được thế cờ ngang bằng trước khi chuyển sang tấn công".

    Nói chung, Trắng nên nhắm đến mục tiêu có được một số lợi thế nhỏ sau khai cuộc trong khi Đen nên nhắm đến một thế trận cân bằng. Tuỳ theo mục đích chính của Đen là cần thắng hay hoà, Đen sẽ nhắm đến thế trận linh động hay thế trận an toàn, cân bằng. Liệu điều này có nghĩa là không có nước nào khác, ngoài những nước được ghi nhận trong các lý thuyết khai cuộc, có thể được coi là tốt nhất ? Tất nhiên là không - những nước đi hoặc kế hoạch khác có thể hợp lý khi có lý do tâm lý hay thực tế. Ví dụ, với đối thủ chơi không tốt khi khai cuộc không nằm trong lý thuyết, một nước đi bất ngờ với đối thủ này có thể tạo ra lợi thế rất lớn. Hay một người chơi biết, hiểu và thích thú với một loại khai cuộc nhưng những nhà lý thuyết cho rằng loại khai cuộc này sẽ gây bất lợi. Không sao cả. Mọi kỳ thủ nên chơi loại khai cuộc mà mình thấy thích và hiểu rõ nhất.

    Một điểm khác cũng quan trọng là bạn cần có cái nhìn logic với cách chơi khai cuộc của bạn. Nếu Trắng <i>tự nguyện</i> chọn khai cuộc - nếu Đen chơi chính xác - sẽ đưa lợi thế cho đối phương thì quả là một sự dại dột. Các nước đi thử nghiệm với Trắng cần được giới hạn ở những nước mà trong trường hợp tồi tệ nhất cũng dẫn tới thế cờ cân bằng. Đen không nên liều chọn khai cuộc mà nếu Trắng chơi chính xác, Đen sẽ rơi vào tình thế bất lợi đến mức khả năng hồi phục là rất thấp. Các nước đi thử nghiệm với Đen cần được giới hạn ở những nước chỉ cho Trắng một lợi thế rất nhỏ, tối đa là bất lợi hơn một chút so với lý thuyết.

    Khai cuộc kéo dài bao lâu ? Ranh giới giữa khai cuộc và trung cuộc là không rõ ràng. Rất nhiều sách về khai cuộc hiện nay thường xuyên phân tích tới nước 20 và hơn nữa. Trong trường hợp này, ván cờ đã đến giai đoạn trung cuộc. Một cách đơn giản, khai cuộc kết thúc khi các quân đã được phát triển xong.Thường thì điều này diễn ra trong vòng 10-15 nước. Một cách khác, chúng ta có thể nói khai cuộc kết thúc khi ít nhất một trong hai đấu thủ đạt được mục tiêu trong khai cuộc. Những mục tiêu này là gì chúng ta sẽ bàn tới ở phần tiếp theo.

    Nguyên tắc cơ bản để thành công trong cờ Vua là nhận thức. Do đó dù bạn cần một số hiểu biết nhất định về khai cuộc, khả năng nhận thức những nước đi tốt trong khai cuộc có giá trị hơn nhiều so với việc nhớ hàng loạt những biến thể phức tạp của các loại khai cuộc. Capablanca công nhận rằng ông không phải là một chuyên gia trong lĩnh vực khai cuộc. Năm 1919, trận đấu giữa ông và kiện tướng người Serbia Kostic, người được công nhận về khả năng ghi nhớ các loại khai cuộc, được tổ chức ở Havana. Capablanca miêu tả đối thủ: "Kostic nhớ như in tất cả các ván cờ của các kiện tướng trong vòng 20 năm trở lại đây và rất nhiều các ván cờ khác trước đó." Mặc dù vậy, Capablanca không nản lòng chút nào và với nhận thức sâu hơn, giành chiến thắng trong năm ván đầu tiên. Mặc dù với hiểu biết đáng kính nể về khai cuộc, Kostic sau đó xin thua.

    <P><A href="http://freehost22.websamba.com/vietchess">Vietchess</A> | <A href="http://freehost22.websamba.com/vietchess/vancohay.asp">Ván cờ hay</A> | <A href="http://freehost03.websamba.com/chesspuzzle">Chess puzzle</A></P>

    Được otdo sửa chữa / chuyển vào 11:32 ngày 30/12/2003
  2. ucbu

    ucbu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    Phần 2: Những khái niệm đặc biệt​
    Cũng như khoa học tiến từ thời kỳ sơ khai đến lúc được công nhận rộng rãi, những nguyên lý lúc đầu được đánh đồng với phép thuật được thay thế bằng những nguyên lý dựa trên lôgíc và được xác minh bằng thực nghiệm. Cờ vua bây giờ đã đạt đến giai đoạn này. Những khái niệm cơ bản đã được những nhà khoa học hàng đầu (những kỷ thủ giỏi nhất) hiểu và đồng ý. Chúng ta có thể tự tin nói rằng những khái niệm cơ bản của khai cuộc sẽ không bị thay thế bởi những khám phá mới trong tương lai gần (foreseeable future). Những khái niệm này đã đạt đến mức toàn thể (universality). Do đó, những khái niệm được đề cập đến trong quyển sách này sẽ còn đúng ít nhất trong vòng 100 năm tới.
    Mặc dù vậy điều này không có nghĩa là thời đại của khám phá đã trôi qua. Ngược lại là khác. Rất nhiều hệ thống khai cuộc mới đang chờ được khám phá và những khai cuộc hiện nay được nghiên cứu sâu hơn. Khi nghiên cứu sâu về một hệ thống khai cuộc không phổ biến hoặc không tốt lắm, một số có thể phục hồi lại. Không có lý do gì để nghĩ rằng một khai cuộc dựa trên cả lôgíc và thành công trong thực tiễn sẽ đột nhiên bị chứng minh là không tốt. Vì thế, những công cụ được đưa ra trong quyển sách này, để giúp bạn tìm được nước đi tốt trong khai cuộc, sẽ vẫn đúng trong tương lai. Những nước đi tốt vẫn sẽ là những nước đi tốt; sự phát triển của lý thuyết khai cuộc sẽ giúp tìm ra những nước đi tốt khác.
    Ba điểm quan trọng nhất trong khai cuộc là sự an toàn của Vua, sự phát triển của các quân và quyền kiểm soát trung tâm. Tầm quan trọng của Vua là không có gì phải tranh cãi và tầm quan trọng về sự an toàn của Vua trong trung cuộc đã được thừa nhận. Một điều rất quan trọng là bạn luôn phải nhớ đến việc bảo vệ cho Vua ngay từ nước đi đầu tiên. Một sai lầm lớn là nghĩ rằng Vua của bạn đang an toàn vì đối phương chưa khai triển được nhiều quân. Những quân có thể bảo vệ Vua thì lại chưa thể hoạt động được. Một cái chết bất ngờ có thể xảy ra ngay cả với Vua Trắng. Hai ví dụ điển hình:
    A) 1. f4 e6 2. g4?? Qh4# chiếu hết
    B) 1. d4 Nf6 2. Nd2?! e5!? 3. dxe5 Ng4 4. h3?? Ne3!! và Trắng, trong ván cờ giữa hai kiện tướng người Pháp xin thua vì nước đi "cần thiết" 5. fxe3 sẽ dẫn đến 5.
    ... Qe4+ 6. g3 Qxg3# chiếu hết.
    Lôgíc của việc phát triển nhanh và có mục đích đã được nói tới ở phần trước và tới đây không còn gì phải bàn nữa.
    Giá trị và tầm quan trọng của việc kiểm soát khu trung tâm thường không được những người chơi cờ nghiệp dư đánh giá đúng. Khu trung tâm và khả năng kiểm soát nó là một trong những điều quan trong nhất trong cả khai cuộc và trung cuộc. Nếu chúng ta quan sát những môn thể thao phổ biến như bóng rổ, bóng đá, khúc côn cầu hay bóng bầu dục, chúng ta có thể thấy đa số các hoạt động diễn ra ở khu vực giữa sân. Những trận giao tranh nhỏ có thể diễn ra ở các góc hay đường biên nhưng những hoạt động chính đều bắt đầu ngay tại trung tâm hoặc khu vực lân cận. Trong cờ Vua tình huống cũng tương tự như vậy. Khu trung tâm trong cờ Vua gồm có 4 ô: d4, e4, d5, e5 (hình vuông với cạnh liền trong hình vẽ). Đây là bốn ô có tầm quan trọng bậc nhất và được gọi là các ô trung tâm chính (primary central squares). Cũng khá quan trọng là các ô cạnh bốn ô trung tâm chính, được gọi là các ô trung tâm phụ (secondary central square). Những ô này tạo thành một hình vuông lớn hơn: c3-c6-f6-f3 với cạnh là các nét chấm chấm trong hình một.

    Nếu chỉ nhìn theo phương diện tầm quan trọng của khu trung tâm thì các ô trung tâm phụ ở cột c cũng có tầm quan trọng ngang với các ô trung tâm phụ ở cột f. Do đó việc sử dụng Tốt ở cột f để chiếm khu trung tâm dường như cũng lôgíc như sử dụng Tốt cột c. Mặc dù vậy, khi cân nhắc đến sự an toàn của Vua, chúng ta thấy không phải như vậy. Khi dâng Tốt cột f, chúng ta đã làm yếu đi vị trí của Vua. Đây luôn là một nhân tố quan trọng, đặc biệt là khi Vua chưa nhập thành và vẫn khá quan trọng ngay cả khi Vua đã nhập thành cánh Vua. Tất nhiên điều này không có nghĩa là việc sử dụng tốt cột f để chiếm khu trung tâm là cấm kỵ nhưng bất cứ khi nào bạn sử dụng nó, bạn dự tính sử dụng nó, bạn cần tin chắc rằng lợi thế có được ở trung tâm sẽ lớn hơn sự suy giảm an toàn của Vua.
    Tốt cột c không bị những hạn chế đó, trừ khi bạn dự tính nhập thành cánh Hậu. Từ những lý luận trên chúng ta cũng có thể thấy điểm yếu của các ô trên cột f nguy hiểm hơn các ô trên cột c vì nó gần Vua của bạn hơn. Điều này có nghĩa là các điểm yếu ở f2, f3, f4 sẽ nguy hiểm hơn điểm yếu ở c2, c3, c4. Nói chúng, Tốt cột c là công cụ thông dụng để giành quyền kiểm soát khu trung tâm còn nếu bạn muốn sử dụng Tốt cột f cho điều này, hãy chắc chắn rằng Vua của bạn ở vị trí an toàn.
    Tầm quan trọng của việc nắm quyền kiểm soát khu trung tâm đã được biết đến trong lý thuyết cờ Vua từ khi Wilhem Steinitz giải thích các khái niệm chiến lược vào cuối thế kỷ 19. Vào thời điểm đó, kiểm soát khu trung tâm đồng nghĩa với việc có quân ở đó. Ví dụ nếu Trắng muốn kiểm soát ô d4, Trắng sẽ cần một con Tốt hoặc quân được bảo vệ ở ô d4. Những người theo trường phái mới - hypermodern - vào thập kỷ 1920 đã giúp chúng ta hiểu sâu hơn về kiểm soát khu trung tâm. Theo những người theo trường phái này, điều quan trọng là bạn không cần có quân tại đó mà cần kiểm soát nó. Và bạn có lợi thế ngay cả khi có thể kiểm soát khu trung tâm từ xa.
    Tổng hợp sự thật của cả cờ Vua cổ điển và trường phái mới, chúng ta thấy rằng khu trung tâm và sự kiểm soát nó có vai trò cực kỳ quan trọng. Dùng cách nào để có được kiểm soát khu trung tâm là không quan trọng. Giả sử chúng ta muốn kiểm soát ô d4 ở Hình 2, bất kỳ lựa chọn nào sau đây đều có giá trị như nhau:
    A) 1. d4
    B) 1. e3
    C) 1. Nf3
    D) 1. b3 và tiếp theo là 2. Bb2
    E) 1. c3
    Để nhận ra lợi thế của nước đi đầu tiên, Trắng có thể làm tốt hơn là lựa chọn B)
    và E). Mặc dù vậy, nếu chỉ tính đến mục đích kiểm soát ô d4 thì tất cả đều tốt.
    Nếu bạn chơi một loại khai cuộc cần kiểm soát ô d4, bất kỳ lựa chọn nào cũng là hợp lý.
    Với những khái niệm trên, chúng ta có thể kết luận ba khái niệm để có thể chơi khai cuộc chính xác:
    1. Đưa Vua đến vị trí an toàn bằng cách nhập thành
    2. Phát triển các quân về hướng trung tâm để chúng có thể sẵn sàng cho cuộc chiến trung cuộc.
    3. Kiểm soát khu trung tâm bằng việc có quân ở đó hay kiểm soát từ xa.
    Những nước đi khai cuộc khác nhau sẽ được xem xét ở hai chương kế tiếp. Một điều bạn luôn cần nhớ là: trừ khi một nước đi trong khai cuộc giúp thực hiện một trong ba điều trên, nó không phải là một nước đi tốt.
    Được ucbu sửa chữa / chuyển vào 16:53 ngày 23/12/2003
    Được ucbu sửa chữa / chuyển vào 16:56 ngày 23/12/2003
  3. ucbu

    ucbu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    Chương 2
    Các nước đi khởi đầu của Trắng
    Phần 1. Những nước đi hoàn hảo ​
    Tại sao lại không phải những nước đi tốt nhất ?
    Theo hiểu biết về cờ hiện tại, Trắng có 5 nước đi đầu tiên hoàn hảo và không có lý do gì để không chọn một trong năm nước đi đó để bắt đầu. Mặc dù những nước đi này là bình đẳng về chất lượng, các thế cờ khác nhau sẽ diễn ra khi bạn chọn các nước đi khác nhau bạn có thể chọn bất kỳ nước nào trong "5 nước hoàn hảo" này để phù hợp với phong cách cá nhân của bạn.
    Năm nước đi hoàn hảo được trình bày bằng những mũi tên ở hình 3. Xếp theo thứ tự tích cực nhất trước là:
    thằng ttvn lại bị dở hơi nên em không upload hình được
    1. e4
    Nước đi tích cực nhất. Trắng đưa tốt vào ô e4 đồng thời tạo sức ép lên d5. Các đường chéo được mở cho Hậu và Tượng cánh Vua và nhờ đó Tượng cánh Vua có thể được phát triển nhanh chóng. Phát triển Tượng và Mã cánh Vua giúp cho Trắng có thể nhanh chóng nhập thành cánh Vua. Tính chất đặc trưng của các loại khai cuộc bắt đầu với 1. e4 là tương đối mở và linh hoạt. Nước đi này đạt được cả ba mục đích của khai cuộc.
    1. d4
    Nước đi này có thể được coi là nước đi tương ứng với 1. e4 bên cánh Hậu. Trắng đưa tốt vào ô d4 đồng thời tạo sức ép lên e5. Đường chéo được mở cho Tượng cánh Hậu và một phần cột d được mở cho Hậu. Những nước đi tiếp theo 1. d4 thường liên quan tới khu trung tâm và cánh Hậu. Nước đi này đạt được hai trong số 3 mục tiêu của khai cuộc. Chiến lược là tính chất chủ yếu của khai cuộc bắt đầu với 1. d4.
    1. c4 (English opening - khai cuộc kiểu Anh)
    Nhìn qua nước đi này dường như không có ích gì vì nó chỉ mở đường phát triển cho Hậu. Giá trị chủ yếu của nó là nó tạo áp lực lên d5, sẽ được tiếp viện với nước đi lôgíc tiếp theo 2. Nc3. Khi đó Mã cánh Hậu có thể tạo sức ép tối đa lên khu trung tâm khi tốt cột c đã được đưa lên với cùng nhiệm vụ. Khi tính cả nước đi tiếp theo 2. Nc3, chúng ta có thể thấy 1. c4 đạt được hai mục đích của khai cuộc. Khai cuộc kiểu Anh thường phát triển cánh Hậu với Hậu sử dụng các ô a4, b3, c2. Khai cuộc kiểu Anh là một khai cuộc chiến lược khá tích cực (fairly active strategic opening).
    1. Nf3
    Đây là nước đi lý tưởng theo các khái niệm khai cuộc vì nó đạt được cả ba mục tiêu. Trừ khi định chuyển sang một loại khai cuộc khác, Trắng sẽ tiếp tục với 2. g3, 3. Bg2 và 4. O-O. Chỉ trong 4 nước, Trắng đã nhập thành, tạo sức ép lên khu trung tâm với Mã cánh Vua và sức ép tiềm tàng từ với Tượng cánh Vua. Phải thừa nhận rằng đây không phải là một kết hoạch thụ động. Mặc dù vậy nó hoàn toàn phù hợp với các khái niệm khai cuộc hiện đại. Thường thi các ván cờ bắt đầu với 1. Nf3 sẽ chuyển sang các dạng khác: tiếp tục với 2. d4 sẽ là các khai cuộc với tốt cột d và 2. d4 dẫn tới khai cuộc kiểu Anh.
    1. g3
    Mặc dù nước đi này có vẻ thụ động nhưng nó giúp Trắng đạt được cả ba mục đích. Sau 2. Bg2 (sự phát triển của Tượng ở cánh được gọi là fianchetto), Tượng Trắng kiểm soát 2 ô trung tâm quan trọng e4 và d5. Trong các nước đi tiếp theo, Trắng có thể tăng cường sức ép lên d5 bằng cách đi 3. c4 và 4. Nc3 hoặc hoàn thiện phát triển cánh Vua với 3. Nc3 và 4. O-O. Ta có thể thấy mặc 1. g3 là một nước đi rất linh hoạt, dù không tích cực lắm, nhưng vẫn hoàn hảo.
    Có một nước đi khởi đầu khác cũng gần như hoàn hảo và chỉ kém hơn 5 nước đi khởi đầu trên một chút. Đó là 1. b3, nước đi tương ứng với 1. g3 của cánh Hậu. Sau 1. b3 Trắng sẽ tạo sức ép lên d4 và e5 với 2. Bb2. Cuối thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70, Bent Larsen đã rất thành công với 1. b3 và khai cuộc loại này được mang tên ông. Tuy nhiên, các nghiên cứu lý thuyết cho thấy 1. b3 kém hơn 1. g3 vì hai lý do sau:
    1. Nó không tăng cường an toàn cho Vua vì không giúp gì cho việc chuẩn bị để nhập thành cánh Vua (nhập thành cánh Hậu không hấp dẫn cho loại khai cuộc này).
    2. Khó có thể tăng thêm sức ép lên e5 vì f4 sẽ làm yếu vị trí nhập thành của Vua.
    Được ucbu sửa chữa / chuyển vào 18:01 ngày 29/12/2003
  4. ucbu

    ucbu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    Vẫn chưa upload hình được nhưng em cứ để đại cái link đến hình. Lúc nào em upload được nó sẽ hiện ra.
    Happy new year
    Phần 2: Những nước đi trung bình​
    Nếu người chơi không muốn đi những nước hoàn hảo, tối thiểu anh ta cũng nên chọn một trong ba khả nước đi gần hoàn hảo. Mỗi nước đó đều có điểm mạnh riêng nhưng cũng có khiếm khuyết nên chúng chỉ xếp loại trung bình. Ba nước đó được trình bày trong hình 4
    [​IMG]
    1. b4
    Với ý định đi 2. Bb2, nhắm tới kiểm soát ô d4 và e5. Thêm vào đó tốt cột b sẽ kiểm soát c5. Tuy nhiên nó không được bảo vệ và sau những nước trả lời bình thường của Đen như 1. ... e6 hay 1. ... e5 Trắng sẽ phải mất thời gian để đi a3. Chú ý rằng với cùng mục đích kiểm soát trung tâm, 1. b3 có tác dụng tương tự mà không bị một chút bất lợi nào.
    1. Nc3
    Mã cánh Hậu được đưa vào ô tốt nhất. Nhưng nó lại chặn đường lên trung tâm của tốt cột c và Trắng sẽ gặp khó khăn khi muốn phối hợp hài hoà giữa chiếm trung tâm và phát triển quân. Còn quá sớm để nói rằng "Tôi sẽ không sử dụng tốt cột c".
    1. f4
    Nước đi này không giúp gì cho việc phát triển quân và làm yếu cánh vua đi một chút. Bù lại nó tạo sức ép lên ô trung tâm e5.
    Phần 3: Những nước đi kém​
    Tất cả những nước đi còn lại là kém. Đừng đi chúng. Một lời bình luận ngắn gọn cho mỗi nước đi kém là đủ.
    1. a3, 1. a4 - những nước đi này phí phạm thời gian
    1. Na3, 1. Nh3 - cả hai nước đi này đều phát triển Mã xa khỏi khu trung tâm
    1. h3, 1. h4 - vừa phí thời gian vừa làm yếu cánh Vua
    1. f3 - nước đi này không có tác dụng gì cho phát triển quân và làm yếu cánh Vua.
    1. g4 - làm cánh Vua suy yếu nghiêm trọng
    1. c3, 1. e3, 1.d3 - thụ động một cách không cần thiết. Những nước như thế có thể dùng cho Đen nhưng không cho Trắng.
    Vì tôi không muốn các bạn đi những nước đi kém nên tôi không trình bày chúng trong hình nào cả.
    Được ucbu sửa chữa / chuyển vào 21:01 ngày 31/12/2003
  5. ucbu

    ucbu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    Chương 3: Các nước đi khởi đầu cho Đen​
    Nói chung, ta có thể nói những nước đi tốt cho Trắng cũng sẽ tốt cho Đen và những nước đi kém cho Trắng sẽ là những nước đi còn tệ hơn cho Đen. Ví dụ như 5 nước đi hoàn hảo của Trắng tốt đến mức mà Đen có thể đi nước đối xứng với nó! Mặt khác những nước đi như 1. ... g5 là gần như tự tử. Tất nhiên nước đi đầu tiên của Trắng có thể ngăn chặn một số nước trả lời và làm giảm giá trị của một số nước khác.
    Phần tiếp theo sẽ cho bạn thấy Đen nên và không nên đi thế nào. Trong mọi trường hợp, tôi cho rằng Trắng luôn đi nước hoàn hảo. Nếu Trắng không làm thế, Đen vẫn nên chọn những nước đi tốt. Kết quả là Đen sẽ có một thế trận tốt mà tốn ít thời gian hơn.
    Phần 1: Những nước đi hoàn hảo​
    Những nước đi hoàn hảo là những nước hỗ trợ ít nhất một trong các mục tiêu khai cuộc mà không có bất lợi về chiến lược hay chiến thuật nào.
    A) 1. e4
    Đen có 7 nước đi hoàn hảo như hình 5:
    [​IMG]
    1. ... c6
    Mặc dù tình cờ mở một đường chéo cho Hậu nhưng mục đích chủ yếu của 1. ... c6 là để kiểm soát ô d5. Đen dự kiến đi 2. ... d5 và sau 2. d4 d5 3. exd5 cxd5! Đen sẽ có quyền kiểm soát trung tâm ngang bằng với Trắng. Do đó 1. ... c6 không chỉ nhắm vào khu trung tâm mà còn thách thức tốt cột e của Trắng. Đây là một loại khai cuộc an toàn và hợp lý, được gọi là phòng thủ Caro-Kann (Caro-Kann Defense). Loại khai cuộc này phổ biến trong những nhà chiến lược cẩn trọng. Cựu vô địch thế giới Tigran Petrosian là một trong những người sử dụng thường xuyên loại khai cuộc này. Một nhà vô địch khác, Anatoly Karpov đã sử dụng loại khai cuộc này trong trận đấu năm 1975 với Spassky.
    1. ... c5
    Đen lập tức tạo áp lực lên d4 và sẵn sàng tăng cường sức ép với 2. ... Nc6. Đây là loại khai cuộc nổi tiếng phòng thủ Sicilian (Sicilian Defense), một thời là vũ khí đặc biệt của Robert J. Fischer chống lại 1. e4 và hiện tại nó cũng là lựa chọn phổ biến nhất khi Trắng đi 1. e4. Chúng ta sẽ nghiên cứu khai cuộc này kỹ hơn trong chương 5 và 6.
    1. ... d6
    Đen bảo vệ ô e5 và mở đường chéo cho Tượng cánh Hậu. Thường thì nước này sẽ được tiếp tục với 2. ... Nf6 và 3. ... g6 và khi đó được gọi là phòng thủ Pirc (Pirc Defense). Cho đến giữa những thập kỷ 1940 nó bị cho là yếu nhưng hiện nay nó được coi là đạt được mọi yêu cầu của khai cuộc.
    1. ... e6
    Nước này có thể coi là tương tự như 1. ... d6. Đen dự kiến tấn công e4 với 2. ... d5, nhờ đó giữ chắc ô d5 đồng thời tấn công e4. Các đường chéo cho Tượng cánh Vua và Hậu cũng được mở. Đây là khai cuộc nổi tiếng phòng thủ Pháp (French Defense). Cựu vô địch thế giới Mikhail Botvinnik là một trong những kỳ thủ tiên phong trong loại khai cuộc này. Đại kiện tướng Đức Wolfgang Uhlmann chuyên sử dụng nó, đại kiện tướng Viktor Korchnoi và Lajos Portisch cũng nghiên cứu kỹ về loại khai cuộc này.
    1. ... e5
    Nước đi này cũng tốt như nước đi đầu của Trắng: nó chiếm e5, kiểm soát d4 đồng thời mở đường chéo cho Hậu và Tượng cánh Vua. Mặc dù vậy tốt cột e không được bảo vệ và Đen sẽ phải chịu áp lực tại đó. Cần có các nước đi tiếp theo để biết rằng ván cờ sẽ rơi vài loại khai cuộc nào.
    1. ... Nf6
    Nói về logic chiến lược thì Mã cánh Vua đã được đưa vào ô ưa thích đồng thời tấn công Tốt tại e4 của Trắng. Tất nhiên Trắng có thể đuổi Mã với 2. e5 và có thêm thời gian khi tiếp tục tấn công Mã Đen. Loại phòng thủ này bắt nguồn từ cựu vô địch thế giới Alexander Alekhine trong những ngày đầu tiên của lý thuyết mới (hypermodern) vào những năm 1920 và do đó nó được mang tên ông. Phải qua nhiều năm tính chiến thuật của loại khai cuộc này mới được công nhận. Nó được công nhận một cách thuyết phục khi Fischer hai lần sử dụng nó trong trận đấu với Spassky vào năm 1972.
    1. ... g6
    Đen sẽ tiếp tục phát triển Tượng cánh Vua về phía trung tâm với 2. ... Bg7 đồng thời giúp Vua có thể nhập thành nhanh chóng. Do Trắng có cơ hội xây dựng khu trung tâm mạnh nên kế hoạch này của Đen thường bị cho là không chắc chắn. Những phân tích mới đây nhất cho thấy Đen có thể đối phó với sức ép tại trung tâm của Trắng nên 1. ... g6 được đánh giá là hoàn hảo.
    Tuy nhiên Đen cần hiểu rõ các sắc thái của loại phòng thủ này. Nếu không Trắng sẽ bóp chết Đen với với ưu thế hơn hẳn tại trung tâm. Một số tác giả gọi loại khai cuộc này là phòng thủ hiện đại (Modern Defense) nhưng vì những cái tên như thế sẽ gây nhầm lẫn vài năm sau nên đối với tôi, gọi là khai cuộc Fianchet Tượng cánh Vua (King''''s Bishop Fianchetto) hay khai cuộc Robatsch (được đặt tên theo đại kiện tướng Áo Karl Robastch) là hợp lý hơn.
    <P><A href="http://websamba.com/vietchess">Vietchess</A> | <A href="http://websamba.com/vietchess/vancohay.asp">Ván cờ hay</A> | <A href="http://websamba.com/chesspuzzle">Chess puzzle</A></P>
    Được ucbu sửa chữa / chuyển vào 21:09 ngày 31/12/2003
  6. ucbu

    ucbu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    B) 1. d4
    Đen cũng có 7 nước trả lời hoàn hảo như hình 6:
    1. ... c6
    Chuẩn bị tiếp tục kiểm soát trung tâm với 2. ... d5. Sau 2. c4 d5 Đen đã chọn phòng thủ Slav (Slav Defence) của
    Queen''s Gambit Declined còn sau 2. e4 d5 chúng ta có phòng thủ Caro-Kann. Mặc dù hiếm khi được sử dụng, 1. ...
    c6 tiếp theo với 2. ... d5 là hoàn hảo.
    1. ... c5
    Đen lập tức thách thức tốt cột d của Trắng. Sau nước trả lời thông thường 2. d5 Đen có lựa chọn 2. ... e5 để tạo ra
    độ hình Benoni (Benoni formation) hay thách thức tốt d của Trắng với ... e6, dẫn tới Benoni hiện đại (Modern Benoni).
    Đen cần phòng thủ rất chính xác nhưng nếu thực hiện được thì viễn cảnh của Đen là khá tốt.
    1. ... d6
    Nước đi này kiểm soát e5 và mở đường cho Tượng cánh Hậu. Sau 2. c4 Nf6 ta có đội hình Vua Ấn độ (King''s Indian
    formation) và sau 2. e4 Nf6 ván cờ thường tiếp tục với các biến thể của Pirc (xem Pirc ở trên). Nước đi 1. ... d6
    không phổ biến nhưng thoả mãn mọi điều kiện của khai cuộc.
    1. ... d5
    Có cùng những điểm mạnh như nước đi của Trắng: chiếm d5, tấn công e4, mở đường chéo cho Tượng cánh Hậu và
    chuẩn bị phát triển Hậu.
    1. ... e6
    Nước đi này kiểm soát d5 và mở đường cho cả Hậu và Tượng cánh Vua. Sau 2. e4 Đen sẽ có phòng thủ Pháp
    (French Defense) với 2. ... d5 còn sau 2.c4 Đen có lựa chọn chơi Queen''s Gambit Declined với 2. ... d5 hoặc tiếp tục
    phát triển cánh Vua với 2. ... Nf6.
    1. ... Nf6
    Đây là lựa chọn linh hoạt nhất và hiện là lựa chọn phổ biến nhất của Đen trong các giải thi đấu. Với việc phát triển Mã
    cánh Vua về phía trung tâm, Đen tiến tới đạt được tất cả các yêu cầu của khai cuộc.
    1. ... g6
    Cùng ý tưởng với 1. e4 g6: fianchet Tượng cánh Vua và chuẩn bị nhập thành cánh Vua. Sau 2. d4 Bg7 ván cờ sẽ tiếp
    tục với các loại khai cuộc tốt cột d đóng (closed d-pawn opening) còn sau 2. e4 Bg7 dẫn tới các loại khai cuộc
    thoáng hơn như tính chất của các khai cuộc với tốt cột e (e-pawn opening).
    Vietchess | Ván cờ hay | Chess puzzle
  7. corbetti

    corbetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2003
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    1
    bạn giải thích giúp cách đọc các kí hiệu ở trên được ko? tôi cũng thích chơi cờ lắm, ngày trước học lỏm được cách chơi. Dạo này thỉnh thoảng chơi với bạn nhưng rất hay thua ở nước mở đầu, nhiều khi dẫn đến thua thảm bại, còn ko thì phải chật vật mới lấy lại thế chủ động. Vấn đề đặc biệt ngiêm trọng khi cầm quân đen.
    Và chính vì thế bạn có thêm một độc giả mong bạn đăng tiếp.
  8. ucbu

    ucbu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    Cái này là trả lời cho bác corbetti. Em dịch xong phần tiếp rồi nhưng mà chưa upload hình được mất hứng quá
    Dịch từ http://www.chessters.com/san.html
    Các nguyên tắc của Algebraic System:
    1. Mỗi quân được ký hiệu bằng chữ cái đầu tiên trong tên của nó, được viết hoa. Ví dụ
    K = king (Vua), Q = queen (Hậu), R = rook (Xe), B = bishop (Tượng), N = knight (Mã). (Trong trường hợp của Mã, để cho tiện người ta dùng N.)
    2. Người chơi được quyền chọn chữ cái đầu tiên của tên quân cờ theo tên thường gọi ở nước đó. Ví dụ F = fou (là Tượng trong tiếng Pháp), L = loper (tượng trong tiếng Hà lan). Các ấn phẩm nên dùng hình ảnh của các quân.
    3. Tốt không dùng chữ cái đầu của tên nó và thay vào đó là không viết gì cả. Ví dụ e5, d4, a5.
    4. Tám cột (theo thứ tự từ trái sang phải cho quân Trắng và từ phải sang trái cho Đen) được ghi với chữ thường: a, b, c, d, e, f, g và h.
    5. Tám hàng (theo thứ tự thừ dưới lên trên cho Trắng và từ trên xuống dưới cho Đen) được đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8. Do đó ở vị trí bắt đầu, các quân Trắng và tốt Trắng được đặt ở hàng 1 và 2, quân Đen và tốt Đen đặt ở hàng 8 và 7.
    6. Hệ quả của (5) là mỗi ô trong số 64 ô trên bàn cờ có một ký hiệu gồm một chữ và một số riêng.
    [​IMG]
    7. Mỗi nước đi của một quân cờ được ghi lại với (a) Chữ cái đầu tiên của quân cờ và (b) ô quân đó đi tới. Không có dấu nối hay ngắt quãng giữa (a) và (b).
    Ví dụ: Be5, Nf3, Rd1.
    Trong trường hợp quân đi là tốt, chỉ cần viết ô đi đến. Ví dụ: e5, d4, a5.
    8. Khi một quân cờ ăn quân khác, chữ x được chen vào giữa (a) chữ cái đầu tiên của quân cờ đang đi và (b) ô quân cờ đi đến.
    Ví dụ: Bxe5, Nxf3, Rxd1.
    Khi tốt ăn một quân khác, ô mà nó rời đi sẽ được ghi đầu tiên rồi x và ô đi đến.
    Ví dụ: dxe5, gxf3, axb5.
    Trong trường hợp bắt tốt qua đường (en passant), ô đi đến sẽ là ô mà tốt ăn dừng lại và "e.p." được thêm vào đằng sau. Ví dụ: exd6 e.p.
    9. Nếu có hai quân giống nhau có thể đi đến cùng một ô, quân di chuyển sẽ được ghi như sau:
    Nếu cả hai quân nằm trên cùng một hàng: (a) Chữ cái đầu tiên của tên quân cờ (b) cột mà quân đó rời đi (c) ô đi đến.
    Nếu cả hai quân nằm trên cùng một cột: (a) chữ cái đầu tiên của tên quân cờ (b) hàng mà quân đó rời đi (c) ô đi đến.
    Nếu các quân không nằm cùng cột và hàng, nên sử dụng phương thức đầu tiên.
    Trong trường hợp nước đi đó có ăn quân, "x" sẽ được thêm vào giữa (b) và (c).
    Ví dụ: Có hai con Mã, ở g1 và e1 và một trong hai quân đi tới f3: Ngf3 hoặc Nef3 tuỳ theo quân nào di chuyển.
    Có hai con Mã ở g5 và g1, một trong hai quân đi tới f3: N5f3 hoặc N1f3 tuỳ quân nào di chuyển.
    Có hai con Mã ở h2 và d5, một trong hai quân đi tới f3: Nhf3 hoặc Ndf3 tuỳ quân nào di chuyển.
    Nếu có một quân nào đó bị ăn tại ô f3, ví dụ trên sẽ trở thành:
    (1) Ngxf3 hoặc Nexf3
    (2) N5xf3 hoặc N1xf3
    (3) Nhxf3 hoặc Ndxf3
    10. Nếu hai con tốt cùng có thể bắt một quân của đối phương, quân Tốt di chuyển được ghi với (a) cột nó dời đi (b) ký tự x (c) ô đi đến.
    Ví dụ: tốt Trắng ở c4 và e4 và một quân Đen ở d5 Trắng sẽ ghi cxd5 nếu dùng tốt cột c hoặc exd5 nếu dùng tốt cột e.
    11. Trong trường hơp tốt được phong, nước đi của tốt được ghi, tiếp theo là chữ cái đầu tiên của quân tốt phong thành. Ví dụ: d8Q, f8N, b1B, g1R.
    12. Đề nghị hoà cần được đánh dấu với (=)
    Các ký hiệu viết tắt cơ bản:
    O-O Nhập thành cánh Vua
    O-O-O Nhập thành cánh Hậu
    x Ăn quân
    + Chiếu tướng
    ++ or # Chiếu hết
    e.p. Bắt tốt qua đường (en passant)
    Được ucbu sửa chữa / chuyển vào 19:55 ngày 06/01/2004
  9. ucbu

    ucbu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    C) 1. c4
    Một lần nữa Đen cũng có 7 nước đi hoàn hảo như hình 7:
    1. ... c6
    Đen chuẩn bị tấn công tốt cột c của Trắng và kiểm soát d5 với 2. ... d5. Sau 2. d4 d5 ta có phòng thủ Slav còn 2. e4 d5 dẫn tới biến thể quen thuộc của khai cuộc Caro-Kann.
    1. ... c5
    Cũng bắt chiếc kế hoạch logic của Trắng: Đen tạo sức ép lên ô trung tâm d4, sẵn sàng phát triển Mã cánh Hậu lên c6 mà không sợ chặn đường phát triển của tốt và Hậu sẵn sàng tham chiến ở cánh Hậu.
    1. ... d6
    Kiểm soát e5 và giải phóng Tượng cánh Hậu. Đen có thể tiếp tục với 2. ... e5, 2. ... Nf6 hay 2. ... g6 tuỳ theo ý thích. Mặc dù không phổ biến, 1. ... d6 là hoàn hảo trong mọi phương diện.
    1. ... e6
    Kiểm soát d5 đồng thời giải phóng Tượng cánh Vua và Hậu. Đen sẽ tiếp tục với 2. ... d5 hoặc 2. ... Nf6.
    1. ... e5
    Một kế hoạch tích cực của Đen khi Đen chiếm cứ một ô trung tâm, tấn công d4 đồng thời giải phóng Tượng cánh Vua và Hậu.
    1. ... Nf6
    Một lần nữa là câu trả lời linh động nhất, thoả mãn tất cả các mục tiêu khai cuộc. Đen có thể chọn rất nhiều loại khai cuộc với nước đi thứ hai của mình như 2. ... c6, 2. ... c5, 2. ... e62. ... g6.
    1. ... g6
    Đen lập tức cho thấy ý định sẽ fianchet Tượng cánh Vua. Đây là một kế hoạch rất linh hoạt vì c4 không phải là một nước chiếm khu trung tâm chính và do đó Đen không phải lo lắng về việc Trắng có thể chiếm ưu thế quá mức ở trung tâm.
    Vietchess | Ván cờ hay | Chess puzzle
  10. ucbu

    ucbu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    D) 1. Nf3
    Như hình 8 cho thấy, Đen có 7 nước đi hoàn hảo:
    A)1. ... c6
    B)1. ... c5
    C)1. ... d6
    D)1. ... d5
    E)1. ... e6
    F)1. ... Nf6
    G)1. ... g6
    Những nước đi này đã được nói ở những phần trên và cũng có những lợi thế như đã phân tích trước đó. Vì 1. Nf3 không phải là một nước tấn công mạnh nên Đen không cần phải chuẩn bị 1. ... c6 để đi ... d5. Mặc dù vậy, bạn có thể đi 1. ... c6 mà không có vấn đề gì và thường thì cùng một ván cờ sẽ đến cùng một vị trí sau 1. .. d5. Ví dụ khai cuộc phổ biến Reti (Reti Opening) có thể bắt đầu với 1. Nf3 d5 c4 c6 hoặc 1. Nf3 c6 2. c4 d5.
    E) 1. g3
    Vì đây là nước đi ít sức ép nhất của Trắng, cả 8 nước đi tốt của Đen đều được. Như hình 9, chúng là:
    A)1. ... c6
    B)1. ... c5
    C)1. ... d6
    D)1. ... d5
    E)1. ... e6
    F)1. ... e5
    G)1. ... Nf6
    H)1. ... g6
    Mỗi nước đi trên đã được phân tích kỹ ở các phần trên và các lý do tương tự cũng áp dụng cho trường hợp này. Đến đây độc giả cũng có lẽ đã nhận thấy các nước đi tốt lặp đi lặp lại như thế nào. Một nước đi tốt cho một loại khai cuộc cũng thường tốt cho loại khai cuộc khác vì chúng cùng thoả mãn các mục tiêu khai cuộc. Tám nước đi hoàn hảo theo các nguyên tắc khai cuộc của Đen là những nước trên. Trừ khi có một lý do rõ ràng tại sao một nước đi không có lợi, bạn sẽ không gặp bất lợi gì khi chọn một trong tám nước trên chống lại bất kỳ nước đi mở đầu nào của Trắng.
    Có một nước đi đầu của Đen đáng được chú ý đặc biệt. Vào cuối thập kỷ 1970 những kiện tướng Anh, dẫn đầu bởi đại kiện tướng Anthony Miles và Raymond Keene bắt đầu chơi 1. ... b6 (*) và đạt được khá nhiều thành công. Ý tưởng của nước đi này cũng tương tự như 1. ... g6, dựa vào Tượng được fianchet để kiểm soát hai ô trung tâm chính. Trong trường hợp của 1. ... b6 đó là d5 và e4. Tuy nhiên so với 1. ... g6 thì 1. ... b6 có bất lợi là nó không giúp gì cho việc tăng cường an toàn của Vua Đen (nhập thành cánh Hậu thường là không hợp lý cho loại khai cuộc này). Sự chậm trễ trong việc nhập thành có nghĩa là Vua Đen vẫn ở chỗ không an toàn và đòn phản công của Đen sẽ không có sự hỗ trợ của Xe cánh Vua. Một chút bù lại là khi fianchet Tượng cánh Hậu Đen sẽ tấn công tốt cột e của Trắng nếu Trắng muốn có khu trung tâm mạnh và đi e4 trong những nước đầu.
    Vẫn còn quá sớm để có câu trả lời chính xác khả năng phòng thủ với 1. ...b6. Lý thuyết cờ Vua luôn luôn tìm kiếm chân lý sẽ cho chúng ta câu trả lời. Tôi đoán rằng 1. ... b6 hơi thụ động để có thể xếp vào loại nước đi hoàn hảo. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào nó cũng chỉ kém hơn những nước hoàn hảo một chút. Có lẽ sau 1. Nf3 Đen có thể đi 1. ... b6 mà không có bất lợi nào.
    (*): trong sách là 1. ... g6 nhưng có lẽ chỗ này bị in sai, 1. ... b6 thì hợp lý hơn
    Được ucbu sửa chữa / chuyển vào 19:38 ngày 08/01/2004

Chia sẻ trang này