1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cõi Trịnh

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi bianconeri194, 18/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bianconeri194

    bianconeri194 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    1
    Cõi Trịnh

    Có một nhà thơ tên Trịnh Công Sơn

    --- không rõ tác giả ---



    ''Người ta vẫn gọi Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ chứ chưa thấy ai gọi anh là nhà thơ, dù anh cũng đã in dăm ba bài thơ lẻ. Cũng có người gọi anh là ''''người thơ ca'''' hay ''''''người hát thơ'''', nghĩa là, anh là người tác hợp giữa thơ và nhạc. Nhưng tôi đã khảo sát ca từ của Trịnh Công Sơn, và tôi dám khẳng định rằng, anh chính là một nhà thơ đích thực''''. Đó là những nhận xét của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo về ông - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    ''''Cho dù khi sáng tác ca khúc, Trịnh Công Sơn có thể viết lời và nhạc cùng một lúc, hoặc có đoạn lời viết sau khi đã có nhạc, hay trước khi phổ nhạc thì mỗi lời ca của anh đều là những bài thơ hoàn chỉnh kể cả về ý, tứ, cấu trúc, ngôn từ và cảm xúc. Mà Trịnh Công Sơn không phải là một nhà thơ bình thường, anh là nhà thơ rất độc đáo ôm chứa tư tưởng nhân sinh và thời cuộc với một thi pháp khá riêng biệt trong thơ Việt.
    Trịnh Công Sơn rất nhuần nhuyễn trong các thể thơ truyền thống như lục bát, đồng dao. Ngay từ lần đầu tiên nghe ca khúc ''''Ở trọ'''', tôi đã phát hiện ra đấy là một bài thơ lục bát rất tài hoa. Từ cái chuyện ở trọ bình thường trong đời, anh đã đẩy liên tưởng tới cái ''''cõi tạm'''' chốn trần gian trong triết lý của Đạo Phật với một cách nói thoải mái, thông minh và hóm. Anh nhìn thấy con chim ở trọ trên cành cây, con cá ở trọ dưới nước, cơn gió ở trọ giữa đất trời, rồi đẩy tới một khái quát bất ngờ:
    ''''Trăm năm ở đậu ngàn năm
    Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn''''

    Có những liên tưởng còn bất ngờ hơn khi nói tới vẻ đẹp ở trọ trong thân thể, hay tâm hồn của người nữ:

    ''''Môi xinh ở đậu người xinh
    Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều''''

    Vì thế mà có câu:

    ''''Xin cho về trọ gần nhau
    Mai kia dù có ra sao cũng đành''''

    Và khi con người đã ở trọ vào nhau bằng tình yêu, thì dù có phải xa rời cõi tạm, vẫn mãi mãi khăng khít cùng nhau:

    ''''Tim em người trọ là tôi
    Mai kia về chốn xa xôi cũng gần''''

    Nhiều bài thơ phỏng theo nhịp đồng dao (bốn chữ) khá thành công nhờ cách lập tứ và chọn từ như ''''Em đi qua chiều'''', ''''Cũng sẽ chìm trôi'''', ''''Nhật Nguyệt trên cao - Ta ngồi dưới thấp, nhưng có lẽ ''''Ngụ ngôn mùa đông'''' mới là một bài thơ bốn chữ gây ấn tượng khó phai mờ trong lòng người đọc. Bài thơ nói về ''''Một người Việt Nam - Đi ra dòng sông - Nhớ về cội nguồn... Đi lên đồi non - Nhớ về cội nguồn'''' thật tươi đẹp, thật máu thịt, rồi bỗng:
    ''''Một ngày mùa đông
    Trên con đường mòn
    Một chiếc xe tang
    Trái mìn nổ chậm
    Người chết hai lần
    Thịt da nát tan...''''
    Người Việt ấy ''''trái mìn nổ chậm'''' của chiến tranh. Cái tứ thơ này không chỉ chia xẻ với cái chết đau thương tang tóc của con người mà còn có sức mạnh tố cáo chiến tranh thật sâu sắc:
    ''''Súng từ thị thành
    Súng từ ruộng làng
    Nổ xé da non
    Phố chợ thật buồn
    Cuộn dây gai chắn
    Chắc mẹ hiền lành
    Rồi cũng tủi thân''''
    Nhịp thơ năm chữ trong thơ Trịnh Công Sơn cũng xuất hiện không ít, và lặng lẽ tuôn chảy trong veo buồn thương, ngơ ngác. Khi thì khao khát hồn nhiên: ''''Môi nào hãy còn thơm - Cho ta phơi cuộc tình - Tóc nào hãy còn xanh - Cho ta chút hồn nhiên'''', khi thì hoang vắng, lạnh câm: ''''Như đồng lúa gặt xong - Như rừng núi bỏ hoang - Người về soi bóng mình - Giữa tường trắng lặng câm'''', khi thì tuyệt vọng ngậm ngùi: ''''Không còn, không còn ai - Ta trôi trong cuộc đời - Không chờ, không chờ ai'''' (Ru ta ngậm ngùi), và có lúc đầy mộng mơ khao khát giữa ưu phiền: ''''Tôi con chim thanh bình - Mơ được sống hồn nhiên - Như hoa trên đồng xanh - Một sớm kia rất hồng'''' (Như chim ưu phiền). Nhịp thơ năm chữ vốn rất phổ biến trong đối đáp dân gian, nhưng với Trịnh Công Sơn, nó trở nên ***g lộng, thênh thang và quý phái:
    ''''Người ngỡ đã xa xăm
    Bỗng về quá thênh thang
    Ôi áo xưa ***g lộng
    Đã xô dạt trời chiều'''' (Tình nhớ)

    Cùng với những ý thơ bất ngờ đến từ trong vô thức:

    ''''Trăng muôn đời thiếu nợ
    Mà sông không nhớ ra''''

    Hoặc:

    ''''Cây trưa thu bóng dài
    Và tôi thu bóng tôi
    Tôi thu tôi bé lại
    Làm mưa tan giữa trời...'''' (Biết đâu nguồn cội)
    Ít thấy nhịp thơ sáu chữ ở Trịnh Công Sơn, nhưng không phải là không có. Câu thơ sáu chữ xuất hiện đan xen trong nhiều bài thơ của anh thường tạo được hiệu quả lạ, như một dấu nhấn của cảm xúc và ý tưởng. Ví dụ như trong bài Nhìn những mùa thu đi, sau mỗi câu năm chữ là câu sáu chữ khá hay:

    - Em nghe rầu lên trong nắng
    - Nghe tên mình vào quên lãng
    - Tay trơn buồn ôm nuối tiếc

    Bài ''''Ru em'''' là một bài thơ lục ngôn từ đầu đến cuối:

    ''''Ru em ngủ những đêm khuya
    Ru em ngủ những âm u
    Ru em cùng những u mê
    Ru em dù đã chia xa...''''

    Nhân nói đến thơ lục ngôn, tôi bỗng nhớ đến một bài thơ nhịp 3 hết sức đặc biệt của Trịnh Công Sơn. Đó là bài Mưa hồng:

    ''''Trời ươm nắng
    Cho mây hồng
    Mây qua mau
    Em nghiêng sầu
    Còn mưa xuống
    Như hôm nào
    Em đến thăm
    Mây âm thầm
    Mang gió lên...''''
    Điều đó nói lên sự đa dạng và tài hoa của Trịnh Công Sơn khi sử dụng thi điệu, bởi thơ nhịp 3 thường tươi vui nhí nhảnh, mà ở đây lại tả cái tâm trạng thương nhớ xa xăm: ''''Người ngồi xuống/Xin mưa đầy/Trên hai tay/Cơn đau dài...''''.
    Nhịp thơ thất ngôn là một sở trường của Trịnh Công Sơn. Dường như anh thẩm thấu Đường thi, nhưng hơi thở thì đã khác. Những câu thơ bảy chữ vào bài hát của anh rất tự nhiên. Nhiều bài thơ (bài hát) đã mở đầu bằng câu thơ bảy chữ thật nhẹ nhàng như chẳng có một cố ý nào. Có thể dẫn ra nhiều những trường hợp như vậy:

    - Một đêm bước chân về gác nhỏ
    - Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
    - Trên đời người trổ nhánh hoang vu
    - Người đi quanh thân thế của người
    - Vẫn thấy bên đời còn có em

    Cũng là thơ thất ngôn, nhưng cách gieo nhiều vần bằng liên tiếp theo cảm hứng âm nhạc, đã khiến cho thơ anh không bị gò ép vào khuôn thước cổ thi, mà thoát ra, phong quang và mềm mại hẳn lên. Có những đoạn thơ chỉ gieo toàn vần bằng:

    ''''Màu nắng hay là màu mắt em
    Mùa thu mưa bay cho tay mềm
    Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm
    Rồi có hôm nào mây bay lên
    Lùa nắng cho buồn vào tóc em
    Bàn tay xôn xao đón ưu phiền
    Ngày xưa sao lá thu không vàng
    Và nắng chưa vào trong mắt em''''

    Cũng có khi, thơ thất ngôn của anh được gieo vần trắc:

    ''''Em đi biền biệt muôn trùng quá
    Từng cơn gió và từng cơn gió
    Em đi gió lạnh bến xa bờ
    Từng nỗi nhớ trùng trùng nỗi nhớ''''
    Lại có khi thơ thất ngôn được tổ chức theo từng khổ ba câu với những hình ảnh thật đẹp, thật lạ như: ''''lòng như khăn mới thêu'''', ''''lòng như nắng qua đèo'''', chỉ đọc một lần là bâng khuâng xao xuyến mãi:

    ''''Mười năm xưa đứng bên bờ dậu
    Đường xanh hoa muối bay rì rào
    Có người lòng như khăn mới thêu
    Mười năm sau áo bay đường chiều
    Bàn chân trong phố xa lạ nhiều
    Có người lòng như nắng qua đèo''''

    Các thi ảnh vừa tươi mới, vừa lạ lùng, cứ nối tiếp nhau hiện lên trong thơ Trịnh Công Sơn để đẩy tứ thơ đến tận cùng bất ngờ: ''''Có một dòng sông đã qua đời''''. Tại sao dòng sông lại qua đời? Phải chăng, đấy chính là dòng sông biểu tượng cho tình yêu đã cạn!

    Trịnh Công Sơn thuộc thế hệ những người mê đắm thơ mới, và thể thơ tám chữ mà các thi sĩ của phong trào thơ mới đã có công cải hóa và Việt hóa từ thơ Pháp có một nhịp điệu dễ mê hoặc lòng người. Trịnh Công Sơn tiếp thu nhịp điệu này, và chính âm nhạc đã thêm một lần nữa làm thơ tám chữ:

    ''''Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa
    Giọng người gọi tôi nghe (tiếng) rất nhu mì
    Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
    Giật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ'''' (Bên đời hiu quạnh)

    Hoặc dùng lại đúng cái nhịp Thơ Mới vẫn thường dùng, nhưng tinh thần thì đã khác:

    ''''Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng
    Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông
    Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
    Em là tôi và tôi cũng là em'''' (Tôi ơi đừng tuyệt vọng)
    Một thi sĩ với rất nhiều cung bậc trong điệu nhạc tâm hồn, Trịnh Công Sơn thả sức bay lượn trong các nhịp thơ tự do đầy phóng túng. Những câu thơ dài ngắn khác nhau cứ tung tẩy trong các bài thơ tự do của anh. Khi thì triết lý: ''''Tình yêu như trái phá con tim mù lòa'''', khi thì lộng lẫy: ''''Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay'''', khi thì trùng điệp: ''''Bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta'''', ''''Rừng núi dang tay nối liền biển xa - Ta đi, vòng tay lớn mãi để nối sơn hà'''', khi thì gập ghềnh mệt mỏi: ''''Ngựa buông vó/ Người đi chùng chân đã bao lần/ Nửa đêm đó/ Lời ca dạ lan như ngại ngùng/ Vùng u tối/ Loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng'''', và có khi nhịp điệu trôi xa như sông bỗng quay về gần gũi như mưa:

    ''''Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ
    Ôi những dòng sông nhỏ
    Lời hẹn thề là những cơn mưa''''
    Dù là phóng túng trong thơ tự do, nhưng vần điệu và ý tưởng lạ và đẹp ở thơ anh giống như chiếc neo thuyền, neo vào lòng người để nó chẳng bao giờ trôi đi vô vọng.
    Có lẽ Trịnh Công Sơn là nhà thơ được người ta thuộc nhiều nhất. Điều đó không lạ, bởi thơ anh luôn có sự truyền tải diệu vợi bằng âm nhạc của chính anh. Nhưng cũng có thể nói ngược lại, âm nhạc của Trịnh Công Sơn luôn được thơ nâng cánh. Trong ca từ của anh có rất nhiều những câu thơ thật hay như:

    - Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
    Để làm gì em, biết không?
    Để gió cuốn đi!

    - Làm sao em biết bia đá không đau
    Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau

    - Bao nhiêu năm làm kiếp con người
    Chợt một chiều tóc trắng như vôi

    - Mùa xanh lá
    Loài sâu ngủ quên trong tóc chiều

    - Mây che trên đầu và nắng trên vai
    Đôi chân ta đi sông còn ở lại
    Con tim yêu thương vô tình chợt gọi
    Lại thấy trong ta hiện bóng con người

    - Chiều nay em ra phố về
    Thấy đời mình là những quán không
    Bàn im hơi bên ghế ngồi
    Ngày đi đêm tới đã vắng bóng người

    - Bàn chân ai rất nhẹ
    Tựa hồn những năm xưa

    - Áo xưa dù nhầu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau.

    - Mẹ là nước chứa chan
    Trôi giùm con phiền muộn
    Cho đời mãi trong lành
    Mẹ chìm dưới gian nan

    - Hà Nội mùa thu
    Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ
    Nằm kề bên nhau
    Phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu
    ...
    Đi giữa mọi người để nhớ một người...
    Có một tập ca khúc thời trẻ của Trịnh Công Sơn mang tên là ''''Kinh Việt Nam''''. Phải chăng, trong sâu thẳm lòng mình, anh khao khát sáng tạo ra những bài kinh cầu cho dân tộc, cho tình yêu và cho thân phận? Đây chính là bài kinh cầu bên bờ vực linh hồn cần được cứu rỗi. Những bài kinh ấy chính là những bài thơ còn lại của Trịnh Công Sơn với một niềm yêu tin ''''Gần như là tuyệt vọng'''' đã vượt lên số phận chia sẻ với đương thời và hậu thế, đấy là lòng tin vào con người khởi nguồn từ dòng cảm xúc tự nhiên, vượt qua cả tôn giáo và định kiến, bởi vì hương thơm đã sẵn đốt trong hồn (chữ của Chế Lan Viên). Cũng với một lòng tin như vậy, tôi xin mạn phép đổi một chữ trong câu thơ của anh để tạm kết thúc bài viết này: Ngày sau sỏi đá cũng cần có thơ!''''.
  2. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Tặng mọi ngươ?i lạc vô cofi Trịnh.
    Ba?i không tên cuối cu?ng
  3. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Tặng mọi ngươ?i lạc vô cofi Trịnh.
    Ba?i không tên cuối cu?ng
  4. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Lâu rồi, nó không còn cafe một mình ở Cõi Riêng. Nhớ thời gian trước, khi rảnh nó lại chui vào quán này để thả hồn theo Trịnh. Những lần nó đến, chui vào một góc quán ngồi, người chủ quán lúc nào cũng tròn xoe mắt nhìn nó. Nhạc TCS có điều đặc biệt, buồn nhưng không bi quan, càng nghe càng bị cuốn hút.
    Nó - con nhỏ biết nghe nhạc Trịnh từ lúc 9, 10 tuổi, càng nghe càng ghiền dù đến giờ có những bài hát nó nghe chỉ để thỏa cái sự "ghiền" của riêng mình, chứ chẳng hiểu nỗi ông muốn nói gì qua bài hát nàỵ
    Khi buồn, khi muốn tìm chút bình yên giữa cuộc sống ồn ào nó lại tìm đến Cõi Riêng để "Xa xăm tôi ngồi, tôi tìm giấc mơ, xa xăm tôi ngồi tôi tìm lại tôi". Yêu nhạc Trịnh, bao lần muốn tìm cảm xúc viết một bài thật hay về nhạc của ông, nhưng cứ đặt bút xuống nó lại chẳng viết được gì. Có lẽ một con nhóc như nó, chưa đủ sức cảm nhận hết từng lời từng nốt nhạc trong các đứa con tinh thần của ông.
    Xin thắp nén tâm hương gởi về ông - người nhạc sĩ tài hoa, mà những bài hát của ông là "một nơi chốn bình yên để tìm về."
    Tiến Thoái Lưỡng Nan
    Tiến thoái lưỡng nan, đi về lận đận.
    Tình đôi ngập ngừng tiến thoái lưỡng nan.
    Mây bay khắp xứ, chân mờ cõi xạ
    Vàng phai nhè nhẹ, chiều hôm cửa nhà.
    Tiến thoái lưỡng nan, đi về lận đận.
    Ngày xưa lận đận tiến thoái lưỡng nan.
    Mây bay khắp xứ chân mờ cõi xạ
    Vàng phai nhè nhẹ, chiều hôm cửa nhà.
    Tiến thoái lưỡng nan, đi về lận đận.
    Ngày xưa lận đận, không biết về đâụ
    Về đâu cuối ngõ, về đâu cuối trờị
    Xa xăm tôi ngồi, tôi tìm giấc mợ
    Xa xăm tôi ngồi tôi tìm lại tôị
    Tiến thoái lưỡng nan, đi về lận đận.
    Ngày xưa lận đận không biết về đâu,
    Ngày nay lận đận là giọt hư không...
    ----- TCS -----
  5. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Lâu rồi, nó không còn cafe một mình ở Cõi Riêng. Nhớ thời gian trước, khi rảnh nó lại chui vào quán này để thả hồn theo Trịnh. Những lần nó đến, chui vào một góc quán ngồi, người chủ quán lúc nào cũng tròn xoe mắt nhìn nó. Nhạc TCS có điều đặc biệt, buồn nhưng không bi quan, càng nghe càng bị cuốn hút.
    Nó - con nhỏ biết nghe nhạc Trịnh từ lúc 9, 10 tuổi, càng nghe càng ghiền dù đến giờ có những bài hát nó nghe chỉ để thỏa cái sự "ghiền" của riêng mình, chứ chẳng hiểu nỗi ông muốn nói gì qua bài hát nàỵ
    Khi buồn, khi muốn tìm chút bình yên giữa cuộc sống ồn ào nó lại tìm đến Cõi Riêng để "Xa xăm tôi ngồi, tôi tìm giấc mơ, xa xăm tôi ngồi tôi tìm lại tôi". Yêu nhạc Trịnh, bao lần muốn tìm cảm xúc viết một bài thật hay về nhạc của ông, nhưng cứ đặt bút xuống nó lại chẳng viết được gì. Có lẽ một con nhóc như nó, chưa đủ sức cảm nhận hết từng lời từng nốt nhạc trong các đứa con tinh thần của ông.
    Xin thắp nén tâm hương gởi về ông - người nhạc sĩ tài hoa, mà những bài hát của ông là "một nơi chốn bình yên để tìm về."
    Tiến Thoái Lưỡng Nan
    Tiến thoái lưỡng nan, đi về lận đận.
    Tình đôi ngập ngừng tiến thoái lưỡng nan.
    Mây bay khắp xứ, chân mờ cõi xạ
    Vàng phai nhè nhẹ, chiều hôm cửa nhà.
    Tiến thoái lưỡng nan, đi về lận đận.
    Ngày xưa lận đận tiến thoái lưỡng nan.
    Mây bay khắp xứ chân mờ cõi xạ
    Vàng phai nhè nhẹ, chiều hôm cửa nhà.
    Tiến thoái lưỡng nan, đi về lận đận.
    Ngày xưa lận đận, không biết về đâụ
    Về đâu cuối ngõ, về đâu cuối trờị
    Xa xăm tôi ngồi, tôi tìm giấc mợ
    Xa xăm tôi ngồi tôi tìm lại tôị
    Tiến thoái lưỡng nan, đi về lận đận.
    Ngày xưa lận đận không biết về đâu,
    Ngày nay lận đận là giọt hư không...
    ----- TCS -----
  6. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Tiếng nói thầm kín của một người nhiều khi suốt trong cuộc đời không thể nào bày tỏ. Có khi bày tỏ được thì cũng chỉ là những tiếng dở dang. Có người giấu bặt. Tôi chưa hề quên cái hiệu lệnh muôn đời: "Cái ta đáng ghét". Tuy nhiên trong cuộc sống thường nhật nơi đây, ngoài những ngày hét la đó, nộ khí, vẫn có những giây phút lui về muốn than thở. Phải chăng thở than cũng là niềm bí ẩn của con người?
    Mỗi đời sống ẩn dấu một định mệnh. Có những định mệnh đời đời là cây kiếm sắc. Một đôi lần trong giấc mơ tôi, bừng lên ánh thép đó. Nhưng tôi biết rõ ràng tôi chỉ là loài chim nhỏ hót chơi trên đầu những ngọn lau. Không ai muốn mình là kẻ tuyệt vọng. Nhưng tôi tự nguyện làm tên tuyệt vọng. Bởi nhiều sớm mai khi tôi thức dậy không thấy hoa quả khai sinh trong trái tim người...
    Tôi lại biết thêm rằng, dù là người chiến thắng hay chiến bại, suốt cuộc đời cũng không thể vui chơi. Hạnh Phúc đã ngủ yên trong những ngăn kéo của quên lãng.
    Tôi không bao giờ nhầm lẫn về sự khổ đau và hạnh phúc. Nhưng tôi thường rơi vào cơn hôn mê trước giấc ngủ. Ở biên giới đó tôi hoảng hốt thấy mình lơ lửng giữa sự sống và cái chết. Những giây phút như thế vồ chụp lấy tôi mỗi đêm. Khi quanh tôi, mọi người đã yên ngủ. Và tôi đau đớn nhận ra rằng, có lẽ cuộc đời đã cho ta lắm ngày tháng bất hạnh.
    Mỗi ngày sống tới, mỗi ngày tôi thấy đời sống nhỏ nhắn thêm. Đời sống thật sự không tiềm ẩn điều gì mới lạ. Có lẽ vì thế, vì sự quen mặt mỗi lúc một gần gũi, thắm thiết hơn, nên tôi càng thấy yêu mến cuộc đời. Như đứa con ngoan không tuyệt tình nổi với rẫy sắn nương khoai, nơi có bà mẹ suốt đời mắt không sáng nổi một ngày trẩy hội.
    Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. Từ buổi con người sống quá rẻ rúng, tôi biết rằng vinh quan chỉ là điều dối trá. Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa. Tôi không muốn khuyến khích sự khổ hạnh, nhưng mỗi chúng ta hãy thử sống cùng một một lúc vừa kẻ chiến thắng vừa kẻ chiến bại. Nỗi vinh nhục đã mang ta ra khỏi đời sống để đưa đến những đấu trường.
    Tôi đang bắt đầu những ngày học tập mới. Tôi là đứa bé. Tôi là người bạn. Đôi khi tôi là người tình. Chúng tôi cũng vẽ lại chân dung của nhân loại. Vẽ lại con tim khối óc. Trên những trang giấy tinh khôi chúng tôi không bao giờ thấy bóng dáng của những đường kiếm mưu đồ, những vết dao khắc nghiệt. Chúng tôi vẽ những đất đai, trên đó đời sống không còn bạo lực.
    Như thế, với cuộc đời, tôi đã ôm một nỗi cuồng si bất tận. Mỗi đêm, tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để viết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng để sống vãy thả trôi đi những tị hiểm.
    Chúng ta đã đấu tranh. Đang đấu tranh. Và có thể còn đấu tranh lâu dài. Nhưng tranh đấu để giành lại quyền sống, để làm người chứ không để trở thành anh hùng hay làm người vĩ đại. Cõi người từ khước tước hiệu đó.
    Chúng ta đã đấu tranh như một người trẻ tuổi và đã sống mệt mỏi như một kẻ già nua. Tôi đang muốn quên đi những trang triết lý, những lời luận điệu phỉnh phờ. Ở đó có hai con đường. Một con đường dẫn ta về ca tụng vinh quang của đời sống. Con đường còn lại dẫn về sự băng hoại. Những đấng tối cao, có lẽ đã ngủ quên cùng với chân lý. Tôi đã mỏi dần với lòng tin. Chỉ còn lại niềm tin sau cùng. Tin vào niềm tuyệt vọng, có nghĩa là tin vào chính mình. Tin vào cuộc đời vốn không thể khác.
    Và như thế, tôi đang yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng.
    Trịnh Công Sơn
    Sài Gòn, tháng 11 năm 1992
  7. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Tiếng nói thầm kín của một người nhiều khi suốt trong cuộc đời không thể nào bày tỏ. Có khi bày tỏ được thì cũng chỉ là những tiếng dở dang. Có người giấu bặt. Tôi chưa hề quên cái hiệu lệnh muôn đời: "Cái ta đáng ghét". Tuy nhiên trong cuộc sống thường nhật nơi đây, ngoài những ngày hét la đó, nộ khí, vẫn có những giây phút lui về muốn than thở. Phải chăng thở than cũng là niềm bí ẩn của con người?
    Mỗi đời sống ẩn dấu một định mệnh. Có những định mệnh đời đời là cây kiếm sắc. Một đôi lần trong giấc mơ tôi, bừng lên ánh thép đó. Nhưng tôi biết rõ ràng tôi chỉ là loài chim nhỏ hót chơi trên đầu những ngọn lau. Không ai muốn mình là kẻ tuyệt vọng. Nhưng tôi tự nguyện làm tên tuyệt vọng. Bởi nhiều sớm mai khi tôi thức dậy không thấy hoa quả khai sinh trong trái tim người...
    Tôi lại biết thêm rằng, dù là người chiến thắng hay chiến bại, suốt cuộc đời cũng không thể vui chơi. Hạnh Phúc đã ngủ yên trong những ngăn kéo của quên lãng.
    Tôi không bao giờ nhầm lẫn về sự khổ đau và hạnh phúc. Nhưng tôi thường rơi vào cơn hôn mê trước giấc ngủ. Ở biên giới đó tôi hoảng hốt thấy mình lơ lửng giữa sự sống và cái chết. Những giây phút như thế vồ chụp lấy tôi mỗi đêm. Khi quanh tôi, mọi người đã yên ngủ. Và tôi đau đớn nhận ra rằng, có lẽ cuộc đời đã cho ta lắm ngày tháng bất hạnh.
    Mỗi ngày sống tới, mỗi ngày tôi thấy đời sống nhỏ nhắn thêm. Đời sống thật sự không tiềm ẩn điều gì mới lạ. Có lẽ vì thế, vì sự quen mặt mỗi lúc một gần gũi, thắm thiết hơn, nên tôi càng thấy yêu mến cuộc đời. Như đứa con ngoan không tuyệt tình nổi với rẫy sắn nương khoai, nơi có bà mẹ suốt đời mắt không sáng nổi một ngày trẩy hội.
    Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. Từ buổi con người sống quá rẻ rúng, tôi biết rằng vinh quan chỉ là điều dối trá. Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa. Tôi không muốn khuyến khích sự khổ hạnh, nhưng mỗi chúng ta hãy thử sống cùng một một lúc vừa kẻ chiến thắng vừa kẻ chiến bại. Nỗi vinh nhục đã mang ta ra khỏi đời sống để đưa đến những đấu trường.
    Tôi đang bắt đầu những ngày học tập mới. Tôi là đứa bé. Tôi là người bạn. Đôi khi tôi là người tình. Chúng tôi cũng vẽ lại chân dung của nhân loại. Vẽ lại con tim khối óc. Trên những trang giấy tinh khôi chúng tôi không bao giờ thấy bóng dáng của những đường kiếm mưu đồ, những vết dao khắc nghiệt. Chúng tôi vẽ những đất đai, trên đó đời sống không còn bạo lực.
    Như thế, với cuộc đời, tôi đã ôm một nỗi cuồng si bất tận. Mỗi đêm, tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để viết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng để sống vãy thả trôi đi những tị hiểm.
    Chúng ta đã đấu tranh. Đang đấu tranh. Và có thể còn đấu tranh lâu dài. Nhưng tranh đấu để giành lại quyền sống, để làm người chứ không để trở thành anh hùng hay làm người vĩ đại. Cõi người từ khước tước hiệu đó.
    Chúng ta đã đấu tranh như một người trẻ tuổi và đã sống mệt mỏi như một kẻ già nua. Tôi đang muốn quên đi những trang triết lý, những lời luận điệu phỉnh phờ. Ở đó có hai con đường. Một con đường dẫn ta về ca tụng vinh quang của đời sống. Con đường còn lại dẫn về sự băng hoại. Những đấng tối cao, có lẽ đã ngủ quên cùng với chân lý. Tôi đã mỏi dần với lòng tin. Chỉ còn lại niềm tin sau cùng. Tin vào niềm tuyệt vọng, có nghĩa là tin vào chính mình. Tin vào cuộc đời vốn không thể khác.
    Và như thế, tôi đang yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng.
    Trịnh Công Sơn
    Sài Gòn, tháng 11 năm 1992
  8. bianconeri194

    bianconeri194 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    1
    Ngày tôi về không còn anh
    Chỉ gió lang thang
    Trên vòm sấu già
    Con dường Duy Tân khô khốc
    Ánh đèn đêm
    Vỉa hè âm u tiếng giày
    Lạ lẫm
    Chẳng bóng ai
    Có tiếng lá rơi như lời hát
    Vỗ về tôi trong giấc mơ
    Cô đơn thắp sáng
    Nỗi tuyệt vọng cuối cùng
    Nắng tháng tư
    Hóa thân anh
    Nơi nghìn trùng con gió
    Ở chốn xa có mưa hồng
    Cho dở nhớ trần gian
    Hai chiêc ly thủy tinh
    Lóng lánh rượu vàng
    Giữa sương khói ?" khói hương
    Đêm tĩnh lặng
    Nhẹ nhàng cụng ly
    Mơ hồ nghe cổ đắng
    Anh bên kia núi
    Gõ nhịp lãng du
    Hát mệt nhoài cát bụi
    Lữ Quỳnh
    01.04.2004
    Nhân ngày giỗ Trịnh Công Sơn

    *********************************************************************
    "Những bài thơ không tựa", TCS viết ở Canada vào năm 1992.
    Đường xa mỏng mộng vô thường
    Trái tim chợt tỉnh tôi nhường nhịn tôị
    *********************************************************************
    Đưa em một nửa lên đường
    Nửa kia còn lại nỗi buồn quẩn quanh
    Mùa Xuân phố bội bạc tình
    Bước chân phiền não một mình ta hay
    21/04/1992
    *********************************************************************
    Ở đây nếu ở trăm năm
    Xa em tôi có hàng trăm nỗi buồn
    Ở đây nếu ở đây luôn
    Xa em tôi sẽ hồn nhiên ngậm ngùị
    22/04/1992
    *********************************************************************
    Chỗ em ngồi ngày xưa còn ấm lắm''
    Anh gối lên và ngủ một giấc dài
    Em có hiểu đời cho em là mộng
    Để anh về cứ tưởng một là haị
    *********************************************************************Mặc đời ô trươc. vừa qua
    Tấm thân nhỏ nhặt người la mắng người
    Buồn phiền vỡ mộng đường dài
    Ta xin một góc ta ngồi với tạ
    (đoạn này anh viết có lẽ trong lúc bị đám KC làm phiền)
    *********************************************************************Em đi tuyết đổ
    Bàng hoàng tuyết rơi
    Mùa xuân tuyết khổ
    Lá cỏ ngậm ngùi
    Em đi nho nhỏ
    Giữa mùa tuyết bay
    Ta đi vô độ
    Giữa mùa tuyết say
    Tim ta vò võ
    Tuyết trở mặt rồi
    Mùa xuân năm ấy
    Mùa xuân năm này
    Hồn ta bỏ ngỏ
    Ai nào ai hay
    11/4/1992
    *********************************************************************
    Nắng trở, mưa trở, trời trở tuyết
    Ngày ấy xa rồi em đi đâu
    Đi đâu về đâu em hời hỡi
    Ơi hỡi em là giọt tuyết đau
    Giọt tuyết đau ơi hỡi em là mộng
    Là mộng bây giờ cho mãi sau
    Giọt tuyết mai sau em là khói
    Là khói nhưng là là mãi mãi
    Em là khói ấy mà chưa phải
    Một đốm nhang đèn thức đêm sâu
    11/04/1999
    ST
  9. bianconeri194

    bianconeri194 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    1
    Ngày tôi về không còn anh
    Chỉ gió lang thang
    Trên vòm sấu già
    Con dường Duy Tân khô khốc
    Ánh đèn đêm
    Vỉa hè âm u tiếng giày
    Lạ lẫm
    Chẳng bóng ai
    Có tiếng lá rơi như lời hát
    Vỗ về tôi trong giấc mơ
    Cô đơn thắp sáng
    Nỗi tuyệt vọng cuối cùng
    Nắng tháng tư
    Hóa thân anh
    Nơi nghìn trùng con gió
    Ở chốn xa có mưa hồng
    Cho dở nhớ trần gian
    Hai chiêc ly thủy tinh
    Lóng lánh rượu vàng
    Giữa sương khói ?" khói hương
    Đêm tĩnh lặng
    Nhẹ nhàng cụng ly
    Mơ hồ nghe cổ đắng
    Anh bên kia núi
    Gõ nhịp lãng du
    Hát mệt nhoài cát bụi
    Lữ Quỳnh
    01.04.2004
    Nhân ngày giỗ Trịnh Công Sơn

    *********************************************************************
    "Những bài thơ không tựa", TCS viết ở Canada vào năm 1992.
    Đường xa mỏng mộng vô thường
    Trái tim chợt tỉnh tôi nhường nhịn tôị
    *********************************************************************
    Đưa em một nửa lên đường
    Nửa kia còn lại nỗi buồn quẩn quanh
    Mùa Xuân phố bội bạc tình
    Bước chân phiền não một mình ta hay
    21/04/1992
    *********************************************************************
    Ở đây nếu ở trăm năm
    Xa em tôi có hàng trăm nỗi buồn
    Ở đây nếu ở đây luôn
    Xa em tôi sẽ hồn nhiên ngậm ngùị
    22/04/1992
    *********************************************************************
    Chỗ em ngồi ngày xưa còn ấm lắm''
    Anh gối lên và ngủ một giấc dài
    Em có hiểu đời cho em là mộng
    Để anh về cứ tưởng một là haị
    *********************************************************************Mặc đời ô trươc. vừa qua
    Tấm thân nhỏ nhặt người la mắng người
    Buồn phiền vỡ mộng đường dài
    Ta xin một góc ta ngồi với tạ
    (đoạn này anh viết có lẽ trong lúc bị đám KC làm phiền)
    *********************************************************************Em đi tuyết đổ
    Bàng hoàng tuyết rơi
    Mùa xuân tuyết khổ
    Lá cỏ ngậm ngùi
    Em đi nho nhỏ
    Giữa mùa tuyết bay
    Ta đi vô độ
    Giữa mùa tuyết say
    Tim ta vò võ
    Tuyết trở mặt rồi
    Mùa xuân năm ấy
    Mùa xuân năm này
    Hồn ta bỏ ngỏ
    Ai nào ai hay
    11/4/1992
    *********************************************************************
    Nắng trở, mưa trở, trời trở tuyết
    Ngày ấy xa rồi em đi đâu
    Đi đâu về đâu em hời hỡi
    Ơi hỡi em là giọt tuyết đau
    Giọt tuyết đau ơi hỡi em là mộng
    Là mộng bây giờ cho mãi sau
    Giọt tuyết mai sau em là khói
    Là khói nhưng là là mãi mãi
    Em là khói ấy mà chưa phải
    Một đốm nhang đèn thức đêm sâu
    11/04/1999
    ST
  10. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Tôi nay ở trọ trần gian,
    Mai kia về chốn xa xăm cuối trời.

    Vậy là nhạc sĩ họ Trịnh ấy đã rời xa "chốn trọ trần gian" bốn năm rồi. Cái ngày ông ra đi cứ như một trò đùa - đúng vào ngày Cá Tháng Tư. Bao người hâm mộ cứ mong rằng, chỉ là một trò đùa trong ngày Cá, nhưng ông thật sự đã từ bỏ "cõi tạm" để "về chốn xa xăm cuối trời".
    Nó, không dám tự hào mình là một fan của nhạc Trịnh - chỉ nghe Trịnh như một thói quen. Sự quen mặt mỗi lúc một gần gũi, thắm thiết hơn, nên càng thấy yêu mến Trịnh. Như đứa con ngoan không tuyệt tình nổi với rẫy sắn nương khoai, nơi có bà mẹ suốt đời mắt không sáng nổi một ngày trẩy hội. Ngày ông mất, có lẽ cũng như rất nhiều người Việt Nam ở mọi nơi trên trái đất này, nó có cảm giác như một người thân của mình vừa từ giã cõi đời.
    Đến hẹn lại lên, mỗi năm, cứ đến ngày giỗ của ông, hàng triệu triệu trái tim yêu nhạc Trịnh thắp nén tâm hương tưởng niệm ông - Người Nhạc Sĩ Rong Ca. Xin mượn lời của ca sĩ Khánh Ly dành cho ông: "Bởi vì ở ông Trịnh Công Sơn, điều vĩ đại nhất, vĩ đại hơn cả những tác phẩm của ông là nhân cách, nhân phẩm của ông. Ông là người duy nhất đã sống trong đời sống này có một tấm lòng không có thù hận."

Chia sẻ trang này