1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÕI RIÊNG!

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi hothanhphuong, 11/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dactanhan

    dactanhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
  2. dactanhan

    dactanhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Hỡi ơi, cái này trong Toán học người ta gọi là chứng minh quy nạp ko hoàn toàn. Trường hợp cơ bản n = 0 hay 1 ko chứng minh đc, đúng với n thì cũng đúng với n + 1 cũng ko chứng minh đc. Tóm lại là túm bừa một n có tính chất m nào đó rồi tuyên bố: chúng mày, lũ đồng loại của n kia, tất cả đều phải m hết nghe chưa. Thật là hỏng bét.
    Truyện cũ post lại
    Một cô gái tóc vàng hoe chạy tới bác sĩ khóc lóc xin đc cấp cứu vì cô cảm thấy đau ê ẩm toàn thân, tưởng chừng như sắp chết. Ông bác sĩ bình tĩnh xem xét cẩn thận. Ông hỏi xem cô gái đau ở đâu. Cô gái tóc vàng hoe chạm ngón tay trỏ vào vai, kêu á lên một tiếng. Chạm tay vào chân, lại á lên tiếng nữa, ở đầu cũng vậy, ở đâu cũng thế. Ông bác sĩ lắc đầu cười bảo:
    - Cô chỉ bị đau ở mỗi ngón tay trỏ thôi, còn toàn thân ko sao cả - Rồi đuổi tóc vàng hoe về.
    Hết truyện. Lẽ ra cái kết phải có 2 miếng băng keo. Một dán vào ngón tay đau - tưởng - chỗ - nào - cũng - đau của tóc vàng hoe, một, dĩ nhiên là, dán vào miệng
    dactanhan
    Được dactanhan sửa chữa / chuyển vào 17:49 ngày 14/05/2003
  3. dactanhan

    dactanhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Hỡi ơi, cái này trong Toán học người ta gọi là chứng minh quy nạp ko hoàn toàn. Trường hợp cơ bản n = 0 hay 1 ko chứng minh đc, đúng với n thì cũng đúng với n + 1 cũng ko chứng minh đc. Tóm lại là túm bừa một n có tính chất m nào đó rồi tuyên bố: chúng mày, lũ đồng loại của n kia, tất cả đều phải m hết nghe chưa. Thật là hỏng bét.
    Truyện cũ post lại
    Một cô gái tóc vàng hoe chạy tới bác sĩ khóc lóc xin đc cấp cứu vì cô cảm thấy đau ê ẩm toàn thân, tưởng chừng như sắp chết. Ông bác sĩ bình tĩnh xem xét cẩn thận. Ông hỏi xem cô gái đau ở đâu. Cô gái tóc vàng hoe chạm ngón tay trỏ vào vai, kêu á lên một tiếng. Chạm tay vào chân, lại á lên tiếng nữa, ở đầu cũng vậy, ở đâu cũng thế. Ông bác sĩ lắc đầu cười bảo:
    - Cô chỉ bị đau ở mỗi ngón tay trỏ thôi, còn toàn thân ko sao cả - Rồi đuổi tóc vàng hoe về.
    Hết truyện. Lẽ ra cái kết phải có 2 miếng băng keo. Một dán vào ngón tay đau - tưởng - chỗ - nào - cũng - đau của tóc vàng hoe, một, dĩ nhiên là, dán vào miệng
    dactanhan
    Được dactanhan sửa chữa / chuyển vào 17:49 ngày 14/05/2003
  4. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Khánh Ly Người Bạn Đặc Biệt
    "Khánh Ly là một người bạn đặc biệt? đó là câu trả lời của Trịnh Công Sơn khi có ai hỏi về liên hệ thân thiết giữa anh và chị Mai . Năm 1975, chị Mai ôm con ra đi từ Vũng Tàu . Theo nhà báo Trường Kỳ đã viết: "Vào những ngày đầu tháng Năm 1975, nhiều tin đồn đã được tung ra và được truyền đi một cách nhanh chóng. Nào là xác Elvis Phương, Khánh Ly và một số nghệ sĩ khác trôi dạt về bãi trước Vũng Tàu. Ngoài ra còn đủ mọi thứ tin đồn vô căn cứ khác về giới nghệ sĩ. Những tin đồn này đã khiến những người yêu nhạc hoang mang rất nhiều để lo lắng cho số phận những tên tuổi họ ưa thích" .
    Chưa có tin chị Mai mà cả Saigon thời đó đồn ầm là có người thấy xác chị trôi vào bãi biển Vũng Tàu làm hoang mang nhiều người và người hoang mang đau đớn hơn ai hết là anh Sơn, anh buồn da diết nhớ thương một người bạn thân thương đã bao năm chia ngọt xẻ bùi, đã đi bên anh suốt cả tuổi trẻ buồn nhiều hơn vui . Nỗi đau đớn nhớ thương này của anh Sơn đã được chị Lâm Thị Mỹ Dạ ghi lại trong bài " Những Kỷ Niệm Còn Mãi Trong Tôi? chị đã viết để nhớ về Trịnh Công Sơn . Hư Vô xin mạn phép trích một đoạn ngắn ra đây :
    ?o Năm 1976, ?Tôi hăm hở bước lên cầu thang, phòng anh Sơn rất ít khi đóng cửa . Tôi bước vào nhà, cất tiếng gọi . Không ai trả lời . Tôi ngập ngừng đi tiếp vào phía trong - chỗ làm việc của anh . Anh Sơn đang ngồi trên tay cầm cây bút xạ, mũi vẫn còn hướng xuống mặt bàn, khuôn mặt thảng thốt như đang chìm vào một thế giới xa xăm . Trời ơi hai chữ Khánh Ly, Khánh Ly được viết đầy cả tấm giấy to gần kín cả mặt bàn . Có lẻ anh Sơn đã viết rất lâu nên nó mới nhiều đến thế . Anh Sơn ngồi lặng, rồi như chợt tỉnh, anh đứng dậy lấy ghế mời tôi ngồi . Và như không ngăn nổi tình cảm đang trào dâng trong lòng - nỗi nhớ Khánh Ly . Và như đang cần có một người bạn để chia sẻ đó là tôi . Trịnh Công Sơn liền tìm đưa cho tôi một tập ảnh .
    - Này, Dạ xem đi .
    Tôi xem chăm chú từng tấm ảnh . Khánh Ly đẹp quá . Cô có vẻ đẹp tự nhiên, vừa cổ điển vừa hiện đại ?" duyên dáng , nhu mì, mạnh mẽ . Hầu như toàn bộ tập ảnh đó là ảnh chụp chung của hai người . Tôi xem nhiều chiếc rồi dừng lại ở bức chân thật nhất ?" Khánh Ly đang ngồi trong lòng anh Sơn, trên hai bắp chân . Tôi nhin vào tấm ảnh rồi hồn nhiên hỏi anh:
    - Chị Khánh Ly là người yêu của anh phải không ?
    Anh cười thật hiền:
    - Khánh Ly là một người bạn đặc biệt .
    - Ở miền Bắc, ảnh chụp chung như vậy thường là hai người yêu nhau . Tôi nói .
    - Dạ có biết ai chụp hình cho tụi mình không ? Anh hỏi .
    Tôi lắc đầu .
    - Chồng của Khánh Ly đấy, ở trong này, nam nữ chụp hình chung là chuyện bình thường, không có gì lạ .
    Anh xếp lại tập ảnh rồi xếp vào cuốn sổ . Như để chuyển sang không khí khác, anh hỏi tôi:
    - Ði chợ về có chi lạ không ?
    - Dạ có mua cho anh một cái đầu cá tươi lắm . Tôi vui vẻ .
    - Ồ. mình sẽ nấu cháo . Trưa nay có Ðinh Cường và Bửu Ý đến chơi.?.
    ..?Tôi nhìn đồng hồ, đã gần trưa . Anh Sơn lặng lẽ đi đến ổ cắm điện với tay lấy chiếc máy Sony đã cũ, găm phích vào rồi tua qua một đoạn, bản Valse của Schubert . Bản Valse này tôi rất thích, nhất là đoạn điệp khúc . Anh Sơn biêt điều đó . Anh là người tinh tế và nhạy cảm . Bản Valse vừa ngừng . Tôi sắp sửa đứng lên thì chợt ngón tay trỏ của anh Sơn ấn vào máy tua lại băng nhạc . Và tài tình làm sao khi anh ấn nút, đoạn điệp khúc của bản Valse lại bắt đầu ?
    Ðó là cách lưu khách rất dễ thương của anh . Nhất là ngày hôm nay khi anh đang hẫng hụt trống vắng . Nỗi nhớ gan ruột một người bạn đã quá xa vời . Một người đã cùng anh qua bao thăng trầm ?" vinh quang, khổ đau, hạnh phúc ?" đó là ca sĩ Khánh Ly . Nếu tôi không đến thăm anh , làm cắt mạch tư duy, cảm xúc của anh thì trên mặt bàn ấy đã chồng chéo không biết bao nhiêu lớp tên của Khánh Ly . Và chắc cây bút xạ của anh đã cạn khô hết mực . Tôi có cảm giác dòng máu từ trái tim anh đổ ra để viết tên cô, Khánh Ly, Khánh Ly, Khánh Ly, Khánh Ly, Khánh Ly, Khánh Ly. Khánh Ly .
    Không biết Trịnh Công Sơn đã gọi cái tên ấy bao nhiêu lần . Cái tên yêu quý đó, trong mơ cũng như trong đời thực, luôn luôn hiện hữu trong tâm hồn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn .?."
    Lâm Thị Mỹ Dạ
    Huế 20/04/01
    (Trích từ tập " Trịnh Công Sơn - Người hát rong qua nhiều thế hệ "
    nxb Trẻ 3/2002)
  5. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Khánh Ly Người Bạn Đặc Biệt
    "Khánh Ly là một người bạn đặc biệt? đó là câu trả lời của Trịnh Công Sơn khi có ai hỏi về liên hệ thân thiết giữa anh và chị Mai . Năm 1975, chị Mai ôm con ra đi từ Vũng Tàu . Theo nhà báo Trường Kỳ đã viết: "Vào những ngày đầu tháng Năm 1975, nhiều tin đồn đã được tung ra và được truyền đi một cách nhanh chóng. Nào là xác Elvis Phương, Khánh Ly và một số nghệ sĩ khác trôi dạt về bãi trước Vũng Tàu. Ngoài ra còn đủ mọi thứ tin đồn vô căn cứ khác về giới nghệ sĩ. Những tin đồn này đã khiến những người yêu nhạc hoang mang rất nhiều để lo lắng cho số phận những tên tuổi họ ưa thích" .
    Chưa có tin chị Mai mà cả Saigon thời đó đồn ầm là có người thấy xác chị trôi vào bãi biển Vũng Tàu làm hoang mang nhiều người và người hoang mang đau đớn hơn ai hết là anh Sơn, anh buồn da diết nhớ thương một người bạn thân thương đã bao năm chia ngọt xẻ bùi, đã đi bên anh suốt cả tuổi trẻ buồn nhiều hơn vui . Nỗi đau đớn nhớ thương này của anh Sơn đã được chị Lâm Thị Mỹ Dạ ghi lại trong bài " Những Kỷ Niệm Còn Mãi Trong Tôi? chị đã viết để nhớ về Trịnh Công Sơn . Hư Vô xin mạn phép trích một đoạn ngắn ra đây :
    ?o Năm 1976, ?Tôi hăm hở bước lên cầu thang, phòng anh Sơn rất ít khi đóng cửa . Tôi bước vào nhà, cất tiếng gọi . Không ai trả lời . Tôi ngập ngừng đi tiếp vào phía trong - chỗ làm việc của anh . Anh Sơn đang ngồi trên tay cầm cây bút xạ, mũi vẫn còn hướng xuống mặt bàn, khuôn mặt thảng thốt như đang chìm vào một thế giới xa xăm . Trời ơi hai chữ Khánh Ly, Khánh Ly được viết đầy cả tấm giấy to gần kín cả mặt bàn . Có lẻ anh Sơn đã viết rất lâu nên nó mới nhiều đến thế . Anh Sơn ngồi lặng, rồi như chợt tỉnh, anh đứng dậy lấy ghế mời tôi ngồi . Và như không ngăn nổi tình cảm đang trào dâng trong lòng - nỗi nhớ Khánh Ly . Và như đang cần có một người bạn để chia sẻ đó là tôi . Trịnh Công Sơn liền tìm đưa cho tôi một tập ảnh .
    - Này, Dạ xem đi .
    Tôi xem chăm chú từng tấm ảnh . Khánh Ly đẹp quá . Cô có vẻ đẹp tự nhiên, vừa cổ điển vừa hiện đại ?" duyên dáng , nhu mì, mạnh mẽ . Hầu như toàn bộ tập ảnh đó là ảnh chụp chung của hai người . Tôi xem nhiều chiếc rồi dừng lại ở bức chân thật nhất ?" Khánh Ly đang ngồi trong lòng anh Sơn, trên hai bắp chân . Tôi nhin vào tấm ảnh rồi hồn nhiên hỏi anh:
    - Chị Khánh Ly là người yêu của anh phải không ?
    Anh cười thật hiền:
    - Khánh Ly là một người bạn đặc biệt .
    - Ở miền Bắc, ảnh chụp chung như vậy thường là hai người yêu nhau . Tôi nói .
    - Dạ có biết ai chụp hình cho tụi mình không ? Anh hỏi .
    Tôi lắc đầu .
    - Chồng của Khánh Ly đấy, ở trong này, nam nữ chụp hình chung là chuyện bình thường, không có gì lạ .
    Anh xếp lại tập ảnh rồi xếp vào cuốn sổ . Như để chuyển sang không khí khác, anh hỏi tôi:
    - Ði chợ về có chi lạ không ?
    - Dạ có mua cho anh một cái đầu cá tươi lắm . Tôi vui vẻ .
    - Ồ. mình sẽ nấu cháo . Trưa nay có Ðinh Cường và Bửu Ý đến chơi.?.
    ..?Tôi nhìn đồng hồ, đã gần trưa . Anh Sơn lặng lẽ đi đến ổ cắm điện với tay lấy chiếc máy Sony đã cũ, găm phích vào rồi tua qua một đoạn, bản Valse của Schubert . Bản Valse này tôi rất thích, nhất là đoạn điệp khúc . Anh Sơn biêt điều đó . Anh là người tinh tế và nhạy cảm . Bản Valse vừa ngừng . Tôi sắp sửa đứng lên thì chợt ngón tay trỏ của anh Sơn ấn vào máy tua lại băng nhạc . Và tài tình làm sao khi anh ấn nút, đoạn điệp khúc của bản Valse lại bắt đầu ?
    Ðó là cách lưu khách rất dễ thương của anh . Nhất là ngày hôm nay khi anh đang hẫng hụt trống vắng . Nỗi nhớ gan ruột một người bạn đã quá xa vời . Một người đã cùng anh qua bao thăng trầm ?" vinh quang, khổ đau, hạnh phúc ?" đó là ca sĩ Khánh Ly . Nếu tôi không đến thăm anh , làm cắt mạch tư duy, cảm xúc của anh thì trên mặt bàn ấy đã chồng chéo không biết bao nhiêu lớp tên của Khánh Ly . Và chắc cây bút xạ của anh đã cạn khô hết mực . Tôi có cảm giác dòng máu từ trái tim anh đổ ra để viết tên cô, Khánh Ly, Khánh Ly, Khánh Ly, Khánh Ly, Khánh Ly, Khánh Ly. Khánh Ly .
    Không biết Trịnh Công Sơn đã gọi cái tên ấy bao nhiêu lần . Cái tên yêu quý đó, trong mơ cũng như trong đời thực, luôn luôn hiện hữu trong tâm hồn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn .?."
    Lâm Thị Mỹ Dạ
    Huế 20/04/01
    (Trích từ tập " Trịnh Công Sơn - Người hát rong qua nhiều thế hệ "
    nxb Trẻ 3/2002)
  6. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Hôm Nay Thức Dậy
    "Hôm nay thức dậy không còn thấy mọi người, không còn thấy mặt người . Vây phủ quanh đời nói tiếng yêu thương" (TCS). Hôm nay thức dậy . Một mình . Bao nhiêu mệt mõi của một cuối tuần như ngựa . Rống như trâu . Bây giờ mới thấm . Tôi như người mộng du . Ở San José, mở mắt dậy, tưởng ở nhà . Về đây rồi . Còn tưởng sáng San José . 6,7 giờ sáng khi mọi người thức dậy, các con đi học thì tôi ?ngủ . 3 giờ cchiều mới mở mắt . Ngày hay đêm . Ở đâu đây . Chẳng biết . Chẳng cần biết . Mấy chục năm như thế rồi . Giờ đã gần cuối đời . Có cần thiết phải thay đổi một ?thói quen . Một thói quen mọi người cho là ?xấu . Khó chịu . Nhưng đáng yêu với tôi . Thói quen nào cũng đáng yêu . Yêu người, thương áo quen hơi ngọt ngào . Yêu đêm tối có nỗi cô lẻ mênh mông . Hơi áo người yêu . Tôi không chia cho ai . Ðêm tối bao la kia . Không ai chia cho tôi . "Một người điên trong thành phố" (TCS)
    Ði . Về . Rồi lại đi, về . Cứ như thế . Chẳng cần biết nơi mình đến trời có xanh ? Nơi mình về trời có vui ? Những thành phố giống nhau đến nhàm chán . Những khuôn mặt da trắng, tóc vàng, mắt xanh ..nhìn hoài thương không vô . Tôi đi ngơ ngác, chán chường với một điểm hy vọng nhỏ nhoi . Ðến với người mình còn yêu . Và còn yêu mình .
    Trời đã vào thu . Cơn mưa bất chợt phủ trùm thành phố . Vẫn tìm đến như đã tìm đến nhau . Mưa ngoài trời . Mưa trong lòng, trong mắt trong cả môi cười . Ðến với nhau . Lòng như đại dương . Tình như non cao . Giữa đời suối khe . Mưa nữa đi . Lạnh thêm chút nữa . Cho lòng thêm chút ấm . Vẫn chưa đủ, vẫn còn xa quá . Bao nhiêu cho đủ . Bao nhiêu cho vừa . Xuân. Không thấy xuân vui . Hạ không thấy lòng bớt nhớ những chiều qua phố xưa . Thu . Nỗi nhớ nhiều hơn . Nhớ nhiều quá . Yêu nhiều quá những cơn mưa phùn Ðà Lạt, những con dốc nhấp nhô, mái nhà ngói đỏ phơi mình giữa màu xanh của lá . Chưa lạnh lắm nhưng đủ để thu mình ở một góc nhỏ café Tùng . Hơi nóng từ ly café chuyền qua ấm dần hai tay giá lạnh. Thú vị lắm. Ngồi ở nhà Thủy Tạ, một mình nhìn mưa bay trên Hồ Xuân Hương. Mưa bay dịu dàng. Nỗi buồn cũng dịu dàng. Trong cơn điên dịu dàng. Mướn Taxi chạy xuống phi trường Liên Khương. Không đón đưa ai . Ðến để nhìn mọi người đưa đón nhau . Xem xem vui buồn đến đâu . Chạy lên phi trường Cam Ly, cũng chẳng đến đưa ai . Phi trường vắng lặng. Phi đạo nằm soải im lìm chờ đợi . Như một người chờ một người . Người không đến thì ta đi . Phi đạo nằm lại . Tiếp tục chờ đợi . Nắng. Mưa. Ngày. Ðêm. Phi đạo Cam Ly vẫn còn đó .
    Bốn mùa buồn. Bốn mùa chờ đợi . Một chờ đợi cũng dịu dàng. Nhớ Saigon. Chạy ra chợ Hòa Bình rinh một sọt chuối Laba . Nhẩy lên xe đò Minh Trung . Ði ghé Ðịnh Quán ăn cơm thịt heo quay . Xe ghé Ðịnh Quán cũng lại cơm . Tới Saigon chỉ ở lại một ngày . Làm một vòng Saigon-Chợ Lớn. Phân phát hết sọt chuối . Lại nhảy lên Minh Trung về lại Hồ Than Thở . Nhưng không thở than.
    Một thời 20 rất bụi đời, rất vỉa hè . Ðến như gió . Ði như gió . Từ đâu tới. Ði về đâu . Không biết . Không cần biết . Ðáng yêu biết bao những ngày tháng mây trời, biển khơi . Phà khói thuốc vào sương mù Ðà Lạt. Buổi sáng thức dậy, ngửi mùi thơm của thông . Nghe thông hát reo nhè nhẹ . Mặc áo len cổ tròn, quàng cổ, quần jean, thế là ?xuống phố . Có lúc đi giữa mưa vẫn nghe tiếng chân mình rộn rã reo vui trên mặt đường loang nước . Từ ngã tư . Xe đò, xe lam từ hướng Chi Lăng chạy ra . Bước lên xe ngồi xuống. Bao giờ tôi cũng nhìn ngoái lại trường tiểu học Phan Chu Trinh nằm bên kia đường. Tôi đã học ở đây năm 1956. Xe qua nhà vãng lai dành cho các sĩ quan Không Quân nghỉ mát . Qua ga xe lửa . Tiệm phở ở ga ăn cũng khá . Ðổ một con dốc . Rồi một con dốc nhỏ nữa, qua nhà thương Soyer. Trường Yersin. Xe cứ chạy . Tay trái là sân vận động, sân tennis . Khách sạn Palace . Ðường rẽ lên nhà thờ chánh tòa Ðà Lạt. Bên phải là Hồ Xuân Hương. Vòng theo một bùng binh. Ngang qua quân Vụ Thị Trấn, xe đò lên dốc . Vào bến đậu ngay cạnh café Tùng. Vào làm một ly đã . Mọi chuyện tính sau . Ngày nào cũng thế năm năm như thế . Không thay đổi .
    Không ai có thể "bẩy" tôi ra khỏi Ðà Lạt lúc đó, dù là ông Cương khểnh, dù là ông Trịnh Công Sơn, dõi theo từng bước chân tôi những chiều đến giáo đường một mình. "Sợi tóc em bồng trôi nhanh. Trôi nhanh" . Những cùng sống mỗi người một đời nhỏ nhoi, mỗi người một góc trời nhỏ nhoi . Sơn không biết gì về tôi . Tôi không biết gì về Sơn. Không cần thiết. Sơn không bao giờ hỏi . Tôi không bao giờ hỏi . Một người hát nhạc một người . Anh Sơn và Mai . 20 năm trước như thế và 20 năm sau cũng vẫn như thế . Một người hát nhạc một người . Anh Sơn và Mai .
    Tôi chỉ thực sự là tôi . Thực sự hạnh phúc khi hát nhạc anh Sơn. Ngoài ra chỉ là một thứ hạnh phúc mong manh. May ra rực rỡ hơn cho cái hạnh phúc thật sự của mình. Ðó là sự thật. Tôi chỉ thuần phục một người . Ðó là Trịnh Công Sơn. Không bao giờ hối tiếc . Sau này có ông Trầm Tử Thiêng. Tôi không bao giờ hối tiếc .Trong đời, tôi cũng đã gây nên nhiều lầm lỡ . Ân hận hối tiếc đã nhiều . Những vấp ngã ít người tránh khỏi . Nhiều hay ít mà thôi . Song trời đưa đẩy tôi gặp Sơn . Trời cho tôi những ngày đẹp đẽ đáng yêu nhất . Tôi không bao giờ hối tiếc . Nếu có kiếp sau . Tôi cũng xin gặp lại Sơn, như đã gặp . Ở Ðà Lạt . Ở Việt Nam .
    Mùa đông cũng đã gần kề . Mùa đông Ðà Lạt như mùa thu kéo dài . Thêm chút lửa ấm từ lò sưởi ngọt ngào mùi gỗ thông. Ðêm Ðà Lạt bao giờ cũng lạnh. Hơn, kém một tí cũng không cho ta thấy rõ mùa đang chuyển. Bốn mùa xoay quanh những thói quen đáng yêu . Hương café thơm ngát qua bao nhiêu suối khe đồi núi . Dốc tháp, dốc. Mái nhà ngói đỏ và mùi thơm của gỗ thông. Tôi yêu Ðà Lạt vô chừng. Như một người tình. Hơn một người tình . Tôi rời Ðà Lạt không ngờ, như khi đến. Rời xa mà vẫn yêu . Yêu nhiều hơn vì trong cái yêu có cái tiếc nuối mặc dù sự việc rời bỏ Ðà Lạt năm 1967 đã đưa tôi đến một đổi thay, đến một hạnh phúc may mắn không bao giờ tôi dám nghĩ đến. Năm 1964 khi Trịnh Công Sơn rủ tôi về Saigon đi hát với anh. Tôi từ chối . Không phải vì không yêu nhạc Sơn. Nhưng lúc đó tôi yêu Ðà Lạt hơn. Cái lối sống xô bồ, ồn ào mánh mung của Saigon không hợp với tôi . Trong khi đó Ðà Lạt là thiên đường. Êm ả, trong sáng. Saigon đó có một chỗ đứng nào cho tôi . Là một người không hề có một chút tham vọng. Thích an phận, bằng lòng với những điều mình có . Một đứa con gái tầm thường như tôi . Những ngày tháng ở Ðà Lạt đã là một an ủi quá đủ rồi . Với làm vui chi những điều quá xa vời . Cũng không hề mơ ước một đổi thay . Hơn thế nữa con người tôi, tâm hồn tôi hợp với Ðà Lạt hơn. Thế mà rồi tôi đã rời xa nơi chốn đã cho tôi biết bao ngày tháng đẹp đẽ trong sáng .
    Một ngày của năm 1967 . Tôi đến Nha Trang. Vùng biển xanh, cát trắng . Không một chuẩn bị nào cho nơi chốn mới . Thì cũng đến hát là cùng . Vẫn còn cơ hội để không trở lại Saigon. Một vài tháng phù du đủ làm đời tôi nổi sóng. Nha Trang không có gì quyến rũ . Nha Trang tầm thường quá so với Ðà Lạt. Nhưng tôi không muốn trở về Ðà Lạt. Nơi đã tặng tôi một bất hạnh. Một người đã cho tôi sự sợ hãi, ê chề không tưởng. Trên một chuyến xe đò . Tôi và các con tôi đành phải trở lại Saigon. Một nơi chốn cũng đã làm tôi sợ hãi . Cùng với hạnh phúc tuyệt vời . Tôi cưu mang cho đến cuối đời .
    Mùa thu nhẹ nhàng cho những tâm hồn đa sầu đa cảm, đa tình, lãng mạn . Gợi biết bao nhiêu cảm hứng cho thi, văn, nhạc sĩ . Mùa thu là mùa đẹp nhất trong bốn mùa . Ðông đến. Mùa đông ở xứ Mỹ bàng bạc khắp nơi mầu trắng của tuyết. Cái lạnh lẽo bao trùm cả trời đất. Cả lòng người . Nhất là những người xa quê hương lưu lạc trôi nổi . Giáng sinh đã gần kề . Gần lắm rồi . Ở đây Giáng Sinh được đón chờ nhiều hơn Tết Nguyên Ðán. Bà con gửi thiệp cho nhau. Quà cáp tặng nhau . Người lớn, trẻ con. Ai có phần nấy . Rộn ràng nhộn nhịp trong tiếng nhạc đón mừng con một Ðức Chúa Cha xuống trần gánh chịu tội lỗi của loài người . Và tội lỗi đó vẫn tiếp tục một cách thản nhiên. Chắc Chúa cũng phải hối hận khi đặt loài người trên tất cả mọi loài . Nhưng dù gì, mọi người, mọi nơi đều rộn ràng chờ đón Giáng Sinh. Giầu có thì huy hoàng. Nghèo khó cũng ráng cho được một cây thông nhấp nhánh những ngọn đèn xanh đỏ, tím vàng. Gọi là có với gia đình. Ấy, đôi khi nghèo mà vui . Bạn bè vài ba người quay quần bên mâm cơm. Ôn lại kỷ niệm cũ . Bạn bè cũ . Ðứa nào còn, đứa nào đã về với Chúa . Hạnh phúc, niềm vui, không tìm được ở nơi chốn ồn ào náo nhiệt. Ở những nơi đó thường thiếu sự thật thà, sự tử tế . Bởi có những người đến với nhau không có lòng thật thà, không có lòng tử tế . Cả hai điều này ngày càng ít đi.
    Khánh Ly
    (Trích Thời Báo Số 7 ngày 2-8-1991)

  7. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Hôm Nay Thức Dậy
    "Hôm nay thức dậy không còn thấy mọi người, không còn thấy mặt người . Vây phủ quanh đời nói tiếng yêu thương" (TCS). Hôm nay thức dậy . Một mình . Bao nhiêu mệt mõi của một cuối tuần như ngựa . Rống như trâu . Bây giờ mới thấm . Tôi như người mộng du . Ở San José, mở mắt dậy, tưởng ở nhà . Về đây rồi . Còn tưởng sáng San José . 6,7 giờ sáng khi mọi người thức dậy, các con đi học thì tôi ?ngủ . 3 giờ cchiều mới mở mắt . Ngày hay đêm . Ở đâu đây . Chẳng biết . Chẳng cần biết . Mấy chục năm như thế rồi . Giờ đã gần cuối đời . Có cần thiết phải thay đổi một ?thói quen . Một thói quen mọi người cho là ?xấu . Khó chịu . Nhưng đáng yêu với tôi . Thói quen nào cũng đáng yêu . Yêu người, thương áo quen hơi ngọt ngào . Yêu đêm tối có nỗi cô lẻ mênh mông . Hơi áo người yêu . Tôi không chia cho ai . Ðêm tối bao la kia . Không ai chia cho tôi . "Một người điên trong thành phố" (TCS)
    Ði . Về . Rồi lại đi, về . Cứ như thế . Chẳng cần biết nơi mình đến trời có xanh ? Nơi mình về trời có vui ? Những thành phố giống nhau đến nhàm chán . Những khuôn mặt da trắng, tóc vàng, mắt xanh ..nhìn hoài thương không vô . Tôi đi ngơ ngác, chán chường với một điểm hy vọng nhỏ nhoi . Ðến với người mình còn yêu . Và còn yêu mình .
    Trời đã vào thu . Cơn mưa bất chợt phủ trùm thành phố . Vẫn tìm đến như đã tìm đến nhau . Mưa ngoài trời . Mưa trong lòng, trong mắt trong cả môi cười . Ðến với nhau . Lòng như đại dương . Tình như non cao . Giữa đời suối khe . Mưa nữa đi . Lạnh thêm chút nữa . Cho lòng thêm chút ấm . Vẫn chưa đủ, vẫn còn xa quá . Bao nhiêu cho đủ . Bao nhiêu cho vừa . Xuân. Không thấy xuân vui . Hạ không thấy lòng bớt nhớ những chiều qua phố xưa . Thu . Nỗi nhớ nhiều hơn . Nhớ nhiều quá . Yêu nhiều quá những cơn mưa phùn Ðà Lạt, những con dốc nhấp nhô, mái nhà ngói đỏ phơi mình giữa màu xanh của lá . Chưa lạnh lắm nhưng đủ để thu mình ở một góc nhỏ café Tùng . Hơi nóng từ ly café chuyền qua ấm dần hai tay giá lạnh. Thú vị lắm. Ngồi ở nhà Thủy Tạ, một mình nhìn mưa bay trên Hồ Xuân Hương. Mưa bay dịu dàng. Nỗi buồn cũng dịu dàng. Trong cơn điên dịu dàng. Mướn Taxi chạy xuống phi trường Liên Khương. Không đón đưa ai . Ðến để nhìn mọi người đưa đón nhau . Xem xem vui buồn đến đâu . Chạy lên phi trường Cam Ly, cũng chẳng đến đưa ai . Phi trường vắng lặng. Phi đạo nằm soải im lìm chờ đợi . Như một người chờ một người . Người không đến thì ta đi . Phi đạo nằm lại . Tiếp tục chờ đợi . Nắng. Mưa. Ngày. Ðêm. Phi đạo Cam Ly vẫn còn đó .
    Bốn mùa buồn. Bốn mùa chờ đợi . Một chờ đợi cũng dịu dàng. Nhớ Saigon. Chạy ra chợ Hòa Bình rinh một sọt chuối Laba . Nhẩy lên xe đò Minh Trung . Ði ghé Ðịnh Quán ăn cơm thịt heo quay . Xe ghé Ðịnh Quán cũng lại cơm . Tới Saigon chỉ ở lại một ngày . Làm một vòng Saigon-Chợ Lớn. Phân phát hết sọt chuối . Lại nhảy lên Minh Trung về lại Hồ Than Thở . Nhưng không thở than.
    Một thời 20 rất bụi đời, rất vỉa hè . Ðến như gió . Ði như gió . Từ đâu tới. Ði về đâu . Không biết . Không cần biết . Ðáng yêu biết bao những ngày tháng mây trời, biển khơi . Phà khói thuốc vào sương mù Ðà Lạt. Buổi sáng thức dậy, ngửi mùi thơm của thông . Nghe thông hát reo nhè nhẹ . Mặc áo len cổ tròn, quàng cổ, quần jean, thế là ?xuống phố . Có lúc đi giữa mưa vẫn nghe tiếng chân mình rộn rã reo vui trên mặt đường loang nước . Từ ngã tư . Xe đò, xe lam từ hướng Chi Lăng chạy ra . Bước lên xe ngồi xuống. Bao giờ tôi cũng nhìn ngoái lại trường tiểu học Phan Chu Trinh nằm bên kia đường. Tôi đã học ở đây năm 1956. Xe qua nhà vãng lai dành cho các sĩ quan Không Quân nghỉ mát . Qua ga xe lửa . Tiệm phở ở ga ăn cũng khá . Ðổ một con dốc . Rồi một con dốc nhỏ nữa, qua nhà thương Soyer. Trường Yersin. Xe cứ chạy . Tay trái là sân vận động, sân tennis . Khách sạn Palace . Ðường rẽ lên nhà thờ chánh tòa Ðà Lạt. Bên phải là Hồ Xuân Hương. Vòng theo một bùng binh. Ngang qua quân Vụ Thị Trấn, xe đò lên dốc . Vào bến đậu ngay cạnh café Tùng. Vào làm một ly đã . Mọi chuyện tính sau . Ngày nào cũng thế năm năm như thế . Không thay đổi .
    Không ai có thể "bẩy" tôi ra khỏi Ðà Lạt lúc đó, dù là ông Cương khểnh, dù là ông Trịnh Công Sơn, dõi theo từng bước chân tôi những chiều đến giáo đường một mình. "Sợi tóc em bồng trôi nhanh. Trôi nhanh" . Những cùng sống mỗi người một đời nhỏ nhoi, mỗi người một góc trời nhỏ nhoi . Sơn không biết gì về tôi . Tôi không biết gì về Sơn. Không cần thiết. Sơn không bao giờ hỏi . Tôi không bao giờ hỏi . Một người hát nhạc một người . Anh Sơn và Mai . 20 năm trước như thế và 20 năm sau cũng vẫn như thế . Một người hát nhạc một người . Anh Sơn và Mai .
    Tôi chỉ thực sự là tôi . Thực sự hạnh phúc khi hát nhạc anh Sơn. Ngoài ra chỉ là một thứ hạnh phúc mong manh. May ra rực rỡ hơn cho cái hạnh phúc thật sự của mình. Ðó là sự thật. Tôi chỉ thuần phục một người . Ðó là Trịnh Công Sơn. Không bao giờ hối tiếc . Sau này có ông Trầm Tử Thiêng. Tôi không bao giờ hối tiếc .Trong đời, tôi cũng đã gây nên nhiều lầm lỡ . Ân hận hối tiếc đã nhiều . Những vấp ngã ít người tránh khỏi . Nhiều hay ít mà thôi . Song trời đưa đẩy tôi gặp Sơn . Trời cho tôi những ngày đẹp đẽ đáng yêu nhất . Tôi không bao giờ hối tiếc . Nếu có kiếp sau . Tôi cũng xin gặp lại Sơn, như đã gặp . Ở Ðà Lạt . Ở Việt Nam .
    Mùa đông cũng đã gần kề . Mùa đông Ðà Lạt như mùa thu kéo dài . Thêm chút lửa ấm từ lò sưởi ngọt ngào mùi gỗ thông. Ðêm Ðà Lạt bao giờ cũng lạnh. Hơn, kém một tí cũng không cho ta thấy rõ mùa đang chuyển. Bốn mùa xoay quanh những thói quen đáng yêu . Hương café thơm ngát qua bao nhiêu suối khe đồi núi . Dốc tháp, dốc. Mái nhà ngói đỏ và mùi thơm của gỗ thông. Tôi yêu Ðà Lạt vô chừng. Như một người tình. Hơn một người tình . Tôi rời Ðà Lạt không ngờ, như khi đến. Rời xa mà vẫn yêu . Yêu nhiều hơn vì trong cái yêu có cái tiếc nuối mặc dù sự việc rời bỏ Ðà Lạt năm 1967 đã đưa tôi đến một đổi thay, đến một hạnh phúc may mắn không bao giờ tôi dám nghĩ đến. Năm 1964 khi Trịnh Công Sơn rủ tôi về Saigon đi hát với anh. Tôi từ chối . Không phải vì không yêu nhạc Sơn. Nhưng lúc đó tôi yêu Ðà Lạt hơn. Cái lối sống xô bồ, ồn ào mánh mung của Saigon không hợp với tôi . Trong khi đó Ðà Lạt là thiên đường. Êm ả, trong sáng. Saigon đó có một chỗ đứng nào cho tôi . Là một người không hề có một chút tham vọng. Thích an phận, bằng lòng với những điều mình có . Một đứa con gái tầm thường như tôi . Những ngày tháng ở Ðà Lạt đã là một an ủi quá đủ rồi . Với làm vui chi những điều quá xa vời . Cũng không hề mơ ước một đổi thay . Hơn thế nữa con người tôi, tâm hồn tôi hợp với Ðà Lạt hơn. Thế mà rồi tôi đã rời xa nơi chốn đã cho tôi biết bao ngày tháng đẹp đẽ trong sáng .
    Một ngày của năm 1967 . Tôi đến Nha Trang. Vùng biển xanh, cát trắng . Không một chuẩn bị nào cho nơi chốn mới . Thì cũng đến hát là cùng . Vẫn còn cơ hội để không trở lại Saigon. Một vài tháng phù du đủ làm đời tôi nổi sóng. Nha Trang không có gì quyến rũ . Nha Trang tầm thường quá so với Ðà Lạt. Nhưng tôi không muốn trở về Ðà Lạt. Nơi đã tặng tôi một bất hạnh. Một người đã cho tôi sự sợ hãi, ê chề không tưởng. Trên một chuyến xe đò . Tôi và các con tôi đành phải trở lại Saigon. Một nơi chốn cũng đã làm tôi sợ hãi . Cùng với hạnh phúc tuyệt vời . Tôi cưu mang cho đến cuối đời .
    Mùa thu nhẹ nhàng cho những tâm hồn đa sầu đa cảm, đa tình, lãng mạn . Gợi biết bao nhiêu cảm hứng cho thi, văn, nhạc sĩ . Mùa thu là mùa đẹp nhất trong bốn mùa . Ðông đến. Mùa đông ở xứ Mỹ bàng bạc khắp nơi mầu trắng của tuyết. Cái lạnh lẽo bao trùm cả trời đất. Cả lòng người . Nhất là những người xa quê hương lưu lạc trôi nổi . Giáng sinh đã gần kề . Gần lắm rồi . Ở đây Giáng Sinh được đón chờ nhiều hơn Tết Nguyên Ðán. Bà con gửi thiệp cho nhau. Quà cáp tặng nhau . Người lớn, trẻ con. Ai có phần nấy . Rộn ràng nhộn nhịp trong tiếng nhạc đón mừng con một Ðức Chúa Cha xuống trần gánh chịu tội lỗi của loài người . Và tội lỗi đó vẫn tiếp tục một cách thản nhiên. Chắc Chúa cũng phải hối hận khi đặt loài người trên tất cả mọi loài . Nhưng dù gì, mọi người, mọi nơi đều rộn ràng chờ đón Giáng Sinh. Giầu có thì huy hoàng. Nghèo khó cũng ráng cho được một cây thông nhấp nhánh những ngọn đèn xanh đỏ, tím vàng. Gọi là có với gia đình. Ấy, đôi khi nghèo mà vui . Bạn bè vài ba người quay quần bên mâm cơm. Ôn lại kỷ niệm cũ . Bạn bè cũ . Ðứa nào còn, đứa nào đã về với Chúa . Hạnh phúc, niềm vui, không tìm được ở nơi chốn ồn ào náo nhiệt. Ở những nơi đó thường thiếu sự thật thà, sự tử tế . Bởi có những người đến với nhau không có lòng thật thà, không có lòng tử tế . Cả hai điều này ngày càng ít đi.
    Khánh Ly
    (Trích Thời Báo Số 7 ngày 2-8-1991)

  8. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Hai bài trên mình chuyển từ :
    http://tcongson.momentumcap.com/home1.html
    Các bạn cũng có thể vào đây để download nhạc Trịnh
    Hồ Thanh Phương
    Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé
    Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi...
  9. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Hai bài trên mình chuyển từ :
    http://tcongson.momentumcap.com/home1.html
    Các bạn cũng có thể vào đây để download nhạc Trịnh
    Hồ Thanh Phương
    Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé
    Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi...
  10. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Phỏng vấn Ca Sĩ Khánh Ly
    --- Hương Ly ---
    - Xin chào ca sĩ Khánh Ly và rất là cám ơn ca sĩ Khánh Ly đã đến với chuyên mục phỏng vấn hàng tuần của đài BBC Luân Đôn . Trước hết xin ca sĩ cho biết đôi nét về thân thế sự nghiệp của mình ạ. Khi nào thì ca sĩ bước vào lĩnh vực âm nhạc ạ?
    - Thưa trước hết chị cho phép Khánh Ly được gởi lời chúc mừng đầu năm đến tất cả những người VN ở trên khắp thế giới nói chung một lời chúc mừng năm mới nhiều sức khoẻ hạnh phúc và may mắn .
    Thưa chị nếu mà nói về đi hát chính thức để trở thành chuyên nghiệp thì Khánh Ly đã bắt đầu từ năm 16 tuổi. Còn trước đó nữa có lẽ nhờ ảnh hưởng của ông cụ cho nên Khánh Ly biết hát cùng lúc với biết nói lẽ dĩ nhiên thời gian đó mình hông tính làm gì (cười ), nhưng mà khi bắt đầu trở thành chuyên nghiệp hát và làm ra tiền là từ năm 16 tuổi tức là năm 1962 .
    Vậy thưa ca sĩ lúc đó ca sĩ bắt đầu ca nghiệp hát của mình là ở Sài gòn?
    - Dạ thưa em bắt đầu chính thức chuyên nghiệp hát ở SG vì hồi di cư em mới có 9 hay 10 tuổi thôi.
    - Vâng thưa ca sĩ thì lúc đầu bước vào nghiệp ca hát thì có kỷ niệm nào mà ca sĩ nhớ nhất ạ?
    - Em có nhiều kỷ niệm lắm mà nặng nề nhất là cái gánh gia đình, tại vì gia đình em quá khó cho nên không có bằng lòng cho em đi hát và em phải trải qua rất là nhiều cơ cực ở trong gia đình do đó chuyện hát hò là những kỷ niệm em không bao giờ quên được với sự khắc khe tàn nhẫn của bố mẹ em. Bây giờ mình nghĩ lại nếu như các cụ cấm mình đi hát, đôi khi các cụ cũng có lý chứ không phải là không.
    - Vâng dạ thưa ca sĩ có nhớ được một trong những ca khúc đầu tiên mà ca sĩ đã hát là ca khúc gì không và lần đầu tiên ca sĩ xuất hiện trước công chúng, trước khán giả thì ca sĩ cảm thấy thế nào ạ?
    - Bài hát đầu tiên mà em biết hát đó là bài "Chiều Vàng" của nhạc sĩ Nguyễn văn Khánh, bài " Con Thuyền Không Bến " của nhạc sĩ Đặng thế Phong và tất cả nhạc của Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và Từ Linh và bài "Biệt Ly" của nhạc sĩ Dzoãn Mẫn. Lúc đó em vì còn quá nhỏ, chưa có đủ tuổi vào vũ trường, cho nên em mới đi theo người anh của em và khi vào vũ trường em cứ tự động leo lên sân khấu hát thôi, vả lại em cũng chẳng thấy ai phản đối ngay cả chủ còn người nghe nhạc thời đó chỉ đến để nhảy không à chứ chưa có phòng trà gì hết . Năm 1960 hay 1961 em chỉ lên hát chơi thôi cho đến năm 1962 thì em mới chính thức được nhận hát cho một phòng trà thật sự là một quán cơm của sinh viên ở đường Bùi Viện tên quán là Anh Vũ ở chỗ ngày xưa người SaiGon gọi là " Ngã tư Quốc tế " lúc đó tiền lương của em rất ít vì họ trả tượng trưng thôi tại vì em không phải là ca sĩ nổi tiếng mà chỉ là một khuôn mặt mới lạ. Coi như là họ thưởng tiền cho mình chứ không phải trả lương.
    - Thế nhưng lúc đó ca sĩ mới 16 tuổi thôi mà đã trình bày những ca khúc như "con thuyền không bến " và những ca khúc mang tâm tư cả một đời người . Vậy thì tại sao lúc mới 16 tuổi mà ca sĩ đã chọn những ca khúc đó để mà trình bày ạ?
    - Em được ảnh hưởng của ông cụ em . Từ khi em vừa tập nói , ông cụ em chơi đàn Mandoline mà lại hay hát những bài đó . Em đã bị nhập tâm từ lúc mới 2 hay 3 tuổi cho nên em đã biết những bài đó . Sau di cư em chọn toàn nhạc tiền chiến không thôi mặc dù là còn nhỏ em không có thể có cảm giác nào với những bài hát, viết trong thời đó . Lúc nào em cũng nhớ tới các bài hát mà các nhạc sĩ đa số đều còn ở lại miền Bắc .
    Khi mà nói về sự nghiệp và ca hát của mình , giai đoạn nào đối với ca sĩ là đáng nhớ nhất ?
    Thưa chị giai đoạn đầu phải trải qua nhiều khó khăn, cực khổ bởi vì chỉ có một thân một mình không có một người nào đỡ đầu hay là hướng dẫn .Tự động mình phải tìm cho mình một chỗ đứng rất là khó khăn . Lúc đó phong trào ca sĩ rất là một hiện tượng mới lạ đối với Saì Gòn . Tổng cộng chỉ có khoảng chừng mười ca sĩ đang có mặt trong thành phố . Giai đoạn thứ hai đáng nhớ là lúc em được đi hát với nhạc sĩ TCS . Và giai đoạn thứ ba là lúc em đã ra nước ngoài rồi .
    - Ca sĩ vừa mới nhắc đến giai đoạn thứ hai tức là lúc ca sĩ được đi hát với nhạc sĩ TCS , và phải nói rằng khi mà nói đến KL thì người ta không thể tách rời tên tuổi của một nhạc sĩ nổi tiếng trong âm nhạc đó là nhạc sĩ TCS , và cách đây nhiều năm tức là đầu thập niên 80 thì chính ca sĩ có viết một bài mà về sau tờ "Tin Thanh Niên" ở VN có đăng lại , bài có nhan đề "Sống giưã đời sống cần có một tấm lòng " . Ca sĩ đã kể lại sự hội ngộ giữa ca sĩ và nhạc sĩ TCS như thế naò, bây giờ xin ca sĩ cho quí khán giả của đaì BBC biết cái gì đã đưa đẩy ca sĩ đến với nhạc sĩ TCS được hay không ạ ?
    - Em là một ngươì mê hát và đối với em âm nhạc là một tôn giáo cho nên em không bị lệ thuộc vào tiền . Có được thì tốt , không thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến em, tại vì khi mà em chính thức đi hát thì em đã bị gia đình từ, và từ đó em sống nhờ bạn bè . Mỗi người cho một tí mắm , một chút gạo đại khái như vậy cuñg đủ giúp cho em có cuộc sống tự lập .
    Năm 1964, anh TCS ở Lâm Đồng đang đi tìm một người hát nhạc của anh với điều kiện là hát không lương , không một đòi hỏi nào khác ngoại trừ hát . Nhạc sĩ Huynh Cường là một người bạn chí thân của anh TCS từ nhỏ có nói với anh " ở Đà Lạt có một con nhỏ hát nghe cũng được lắm, bây giờ "toi " cứ thử lên nghe thử coi ! " .
    Rồi vào một đêm của năm 1964 , em không còn nhớ tháng nữa, anh TCS lên Đà Lạt và đến Vũ Trường " Night Club " để ngồi nghe em hát . Anh tới làm quen và tự giới thiệu tên mình . Sau đó hai anh em tập hát với nhau .
    Em với anh TCS quen nhau rất nhanh gần giống như bị điện chạm . Hai người bắt được cảm nghĩ , cảm nhận của nhau rất lẹ . Anh TCS không có tốn nhiều thì giờ lắm để tập hát cho em .
    Sau đó anh muốn em về Saì Gòn để hát nhưng em từ chối bởi vì em quá yêu Đà Lạt với sự yên tĩnh không bon chen chạy chọt khắp nơi tìm hát . Hơn nữa ở đó em cũng không quen ai là nhạc sĩ để đỡ đầu .
    Đến năm 1966 , em đã mất liên lạc với anh TCS vì anh đã trở về SG.
    Đến năm 1967 sau lần "ly dị " đầu tiên , em tới SG và gặp anh TCS . Thời gian đó anh chỉ hát một mình thôi vì lẽ không tìm được người để đi hát với điều kiện anh đã nêu ra . Khi gặp lại em , anh rất mừng và hỏi " Mai có rảnh thì đến đây hát với anh ? " . Em nhận lời liền và từ năm 1967 đến 1975 dù có anh Sơn hay không để đàn em vẫn đi tới các trường đại học , trung học , các viện mồ côi , nhà thờ, nhà chùa hoặc là những tiền đồn xa xôi để hát đương nhiên lúc nào cũng theo điều kiện trên .
    - Và thưa chị sau này có thể nói là ngoài ca sĩ KL ra còn có rất nhiều ca sĩ khác hát nhạc của TCS , thế nhưng công chúng vẫn đánh giá rằng ca sĩ KL đã chuyển tải một cách có thể nói là có một không hai những ca khúc của nhạc sĩ TCS . Vậy thì xin chị cho biết là lúc chị hát các ca khúc của nhạc sĩ TCS thì điều gì đã làm cho chị có thể chuyển tải được một cách khác biệt như vậy ?
    Và thưa chị điều thứ nhất là em gần anh Sơn nhiều . Khi Anh Sơn ngồi bên em cho dù là cả một ngày hay cả một năm đi chăng nữa cũng rất ít nói về bài hát , nhưng khi anh hát một bài nào đó là em cảm nhận được ngay những điều mà anh Sơn muốn gởi gấm trong baì hát và em nhập tâm liền . Em có một cảm giác là anh Sơn viết bài này cho mình và em tìm thấy được cái dáng của mình, cái đời sống của mình, cái cảm nghĩ của mình , cái tình yêu của mình ở trong các ca khúc của TCS dẫu rằng anh viết bài đó cho một ngươì khác ở trong một hoàn cảnh khác . Vì thế anh Sơn không cần phải nói nhiều với em về bài hát mà anh đã viết trừ những bài về Ca Khúc Da Vàng . Đôi lúc có những điều em không hiểu em hỏi lại và anh không bao giờ ngần ngại cắt nghiã cho em nghe .
    Sau này có nhiều ngươì hát nhạc TCS, theo em thì cũng rất là đạt . Em thấy là một bài hát của một nhạc sĩ sáng tác , không thể nói là được dành riêng cho một người nào dẫu rằng trong lòng người nhạc sĩ đó nghĩ đến người ca sĩ đó để viết baì hát đó . Không thể nói được ông ấy viết bài này cho tôi chỉ để một mình tôi hát thôi . Theo em, càng nhiều người hát thì càng tốt bởi vì mỗi ngươì có thể diễn tả bài hát theo cảm nghĩ của mình , cảm xúc mà lúc đó nó bộc phát như thế nào qua bài hát đó . Và như thế ca sĩ đã làm cho dòng nhạc của người nhạc sĩ đó trở nên phong phú hơn , giầu có hơn . Nếu như chỉ nghe một người hát nhạc của một nhạc sĩ nào đó quá lâu, có thể là vì thói quen , rồi tới lúc nghe một người khác hát thì đôi khi có thể bị "sốc" vì ngươì nhạc sĩ đó với người ca sĩ đó đã là kỷ niệm một phần đời của họ , không có gì có thể thay thế được .
    - Thưa ca sĩ KL khi nói về những kỷ niệm chị đã đi hát với TCS, kỷ niệm nào được coi là đáng nhớ nhất ạ ? Cách đây nhiều năm khi các con trai của chị có ra một cuốn video để kỷ niệm 30 năm đời ca hát của chị , trong đó có những thước films tư liệu ghi lại những lần chị diễn những tập trong Ca Khúc Da Vàng của nhạc sĩ TCS, chị có thể cho biết một vài nét về những giai đoạn đó hay không ?
    Đó là một giai đoạn rất khó khăn cho anh TCS bởi vì anh bị cả hai phía dồn anh , gần như là săn đuổi anh và gây nhiều khó khăn . Bên VN cộng hoà thời đó có nhiều người che chở giúp đỡ anh Sơn và ở bên phía miền Bắc thì cũng có bạn bè muốn lôi kéo anh Sơn về phía của họ . Cho nên anh Sơn không ở được chỗ naò yên được . Anh luôn luôn phải di chuyển , vì anh không muốn đứng về phía nào cả . Ý của anh là anh chỉ là một người sáng tác nhạc và anh không làm chính trị . Anh không muốn bị lôi kéo , bị trở thành một công cụ cho bất cứ một người naò dùng anh để mà sáng tác nhạc riêng cho bên nào . Thành ra đó là một giai đoạn rất khó khăn cho anh Sơn và em cũng ít được gặp anh trong những năm sau tết Mậu Thân . Anh về Huế và em phải bay ra Huế để gặp anh TCS thì tình trạng đã được trở lại gần như là bình thường vào năm 1970 . Tuy thế , lúc đó chỉ có khi naò đặc biệt lắm anh mới đàn cho em hát thôi .
    - Vâng thế thì xin chị cho biết kỷ niệm naò khi làm việc chung với nhạc sĩ TCS là đáng nhớ nhất trong cuộc đơì của chị ?
    Thưa chị là khoảng thơì gian đầu khi mà tập dượt với nhau là giai đoạn rất là đáng nhớ vì anh Sơn không phải người dễ tính . Anh rất nghiêm chỉnh trong công việc và anh muốn người hát với anh cũng phải nghiêm chỉnh giống như vậy đối với những nhạc phẩm của anh . Cho nên em hoàn toàn tôn trọng tất cả những ý kiến của anh TCS . Đó là thời gian rất khó khăn khi em bị anh Sơn bắt em chuyển từ giọng óc qua giọng bụng . Em phải tập dượt mấy tháng trời và bị tắt tiếng một tháng không hát được . Kỷ niệm kế tiếp là năm 1992, khi gặp nhau lại lần thứ hai . Trước đó vào năm 1988 em đã gặp lại anh ở Paris . Thời gian đó gặp gỡ nhau chỉ có ba lần thôi . Lúc đó anh em gặp nhau chỉ có ôm nhau mà khóc thôi chứ không có hát hò gì được nhưng mà năm 1992 khi anh Sơn qua Canada để chữa bịnh thì em được gần anh Sơn nhiều hơn và anh Sơn tập cho em một số những bài mới như là bài " Tôi đang lắng nghe " , "Tôi ơi đừng tuyệt vọng" , bài "Một Cõi Đi Về" anh Sơn đã sáng tác và tập cho em từ năm 1973 ở ngoài Huế , nhưng vì tập nhanh quá cho nên em hát sai và đến năm 1992 thì anh mới tập lại bài đó cùng với một số bài mới anh đã viết sau này . Đó là thời gian rất là đẹp mà em được gặp anh Sơn ở VN (chắc KL nói nhầm chỗ ). Năm 1997 khi em trở về VN thì chỉ được gặp anh Sơn có 5 ngày thôi . Nhưng năm 2000 khi em trở về lại , thì em được ở gần bên anh đến ba tuần lễ . Ngày nào cũng thế hai anh em ngồi bên nhau từ sáng cho đến sau nửa đêm thì em mới trở về nhà riêng của mình . Tuy thế cả hai cuñg không nói được nhiều . Anh đã tập cho em nhưñg baì hát coi như là những bài hát cuối cùng của anh .
    nguồn: www.suutap.com
    nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/features.shtml
    Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé
    Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi...

Chia sẻ trang này