1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cỏ xót xa đưa

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi Soi_Dong_Hoang_new, 03/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Soi_Dong_Hoang_new

    Soi_Dong_Hoang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Cỏ xót xa đưa

    Cỏ xót xa đưa. Đã từ rất lâu rồi muốn viết một điều gì đấy về những âm điệu, những ca từ, những hình ảnh và tư tưởng trong bài hát này nhưng thật khó khăn. Phải, thật khó khăn để mà giải thích, mà phân tích, mà diễn giải những điều ngay cả mình cũng không thể nắm bắt hết. Xuân Diệu đã từng phải thốt lên rằng
    ?oAi đem phân chất một mùi hương
    Hay bản cầm ca, tôi chỉ thương
    Chỉ lặng chuồi theo dòng cảm xúc
    Như thuyền ngư phủ lạc trong sương?
    Phải, chỉ như một con thuyền nhỏ bé trôi bềnh bồng trong làn sương lãng đãng, không ý niệm, không tâm thức, một thứ cảm giác không - thể - nắm - bắt. Một giọt nước có thể là vô nghĩa, một vài giọt nước cũng có thể là vô nghĩa. Nhưng nếu trăm nghìn giọt, nếu ức triệu giọt nước cùng rơi xuống thì nó có ý nghĩa gì không ? Xin thưa, nó cũng hoàn toàn vô nghĩa. Không một ai đứng giữa cơn mưa lại tự hỏi lòng xem nó có ý nghĩa thế nào ? Không, người ta chỉ có thể hỏi nó như thế nào ? Và ta có cảm giác gì về nó ?
    Lần đầu tiên nghe bài hát này, tôi cũng đã tự hỏi nó có ý nghĩa gì ? Những ca từ kia khi sắp xếp cạnh nhau mang một thông điệp gì, và thằng tôi nhỏ bé với đầu óc lý - luận ?" logic rất khoa học đã không thể hiểu nổi. Như một con thuyền lạc lõng trong làn sương, tôi quay cuồng giữa những thứ triết lý siêu hình từ câu hát. Để rồi một đêm bất chợt ngộ ra rằng ta đang đứng giữa một cơn mưa. Và thay vì phải loay hoay phân tích xem những ca từ kia mang một ý nghĩa gì thì tôi đã thay đổi cách tiếp cận, tôi đã thay đổi câu hỏi : nó cho ta cảm giác thế nào ?
    Nếu mỗi con người là một tiểu vũ trụ chất chứa những bản thể riêng biệt nhưng cũng đồng thời mang hình ảnh của cái Toàn Thể thì với câu hỏi này, mỗi người sẽ có riêng cho mình một câu trả lời.
    Dưới mặt trời ngồi hát hôn mê
    Dưới vòng nôi mọc từng nấm mộ
    Dưới chân ngày cỏ xót xa đưa.
    Những ca từ, những hình ảnh và những giai điệu tiết tấu này đã dựng lên một không gian thật âm u, thật huyễn hoặc, thật vô - thường. Cái hình ảnh dưới chân ngày cỏ xót xa đưa nghe thật bi thương. Thời gian thật tàn nhẫn, lạnh lùng bước qua đến cả cỏ cây cũng phải xót xa huống hồ là con người.
    Người đã đến và người sẽ về bên kia núi
    Từng câu nói là từng cánh buồm giong cuối trời.
    Còn lại tiếng cười khóc giữa đời.
    Và như thế, cuộc đời như một cõi tạm, khi mà người đã đến rồi người sẽ về. Về đâu ? Về bên kia núi. Như một cơn gió thoảng qua cuộc đời, chỉ còn để lại ?otiếng cười khóc giữa đời?. Cuối cùng thì cũng chỉ còn tiếng cười khóc là ở lại với đời mà thôi. Xót xa không khi từng câu nói cũng chỉ đơn thuần là từng cánh buồm giong ra khơi về nơi cuối trời. Quả vậy, những hứa hẹn, thề thốt, những lý luận hay tranh cãi, những thóa mạ hay mơn trớn rồi cũng qua đi, cái ở lại phải chăng cũng chỉ là một tiếng khóc cười !
    Dưới ngọn đèn một bóng chim qua
    Giữa đường đi một người đứng gọi
    Có biết gì về ngày chưa tới.
    Những ngày ngồi rủ tóc âm u
    Nghe tiền thân về chào tiếng lạ
    Những mai hồng ngồi nhớ thiên thu.
    Ở đây, cái cảm giác gần như đã đạt đến trạng thái hòa đồng cùng đại vũ trụ, cái nỗi buồn gần như đã thành nỗi vui vì sự tồn ?" vong vô - thường, sự sinh - diệt vô - tận của tự nhiên. Thời gian mất đi cái cấu trúc đã được gán theo chuẩn, quá khứ hay hiện tại hay tương lai, tất cả chỉ là một. Một mai hồng cũng chính là thiên thu.
    Viết về cái mình đã biết, thì đó chỉ là cặn bã. Viết về cái mình không thể nắm bắt được thì viết thế nào ? Phải dùng ngôn từ thế nào để diễn đạt cái tâm trạng mơ hồ không duy thức ? Phải dùng hình ảnh thế nào để lột tả cái ý niệm vô - niệm của bản ngã, của cái Tôi đang trăn trở, đang cào cấu, đang đòi hỏi được hòa nhập ?
    Ngày nay cũng có nhiều bạn trẻ nghĩa rằng dùng từ ngữ càng bí hiểm, hình ảnh càng khó hiểu thì người ta sẽ khâm phục trí tuệ và sự hiểu biết của mình hơn. Đâu biết rằng ngôn từ có giới hạn, ý thức có chỗ dừng mà tâm hồn thì quá rộng, người xưa đành dùng cách nói ngược xuôi để diễn đạt, nào phải vì những điều đó quá siêu nhiên !


    T.
    Một kiếp hinh hồn nhỏ
    Mang mang thiên cổ sầu
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    Bác Sói Đồng Hoang, quả là dù chưa 1 lần nghe qua bài Cỏ xót xa đưa nhưng đọc những gì bác viết vẫn có cảm giác nao lòng. Cô độc, suy tư tìm về cội ...dù sao vẫn chỉ thấy 1 cảm giác xót xa.
    Mỗi người chúng ta có cách chịu đựng và hưởng thụ cuộc sống 1 cách khác nhau, bác lấy thanh thản trong cô đơn, lặng lẽ. Tớ lấy lại sự cân bằng qua tiếng cười. Bác thả hồn vào thi ca, tớ suy ngẫm cuộc sống qua từng câu chuyện nhỏ.
    Mỗi bài ca đôi lúc nó không chỉ là bài ca, nó trở thành nơi giãi bày tâm sự, nó là sự giải phóng những suy nghĩ tình cảm của cá nhân người viết. Ngay chân - thiện - mỹ mỗi người cũng hiểu và cảm nhận theo 1 cách khác nhau mà.
    Nhân đây kẻ bác nghe chuyện này, có 1 anh bạn trẻ thấy tớ khi buồn tắt đèn nghe nhạc Kitaro mới chê rằng: thời này còn nghe nhạc ấy ư? phải nghe nhạc cổ điển mới là nghe nhạc. Tớ nghe vậy chỉ đáp : với tớ âm nhạc là sự cảm thụ, cái gì mình thấy hay thì mình nghe. Mình nghe cho mình chứ có nghe vì người được đâu.
    Lại có người khi thấy tớ ăn bún nhưng không cho nhiều ớt mới dè bỉu rằng: ăn bún thì phải nhiều ớt mới ngon! Nhưng họ cũng đâu hiểu rằng ẩm thực là sự thưởng thức, ngon hay không mỗi người sẽ có vị riêng của mình.
    Trong bóng tối, nhắm mắt cảm nhận hồn bản nhạc, cảm nhận được tiếng chim hót, tiếng sương sớm rơi trên cành lá, tưởng tượng cảnh bình minh đang lên, đoàn lạc đà sải bước trên sa mạc trong nhạc Kitaro cũng là cái thú đấy bác! Nghe nhạc mà không có lời thi hơi buồn nhưng nghe nhạc mà không có nhạc thì buồn hơn nữa - tớ nghĩ vậy.
    Ăn xong liếm mép quèn quẹt!

Chia sẻ trang này