1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cối 400mm

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi tquocdat, 06/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Ặc, bác xem súng em to dài hầm hố thế mà súng của bác ngắn tủn thì có bắn được ko? Hay bác mở topic về các loại vũ khí quái chiêu xưa nay đi, thằng em sẽ cố tham gia.
  2. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    súng của bác tuy dài nhưng không gọi là cối được, bởi muốn là cối thì quan trọng là đạn phải to so với súng!! Súng dài mà đạn lép thì đối phương nó cười! Cối hay tiếng Anh là mortar đều có nghĩa là cái cối để giã cua giã thịt, bác nhìn lại xem cái súng nào mới giống là cái cối!!!
    Được cavalry sửa chữa / chuyển vào 11:19 ngày 10/05/2006
  3. 040239407

    040239407 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    này thì cối![​IMG]
  4. 040239407

    040239407 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    FRENCH MORTAR 1680 - 1700
    [​IMG]
  5. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Tại sao nòng pháo lại ngỏng cao đến vậy ?
    Theo kênh Discovery, chương trình Special Wepon tối thứ 4 hàng tuần.
    Ai cũng biết bắn theo góc lớn thì đạn sẽ mất thời gian lâu hơn để bay tới mục tiêu so với nếu bắn theo góc nhỏ. Do đó Đức và Mỹ đã dùng máy tính mô phỏng và tính toán để một khẩu pháo có thể bắn liên tiếp 3 viên đạn, mà cả 3 viên đạn đều đến đích một lúc.
    Một tổ 4 khẩu sẽ bắn được 12 viên đạn tới đích một lúc, điều đó có ý nghĩa lớn: thứ nhất, số lượng đạn bắn cấp tập hơn sẽ có tính chế áp cao hơn. Thứ hai, địch tưởng có 12 khẩu chứ không phải chỉ có 3 khẩu. Thứ ba, địch khó tính toán được toạ độ trận địa bắn, do tiếng nổ đầu nòng, cung đạn, và thời điểm đạn tới gây confusion.
    Hình dưới mô tả viên đạn thứ nhất được bắn với góc A1 lớn hơn góc A2 của viên đạn thứ 2. A1 >A2 >A3.
    Viên đạn thứ nhất bắn vổng cao, thời gian bay tới mục tiêu sẽ lâu. Viên đạn cuối cùng bắn góc nhỏ, đến đích sẽ nhanh hơn.
    [​IMG]
  6. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Có cái ảnh mới chụp đây:
    [​IMG]
  7. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Bị làm sao ấy nhỉ.
    Mod xoá đi nhờ.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 15:02 ngày 11/05/2006
  8. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    To bác Benediction .
    M109A6 Paladin là pháo chứ không phải cối. Định nhĩa cối cũng không phải là thả đạn vào đầu nòng hay là ngỏng cao. Thần công ngày xưa toàn thả đạn đầu nòng vẫn là pháo. Pháo phòng không thì ngỏng cao tít vẫn là pháo.
    Thông thường, người ta gọi cối là những súng đơn giản, nòng ngắn. Còn thế nào là nòng ngắn thì không phân biệt rõ ràng.
    Do đơn giản, nên thông thường cối không cần bộ lùi, càng chống giật....lắm chuyện, lực giật ấn thẳng xuống đất. Điều này làm cối đơn giản và nhẹ.
    Những cối thả đạn vào đầu nòng là những súng đơn giản nhất. Khẩu pháo 82mm thì nặng hàng tấn, nhưng cối 60mm, 82mm nhỏ nhẹ, vác vai.
    Ngoài ưu thế nhẹ, cối có một ưu thế về tầm. Nếu như trong chân không, viên đạn bắn đi từ góc (45 độ + a) và (45 độ - a) có tầm như nhau thì trong không khí hoán toàn khác. Khẩu 75mm khi bắn góc thấp 30 độ có tầm lý thuyết 21km, nhưng trong không khí chỉ đạt 6km. Đạn cối lại bay lên tầng không khí loãng trên cao, nên giảm được lực cản và có tầm xa hơn.
    Công dụng của pháo thường được chia theo loại đạn.
    Trái phá chống bộ binh. Đạn sát thương. Khối lượng đạn lớn, đường bắn cầu vồng. Độ chính xác chẳng cần lắm vì nổ cách người chục mét vẫn trúng. Bắn góc trên dưới 45 độ đều tốt.
    Trái phá chống công sự, đạn cũng mang nhiều thuốc nổ, nhưng có mũi dầy để khoan. Độ chính xác cũng cần cao hơn chút. Nhưng do mục tiêu đứng yên nên bắn các góc lớn gần 45 độ vẫn tốt.
    Đạn chống tăng, đạn này cần bắn đường đạn thẳng chính xác, sức khoan mạnh chống mục tiêu di dộng giáp dầy. Do đó góc bắn thấp, sơ tốc lớn.
    Cối thường bắn loại trái phá chống bộ binh. Pháo tự hành dùng nhiều để bắn loại đạn chống công sự. Theo hành tiến, pháo tự hành diệt những mục tiêu mới xuất hiện. Pháo chống tăng đặt cố định, trên pháo tự hành hay ngay trên tăng là lực lượng xung kích hay chống xung kích, chống lại tăng đối phương.
    Kachiusa ban đầu được gọi là "cối phản lực", do đặc điểm góc bắn cao và độ chính xác thấp. Hậu duệ của súng này là các MLRS.
    Pháo MLRS nhỏ rất nhẹ so với cối và đại bác, tốc dộ bắn cao, dùng phản pháo rất tiện.
    Pháo MLRS lớn có tầm rất xa, độ chính xác cao, tốc độ bắn nhanh. Pháo cũng có gia tốc trong nòng thấp nên được sử dụng đầu đạn điện tử. Ngày nay, MLRS lớn thường được áp dụng các đầu đạn chống những mục tiêu đặc biệt như tank bằng đầu đạn tự tìm mục tiêu, sở chỉ huy bằng dẫn đường JPS.
  9. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Tớ nghĩ nhanh hay chậm liệu có tới vài giây? và vài giây thì đâu có kịp thay đổi góc tà hay nạp đạn
  10. JeanVal

    JeanVal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Hi các bác.
    Sử dụng góc bắn lớn như vậy, pháo thủ không hề quan tâm đến thời gian bay của đạn. Như 1 bác nào đó đã viết trước đó và trong tập sách Vật lý vui dịch từ tiếng Nga cũng đề cập đến vấn đề này. Đó là tăng tầm bắn của pháo.
    Theo lý thuyết, tầm bắn của súng đạt tối đa với góc bắn 45 độ so với mặt đất. Nhưng đấy là trong môi trường có mật độ đồng nhất.
    Chắc các bạn cũng biết ở tầng đối lưu của khí quyển có mật độ không khí lớn cùng mọi hiện tượng thời tiết như gió mưa sấm chớp đều xảy ra ở đây. Tầng bình lưu có áp suất và mật độ không khí rất thấp nên lực cản của các vật thể bay giảm nhiều so với ở tầng đối lưu. Chính vì lý do đó mà các máy bay dân dụng và quân sự thường cố sức để leo thật nhanh tới độ cao khoảng 33.000 feet hoặc hơn nữa để bay đường trường nhằm tiết kiệm nhiên liệu, tăng tầm bay và hạn chế các biến đổi của thời tiết.
    Các đại bác nòng dài có cỡ nòng lớn hoàn toàn có khả năng đưa đầu đạn lọt hẳn vào tầng bình lưu. Chính các pháo thủ Đức đã phát hiện ra điều này khi pháo kích Paris trong WW1. Họ nhận thấy tầm bắn của mấy khẩu pháo to tổ bố nòng 400mm đặt trên đường rail do nha Krupp làm ra tăng lên đáng kể khi góc bắn là 60 độ hay hơn nữa.
    Chuyện bắn tới cao độ 10km là chuyện quá đơn giản.
    Trong tập Ký sự Phòng không-Không quân xuất bản lần đầu cũng nhắc tới chuyện pháo phòng không 100mm của Bắc Việt bắn cháy B52 ở Quảng bình.
    Thân.

Chia sẻ trang này