1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÕI RIÊNG!

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi hothanhphuong, 11/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Phỏng vấn Ca Sĩ Khánh Ly
    --- Hương Ly ---
    - Xin chào ca sĩ Khánh Ly và rất là cám ơn ca sĩ Khánh Ly đã đến với chuyên mục phỏng vấn hàng tuần của đài BBC Luân Đôn . Trước hết xin ca sĩ cho biết đôi nét về thân thế sự nghiệp của mình ạ. Khi nào thì ca sĩ bước vào lĩnh vực âm nhạc ạ?
    - Thưa trước hết chị cho phép Khánh Ly được gởi lời chúc mừng đầu năm đến tất cả những người VN ở trên khắp thế giới nói chung một lời chúc mừng năm mới nhiều sức khoẻ hạnh phúc và may mắn .
    Thưa chị nếu mà nói về đi hát chính thức để trở thành chuyên nghiệp thì Khánh Ly đã bắt đầu từ năm 16 tuổi. Còn trước đó nữa có lẽ nhờ ảnh hưởng của ông cụ cho nên Khánh Ly biết hát cùng lúc với biết nói lẽ dĩ nhiên thời gian đó mình hông tính làm gì (cười ), nhưng mà khi bắt đầu trở thành chuyên nghiệp hát và làm ra tiền là từ năm 16 tuổi tức là năm 1962 .
    Vậy thưa ca sĩ lúc đó ca sĩ bắt đầu ca nghiệp hát của mình là ở Sài gòn?
    - Dạ thưa em bắt đầu chính thức chuyên nghiệp hát ở SG vì hồi di cư em mới có 9 hay 10 tuổi thôi.
    - Vâng thưa ca sĩ thì lúc đầu bước vào nghiệp ca hát thì có kỷ niệm nào mà ca sĩ nhớ nhất ạ?
    - Em có nhiều kỷ niệm lắm mà nặng nề nhất là cái gánh gia đình, tại vì gia đình em quá khó cho nên không có bằng lòng cho em đi hát và em phải trải qua rất là nhiều cơ cực ở trong gia đình do đó chuyện hát hò là những kỷ niệm em không bao giờ quên được với sự khắc khe tàn nhẫn của bố mẹ em. Bây giờ mình nghĩ lại nếu như các cụ cấm mình đi hát, đôi khi các cụ cũng có lý chứ không phải là không.
    - Vâng dạ thưa ca sĩ có nhớ được một trong những ca khúc đầu tiên mà ca sĩ đã hát là ca khúc gì không và lần đầu tiên ca sĩ xuất hiện trước công chúng, trước khán giả thì ca sĩ cảm thấy thế nào ạ?
    - Bài hát đầu tiên mà em biết hát đó là bài "Chiều Vàng" của nhạc sĩ Nguyễn văn Khánh, bài " Con Thuyền Không Bến " của nhạc sĩ Đặng thế Phong và tất cả nhạc của Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và Từ Linh và bài "Biệt Ly" của nhạc sĩ Dzoãn Mẫn. Lúc đó em vì còn quá nhỏ, chưa có đủ tuổi vào vũ trường, cho nên em mới đi theo người anh của em và khi vào vũ trường em cứ tự động leo lên sân khấu hát thôi, vả lại em cũng chẳng thấy ai phản đối ngay cả chủ còn người nghe nhạc thời đó chỉ đến để nhảy không à chứ chưa có phòng trà gì hết . Năm 1960 hay 1961 em chỉ lên hát chơi thôi cho đến năm 1962 thì em mới chính thức được nhận hát cho một phòng trà thật sự là một quán cơm của sinh viên ở đường Bùi Viện tên quán là Anh Vũ ở chỗ ngày xưa người SaiGon gọi là " Ngã tư Quốc tế " lúc đó tiền lương của em rất ít vì họ trả tượng trưng thôi tại vì em không phải là ca sĩ nổi tiếng mà chỉ là một khuôn mặt mới lạ. Coi như là họ thưởng tiền cho mình chứ không phải trả lương.
    - Thế nhưng lúc đó ca sĩ mới 16 tuổi thôi mà đã trình bày những ca khúc như "con thuyền không bến " và những ca khúc mang tâm tư cả một đời người . Vậy thì tại sao lúc mới 16 tuổi mà ca sĩ đã chọn những ca khúc đó để mà trình bày ạ?
    - Em được ảnh hưởng của ông cụ em . Từ khi em vừa tập nói , ông cụ em chơi đàn Mandoline mà lại hay hát những bài đó . Em đã bị nhập tâm từ lúc mới 2 hay 3 tuổi cho nên em đã biết những bài đó . Sau di cư em chọn toàn nhạc tiền chiến không thôi mặc dù là còn nhỏ em không có thể có cảm giác nào với những bài hát, viết trong thời đó . Lúc nào em cũng nhớ tới các bài hát mà các nhạc sĩ đa số đều còn ở lại miền Bắc .
    Khi mà nói về sự nghiệp và ca hát của mình , giai đoạn nào đối với ca sĩ là đáng nhớ nhất ?
    Thưa chị giai đoạn đầu phải trải qua nhiều khó khăn, cực khổ bởi vì chỉ có một thân một mình không có một người nào đỡ đầu hay là hướng dẫn .Tự động mình phải tìm cho mình một chỗ đứng rất là khó khăn . Lúc đó phong trào ca sĩ rất là một hiện tượng mới lạ đối với Saì Gòn . Tổng cộng chỉ có khoảng chừng mười ca sĩ đang có mặt trong thành phố . Giai đoạn thứ hai đáng nhớ là lúc em được đi hát với nhạc sĩ TCS . Và giai đoạn thứ ba là lúc em đã ra nước ngoài rồi .
    - Ca sĩ vừa mới nhắc đến giai đoạn thứ hai tức là lúc ca sĩ được đi hát với nhạc sĩ TCS , và phải nói rằng khi mà nói đến KL thì người ta không thể tách rời tên tuổi của một nhạc sĩ nổi tiếng trong âm nhạc đó là nhạc sĩ TCS , và cách đây nhiều năm tức là đầu thập niên 80 thì chính ca sĩ có viết một bài mà về sau tờ "Tin Thanh Niên" ở VN có đăng lại , bài có nhan đề "Sống giưã đời sống cần có một tấm lòng " . Ca sĩ đã kể lại sự hội ngộ giữa ca sĩ và nhạc sĩ TCS như thế naò, bây giờ xin ca sĩ cho quí khán giả của đaì BBC biết cái gì đã đưa đẩy ca sĩ đến với nhạc sĩ TCS được hay không ạ ?
    - Em là một ngươì mê hát và đối với em âm nhạc là một tôn giáo cho nên em không bị lệ thuộc vào tiền . Có được thì tốt , không thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến em, tại vì khi mà em chính thức đi hát thì em đã bị gia đình từ, và từ đó em sống nhờ bạn bè . Mỗi người cho một tí mắm , một chút gạo đại khái như vậy cuñg đủ giúp cho em có cuộc sống tự lập .
    Năm 1964, anh TCS ở Lâm Đồng đang đi tìm một người hát nhạc của anh với điều kiện là hát không lương , không một đòi hỏi nào khác ngoại trừ hát . Nhạc sĩ Huynh Cường là một người bạn chí thân của anh TCS từ nhỏ có nói với anh " ở Đà Lạt có một con nhỏ hát nghe cũng được lắm, bây giờ "toi " cứ thử lên nghe thử coi ! " .
    Rồi vào một đêm của năm 1964 , em không còn nhớ tháng nữa, anh TCS lên Đà Lạt và đến Vũ Trường " Night Club " để ngồi nghe em hát . Anh tới làm quen và tự giới thiệu tên mình . Sau đó hai anh em tập hát với nhau .
    Em với anh TCS quen nhau rất nhanh gần giống như bị điện chạm . Hai người bắt được cảm nghĩ , cảm nhận của nhau rất lẹ . Anh TCS không có tốn nhiều thì giờ lắm để tập hát cho em .
    Sau đó anh muốn em về Saì Gòn để hát nhưng em từ chối bởi vì em quá yêu Đà Lạt với sự yên tĩnh không bon chen chạy chọt khắp nơi tìm hát . Hơn nữa ở đó em cũng không quen ai là nhạc sĩ để đỡ đầu .
    Đến năm 1966 , em đã mất liên lạc với anh TCS vì anh đã trở về SG.
    Đến năm 1967 sau lần "ly dị " đầu tiên , em tới SG và gặp anh TCS . Thời gian đó anh chỉ hát một mình thôi vì lẽ không tìm được người để đi hát với điều kiện anh đã nêu ra . Khi gặp lại em , anh rất mừng và hỏi " Mai có rảnh thì đến đây hát với anh ? " . Em nhận lời liền và từ năm 1967 đến 1975 dù có anh Sơn hay không để đàn em vẫn đi tới các trường đại học , trung học , các viện mồ côi , nhà thờ, nhà chùa hoặc là những tiền đồn xa xôi để hát đương nhiên lúc nào cũng theo điều kiện trên .
    - Và thưa chị sau này có thể nói là ngoài ca sĩ KL ra còn có rất nhiều ca sĩ khác hát nhạc của TCS , thế nhưng công chúng vẫn đánh giá rằng ca sĩ KL đã chuyển tải một cách có thể nói là có một không hai những ca khúc của nhạc sĩ TCS . Vậy thì xin chị cho biết là lúc chị hát các ca khúc của nhạc sĩ TCS thì điều gì đã làm cho chị có thể chuyển tải được một cách khác biệt như vậy ?
    Và thưa chị điều thứ nhất là em gần anh Sơn nhiều . Khi Anh Sơn ngồi bên em cho dù là cả một ngày hay cả một năm đi chăng nữa cũng rất ít nói về bài hát , nhưng khi anh hát một bài nào đó là em cảm nhận được ngay những điều mà anh Sơn muốn gởi gấm trong baì hát và em nhập tâm liền . Em có một cảm giác là anh Sơn viết bài này cho mình và em tìm thấy được cái dáng của mình, cái đời sống của mình, cái cảm nghĩ của mình , cái tình yêu của mình ở trong các ca khúc của TCS dẫu rằng anh viết bài đó cho một ngươì khác ở trong một hoàn cảnh khác . Vì thế anh Sơn không cần phải nói nhiều với em về bài hát mà anh đã viết trừ những bài về Ca Khúc Da Vàng . Đôi lúc có những điều em không hiểu em hỏi lại và anh không bao giờ ngần ngại cắt nghiã cho em nghe .
    Sau này có nhiều ngươì hát nhạc TCS, theo em thì cũng rất là đạt . Em thấy là một bài hát của một nhạc sĩ sáng tác , không thể nói là được dành riêng cho một người nào dẫu rằng trong lòng người nhạc sĩ đó nghĩ đến người ca sĩ đó để viết baì hát đó . Không thể nói được ông ấy viết bài này cho tôi chỉ để một mình tôi hát thôi . Theo em, càng nhiều người hát thì càng tốt bởi vì mỗi ngươì có thể diễn tả bài hát theo cảm nghĩ của mình , cảm xúc mà lúc đó nó bộc phát như thế nào qua bài hát đó . Và như thế ca sĩ đã làm cho dòng nhạc của người nhạc sĩ đó trở nên phong phú hơn , giầu có hơn . Nếu như chỉ nghe một người hát nhạc của một nhạc sĩ nào đó quá lâu, có thể là vì thói quen , rồi tới lúc nghe một người khác hát thì đôi khi có thể bị "sốc" vì ngươì nhạc sĩ đó với người ca sĩ đó đã là kỷ niệm một phần đời của họ , không có gì có thể thay thế được .
    - Thưa ca sĩ KL khi nói về những kỷ niệm chị đã đi hát với TCS, kỷ niệm nào được coi là đáng nhớ nhất ạ ? Cách đây nhiều năm khi các con trai của chị có ra một cuốn video để kỷ niệm 30 năm đời ca hát của chị , trong đó có những thước films tư liệu ghi lại những lần chị diễn những tập trong Ca Khúc Da Vàng của nhạc sĩ TCS, chị có thể cho biết một vài nét về những giai đoạn đó hay không ?
    Đó là một giai đoạn rất khó khăn cho anh TCS bởi vì anh bị cả hai phía dồn anh , gần như là săn đuổi anh và gây nhiều khó khăn . Bên VN cộng hoà thời đó có nhiều người che chở giúp đỡ anh Sơn và ở bên phía miền Bắc thì cũng có bạn bè muốn lôi kéo anh Sơn về phía của họ . Cho nên anh Sơn không ở được chỗ naò yên được . Anh luôn luôn phải di chuyển , vì anh không muốn đứng về phía nào cả . Ý của anh là anh chỉ là một người sáng tác nhạc và anh không làm chính trị . Anh không muốn bị lôi kéo , bị trở thành một công cụ cho bất cứ một người naò dùng anh để mà sáng tác nhạc riêng cho bên nào . Thành ra đó là một giai đoạn rất khó khăn cho anh Sơn và em cũng ít được gặp anh trong những năm sau tết Mậu Thân . Anh về Huế và em phải bay ra Huế để gặp anh TCS thì tình trạng đã được trở lại gần như là bình thường vào năm 1970 . Tuy thế , lúc đó chỉ có khi naò đặc biệt lắm anh mới đàn cho em hát thôi .
    - Vâng thế thì xin chị cho biết kỷ niệm naò khi làm việc chung với nhạc sĩ TCS là đáng nhớ nhất trong cuộc đơì của chị ?
    Thưa chị là khoảng thơì gian đầu khi mà tập dượt với nhau là giai đoạn rất là đáng nhớ vì anh Sơn không phải người dễ tính . Anh rất nghiêm chỉnh trong công việc và anh muốn người hát với anh cũng phải nghiêm chỉnh giống như vậy đối với những nhạc phẩm của anh . Cho nên em hoàn toàn tôn trọng tất cả những ý kiến của anh TCS . Đó là thời gian rất khó khăn khi em bị anh Sơn bắt em chuyển từ giọng óc qua giọng bụng . Em phải tập dượt mấy tháng trời và bị tắt tiếng một tháng không hát được . Kỷ niệm kế tiếp là năm 1992, khi gặp nhau lại lần thứ hai . Trước đó vào năm 1988 em đã gặp lại anh ở Paris . Thời gian đó gặp gỡ nhau chỉ có ba lần thôi . Lúc đó anh em gặp nhau chỉ có ôm nhau mà khóc thôi chứ không có hát hò gì được nhưng mà năm 1992 khi anh Sơn qua Canada để chữa bịnh thì em được gần anh Sơn nhiều hơn và anh Sơn tập cho em một số những bài mới như là bài " Tôi đang lắng nghe " , "Tôi ơi đừng tuyệt vọng" , bài "Một Cõi Đi Về" anh Sơn đã sáng tác và tập cho em từ năm 1973 ở ngoài Huế , nhưng vì tập nhanh quá cho nên em hát sai và đến năm 1992 thì anh mới tập lại bài đó cùng với một số bài mới anh đã viết sau này . Đó là thời gian rất là đẹp mà em được gặp anh Sơn ở VN (chắc KL nói nhầm chỗ ). Năm 1997 khi em trở về VN thì chỉ được gặp anh Sơn có 5 ngày thôi . Nhưng năm 2000 khi em trở về lại , thì em được ở gần bên anh đến ba tuần lễ . Ngày nào cũng thế hai anh em ngồi bên nhau từ sáng cho đến sau nửa đêm thì em mới trở về nhà riêng của mình . Tuy thế cả hai cuñg không nói được nhiều . Anh đã tập cho em nhưñg baì hát coi như là những bài hát cuối cùng của anh .
    nguồn: www.suutap.com
    nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/features.shtml
    Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé
    Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi...
  2. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Vì sao tôi hát nhạc tiền chiến
    Khánh Ly
    Hát trở lại những ca khúc thời Tiền Chiến, nói như nhạc sĩ Nguyễn Hiền là bình minh của nhạc Việt Nam. Ðối với tôi, còn là một sự trở về, tìm lại chính mình. Một thời đã qua, qua rất nhanh mà tôi không làm sao có thể quên được dẫu nổi nhớ về đó, luôn luôn làm tôi đau lòng và chảy nước mắt.
    Ngày xưa... ngày xưa... Bất cứ chuyện gì đã xảy ra, dù chỉ mới ngày hôm qua, thường được bắt đầu bằng hai chữ... Ngày xưa. Tưởng chừng như một câu chuyện thần thoại, cái ngày xưa ấy thoạt nghe có vẻ xưa lắm nhưng thật ra nó chỉ mới xảy ra cách đây... 40 năm và cái chuyện Thần Thoại đó là chuyện có thật. Tôi là người trong chuyện, bây giờ tôi kể lại chuyện đó nhưng sẽ không có bóng dáng của bà tiên hay ông bụt...
    Trước ngày theo mẹ di cư vào Nam, thành phố Hà Nội tưng bừng với một hội chợ lớn. Tôi không nhớ rõ địa điểm là do ai tổ chức, hình như do người Pháp thì phải. Bởi lúc đó, người Hà Nội không gọi là hội chợ mà gọi là Kermesse. Cũng như tất cả các hội chợ ngày nay, với đủ thứ trò chơi cho trẻ con và người lớn, tôi nhớ một sân khấu nhỏ được dựng lên cho một cuộc thi hát, kiểu tuyển lựa ca sĩ bây giờ.
    Lúc đó tôi được 9 tuổi. Mẹ ở xa, bà nội tôi thì hoàn toàn không biết gì về cái gọi là Kermesse bởi bà tôi vốn chân quê, không biết chữ. Làm sao tôi lọt được vào trong, tôi đi với ai, không nhớ và làm cách nào tôi lại có thể leo lên sân khấu để... hát. Hôm đó, tôi hát bài "Thơ ngây" Tôi không biết tác giả là ai vì tôi học lóm từ những cửa hàng trên con phố Hàng Bông những ngày cuối tuần từ nội trú về nhà bà nội. Tôi chẳng được giải gì cả.
    Sau đó tôi vào Saigon. Một Saigon thật xa lạ đầy quyến rũ với các ly đá nhận xirô xanh, đỏ và tờ giấy một đồng xé làm hai, mà vẫn xài được, mỗi nữa gọi là năm cắc. Năm 1956 Dượng tôi nhận việc tại Ðà lạt, gia đình chúng tôi ở khu Chi Lăng trước đó được gọi là Saint Benoit nơi có những biệt thự được xây cất giống hệt nhau. Gia đình tôi ở căn đầu tiên cạnh con đường đất nhỏ đưa đến hồ Chi Lăng. Cũng đầu đường đó nhìn qua nhà tôi là Hotel Chi Lăng có cái giếng giả xây đằng trước. Từ nhà, tôi đi bộ khoảng một cây số hơn tới Trường Tiểu Học Phan Chu Trinh.
    Lúc đó, tôi không biết đọc tiếng Việt nên không đọc báo nhưng do đâu mà tôi biết được là ở Saigon có cuộc tuyển lựa ca sĩ Nhi dồng và ai là người ghi tên cho tôi, thú thật tôi không nhớ. Song nhiều phần là ở Bác tôi, bác Tuất là chị ruột của Mẹ tôi. Bác trai là nhạc sĩ, bác xử dụng Trompet hình như trong ban quân nhạc ở Hà Nội. Chị ruột tôi cũng hát, chị tên thật là Lệ Yến, hai người chị họ con bác Tuất cũng hát. Một chị là Mộng Tuyết hiện bây giờ là bà Thẩm Nghĩa Bôi, một chị là Kim Lan sau lập gia đình với ông Võ Lương Giám đốc trường Huấn luyện cảnh sát quốc gia, ông đã tử nạn trên đường từ Vũng Tàu về nhà trước 75, chị Kim hiện giờ ở Ðức.
    Nghĩ lại là nhiều phần tôi nhờ gia đình bác Tuất ghi tên cho tôi dự thi cuộc tuyển lựa ca sĩ Nhi Ðồng khoảng cuối năm 1956. Làm thế nào mà một con bé mới 11,12 tuổi dám làm quen và xin quá giang một xe chở bắp cải về Saigon tôi nằm ngủ cong queo phía sau với những chiếc bắp cải rồi từ bến xe, tôi tới nhà bác tôi. Ai cho tôi tiền để ăn dọc đường và về tới nhà bác Tuất, tôi không thể nhớ nổi.
    Nơi có buổi tuyển lựa hôm đó là rạp Norodom do đài Pháp Á tổ chức. Tôi ghi danh với tên thật là Lệ Mai. Bài hát tôi chọn là bài "Từ giã kinh thành" nhưng bị bác. Lý do tôi còn nhỏ quá để hát một bài quá buồn, chỉ dành cho người lớn... "Ra đi một sớm buồn, sương mờ chập chùng buông..." thể điệu Boston. Ban giám khảo cho tôi hát bài "Ngày trở về" của nhạc sĩ Phạm Duy.
    Tôi mặc quần sọc trắng, cái sơ mi carô của anh tôi, cắt tóc tém như con trai và tôi hát. Và tôi chiếm hạng nhì sau Thần Ðồng Quốc Thắng. Sau buổi hát, bác Tuất gái bắt tôi phải về Dalat ngay. Mẹ và dượng tôi đang nổi trận lôi đình với đứa con gái bất trị gan liền tướng quân. Tôi lại ra bến xe rau tìm đúng ông tài xế tốt bụng, nằm co ro sau xe giữa đống hàng hóa cần chuyển từ Saigon lên Dalat.
    Không cần phải kể lại, bất cứ ai trong chúng ta cũng biết cách trừng phạt con cái ngày xưa ở VN. Tôi chui xuống rãnh nước cạnh nhà ngồi khóc. Lúc đó, tôi mới khóc, không phải vì đau mà là tủi. Tôi nhớ bố tôi, ông đang ở đâu, ông còn sống hay đã chết như Mẹ nói. Ông rất yêu tôi, ông sẽ không bao giờ đánh tôi vì chính ông vẫn thường ôm tôi và hát. Ông đánh đàn Mandolline hát bài "Chiều vàng" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh, "Con thuyền không bến" của Ðặng Thế Phong, bố tôi chưa bao giờ đánh tôi, ông sẽ không bao giờ. Trái tim non dại của tôi không ngớt vang lên tiếng gọi xót xa... Bố ơi... Bố ơi...
    Tôi chỉ Thần Tượng Bố tôi, thế cho nên những điệu nhạc, những lời hát đã từ lúc nào xuyên vào tim tôi và ở lại đó. Tôi yêu tiếp những gì bố tôi đã yêu, trên hết là nhạc, bởi qua nhạc tôi như được nhìn lại khuôn mặt cha mình mà tôi biết rằng trên cõi thế, chẳng bao giờ tôi còn có thể gặp lại ông nữa. Ở một nơi nào đó, chắc bố tôi cũng không nghĩ rằng những bài tình ca ông hát trên bước đường ly loạn đã vô tình trở thành định mệnh. Một định mệnh đẹp đẽ nhưng nghiệt ngã dành cho đứa con gái xấu xí ông yêu thương nhất.
    Trên sân khấu Anh Vũ ban ngày là quán cơm xã hội với ?oBiệt Ly? của Doãn Mẫn, ?oLá Thư?, ?oGởi Gió Cho Mây Ngàn Bay?, ?oChuyển Bến? của Ðoàn Chuẩn - Từ Linh, ?oChiều vàng?, ?oCon Thuyền Không Bến?, tiếng hát của tôi chắc phải u uẩn lắm mới khiến cho ông Trung Úy không quân Lưu Kim Cương để ý. Ông khen tôi nhỏ mà biết chọn bài, ông khuyến khích tôi hãy cố gắng với những gì đã chọn lựa. Lúc đó, mọi người chưa biết tôi là ai. Chưa mấy người để ý đến tôi. Họ đang chạy theo những thần tượng thời đó. Tôi mới 16 tuổi.
    Những tình khúc người ta gọi là Tiền Chiến đã gắn liền với tôi trong suốt 5 năm trời ở Dalat và sẽ mãi mãi về sau. Tôi vẫn luôn thắc mắc tự hỏi ở thời buổi loạn lạc, nhiễu nhượng, thiếu thốn đói khổ, bằng vào những nguyên tố nào, các Nhạc Sĩ lại có thể gởi lại cho đời sau những tình khúc đẹp đẽ, trong sáng, lãng mạn mà vẫn thánh thiện. Một nét đẹp không hề vương một chút đời thường. Ðẹp trên tất cả các vẻ đẹp, trong lành hơn cả nước mưa. Có buồn nhưng rất nhẹ, vừa đủ cho người hát và người nghe cảm nhận được nỗi buồn. Một nỗi buồn tự nhiên không son phấn.
    Nhạc Tiền Chiến tuyệt vời hơn nữa là ở bất cứ tuổi nào, bất cứ nơi nào, một mình hay nhiều người, cứ hễ cất lên tiếng hát, chúng ta đều cảm thấy lòng dịu lại ấm áp và bình an. Không có bóng đêm u tối ghê rợn. Không có bóng dáng của tuyệt vọng, không có những đau đớn dìm con người vào nổi chết. Nhạc tiền chiến ngọt ngào dịu dàng tựa như lời thầm thì của những kẻ yêu nhau và dẫu có chia lìa cũng sẽ chỉ là những lời giã biệt nhẹ nhàng.
    Từ 1967 được biết đến qua Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tôi vẫn tiếp tục yêu ?oBiệt Ly?, ?oSuối Mơ?, ?oAnh dến thăm em một chiều mưa?, ?oLá thư?, ?oLá đổ muôn chiều?, ?oHà Nội 49?. Phải nói rằng những tình khúc Tiền Chiến là mối tình đầu của đời tôi mà đã là tình đầu, dẫu có thêm một kiếp sống nữa, tôi vẫn không quên. Tôi lại còn tiếc là mình không còn lại nhiều thời gian để được hát. 40 năm gắn bó với nhạc, chưa bao giờ tôi cảm thấy là đủ. Lúc nào cũng thèm được hát và nỗi say mê chỉ tăng dần theo thời gian và tuổi đời.
    Trong tôi, nỗi say mê được hát lớn nhất, vậy mà tôi lại hết sức ngần ngại trong việc nhận lời hát lại những bài tình ca tôi rất yêu. Nửa muốn nhận, nửa muốn từ chối, tôi sợ, đúng tôi sợ. Vì rằng đã lâu, tôi ít có dịp trình bày lại những tình khúc tiền chiến. Hát sao được trong không khí của buổi dạ vũ khi người tham dự chỉ thực sự muốn giải trí sau một tuần lễ làm việc căng thẳng, sở trường của tôi là nhạc Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên bên cạnh những bài hát có tính cách phổ thông dễ dãi, nghe mà nhảy. Nhạc tiền chiến tạm vắng bóng trên những sàn nhảy.
    Tôi sợ vì nhạc lý tôi vốn rất yếu, lại không quen bị gò bó trong một khuôn khổ nhất định của dan dan giây, thường đòi hỏi người hát kỹ thuật cao, nhạc lý giỏi, song cái chủ đề Tiền Chiến lại quá hấp dẫn. Mối tình đầu phiêu bạt bấy lâu, bỗng chốc có cơ hội hồi sinh, có thể mang lại cho tôi cái nhịp đập êm ái bình an cho trái tim khốn khổ tội nghiệp của tôi, qua bao nhiêu sóng gió. Ðây là cơ duyên may mắn trong ánh hoàng hôn đời người. Tôi phải cố gắng vượt qua sợ hãi với cơ duyên may mắn. Ði tìm lại chính mình.
    Tôi đặt tôi dưới sự điều khiển của người nhạc sĩ trẻ Thomas Ngô. Tôi bảo anh tôi dốt nhạc lắm, hãy giúp đỡ tôi nếu không xuất sắc lắm bên cạnh các chị Kim Tước, Mai Hương, Quỳnh Giao, Thanh Lan, Thái Hiền ít ra tôi cũng làm tròn được bài hát. Không đến nỗi phụ lòng các thính giả. Không đến nỗi rớt lên, rớt xuống làm phiền lòng các nhạc sĩ... Thomas Ngô cười bảo tôi: "Chị cứ khiêm nhường thế, dẫu lời nhịp chị vẫn nhảy vào bắt kịp lại như thường". Không đừng nói thế, khiêm nhường là một đức tính tốt nhưng ở đây chị thực sự cần sự giúp đỡ của Ngô và cả ban nhạc. Tôi cười tiếp: "Chị dốt nhưng không ngu và chị rất biết vâng lời dẫu Ngô nhỏ hơn chị."
    Không khí trang nghiêm nhưng không quá cứng, Thomas Ngô vung tay, tiếng nhạc trỗi lên, các nhạc sĩ dường như quên đi chính mình. Nỗi say mê biểu hiện trên từng khuôn mặt, từng ngón tay và cả chân thân là nhạc. Tất cả chìm vào, hòa tan trong tiếng nhạc... ?oBiệt Ly, sóng trên dòng sông ôi còi tàu như xé đôi lòng...? Tôi cất tiếng hát và như thấy lòng mình òa vỡ tiếng nấc nghẹn ngào... ?oNgười yêu đương cách xa đành sống vui cùng gió sương...?
    Sự trở về kỷ niệm, tìm lại chính mình bao giờ cũng trân trọng. Nếu không có kỷ niệm, nếu không tìm lại được chính mình, cuộc sống còn có ý nghĩa gì. Bao nhiêu năm qua, tôi luôn khoắc khoải với những tìm kiếm vô vọng... Tối buông màn sương pha muối, xót xa lòng thêm trăm mối. Gió thu xưa không quên về, cớ sao mà người cứ đi. Người đã đi vào thiên thu mang theo cả tình tôi một thời nồng nàn đằm thắm. Có phải chăng những người muôn năm trước đã thay chúng ta, viết cho chúng ta những ca khúc tuyệt vời. Người dẫu đã thiên thu nhưng gởi lại trong tâm hồn chúng ta giọt nước mắt hạnh phúc lấp lánh, lấp lánh ngời sáng mãi đến ngàn sau.
    Tôi ghi lại đây tâm sự riêng và cảm nghĩ của mình, nói lên sự biết ơn tất cả Nhạc sĩ kính mến của hai thập niên 40-50. Tôi cám ơn ban tổ chức đã nghĩ đến tôi, cám ơn các anh, chị đã cho tôi được dịp đứng chung sân khấu. Cám ơn các nhạc sĩ đã rất thông cảm, nhẫn nại tập dợt cho tôi. Cám ơn Thomas Ngô, cám ơn quý khán thính giả miền Bắc Cali đã ở lại với chúng tôi cho đến cuối chương trình. Cám ơn khán thính giả quận nhà sẽ cho tôi được gặp lại trong đêm nhạc Tiền Chiến ngày Thứ Bảy 17-02-01 tại Hí Viện La Mirada, Nam California. Chương trình dài 3 tiếng sẽ bắt đầu đúng 7giờ. Quý vị đến với chúng tôi nhé và nếu đến xin ở lại đến cuối chương trình. Chúng ta sẽ cùng hát bài ?oXuân và Tuổi Trẻ?. Chúng ta còn rất trẻ, rất trẻ.
  3. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Vì sao tôi hát nhạc tiền chiến
    Khánh Ly
    Hát trở lại những ca khúc thời Tiền Chiến, nói như nhạc sĩ Nguyễn Hiền là bình minh của nhạc Việt Nam. Ðối với tôi, còn là một sự trở về, tìm lại chính mình. Một thời đã qua, qua rất nhanh mà tôi không làm sao có thể quên được dẫu nổi nhớ về đó, luôn luôn làm tôi đau lòng và chảy nước mắt.
    Ngày xưa... ngày xưa... Bất cứ chuyện gì đã xảy ra, dù chỉ mới ngày hôm qua, thường được bắt đầu bằng hai chữ... Ngày xưa. Tưởng chừng như một câu chuyện thần thoại, cái ngày xưa ấy thoạt nghe có vẻ xưa lắm nhưng thật ra nó chỉ mới xảy ra cách đây... 40 năm và cái chuyện Thần Thoại đó là chuyện có thật. Tôi là người trong chuyện, bây giờ tôi kể lại chuyện đó nhưng sẽ không có bóng dáng của bà tiên hay ông bụt...
    Trước ngày theo mẹ di cư vào Nam, thành phố Hà Nội tưng bừng với một hội chợ lớn. Tôi không nhớ rõ địa điểm là do ai tổ chức, hình như do người Pháp thì phải. Bởi lúc đó, người Hà Nội không gọi là hội chợ mà gọi là Kermesse. Cũng như tất cả các hội chợ ngày nay, với đủ thứ trò chơi cho trẻ con và người lớn, tôi nhớ một sân khấu nhỏ được dựng lên cho một cuộc thi hát, kiểu tuyển lựa ca sĩ bây giờ.
    Lúc đó tôi được 9 tuổi. Mẹ ở xa, bà nội tôi thì hoàn toàn không biết gì về cái gọi là Kermesse bởi bà tôi vốn chân quê, không biết chữ. Làm sao tôi lọt được vào trong, tôi đi với ai, không nhớ và làm cách nào tôi lại có thể leo lên sân khấu để... hát. Hôm đó, tôi hát bài "Thơ ngây" Tôi không biết tác giả là ai vì tôi học lóm từ những cửa hàng trên con phố Hàng Bông những ngày cuối tuần từ nội trú về nhà bà nội. Tôi chẳng được giải gì cả.
    Sau đó tôi vào Saigon. Một Saigon thật xa lạ đầy quyến rũ với các ly đá nhận xirô xanh, đỏ và tờ giấy một đồng xé làm hai, mà vẫn xài được, mỗi nữa gọi là năm cắc. Năm 1956 Dượng tôi nhận việc tại Ðà lạt, gia đình chúng tôi ở khu Chi Lăng trước đó được gọi là Saint Benoit nơi có những biệt thự được xây cất giống hệt nhau. Gia đình tôi ở căn đầu tiên cạnh con đường đất nhỏ đưa đến hồ Chi Lăng. Cũng đầu đường đó nhìn qua nhà tôi là Hotel Chi Lăng có cái giếng giả xây đằng trước. Từ nhà, tôi đi bộ khoảng một cây số hơn tới Trường Tiểu Học Phan Chu Trinh.
    Lúc đó, tôi không biết đọc tiếng Việt nên không đọc báo nhưng do đâu mà tôi biết được là ở Saigon có cuộc tuyển lựa ca sĩ Nhi dồng và ai là người ghi tên cho tôi, thú thật tôi không nhớ. Song nhiều phần là ở Bác tôi, bác Tuất là chị ruột của Mẹ tôi. Bác trai là nhạc sĩ, bác xử dụng Trompet hình như trong ban quân nhạc ở Hà Nội. Chị ruột tôi cũng hát, chị tên thật là Lệ Yến, hai người chị họ con bác Tuất cũng hát. Một chị là Mộng Tuyết hiện bây giờ là bà Thẩm Nghĩa Bôi, một chị là Kim Lan sau lập gia đình với ông Võ Lương Giám đốc trường Huấn luyện cảnh sát quốc gia, ông đã tử nạn trên đường từ Vũng Tàu về nhà trước 75, chị Kim hiện giờ ở Ðức.
    Nghĩ lại là nhiều phần tôi nhờ gia đình bác Tuất ghi tên cho tôi dự thi cuộc tuyển lựa ca sĩ Nhi Ðồng khoảng cuối năm 1956. Làm thế nào mà một con bé mới 11,12 tuổi dám làm quen và xin quá giang một xe chở bắp cải về Saigon tôi nằm ngủ cong queo phía sau với những chiếc bắp cải rồi từ bến xe, tôi tới nhà bác tôi. Ai cho tôi tiền để ăn dọc đường và về tới nhà bác Tuất, tôi không thể nhớ nổi.
    Nơi có buổi tuyển lựa hôm đó là rạp Norodom do đài Pháp Á tổ chức. Tôi ghi danh với tên thật là Lệ Mai. Bài hát tôi chọn là bài "Từ giã kinh thành" nhưng bị bác. Lý do tôi còn nhỏ quá để hát một bài quá buồn, chỉ dành cho người lớn... "Ra đi một sớm buồn, sương mờ chập chùng buông..." thể điệu Boston. Ban giám khảo cho tôi hát bài "Ngày trở về" của nhạc sĩ Phạm Duy.
    Tôi mặc quần sọc trắng, cái sơ mi carô của anh tôi, cắt tóc tém như con trai và tôi hát. Và tôi chiếm hạng nhì sau Thần Ðồng Quốc Thắng. Sau buổi hát, bác Tuất gái bắt tôi phải về Dalat ngay. Mẹ và dượng tôi đang nổi trận lôi đình với đứa con gái bất trị gan liền tướng quân. Tôi lại ra bến xe rau tìm đúng ông tài xế tốt bụng, nằm co ro sau xe giữa đống hàng hóa cần chuyển từ Saigon lên Dalat.
    Không cần phải kể lại, bất cứ ai trong chúng ta cũng biết cách trừng phạt con cái ngày xưa ở VN. Tôi chui xuống rãnh nước cạnh nhà ngồi khóc. Lúc đó, tôi mới khóc, không phải vì đau mà là tủi. Tôi nhớ bố tôi, ông đang ở đâu, ông còn sống hay đã chết như Mẹ nói. Ông rất yêu tôi, ông sẽ không bao giờ đánh tôi vì chính ông vẫn thường ôm tôi và hát. Ông đánh đàn Mandolline hát bài "Chiều vàng" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh, "Con thuyền không bến" của Ðặng Thế Phong, bố tôi chưa bao giờ đánh tôi, ông sẽ không bao giờ. Trái tim non dại của tôi không ngớt vang lên tiếng gọi xót xa... Bố ơi... Bố ơi...
    Tôi chỉ Thần Tượng Bố tôi, thế cho nên những điệu nhạc, những lời hát đã từ lúc nào xuyên vào tim tôi và ở lại đó. Tôi yêu tiếp những gì bố tôi đã yêu, trên hết là nhạc, bởi qua nhạc tôi như được nhìn lại khuôn mặt cha mình mà tôi biết rằng trên cõi thế, chẳng bao giờ tôi còn có thể gặp lại ông nữa. Ở một nơi nào đó, chắc bố tôi cũng không nghĩ rằng những bài tình ca ông hát trên bước đường ly loạn đã vô tình trở thành định mệnh. Một định mệnh đẹp đẽ nhưng nghiệt ngã dành cho đứa con gái xấu xí ông yêu thương nhất.
    Trên sân khấu Anh Vũ ban ngày là quán cơm xã hội với ?oBiệt Ly? của Doãn Mẫn, ?oLá Thư?, ?oGởi Gió Cho Mây Ngàn Bay?, ?oChuyển Bến? của Ðoàn Chuẩn - Từ Linh, ?oChiều vàng?, ?oCon Thuyền Không Bến?, tiếng hát của tôi chắc phải u uẩn lắm mới khiến cho ông Trung Úy không quân Lưu Kim Cương để ý. Ông khen tôi nhỏ mà biết chọn bài, ông khuyến khích tôi hãy cố gắng với những gì đã chọn lựa. Lúc đó, mọi người chưa biết tôi là ai. Chưa mấy người để ý đến tôi. Họ đang chạy theo những thần tượng thời đó. Tôi mới 16 tuổi.
    Những tình khúc người ta gọi là Tiền Chiến đã gắn liền với tôi trong suốt 5 năm trời ở Dalat và sẽ mãi mãi về sau. Tôi vẫn luôn thắc mắc tự hỏi ở thời buổi loạn lạc, nhiễu nhượng, thiếu thốn đói khổ, bằng vào những nguyên tố nào, các Nhạc Sĩ lại có thể gởi lại cho đời sau những tình khúc đẹp đẽ, trong sáng, lãng mạn mà vẫn thánh thiện. Một nét đẹp không hề vương một chút đời thường. Ðẹp trên tất cả các vẻ đẹp, trong lành hơn cả nước mưa. Có buồn nhưng rất nhẹ, vừa đủ cho người hát và người nghe cảm nhận được nỗi buồn. Một nỗi buồn tự nhiên không son phấn.
    Nhạc Tiền Chiến tuyệt vời hơn nữa là ở bất cứ tuổi nào, bất cứ nơi nào, một mình hay nhiều người, cứ hễ cất lên tiếng hát, chúng ta đều cảm thấy lòng dịu lại ấm áp và bình an. Không có bóng đêm u tối ghê rợn. Không có bóng dáng của tuyệt vọng, không có những đau đớn dìm con người vào nổi chết. Nhạc tiền chiến ngọt ngào dịu dàng tựa như lời thầm thì của những kẻ yêu nhau và dẫu có chia lìa cũng sẽ chỉ là những lời giã biệt nhẹ nhàng.
    Từ 1967 được biết đến qua Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tôi vẫn tiếp tục yêu ?oBiệt Ly?, ?oSuối Mơ?, ?oAnh dến thăm em một chiều mưa?, ?oLá thư?, ?oLá đổ muôn chiều?, ?oHà Nội 49?. Phải nói rằng những tình khúc Tiền Chiến là mối tình đầu của đời tôi mà đã là tình đầu, dẫu có thêm một kiếp sống nữa, tôi vẫn không quên. Tôi lại còn tiếc là mình không còn lại nhiều thời gian để được hát. 40 năm gắn bó với nhạc, chưa bao giờ tôi cảm thấy là đủ. Lúc nào cũng thèm được hát và nỗi say mê chỉ tăng dần theo thời gian và tuổi đời.
    Trong tôi, nỗi say mê được hát lớn nhất, vậy mà tôi lại hết sức ngần ngại trong việc nhận lời hát lại những bài tình ca tôi rất yêu. Nửa muốn nhận, nửa muốn từ chối, tôi sợ, đúng tôi sợ. Vì rằng đã lâu, tôi ít có dịp trình bày lại những tình khúc tiền chiến. Hát sao được trong không khí của buổi dạ vũ khi người tham dự chỉ thực sự muốn giải trí sau một tuần lễ làm việc căng thẳng, sở trường của tôi là nhạc Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên bên cạnh những bài hát có tính cách phổ thông dễ dãi, nghe mà nhảy. Nhạc tiền chiến tạm vắng bóng trên những sàn nhảy.
    Tôi sợ vì nhạc lý tôi vốn rất yếu, lại không quen bị gò bó trong một khuôn khổ nhất định của dan dan giây, thường đòi hỏi người hát kỹ thuật cao, nhạc lý giỏi, song cái chủ đề Tiền Chiến lại quá hấp dẫn. Mối tình đầu phiêu bạt bấy lâu, bỗng chốc có cơ hội hồi sinh, có thể mang lại cho tôi cái nhịp đập êm ái bình an cho trái tim khốn khổ tội nghiệp của tôi, qua bao nhiêu sóng gió. Ðây là cơ duyên may mắn trong ánh hoàng hôn đời người. Tôi phải cố gắng vượt qua sợ hãi với cơ duyên may mắn. Ði tìm lại chính mình.
    Tôi đặt tôi dưới sự điều khiển của người nhạc sĩ trẻ Thomas Ngô. Tôi bảo anh tôi dốt nhạc lắm, hãy giúp đỡ tôi nếu không xuất sắc lắm bên cạnh các chị Kim Tước, Mai Hương, Quỳnh Giao, Thanh Lan, Thái Hiền ít ra tôi cũng làm tròn được bài hát. Không đến nỗi phụ lòng các thính giả. Không đến nỗi rớt lên, rớt xuống làm phiền lòng các nhạc sĩ... Thomas Ngô cười bảo tôi: "Chị cứ khiêm nhường thế, dẫu lời nhịp chị vẫn nhảy vào bắt kịp lại như thường". Không đừng nói thế, khiêm nhường là một đức tính tốt nhưng ở đây chị thực sự cần sự giúp đỡ của Ngô và cả ban nhạc. Tôi cười tiếp: "Chị dốt nhưng không ngu và chị rất biết vâng lời dẫu Ngô nhỏ hơn chị."
    Không khí trang nghiêm nhưng không quá cứng, Thomas Ngô vung tay, tiếng nhạc trỗi lên, các nhạc sĩ dường như quên đi chính mình. Nỗi say mê biểu hiện trên từng khuôn mặt, từng ngón tay và cả chân thân là nhạc. Tất cả chìm vào, hòa tan trong tiếng nhạc... ?oBiệt Ly, sóng trên dòng sông ôi còi tàu như xé đôi lòng...? Tôi cất tiếng hát và như thấy lòng mình òa vỡ tiếng nấc nghẹn ngào... ?oNgười yêu đương cách xa đành sống vui cùng gió sương...?
    Sự trở về kỷ niệm, tìm lại chính mình bao giờ cũng trân trọng. Nếu không có kỷ niệm, nếu không tìm lại được chính mình, cuộc sống còn có ý nghĩa gì. Bao nhiêu năm qua, tôi luôn khoắc khoải với những tìm kiếm vô vọng... Tối buông màn sương pha muối, xót xa lòng thêm trăm mối. Gió thu xưa không quên về, cớ sao mà người cứ đi. Người đã đi vào thiên thu mang theo cả tình tôi một thời nồng nàn đằm thắm. Có phải chăng những người muôn năm trước đã thay chúng ta, viết cho chúng ta những ca khúc tuyệt vời. Người dẫu đã thiên thu nhưng gởi lại trong tâm hồn chúng ta giọt nước mắt hạnh phúc lấp lánh, lấp lánh ngời sáng mãi đến ngàn sau.
    Tôi ghi lại đây tâm sự riêng và cảm nghĩ của mình, nói lên sự biết ơn tất cả Nhạc sĩ kính mến của hai thập niên 40-50. Tôi cám ơn ban tổ chức đã nghĩ đến tôi, cám ơn các anh, chị đã cho tôi được dịp đứng chung sân khấu. Cám ơn các nhạc sĩ đã rất thông cảm, nhẫn nại tập dợt cho tôi. Cám ơn Thomas Ngô, cám ơn quý khán thính giả miền Bắc Cali đã ở lại với chúng tôi cho đến cuối chương trình. Cám ơn khán thính giả quận nhà sẽ cho tôi được gặp lại trong đêm nhạc Tiền Chiến ngày Thứ Bảy 17-02-01 tại Hí Viện La Mirada, Nam California. Chương trình dài 3 tiếng sẽ bắt đầu đúng 7giờ. Quý vị đến với chúng tôi nhé và nếu đến xin ở lại đến cuối chương trình. Chúng ta sẽ cùng hát bài ?oXuân và Tuổi Trẻ?. Chúng ta còn rất trẻ, rất trẻ.
  4. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn đang được hát như thế nào?
    Nhạc Trịnh Công Sơn, có thể nói "ai nghe cũng thấy hay, ai hát cũng thấy hay" (!), nhưng hát để mọi người cùng thấy hay là cả một thử thách. Đôi khi không biết nhạc Trịnh hay Khánh Ly là "chủ thể" trong thử thách này.
    Xuất hiện trong chương trình Như cánh vạc bay khi Trịnh Công Sơn vừa qua đời: Lan Ngọc - một đại diện của những giọng hát cùng thời với nhạc sĩ. Chị hát đầy đặn hơn nhiều giọng hát trẻ và đáng kể là cái hồn của một thời vẫn còn thoang thoảng đâu đây (đâu đây luôn cả bóng dáng Khánh Ly). Thời mà cách hát thẳng tuột, không biểu lộ tình cảm trực tiếp, đối xử với từng chữ như nhau... rất phổ biến (mấy năm trước, Ngọc Sơn là người tái hiện cách hát này), bên cạnh cách hát tục lụy- sến.
    Có hơn một cách hoá giải môt bài hát, nhất nó là của Trịnh. Ánh Tuyết thật ra cũng có căn cứ khi đem lại một khoảnh khắc có hơi hướng "tục lụy" khi chọn Đường xa vạn dặm - nhạc sĩ khóc mẹ - để hát. Giọng hiếm hoi có thể hát bi ca làm cho người ta tin ấy, đã đem lại một lối ngỏ cho những Lặng lẽ nơi này hay Hãy khóc đi em. Môt Trịnh Công Sơn ướt át, không liêu trai.
    Tin buồn cho những người hát nhạc Trịnh: thấp thoáng đằng sau họ - Khánh Ly vẫn "khoanh tay mỉm cười", nụ cười còn "tươi" với những phiên bản. Tuổi 20, một ca sĩ có thể thuyết phục được người nghe nếu chịu nghĩ và sống với bài hát, bớt phô trương chất giọng trẻ khoẻ của mình. Một vài giọng hát một bước lên sân khấu lớn cũng nhờ nhạc Trịnh. Không quên rằng, nhạc Trịnh (và cách hát Khánh Ly) gợi không khí phòng trà, nơi những tâm hồn cô đơn đến thả mình vào..., nơi âm nhạc không choang choang trên sân khấu, mà có thể hít thở và uống được.
    Không phải ai cũng thích bị đem ra so bì với Khánh Ly, vậy nên có thêm các "trường phái" khác trong hát nhạc Trịnh. Tạm gọi là "đương đại" có Thanh Lam, Mỹ Linh. Linh có lẽ là ca sĩ hiện nay "cư xử" với nhạc Trịnh một cách chân phương hơn cả - bản thân "có cái gì hát nấy" - chính vị ngọt của giọng ca này đã đem lại cái gì đó của hơi thở đương đại - tựa như Hồng Nhung đã phả vào nhạc Trịnh. Nếu Hồng Nhung vẫn tìm cách thể hiện mình qua nhạc Trịnh, thì có thể nói trong đó, Thanh Lam đi tìm mình - tìm một cách thật lòng. Thanh Lam đúng có phiêu có hơi "văng mạng" thật nhưng vẫn có người thích, chủ yếu là vì hồi hộp chờ đợi cách chị sẽ chọn để "xử lý" dù chỉ một nốt của bài hát.
    Nhạc Trịnh chính là thứ nhạc nên và cần phải làm mới hơn cả, nếu không muốn nó thành môt thứ "lương khô" của tâm hồn. Tô Lịch là một đại diện của động thái dám làm mới này. Anh áp dụng cách làm "mái" giọng của Beegees, nhả chữ gọn, không ngân nga, không làm cho Trịnh lai căng - bằng cảm xúc của một tay vĩ cầm tuổi ngoài 30, vẫn lăn lộn trên sàn diễn salon ở Hà Nội. Chợt nghĩ, với môt giọng hát, cách hát như vậy, có thể nghe cả một alum nhạc Trịnh không chán.
    Vẫn thấy rằng, giọng trung dung của Hồng Nhung bao quát được biên độ rộng hơn cả trong nhạc Trịnh. Trong đó, Mỹ Linh tâm đắc với bản những bản ballad nồng nàn, có cao trào (Ru em từng ngón xuân nồng). Trần Thu Hà bằng lòng với những đồng dao trong sáng (Nguyệt ca). Thanh Lam có chỗ để... nghỉ ngơi qua những khúc tự sự sâu lắng (Tình sầu, Mưa hồng).
    Hát theo kiểu thẳng tuột như Khánh Ly - hơi khó. Kiểu này đòi một chất giọng đẹp, không cần tiểu xảo vẫn có sức hấp dẫn người nghe. Các giọng hát bây giờ ngày càng vận dụng kĩ thuật, hơn là cảm xúc và sự thả lỏng cần thiết, khi đến với âm nhạc và "triết học" Trịnh Công Sơn. Tròn vành rõ chữ hay nhấn nhá quá vào chỗ này chỗ khác chưa chắc đã có lợi cho người hát, mà có thể còn phá vỡ tính giai điệu và sự mê hoặc của nhạc - thơ Trịnh.
    ... Bởi nhạc Trịnh còn có một cách cảm nhận rất hữu hiệu- cảm nhận bằng chính giọng hát của mình và không ai nghe ngoài chính mình. Nhiều ca sĩ trẻ hát cho người khác nghe mà bản thân lại không để ý lắng nghe chính mình. Hồng Nhung kể lại, nhạc sĩ có lần đã nói với chị: "Muốn đến với mọi người hãy hát bằng những gì thật là mình". Nghe thật giản dị nhưng là "học phí" phải trả bằng cả cuộc đời của người hát. Bởi phải sống đã, mới mong đem sự sống vào tiếng hát. Muốn hát nói chung và hát nhạc Trịnh nói riêng, hãy học cách thở - nếu người hát chưa có một hơi thở "tự nhiên", như thừa hưởng từ những tiền kiếp, của Khánh Ly.
    Theo Người đẹp VN
    www.hue.vnn.vn/amnhac/news/2003/thang1/tin52.htm
    BỎ TÔI HOANG VU VÀ NHỎ BÉ
    BỎ MẶC TÔI NGỒI GIỮA ĐỜI TÔI...
  5. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn đang được hát như thế nào?
    Nhạc Trịnh Công Sơn, có thể nói "ai nghe cũng thấy hay, ai hát cũng thấy hay" (!), nhưng hát để mọi người cùng thấy hay là cả một thử thách. Đôi khi không biết nhạc Trịnh hay Khánh Ly là "chủ thể" trong thử thách này.
    Xuất hiện trong chương trình Như cánh vạc bay khi Trịnh Công Sơn vừa qua đời: Lan Ngọc - một đại diện của những giọng hát cùng thời với nhạc sĩ. Chị hát đầy đặn hơn nhiều giọng hát trẻ và đáng kể là cái hồn của một thời vẫn còn thoang thoảng đâu đây (đâu đây luôn cả bóng dáng Khánh Ly). Thời mà cách hát thẳng tuột, không biểu lộ tình cảm trực tiếp, đối xử với từng chữ như nhau... rất phổ biến (mấy năm trước, Ngọc Sơn là người tái hiện cách hát này), bên cạnh cách hát tục lụy- sến.
    Có hơn một cách hoá giải môt bài hát, nhất nó là của Trịnh. Ánh Tuyết thật ra cũng có căn cứ khi đem lại một khoảnh khắc có hơi hướng "tục lụy" khi chọn Đường xa vạn dặm - nhạc sĩ khóc mẹ - để hát. Giọng hiếm hoi có thể hát bi ca làm cho người ta tin ấy, đã đem lại một lối ngỏ cho những Lặng lẽ nơi này hay Hãy khóc đi em. Môt Trịnh Công Sơn ướt át, không liêu trai.
    Tin buồn cho những người hát nhạc Trịnh: thấp thoáng đằng sau họ - Khánh Ly vẫn "khoanh tay mỉm cười", nụ cười còn "tươi" với những phiên bản. Tuổi 20, một ca sĩ có thể thuyết phục được người nghe nếu chịu nghĩ và sống với bài hát, bớt phô trương chất giọng trẻ khoẻ của mình. Một vài giọng hát một bước lên sân khấu lớn cũng nhờ nhạc Trịnh. Không quên rằng, nhạc Trịnh (và cách hát Khánh Ly) gợi không khí phòng trà, nơi những tâm hồn cô đơn đến thả mình vào..., nơi âm nhạc không choang choang trên sân khấu, mà có thể hít thở và uống được.
    Không phải ai cũng thích bị đem ra so bì với Khánh Ly, vậy nên có thêm các "trường phái" khác trong hát nhạc Trịnh. Tạm gọi là "đương đại" có Thanh Lam, Mỹ Linh. Linh có lẽ là ca sĩ hiện nay "cư xử" với nhạc Trịnh một cách chân phương hơn cả - bản thân "có cái gì hát nấy" - chính vị ngọt của giọng ca này đã đem lại cái gì đó của hơi thở đương đại - tựa như Hồng Nhung đã phả vào nhạc Trịnh. Nếu Hồng Nhung vẫn tìm cách thể hiện mình qua nhạc Trịnh, thì có thể nói trong đó, Thanh Lam đi tìm mình - tìm một cách thật lòng. Thanh Lam đúng có phiêu có hơi "văng mạng" thật nhưng vẫn có người thích, chủ yếu là vì hồi hộp chờ đợi cách chị sẽ chọn để "xử lý" dù chỉ một nốt của bài hát.
    Nhạc Trịnh chính là thứ nhạc nên và cần phải làm mới hơn cả, nếu không muốn nó thành môt thứ "lương khô" của tâm hồn. Tô Lịch là một đại diện của động thái dám làm mới này. Anh áp dụng cách làm "mái" giọng của Beegees, nhả chữ gọn, không ngân nga, không làm cho Trịnh lai căng - bằng cảm xúc của một tay vĩ cầm tuổi ngoài 30, vẫn lăn lộn trên sàn diễn salon ở Hà Nội. Chợt nghĩ, với môt giọng hát, cách hát như vậy, có thể nghe cả một alum nhạc Trịnh không chán.
    Vẫn thấy rằng, giọng trung dung của Hồng Nhung bao quát được biên độ rộng hơn cả trong nhạc Trịnh. Trong đó, Mỹ Linh tâm đắc với bản những bản ballad nồng nàn, có cao trào (Ru em từng ngón xuân nồng). Trần Thu Hà bằng lòng với những đồng dao trong sáng (Nguyệt ca). Thanh Lam có chỗ để... nghỉ ngơi qua những khúc tự sự sâu lắng (Tình sầu, Mưa hồng).
    Hát theo kiểu thẳng tuột như Khánh Ly - hơi khó. Kiểu này đòi một chất giọng đẹp, không cần tiểu xảo vẫn có sức hấp dẫn người nghe. Các giọng hát bây giờ ngày càng vận dụng kĩ thuật, hơn là cảm xúc và sự thả lỏng cần thiết, khi đến với âm nhạc và "triết học" Trịnh Công Sơn. Tròn vành rõ chữ hay nhấn nhá quá vào chỗ này chỗ khác chưa chắc đã có lợi cho người hát, mà có thể còn phá vỡ tính giai điệu và sự mê hoặc của nhạc - thơ Trịnh.
    ... Bởi nhạc Trịnh còn có một cách cảm nhận rất hữu hiệu- cảm nhận bằng chính giọng hát của mình và không ai nghe ngoài chính mình. Nhiều ca sĩ trẻ hát cho người khác nghe mà bản thân lại không để ý lắng nghe chính mình. Hồng Nhung kể lại, nhạc sĩ có lần đã nói với chị: "Muốn đến với mọi người hãy hát bằng những gì thật là mình". Nghe thật giản dị nhưng là "học phí" phải trả bằng cả cuộc đời của người hát. Bởi phải sống đã, mới mong đem sự sống vào tiếng hát. Muốn hát nói chung và hát nhạc Trịnh nói riêng, hãy học cách thở - nếu người hát chưa có một hơi thở "tự nhiên", như thừa hưởng từ những tiền kiếp, của Khánh Ly.
    Theo Người đẹp VN
    www.hue.vnn.vn/amnhac/news/2003/thang1/tin52.htm
    BỎ TÔI HOANG VU VÀ NHỎ BÉ
    BỎ MẶC TÔI NGỒI GIỮA ĐỜI TÔI...
  6. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Hồi ký của Khánh Ly về cuộc đờI
    Tất cả những sự việc đã xảy ra, đã qua. Tất cả những khuôn mặt đã xa khuất mịt mù. Tất cả những gì gọi là hạnh phúc hay nỗi đau của một thời nào đó. Tôi gọi đó là kỷ niệm. Tôi không có quá khứ, dĩ vãng như mọi người thường đề cập tới. Tôi chỉ có kỷ niệm và đó là tất cả gia tài tôi cưu mang.
    Nếu trong cuộc sống có điều gì đó không thể thay đổi được thì đó là kỷ niệm. Những sự việc, những con người, đẹp có, xấu có đã bỏ chúng ta mà đi. Tuổi trẻ đã bỏ chúng ta. Mầu trong của mắt. Mầu xanh của tóc. Mầu hồng của môi. Đã bỏ chúng ta. Lạnh lùng, tàn nhẫn và hồn nhiên.
    Ở tuổi ba mươi, bốn mươi hay đã bước qua ranh giới nửa đời người như tôi hiện nay, kỷ niệm không hề phôi pha theo ngày tháng. Mỗi ngày qua, chân bước tới gần cái cõi đi về. Tôi càng thấy gắn bó với kỷ niệm, như chỉ có kỷ niệm bây giờ mới trọn vẹn là của riêng tôi, như chỉ có những người đã xa đời, mới thuộc về tôi mãi mãi. Vì một lẽ nào đó, tôi thường sống với người đã khuất nhiều hơn, trân quý hơn, yêu thương và cảm thấy yên tâm và được an ủi chia sẻ nhiều hơn. Ai từng trải qua nhiều ngang trái nghịch cảnh, cay đắng oan khiên, sẽ hiểu vì sao tôi có nhiều cái... khác người.
    Mỗi người một cách sống là điều tự nhiên từ ngàn xưa. Ôi, khi ta đói, kỷ niệm cho ta no. Khi ta lạnh, kỷ niệm làm cho ta ấm. Khi ta nghèo, kỷ niệm làm cho ta khá hơn. Có nhiều người nghĩ như vậy và họ nghĩ đúng. Kỷ niệm không là miếng cơm manh áo hay tiền bạc trong đời sống. Kỷ niệm đẹp đẽ hơn, cao hơn, thiêng liêng hơn. Kỷ niệm làm đời sống chúng ta thăng hoa trong sáng và thánh thiện. Tôi thật tình tiếc cho những ai coi thường kỷ niệm hoặc có mà không biết giữ. Những người đó, tâm hồn mới nghèo nàn làm sao. Chúng ta có thể dời núi, lấp biển nhưng bản tính con người là điều không bao giờ thay đổi. Thật đáng tiếc.
    Có nhiều đêm chợt thức giấc nhìn ra vườn, vầng trăng tròn tỏa ánh sáng soi rõ từng ngọn cây, khóm cỏ giống hệt như một đêm trăng quê nhà cũng trong một khu vườn nhỏ, có những kẻ quên đời sống quanh mình, cùng nhau uống rượu, ngâm thơ đàn hát dưới nắng khuya. Những đêm nằm nghe mưa buồn rào rạt, chợt nhớ những chiều mưa xưa cùng theo nhau ra quán ngồi, im lặng bên nhau nghe những giọt cà phê tí tách rơi, im lặng bên nhau nhìn người người, ngựa xe ngược xuôi. Những giây phút im lặng đã nói với nhau biết bao điều không thành tiếng. Buổi sáng cây cỏ còn lấp lánh sương mai, im lặng đi bên nhau dưới hàng thông từ bao năm reo mãi những điệu nhạc vi vu buồn bã bên mặt nước câm nín, chứa đựng bao nhiêu nỗi niềm.
    Buổi trưa trời cao xanh thẳm, nắng đuổi nhau theo gió trên thảm cỏ quen, cỏ cây dàn nằm thênh thang lắng nghe bước chân nhẹ nhàng lúc xa, lúc gần của hai kẻ quên đời. Chiều có mưa bụi dăng dăng qua thành phố, quán cà phê vắng, hương cà phê thơm lừng, vẫn chỉ hai người khách quen ngồi đó, im lặng bên nhau. Có gì quan trọng đâu. Không, không có gì cả, có nhau là điều đáng nói và họ đã có nhau trong suốt cuộc đời.
    Đà Lạt đẹp. Đà Lạt hiền. Đà Lạt thơ mộng. Đà Lạt bao dung. Đà Lạt thủy chung. Định mệnh khởi đi từ một nơi như thế. Tại sao không là Sài Gòn. Tại sao không là Huế. Không, Sài Gòn và Huế không phải là Đà Lạt. Mọi sự phải khởi đi từ đó. Một sự tình cờ, mà ngẫm lại thì không đúng, không phải. Rõ ràng là sự sắp đặt của cái mà chúng ta gọi là định mệnh. Một người lưu lạc từ sông Hồng, một người rời xa sông Hương để gặp nhau vào một đêm có mưa và gió đầy trời, ở cái thành phố nhỏ bé, nhìn ai cũng là bạn. Cái thành phố đó nếu bạn đến một lần là sẽ nhớ mãi. Đến rồi không muốn rời đi. Đi rồi lại muốn trở lại. Nhưng đó là Đà Lạt của 40 năm về trước, một Đà Lạt hiền lành như ngô khoai, trong sạch đẹp đẽ thơm như hoa hồng nhung, ngọt ngào như chuối La Ba và thủy chung như những hàng thông thẳng đứng suốt đời chỉ reo mãi một khúc nhạc hiền hòa.
    Là một người sống đời ca hát, có dăm ba mối tình lớn, chân đã đi mòn mỏi trên quê hương, rồi năm châu bốn biển, đã gặp gỡ cả triệu người. Mưa bão cũng đi. Nắng gió cũng đi. Đi không còn biết mình đi đâu. Không cần biết vì bốn biển là nhà, nhìn đâu cũng thấy quê hương, nhìn ai cũng là anh, chị em, chắc chắn những người cùng một kiếp sống như tôi, phải có nhiều điều để nhớ mà tôi gọi là kỷ niệm. Qua một cánh rừng, ngang qua một cây cầu, dừng lại ở một góc phố, ngồi xuống uống một ly cà phê nơi quán nhỏ ven đường, thậm chí nhìn từng ngọn cây, bụi cỏ bên lề, lòng tôi cũng xao xuyến xót xa. Có lúc bàng hoàng ngẩn ngơ, tưởng chừng như trong một cơn mơ, tưởng chừng một khuôn mặt, một dáng người thương yêu, thấp thoáng đầu phố, tưởng chừng như chỉ cần đưa tay ra những ngón tay tháp bút gầy guộc quen thuộc kia chạm vào tay mình. Nhưng rồi tôi hốt hoảng đến bật khóc vì trong tay tôi, chỉ có bàn tay lạnh giá của chính mình và góc phố kia chỉ là một khúc quanh hiu quạnh.
    Nhiều khi ngồi một mình, lòng trống rỗng, đầu trống rỗng. Tôi không thể nghĩ đến bất cứ một điều gì . Dường như trái đất đã sạch trơn, chẳng còn gì, hoặc là tôi ngồi đó nhưng hồn tôi không còn ở trong tôi. Một cái xác, một người chết và đối với người chết, không có vấn đề gì được đặt ra vì sẽ không có câu trả lời. Người chết không biết nói. Nhưng lại có những lúc tôi vùi mặt vào gối khóc nức lên từng hồi. Lòng nặng trĩu những kỷ niệm đớn đau không hề phai nhòa theo thời gian. Nghĩ đến người này, người kia, nghĩ đến đời mình, tim muốn vỡ ra trăm ngàn mảnh. Cũng nhiều đêm tôi nằm chong mắt nhìn bóng đêm vây phủ, nước mắt lặng lẽ rơi. Cứ thế cho đến lúc thiếp đi. Tôi đã hiểu thế nào là khóc lẻ loi một mình.
    Tôi cũng có những niềm vui chứ không phải lúc nào cũng ôm mối sầu thiên thu ấy. Gia đình tôi tương đối bình yên về mọi mặt. Không có những nặng nhẹ giận hờn. Cả hai vợ chồng đều đứng trên đỉnh dốc của đời, một cuộc đời quá nặng nhọc mệt mỏi mà cả hai đều nhận thức được, đều nhìn thấy những chịu đựng câm nín của nhau, cùng cố tránh cho nhau những muộn phiền nếu cảm thấy mình có thể gánh vác được. Vợ chồng về già, nếu có thể sống với nhau đến già, có thể trở thành hai người bạn. Đây là một điều tốt vì có nhiều điều, vì là vợ chồng, sẽ không thể chịu đựng nổi, nhưng nếu là bạn, sự việc sẽ đơn giản hơn khi có thể nói với nhau tất cả những điều tưởng không thể nói được, có đôi lúc tôi tâm sự với bạn một vài điều riêng. Song, đó là chuyện của mười năm về trước, giờ đây chúng tôi sống đúng là đôi bạn già, nương tựa nhau lúc chiều tới. Còn cái gì mà phải giấu giếm nhau ở tuổi này. Duy có một điều, kỷ niệm riêng tư của mỗi người dường như vẫn là những điều riêng tư được cả hai tự động tôn trọng. Không thể chia sẻ, không thể an ủi. Rất tôn trọng.
    Dĩ nhiên không phải cuộc sống chung 26 năm không có những cay đắng. Phải nói là nhiều đấy, nhưng tôi, phải, chính tôi là người quyết định, không thay đổi làm gì nữa và làm cho cuộc sống chung trở nên có ý nghĩa, trở nên đáng sống. Làm cho người này trở nên sự cần thiết của người kia. Làm cho nơi chốn này là nơi chốn để lúc nào cũng mong trở về mà không có sự sợ hãi hay vì không còn sự chọn lựa nào khác. Những kỷ niệm giữa cuộc sống chung quả có lúc làm tôi buồn tủi. Tôi không hề quên. Không thể quên, thế nhưng tôi xem đó như những thử thách, những chuyện nhỏ đời thường. Bởi cuộc đời, đâu phải lúc nào cũng cho ta sự ngọt ngào, mà nếu tôi là người đòi hỏi như thế, tôi đã tự làm khổ tôi trong 26 năm dài. Thỉnh thoảng hai vợ chồng ngồi ôn lại những vui buồn xa xưa mà tưởng như chuyện của ai đó. Dưới mái nhà này là sự bình yên bởi tôi muốn như thế.
    Nếu có điều gì làm tôi đau lòng, ấy là tại tôi. Tôi muốn sống bình yên nhưng tâm tôi chưa yên. Tôi nhạy cảm quá. Tôi dễ vỡ quá, cho dù dưới mắt nhìn và sự nhận xét của nhiều người thì tôi là một người bản lĩnh, can đảm. Điều này thật ra cũng không có gì gọi là sai hay xa sự thật, bởi vì nếu tôi không can đảm, liệu giờ này tôi còn sống nổi với bao nhiêu tang thương chưa giây phút nào nguôi ngoai trong từng hơi thở. Cái gọi là bản lĩnh, can đảm đôi khi chỉ là sự dối lừa, là cái vỏ mầu mè bên ngoài mà nó cũng có thể được xem như thái độ bất cần của một người chẳng mấy tha thiết đến cái gọi là ngày mai, của một người không mấy bình thường nếu không muốn nói là điên. Thấy đời chán quá, chán đời quá, mà vẫn cứ ôm lấy cuộc đời. Là vì sao. Vì còn nhớ đến nhiều người. Vì còn nhiều người, nhiều điều để nhớ. Vì rằng đôi lúc tưởng đã quên nhưng cũng lại chỉ tự lừa dối mình mà thôi. Tôi không hề quên những điều cần phải nhớ và rồi chẳng có gì an ủi cho bằng đến một lúc nào đó như lúc này, tất cả oan khiên sẽ mở ra. Phải được mở ra, nào phải chỉ mười năm, đã 40 năm rồi đó. Nếu không phải là bây giờ, sẽ chẳng còn bao giờ nữa.
    Khánh Ly
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2003/04/3B9C4D18/.
  7. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Hồi ký của Khánh Ly về cuộc đờI
    Tất cả những sự việc đã xảy ra, đã qua. Tất cả những khuôn mặt đã xa khuất mịt mù. Tất cả những gì gọi là hạnh phúc hay nỗi đau của một thời nào đó. Tôi gọi đó là kỷ niệm. Tôi không có quá khứ, dĩ vãng như mọi người thường đề cập tới. Tôi chỉ có kỷ niệm và đó là tất cả gia tài tôi cưu mang.
    Nếu trong cuộc sống có điều gì đó không thể thay đổi được thì đó là kỷ niệm. Những sự việc, những con người, đẹp có, xấu có đã bỏ chúng ta mà đi. Tuổi trẻ đã bỏ chúng ta. Mầu trong của mắt. Mầu xanh của tóc. Mầu hồng của môi. Đã bỏ chúng ta. Lạnh lùng, tàn nhẫn và hồn nhiên.
    Ở tuổi ba mươi, bốn mươi hay đã bước qua ranh giới nửa đời người như tôi hiện nay, kỷ niệm không hề phôi pha theo ngày tháng. Mỗi ngày qua, chân bước tới gần cái cõi đi về. Tôi càng thấy gắn bó với kỷ niệm, như chỉ có kỷ niệm bây giờ mới trọn vẹn là của riêng tôi, như chỉ có những người đã xa đời, mới thuộc về tôi mãi mãi. Vì một lẽ nào đó, tôi thường sống với người đã khuất nhiều hơn, trân quý hơn, yêu thương và cảm thấy yên tâm và được an ủi chia sẻ nhiều hơn. Ai từng trải qua nhiều ngang trái nghịch cảnh, cay đắng oan khiên, sẽ hiểu vì sao tôi có nhiều cái... khác người.
    Mỗi người một cách sống là điều tự nhiên từ ngàn xưa. Ôi, khi ta đói, kỷ niệm cho ta no. Khi ta lạnh, kỷ niệm làm cho ta ấm. Khi ta nghèo, kỷ niệm làm cho ta khá hơn. Có nhiều người nghĩ như vậy và họ nghĩ đúng. Kỷ niệm không là miếng cơm manh áo hay tiền bạc trong đời sống. Kỷ niệm đẹp đẽ hơn, cao hơn, thiêng liêng hơn. Kỷ niệm làm đời sống chúng ta thăng hoa trong sáng và thánh thiện. Tôi thật tình tiếc cho những ai coi thường kỷ niệm hoặc có mà không biết giữ. Những người đó, tâm hồn mới nghèo nàn làm sao. Chúng ta có thể dời núi, lấp biển nhưng bản tính con người là điều không bao giờ thay đổi. Thật đáng tiếc.
    Có nhiều đêm chợt thức giấc nhìn ra vườn, vầng trăng tròn tỏa ánh sáng soi rõ từng ngọn cây, khóm cỏ giống hệt như một đêm trăng quê nhà cũng trong một khu vườn nhỏ, có những kẻ quên đời sống quanh mình, cùng nhau uống rượu, ngâm thơ đàn hát dưới nắng khuya. Những đêm nằm nghe mưa buồn rào rạt, chợt nhớ những chiều mưa xưa cùng theo nhau ra quán ngồi, im lặng bên nhau nghe những giọt cà phê tí tách rơi, im lặng bên nhau nhìn người người, ngựa xe ngược xuôi. Những giây phút im lặng đã nói với nhau biết bao điều không thành tiếng. Buổi sáng cây cỏ còn lấp lánh sương mai, im lặng đi bên nhau dưới hàng thông từ bao năm reo mãi những điệu nhạc vi vu buồn bã bên mặt nước câm nín, chứa đựng bao nhiêu nỗi niềm.
    Buổi trưa trời cao xanh thẳm, nắng đuổi nhau theo gió trên thảm cỏ quen, cỏ cây dàn nằm thênh thang lắng nghe bước chân nhẹ nhàng lúc xa, lúc gần của hai kẻ quên đời. Chiều có mưa bụi dăng dăng qua thành phố, quán cà phê vắng, hương cà phê thơm lừng, vẫn chỉ hai người khách quen ngồi đó, im lặng bên nhau. Có gì quan trọng đâu. Không, không có gì cả, có nhau là điều đáng nói và họ đã có nhau trong suốt cuộc đời.
    Đà Lạt đẹp. Đà Lạt hiền. Đà Lạt thơ mộng. Đà Lạt bao dung. Đà Lạt thủy chung. Định mệnh khởi đi từ một nơi như thế. Tại sao không là Sài Gòn. Tại sao không là Huế. Không, Sài Gòn và Huế không phải là Đà Lạt. Mọi sự phải khởi đi từ đó. Một sự tình cờ, mà ngẫm lại thì không đúng, không phải. Rõ ràng là sự sắp đặt của cái mà chúng ta gọi là định mệnh. Một người lưu lạc từ sông Hồng, một người rời xa sông Hương để gặp nhau vào một đêm có mưa và gió đầy trời, ở cái thành phố nhỏ bé, nhìn ai cũng là bạn. Cái thành phố đó nếu bạn đến một lần là sẽ nhớ mãi. Đến rồi không muốn rời đi. Đi rồi lại muốn trở lại. Nhưng đó là Đà Lạt của 40 năm về trước, một Đà Lạt hiền lành như ngô khoai, trong sạch đẹp đẽ thơm như hoa hồng nhung, ngọt ngào như chuối La Ba và thủy chung như những hàng thông thẳng đứng suốt đời chỉ reo mãi một khúc nhạc hiền hòa.
    Là một người sống đời ca hát, có dăm ba mối tình lớn, chân đã đi mòn mỏi trên quê hương, rồi năm châu bốn biển, đã gặp gỡ cả triệu người. Mưa bão cũng đi. Nắng gió cũng đi. Đi không còn biết mình đi đâu. Không cần biết vì bốn biển là nhà, nhìn đâu cũng thấy quê hương, nhìn ai cũng là anh, chị em, chắc chắn những người cùng một kiếp sống như tôi, phải có nhiều điều để nhớ mà tôi gọi là kỷ niệm. Qua một cánh rừng, ngang qua một cây cầu, dừng lại ở một góc phố, ngồi xuống uống một ly cà phê nơi quán nhỏ ven đường, thậm chí nhìn từng ngọn cây, bụi cỏ bên lề, lòng tôi cũng xao xuyến xót xa. Có lúc bàng hoàng ngẩn ngơ, tưởng chừng như trong một cơn mơ, tưởng chừng một khuôn mặt, một dáng người thương yêu, thấp thoáng đầu phố, tưởng chừng như chỉ cần đưa tay ra những ngón tay tháp bút gầy guộc quen thuộc kia chạm vào tay mình. Nhưng rồi tôi hốt hoảng đến bật khóc vì trong tay tôi, chỉ có bàn tay lạnh giá của chính mình và góc phố kia chỉ là một khúc quanh hiu quạnh.
    Nhiều khi ngồi một mình, lòng trống rỗng, đầu trống rỗng. Tôi không thể nghĩ đến bất cứ một điều gì . Dường như trái đất đã sạch trơn, chẳng còn gì, hoặc là tôi ngồi đó nhưng hồn tôi không còn ở trong tôi. Một cái xác, một người chết và đối với người chết, không có vấn đề gì được đặt ra vì sẽ không có câu trả lời. Người chết không biết nói. Nhưng lại có những lúc tôi vùi mặt vào gối khóc nức lên từng hồi. Lòng nặng trĩu những kỷ niệm đớn đau không hề phai nhòa theo thời gian. Nghĩ đến người này, người kia, nghĩ đến đời mình, tim muốn vỡ ra trăm ngàn mảnh. Cũng nhiều đêm tôi nằm chong mắt nhìn bóng đêm vây phủ, nước mắt lặng lẽ rơi. Cứ thế cho đến lúc thiếp đi. Tôi đã hiểu thế nào là khóc lẻ loi một mình.
    Tôi cũng có những niềm vui chứ không phải lúc nào cũng ôm mối sầu thiên thu ấy. Gia đình tôi tương đối bình yên về mọi mặt. Không có những nặng nhẹ giận hờn. Cả hai vợ chồng đều đứng trên đỉnh dốc của đời, một cuộc đời quá nặng nhọc mệt mỏi mà cả hai đều nhận thức được, đều nhìn thấy những chịu đựng câm nín của nhau, cùng cố tránh cho nhau những muộn phiền nếu cảm thấy mình có thể gánh vác được. Vợ chồng về già, nếu có thể sống với nhau đến già, có thể trở thành hai người bạn. Đây là một điều tốt vì có nhiều điều, vì là vợ chồng, sẽ không thể chịu đựng nổi, nhưng nếu là bạn, sự việc sẽ đơn giản hơn khi có thể nói với nhau tất cả những điều tưởng không thể nói được, có đôi lúc tôi tâm sự với bạn một vài điều riêng. Song, đó là chuyện của mười năm về trước, giờ đây chúng tôi sống đúng là đôi bạn già, nương tựa nhau lúc chiều tới. Còn cái gì mà phải giấu giếm nhau ở tuổi này. Duy có một điều, kỷ niệm riêng tư của mỗi người dường như vẫn là những điều riêng tư được cả hai tự động tôn trọng. Không thể chia sẻ, không thể an ủi. Rất tôn trọng.
    Dĩ nhiên không phải cuộc sống chung 26 năm không có những cay đắng. Phải nói là nhiều đấy, nhưng tôi, phải, chính tôi là người quyết định, không thay đổi làm gì nữa và làm cho cuộc sống chung trở nên có ý nghĩa, trở nên đáng sống. Làm cho người này trở nên sự cần thiết của người kia. Làm cho nơi chốn này là nơi chốn để lúc nào cũng mong trở về mà không có sự sợ hãi hay vì không còn sự chọn lựa nào khác. Những kỷ niệm giữa cuộc sống chung quả có lúc làm tôi buồn tủi. Tôi không hề quên. Không thể quên, thế nhưng tôi xem đó như những thử thách, những chuyện nhỏ đời thường. Bởi cuộc đời, đâu phải lúc nào cũng cho ta sự ngọt ngào, mà nếu tôi là người đòi hỏi như thế, tôi đã tự làm khổ tôi trong 26 năm dài. Thỉnh thoảng hai vợ chồng ngồi ôn lại những vui buồn xa xưa mà tưởng như chuyện của ai đó. Dưới mái nhà này là sự bình yên bởi tôi muốn như thế.
    Nếu có điều gì làm tôi đau lòng, ấy là tại tôi. Tôi muốn sống bình yên nhưng tâm tôi chưa yên. Tôi nhạy cảm quá. Tôi dễ vỡ quá, cho dù dưới mắt nhìn và sự nhận xét của nhiều người thì tôi là một người bản lĩnh, can đảm. Điều này thật ra cũng không có gì gọi là sai hay xa sự thật, bởi vì nếu tôi không can đảm, liệu giờ này tôi còn sống nổi với bao nhiêu tang thương chưa giây phút nào nguôi ngoai trong từng hơi thở. Cái gọi là bản lĩnh, can đảm đôi khi chỉ là sự dối lừa, là cái vỏ mầu mè bên ngoài mà nó cũng có thể được xem như thái độ bất cần của một người chẳng mấy tha thiết đến cái gọi là ngày mai, của một người không mấy bình thường nếu không muốn nói là điên. Thấy đời chán quá, chán đời quá, mà vẫn cứ ôm lấy cuộc đời. Là vì sao. Vì còn nhớ đến nhiều người. Vì còn nhiều người, nhiều điều để nhớ. Vì rằng đôi lúc tưởng đã quên nhưng cũng lại chỉ tự lừa dối mình mà thôi. Tôi không hề quên những điều cần phải nhớ và rồi chẳng có gì an ủi cho bằng đến một lúc nào đó như lúc này, tất cả oan khiên sẽ mở ra. Phải được mở ra, nào phải chỉ mười năm, đã 40 năm rồi đó. Nếu không phải là bây giờ, sẽ chẳng còn bao giờ nữa.
    Khánh Ly
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2003/04/3B9C4D18/.
  8. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Cõi Bình Yên !
    Dường như đây vẫn là cõi bình yên nhất của tôi kể từ khi chọn chốn này làm nơi "nương náu"! Ngoài kia nhiều xôn xao quá ,tôi thì vốn không quen lắm với những chen chúc đời thường !Thôi thì cứ coi như "đời cho ta thế" !
    Bỗng dưng tôi chợt nhớ đến những người bạn mới quen trong Box Trịnh ! Có người đã gặp gỡ một lần ! Có người chưa từng biết mặt! Nhưng tất cả sao mà quá đỗi yêu thương !Này jivici , này lys ,này Nhactruong ,TieuBao ,Christ ...nhiều lắm tôi không nhớ hết !Rồi bây giờ lại thêm một người nữa (vui lòng xin được giấu tên)!Tôi cảm nhận được rằng tôi đang sống trong sự thương yêu của mọi người ,chân thành ,không màu mè kiểu cách !
    Tôi thường bảo có hai người ảnh hưởng đến quan điểm sống của tôi nhiều nhất là Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và ca sỹ Khánh Ly,và tôi yêu họ không đơn thuần là sự mến mộ nghệ sỹ mà dường như đó là một sự buộc ràng tiền định ! Đôi khi tôi muốn buông xuôi ,muốn vứt bỏ những gì tôi gắn bó bấy lâu để đoạn tuyệt với quá khứ nhưng rồi tôi lại ngập ngừng tiến thoái lưỡng nan !
    Xin cho tôi vài giây phút bình yên !
    "Những đêm xa người Chén rượu cay một đời tôi uống hoài..."Đời trầm buồn như tiếng hát xưa vọng về trong tiềm thức !
    Cạn ly này thôi để được chìm sâu vào mộng mị !Mai đây thức dậy ,đời có lẽ sẽ đẹp tươi hơn biết đâu chừng!
    Hồ Thanh Phương
    Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé
    Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi...
  9. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Cõi Bình Yên !
    Dường như đây vẫn là cõi bình yên nhất của tôi kể từ khi chọn chốn này làm nơi "nương náu"! Ngoài kia nhiều xôn xao quá ,tôi thì vốn không quen lắm với những chen chúc đời thường !Thôi thì cứ coi như "đời cho ta thế" !
    Bỗng dưng tôi chợt nhớ đến những người bạn mới quen trong Box Trịnh ! Có người đã gặp gỡ một lần ! Có người chưa từng biết mặt! Nhưng tất cả sao mà quá đỗi yêu thương !Này jivici , này lys ,này Nhactruong ,TieuBao ,Christ ...nhiều lắm tôi không nhớ hết !Rồi bây giờ lại thêm một người nữa (vui lòng xin được giấu tên)!Tôi cảm nhận được rằng tôi đang sống trong sự thương yêu của mọi người ,chân thành ,không màu mè kiểu cách !
    Tôi thường bảo có hai người ảnh hưởng đến quan điểm sống của tôi nhiều nhất là Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và ca sỹ Khánh Ly,và tôi yêu họ không đơn thuần là sự mến mộ nghệ sỹ mà dường như đó là một sự buộc ràng tiền định ! Đôi khi tôi muốn buông xuôi ,muốn vứt bỏ những gì tôi gắn bó bấy lâu để đoạn tuyệt với quá khứ nhưng rồi tôi lại ngập ngừng tiến thoái lưỡng nan !
    Xin cho tôi vài giây phút bình yên !
    "Những đêm xa người Chén rượu cay một đời tôi uống hoài..."Đời trầm buồn như tiếng hát xưa vọng về trong tiềm thức !
    Cạn ly này thôi để được chìm sâu vào mộng mị !Mai đây thức dậy ,đời có lẽ sẽ đẹp tươi hơn biết đâu chừng!
    Hồ Thanh Phương
    Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé
    Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi...
  10. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Dường như chiến tranh lại sắp nổ ra trên Box ! Tôi không còn muốn tham gia cuộc chiến nữa! Tôi cũng không binh vực cho ai ! Lui về một góc riêng có lẽ sẽ không phiền lòng ai !
    Tôi đã từng vô tình đứng trong một cuộc chiến ở nơi đây ,tôi có thể "chiến đấu" đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ lập luận của tôi ,nhưng một người bạn trong Box đã dời "đấu trường" sang khu vực email vì không muốn "đánh" với tôi Box nhạc Trịnh! Bạn tôi bảo rằng sẵn sàng bảo vệ Box (dù ý kiến tôi xác thực),vì bạn đã gắn liền với Box ,công sức bạn xây dựng Box rất nhiều! Và tôi "bỏ cuộc"! Tôi không có gì để nói !Có chăng cũng chỉ dăm tiếng bi ai để ru đời mình !Tôi sẽ làm được những gì cho nơi đây thì tôi làm !Việc tôi làm ,tôi cũng chỉ cần tôi hiểu ! Tôi chỉ biết rằng tôi có thể đúng và tôi cũng có thể sai ,nhưng tôi dám nói và dám nhìn thẳng vào tôi !Và tôi vẫn mãi là tôi ,tôi tin vào chính mình !
    Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé
    Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi...

Chia sẻ trang này