1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Coldest Winter - Mùa đông lạnh nhất - David Halberstam

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi TieuNgocLang, 03/04/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Tháng Tư năm 1950, Kim Nhật Thành lại đến Moscow nhằm giải tỏa những lo ngại còn lại của Stalin. Ông đi cùng với Phác Hiến Vĩnh (Pak Hon Yong), bí thư xứ ủy miền Nam, ông này hứa với nhà độc tài rằng nhân dân miền Nam nhất tề vùng lên “ngay tín hiệu đầu tiên từ miền Bắc” (Rốt cuộc là ông Phác đã trả giá cho sự lạc quan về một cuộc đồng khởi không bao giờ có. Chừng ba năm sau khi chiến cuộc kết thúc, ông bị lặng lẽ hạ bệ và tử hình). Trong quảng thời gian 15 ngày từ ngày 10 đến ngày 25 tháng Tư, Kim Nhật Thành và Phác Hiến Vĩnh có ba phiên làm việc với Stalin. Kim hoàn toàn đoan chắc về chiến thắng. Nói cho cùng, ông ta (Kim Nhật Thành) bị những người chung quanh tung hô rằng ông rất được lòng dân còn Lý Thừa Vãn thì mất lòng, nhân dân miền Nam ước mong ông ta giải phóng v.v…– chỉ là chung quanh Lý Thừa Vãn cũng đầy người như vậy nhưng theo chiều ngược lại. Cả hai chế độ đều nắm chính quyền được năm năm, với dân miền Nam, bất kể họ có kêu ca về Lý Thừa Vãn thì cũng biết được sự ngột ngạt dưới chế độ Bình Nhưỡng. Đó là vài điều Kim không nghĩ tới, ông hoàn toàn tin tưởng như một người CS rằng chế độ của mình không chút áp bức. Ông tin rằng một Triều Tiên mới, phát triển ở miền Bắc chính là một đất nước dân chủ, thật sự dân chủ.

    Hoa Kỳ sẽ không can thiệp, Kim Nhật Thành nói chắc với Stalin, bởi người Mỹ không muốn rủi ro có một cuộc chiến với cả Nga và Tàu. Còn với Mao Trạch Đông, nhà lãnh đạo Trung quốc sẽ luôn ủng hộ công cuộc giải phóng Triều Tiên, ngay cả việc góp quân, dù Kim Nhật Thành cho là sẽ không cần. Đúng lúc đó, Stalin nói: ông đứng về phía Kim Nhật Thành nhưng ông không thể giúp được nhiều, bởi ông có những ưu tiên khác – đặc biệt là ở Châu Âu. Nếu quân Mỹ vào, Kim Nhật Thành đừng mong người Nga sẽ gửi quân đến. “Nếu anh bị tán vào mặt, thì tôi cũng sẽ không thể nhấc cho dù chỉ một ngón tay. Anh phải nhờ Mao Trạch Đông giúp thôi”. Đó là phần việc của Kim Nhật Thành, Stalin nói và chuyển hướng sang Mao Trạch Đông, do ông này “có kiến thức sâu sắc các vấn đề phương Đông” để có các hỗ trợ hữu hình.


    <FONT class=imageattach size=3 face=[/IMG]Đó là một nước cờ kinh điển của Stalin. Ông đổi vai, tối thiểu hóa mức đóng góp và chuyển vấn đề sang cho một chính phủ CS mới (chỉ TQ), điều này làm ông tốn ít sức nhưng lại được mang ơn. Ông biết mình ở thế thượng phong so với Mao Trạch Đông, ông này thì muốn thống nhất cả nước, nhưng bị Mỹ chặn trước Đài Loan, và vì vậy Mao Trạch Đông cần Liên Xô giúp một khi phải đánh nơi đồn trú cuối cùng của những người theo Quốc gia. Trên thực tế thì Mao Trạch Đông hiện rất bận rộn với việc thương thảo cùng Nga về những thứ cần thiết cho không quân và hải quân

    @danngoc lão đừng có trù ẻo nghen, cả năm nay đã vêu mõm rồi [r37)]
    @drasfree nhờ cụ kiếm giùm mấy cái bản đồ tình huống của tuần chiến tranh đầu tiên, mình có mấy cái nhưng nhìn không rõ
  2. drasfree

    drasfree Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    3
    Hầu chàng.,

    Time-line tóm tắt dạng bản đồ của những trang trước:

    1. Tháng 6-1950, sau một tá những bước đi chính trị của các ông + lớn, quân Bắc tràn xuống "giải phóng" miền Nam:

    [​IMG]

    2. Đến tháng 9, lực lượng UN + quân Nam dần đẩy lùi quân Bắc, nhỡ chân đi hơi xa lên phía trên, gần đất Anh Mao đỏ:

    [​IMG]

    3. Tuần đầu của tháng 11, những nhân vật của chúng ta dàn quân ở chỗ này, quanh Unsan:

    [​IMG]

    4. Sau khi tập trung, ém kỹ chờ thời cơ trên vùng núi cao, Chí nguyện quân tràn xuống như tuyết lở:

    [​IMG]

    5. Và để lại sau họ đối thủ đã bất động trong giá lạnh của mùa đông 1950:

    [​IMG]

    (ảnh đăng lại từ trang http://www.authentichistory.com)
  3. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Kim Nhật Thành đến gặp Mao Trạch Đông tại Bắc Kinh trong một chuyến đi bí mật vào ngày 13 tháng 5 năm 1950. Sự càn rỡ của Kim làm nhà lãnh đạo Trung Quốc có phần bất ngờ dù rằng đã thấu rõ tính xấc láo của ông này. Ngày hôm sau, Mao Trạch Đông nhận được điện văn từ Stalin xác nhận rằng phía Nga chỉ hỗ trợ cuộc chiến của Kim Nhật Thành có mức độ. Căn cứ vào đó, Mao Trạch Đông hứa phần hỗ trợ của ông và bảo khi nào Kim Nhật Thành muốn thì Trung Quốc sẽ gửi quân đến biên giới Triều Tiên trong trường hợp quân Mỹ nhảy vào. Nhưng Kim Nhật Thành khẳng định sẽ không cần. Ông ta trả lời “một cách ngạo mạn”, như Mao sau này nói với Shi Zhe, phiên dịch viên của mình. Phía Trung Hoa có chút phát cáu với cái thái độ của ông ta. Họ nghĩ ông ta phải đến với họ một cách khiêm tốn hơn – một người Triều Tiên, đại diện cho một quốc gia bé nhỏ đến làm việc với các lãnh đạo của một Trung Hoa hùng cường, những người vừa chiến thắng trong một cuộc chiến vĩ đại – và họ (người Trung Hoa) phải đứng ở vị trí cao trong một cuộc giao dịch rộng lượng với một đối tác cấp thấp. Thay vì vậy, Kim Nhật Thành lại cư xử, theo họ nghĩ, thiếu tôn kính, như thể ông ta chỉ đến đây cho đủ lễ như đã hứa với Stalin. Rõ là Kim Nhật Thành chỉ muốn người Trung Hoa nhúng tay vào cuộc phiêu lưu to tát của ông ta càng ít càng tốt. Ông ta tin chắc rằng mọi thứ sẽ kết thúc rất nhanh – không đầy một tháng – và người Mỹ sẽ không thể triển khai quân kịp, dù họ có muốn. Mao Trạch Đông khuyến nghị rằng: bởi người Mỹ đang chống lưng cho chế độ Lý Thừa Vãng và Nhật có ảnh hưởng tới chính sách của Mỹ ở Bắc Á, nên vấn đề người Mỹ vào cuộc là không nên loại trừ. Nhưng Kim Nhật Thành bỏ qua lời khuyên đó. Còn với vấn đề trợ giúp, ông ta (Kim) đã có đủ từ nguồn Liên Xô. Điều này thì đúng; dòng trang bị quân sự từ Nga đã trút qua các tuyến hậu cần ùn ùn vào Bình Nhưỡng (vào thời điểm trước trận đánh, trang bị quân sự của phía Kim Nhật Thành tốt hơn nhiều không chỉ so với quân Lý Thừa Vãn mà còn hơn phần lớn các đơn vị quân đội nhân dân Trung Hoa – vốn vẫn còn dùng vũ khí cũ thu được từ quân Nhật hay quân Trung Hoa Dân quốc)<P style=[/IMG]
    Mao Trạch Đông cũng khuyên Kim nên đánh theo cách – mà nhà văn Shen Zhihua gọi là “đánh nhanh, thắng nhanh” – tạt sườn các thành phố, tránh các trận đánh nội thị mà thay vào đó công kích vào các vị trí quân sự mạnh của Lý Thừa Vãn. Tốc độ là điều cốt yếu. Và nếu quân Mỹ tham chiến, Mao Trạch Đông hứa lời hứa định mệnh: Trung Quốc sẽ gửi quân sang. Phía Triều Tiên thì không nghĩ điều này cần thiết. Khi kết thúc phiên họp với Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành nói với đại sứ Liên Xô tại Trung Quốc N.V.Roshchin trước sự hiện diện của Mao Trạch Đông rằng hai bên đã hoàn toàn nhất trí chiến dịch sắp tới của ông ta. Điều này không hẳn chính xác, và Mao không chút hài lòng với cái gã trẻ con, quá tự tin, thành tích quân sự thì có hạn lại cư xử với ông theo kiểu cậy quyền, cậy thế và còn dám tuyên bố thay cho ông.

    Thời kỳ đầu, Triều Tiên lệ thuộc nhiều vào Liên Xô, và người Nga triển khai các nỗ lực thận trọng nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của Trung Hoa. Những cố vấn hàng đầu của Kim Nhật Thành trước ngày nổ súng toàn là tướng Nga, và họ dần dần tiếp quản kế hoạch chiến tranh. Họ cho rằng kế hoạch của Kim Nhật Thành là nghiệp dư, nên được vẽ lại theo các tiêu chí của họ. Những thành viên thân-Tàu trong chính quyền dân sự lẫn quân sự của Triều Tiên đều không tiếp cận được những phần kế hoạch quan trọng. Vài nhóm vũ khí hạng nặng còn được chuyển vận bằng đường biển thay vì đường sắt để không phải đi qua lãnh thổ Trung quốc. Hiển nhiên là cả Nga lẫn Triều Tiên đều muốn hạn chế vai trò của Trung Quốc. Kim Nhật Thành đề nghị cuộc chiến nên bắt đầu vào khoản nửa sau tháng Sáu trước khi mùa mưa đến. Rốt cuộc Stalin cũng đồng ý với thời điểm cuối tháng Sáu. Và chuyến hàng quân sự sau chót từ Liên Xô phải đến sớm hơn tháng đó. Càng đến gần ngày tấn công, càng hiện rõ bàn tay can dự của người Nga. Kim Nhật Thành thậm chí còn không buồn báo cho nhà cầm quyền Trung Quốc về cuộc xâm lăng mãi cho đến ngày 27 tháng Sáu, sau khi quân của ông ta vượt vĩ tuyến 38 hai ngày. Cho đến lúc đó, phía Trung Quốc chỉ biết tin tức qua đài. Rốt cuộc, lúc Kim Nhật Thành báo với đại sứ Trung Quốc, ông ta vẫn khăng khăng là do phía Nam Hàn tấn công trước, điều này thì Trung Quốc biết chắc là dối trá. Những điều thú vị trong tổng thể các vấn đề ở vài tuần trước cuộc chiến cùng với dự báo về một chiến thắng dễ dàng, là sự kèm cựa, ganh đua quyết liệt trong quan hệ giữa ba quốc gia cùng các nguồn gốc lịch sử sâu thẳm – và mức độ tin cậy trong quan hệ là mỏng manh một cách đáng ngạc nhiên.

    @drasfree cảm ơn cụ về mấy cái hình minh họa
  4. colorwind

    colorwind Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    20
    Thanks bác TieuNgocLang về Topic cực hay.
  5. drasfree

    drasfree Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    3
    Tìm lại chân dung mấy vị liên quan thời kỳ này, 1949-1953 (link ảnh sưu tầm)

    Phía Nam: Lý Thừa Vãn 1951
    [​IMG]

    Phía Bắc: Kim Nhật Thành (1950 - còn trẻ nhìn hiền, nhưng đầu thì rất là nóng)
    [​IMG]

    Phía Tây gần: Mao Trạch Dong 1950 (hồi Cụ nhà mình sang chơi và chăn được lão Mập ối thứ)
    [​IMG]

    Phía Tây xa: J. Stalin (rất tự tin sau khi test xong chú "Joe 1" 22kt)
    [​IMG]

    Phía bên kia Thái Bình Dương: Ngài S.Truman (Chiến tranh lạnh - công hay tội với văn minh nhân loại ?)
    [​IMG]
  6. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Với Mỹ và các nước phương Tây, đó không phải là một cuộc nội chiến, mà là một cuộc vượt biên giới, xâm lăng một quốc gia khác và điều này làm nhớ lại việc phương Tây đã thất bại trong việc ngăn Hitler gây hấn và dẫn đến thế chiến II. Với Tàu, Nga và Triều Tiên đó chính là quan điểm gây ngạc nhiên. Theo quan điểm của họ thì vĩ tuyến 38, vốn được Nga và Mỹ vạch ra hồi năm 1945 làm giới tuyến phân đôi Triều Tiên, không phải là biên giới. (Nhưng rồi quan điểm này thay đổi sau đó vài tháng, lúc quân Mỹ và LHQ tiến qua giới tuyến và hướng lên phía bắc). Điều họ làm trong ngày 25 tháng Sáu, theo quan điểm của họ, chỉ là một hành động thêm nữa trong cuộc đấu tranh trường kỳ của nhân dân Triều Tiên, là một phần của cuộc nội chiến vốn chưa kết thúc cũng tương tự như thứ sắp diễn ra ở Đông Dương và vừa kết thúc ở Trung Quốc.

    Có nhiều dấu hiệu của việc tăng cường lực lượng trong những tuần trước trận tấn công, nhưng trong các báo cáo tình báo hằng ngày của người Mỹ, các dấu hiệu này bị vỡ vụn, vùi lấp giữa hàng đống các sự kiện đụng độ, căng thẳng, phản đối ..gây ra bởi đường biên giới đầy tranh cãi giữa hai đối thủ hung hăng không đội trời chung. Nhưng, nếu họ chịu khó để tâm, thì nhà cầm quyền Mỹ vẫn có thể nhận ra những điểm đáng quan ngại đang bắt đầu diễn ra. Một sỹ quan tình báo Mỹ trẻ tên Jack Singlaub, đã từng phục vụ trong đội OSS ở Trung Quốc, và giờ thành CIA, huấn luyện cho một nhóm điệp viên Triều Tiên có nhiệm vụ tìm hiểu những dấu hiệu điều Bình Nhưỡng đang định làm hơn là các trận đột kích du kích kiểu đánh-và-chạy thông thường. Rồi anh ta sớm gửi họ qua bờ bắc biên giới. Họ hoàn toàn mới mẻ trong cái nhiệm vụ này, dù được huấn luyện nghiêm túc, nhưng họ được yêu cầu xác định những vấn đề cực kỳ đơn giản: thứ đầu tiên và quan trọng nhất: những gia đình dân Triều Tiên ở khu vực biên giới phải rời đi hoặc thay thế, một dấu hiệu cho thấy sự chuẩn bị đang diễn ra; thứ nhì tải trọng và độ rộng của những chiếc cầu nhỏ; thứ ba bất kỳ hoạt động nào có liên quan đến việc mở lại tuyến đường sắt bắc-nam.
    Các điệp viên của Singlaub khá trẻ, nhưng anh cho là một số họ xuất sắc một cách đáng ngạc nhiên. Cuối mùa xuân, anh đã nhận được nhiều báo cáo rất có giá rằng Bắc Triều Tiên đang đưa các đơn vị chủ lực đến biên giới và dân thường rời đi. Thêm vào đó anh được cho biết nhiều hoạt động ở các cây cầu; và vài tuyến đường sắt gần biên giới đang được sửa chữa, thường vào ban đêm. Singlaub chắc chắn rằng, giữa hàng đống tin tình báo vụn vặt về các đụng độ liên miên ở biên giới, thì đang có điều gì đó nghiêm trọng sắp diễn ra.

    Singlaub làm việc trong một điều kiện giới hạn nghiệp vụ đáng kể. Bởi anh là một điệp viên CIA-cựu-OSS. Anh thậm chí không được hoạt động công khai ở Triều Tiên, bởi Douglas macArthur cũng như chỉ huy tình báo của ông ta, tướng Charles Willoughby, ghét OSS. Họ loại đội đó ra khỏi các chiến dịch của mình trong thế chiến II; và giờ họ cũng định làm như thế với CIA. Sự căm ghét ấy một số đến từ việc MacArthur nổi tiếng là người bài Anh, và ông ghét Eastern Establishment (*) có ảnh hưởng trong OSS trên thực tế là chi phối nó; nhưng thật ra cũng có lý do lớn khác. Nếu ban G-2 của ông ta khống chế được tin tình báo từ các sự kiện quân sự thì ông khống chế được việc ra quyết sách cho sự kiện đó. Ông và Willoughby muốn các hoạt động của tổng thống Truman và Lầu Năm góc phụ thuộc vào nguồn thông tin từ họ, bất kỳ loại tin tức gì đến từ địa bàn của họ ở Á Châu – và không có tin ngược chiều nào để giới hạn quyền của ông ta. Nắm được tình báo là nắm được quyết sách.

    (*) Cụm từ này mình không tìm ra được cách dịch rõ nghĩa, thường Eastern Establishment dùng để chỉ các trường đại học, học viện tài chính hàng đầu ở vùng đông bắc Mỹ (và dĩ nhiên là chỉ những người xuất thân từ đó). Những người này có ảnh hưởng lớn trong nền chính trị Mỹ,có thể hiểu như kiểu Ivy League. Theo mình hiểu là vậy, bạn nào có kiến giải tốt hơn thì giúp mình
  7. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Việc sở chỉ huy Tokyo không chịu điều chỉnh với những gì đang diễn ra không làm George Kennan ngạc nhiên, ông này vừa rời Tokyo sau một chuyến làm việc ngay trước đó, ông rất nghi ngờ chất lượng và năng lực của ban tham mưu MacArthur, đặc biệt là khối tình báo, mà ông cho là vênh vang, quá ý thức hệ và quá tự tin một cách đáng nguy hiểm. Khi ông lưu ý một sỹ quan Không lực cao cấp về điểm yếu địa-chính trị của Triều Tiên một khi các lực lượng trên bộ của Mỹ rút ra, thì viên sỹ quan bảo rằng không cần lực lượng đó bởi máy bay ném bom chiến thuật từ Okinawa sẽ đảm nhiệm được bất kỳ kẻ thù tiềm tàn nào. Kennan đã từng theo dõi người Trung quốc chiến đấu trong cuộc nội chiến, họ dường như trơ trơ trước không lực quân thù, nên không dám khẳng định về việc đó. Trong tháng Năm và tháng Sáu năm 1950, vài người thuộc cục Kế hoạch Chính sách Liên bang của ông, đã bắt đầu nghe phong thanh rằng có điều gì đó rất lớn đang diễn ra trong thế giới CS và rằng một lực lượng quân sự lớn sẽ hành động sớm. Với điểm này, các điệp viên Mỹ cài trong thế giới CS đã xem xét kỹ lưỡng và thống nhất rằng điều đó không phải ở Nga hay các nước chư hầu Đông Âu. Kennan nghĩ, có lẽ, đó là Triều Tiên. Còn giới quân sự thì bảo rằng một cuộc tấn công của CS sẽ “thực nghiệm cho câu hỏi: Lực lượng quân sự Nam Hàn được trang bị và huấn luyện rõ ràng vượt trội so với quân Bắc”.
    <P style=[/IMG]Khi tin tức từ cụm tình báo Singlaub được tập hợp đưa lên cấp cao hơn, thì nó đã qua bàn tay nhào nặn của Willoughby với nhãn F-6 – các điệp viên không được tin cậy hoàn toàn, và các báo cáo không chắc đúng – tức là mức khả tín thấp nhất. Và rồi khi bộ đội Bắc Triều Tiên (Inmin-gun) tấn công sáng ngày 25 tháng Sáu, họ đã làm cho quân miền Nam và cố vấn Mỹ hoàn toàn bất ngờ. Đó không phải là trận chiến công bằng. Bộ đội Bắc Triều Tiên rất giỏi và trang bị tốt. Nhiều minh chứng cho thấy vũ khí của họ là thứ mới tinh sản xuất ở Nga và được gởi qua chỉ để phục vụ cho trận đánh này. Bộ đội được huấn luyện tốt và vượt trội quân Nam về số lượng, có lẽ là gần 2 trên 1. Đến phân nửa trong số đó đã kinh qua chiến đấu, có khoản 45 ngàn người (đoạn trên nói 14k chẳng biết tin vào đâu) Triều Tiên từng tham chiến ở Trung Quốc được chuyển dần từ quân đội nhân dân Trung Hoa về bộ đội Triều Tiên theo sự đồng ý của Mao Trạch Đông. Có nhiều người đã từng chiến đấu hơn một thập kỷ và đã sống sót trong một cuộc chiến mà phía quân thù luôn có vũ khí tối tân hơn. Bộ đội Triều Tiên phản ánh chính xác một ngoại lệ của một xã hội độc tài ở miền bắc: một quân đội kỷ luật, tự chủ, cực kỳ tôn ti trật tự, được tuyên truyền tốt – họ chiến đấu cho một chính quyền có kỷ luật, trật tự và tôn ti cao. Binh lính phần lớn có gốc nông dân và sự bất bình của họ rất thực tế: họ căm thù chống lại cảnh nghèo, chống lại người Nhật đã thống trị họ một cách tàn bạo, chống lại tầng lớp quý tộc Triều Tiên đã hợp tác với người Nhật; giờ họ được tuyên truyền là chống lại người Mỹ, theo ý họ, vào thay chân người Nhật ở miền Nam.
  8. lamnhabinh

    lamnhabinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/06/2007
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    42
    Tiếp đi, suớng quá
  9. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Tại Seoul, những người Mỹ thuộc các phái bộ chính trị hay cố vấn quân sự có vẻ phản ứng rất chậm, và cũng chậm hiểu sự kiện đang diễn ra rằng đang có hàng trăm ngàn bộ đội Bắc Triều Tiên đang hành động. Cuộc tấn công của quân Bắc bắt đầu lúc 4 giờ sáng ngày Chủ Nhật theo giờ địa phương hay 3 giờ chiều thứ Bảy theo giờ Washington. John Mucio, đại sứ Hoa Kỳ tại Nam Hàn - một cán bộ Bộ Ngoại giao xem ra thật khác thường - nghe về điều đó sau bốn tiếng đồng hồ, lúc đó ông nhận được một cuộc gọi từ một trong những phụ tá cao cấp của mình. Everett Drumwight, tham tán đại sứ nói với Mucio “Xin ngài đừng sốc, quân CS đã tấn công trên toàn tuyến”. Còn Lý Thừa Vãn thì nghe tin đó từ hồi 6h30, điều này có nghĩa là trong suốt 1 tiếng 30 phút ông ta không chịu báo động với người Mỹ. Sau khi Mucio nói chuyện với Drumwight xong, họ quyết định gặp nhau ở tòa đại sứ. Trên đường đến đó, Mucio gặp Jack James, một phóng viên từ United Press, anh này định làm vài thứ cho xong trước khi đi picnic. Mucio bảo James rằng ông đang kiểm tra lại báo cáo quân miền Bắc tấn công trên toàn biên giới. Khi James đến tòa đại sứ, anh chạy ngay đến gặp một người bạn làm trong bộ phận tình báo quân đội.
    - “Cậu có nghe tin gì ở biên giới không?” viên sỹ quan hỏi James
    - “Ơ, chẳng có mấy” James trả lời “Thế cậu nghe được gì?
    - “Mk, chúng vượt biên giới ở khắp nơi trừ khu vực sư đoàn 8” viên sỹ quan trả lời.

    Nghe vậy, James chạy tới một máy điện thoại và điên cuồng gọi khắp nơi và cố ghép các mảnh tin rời rạc lại với nhau. Sau đó một chút, khoản 8h45 sáng, giờ Seoul, một lính thủy cảnh vệ, trung sỹ Paul Dupras hỏi anh việc gì đang sảy ra vậy.
    - Quân bắc vượt biên giới” anh trả lời.
    - À, có gì đâu – chuyện thường xuyên mà” Dupras nói.
    - Đúng, nhưng lần này chúng nó có xe tăng” James trả lời.

    James cố thu thập nhiều tin tức hơn, và đến 9h50 sáng, anh gửi đi bảng tin đầu tiên. Anh đã chạy giáp vòng thành phố, khi trở lại tòa đại sứ và nghe một trong các anh bạn ở bộ phận tình báo nói vài điều phải cho Washington biết, anh nghĩ rằng nếu thông tin chừng đó là đủ với họ thì cũng đã đủ với anh. Sau này, anh nói, là anh đã thận trọng, không cường điệu lên, bởi đó là một câu hỏi về chiến tranh và không cần làm nó quá sự thật vốn có, rằng chắc chắn sẽ có nhiều thứ được chi tiết hơn trong vài giờ, vài ngày sau. Dù UP nổi tiếng là kẹt sỉ, nhưng anh vẫn quyết định gửi bản tin theo kiểu điện khẩn. Vì anh nhanh nhạy nhất và bài của anh là bài duy nhất gửi về Mỹ để có trên số báo sáng Chủ Nhật. Nó bắt đầu theo kiểu điện tín thông thường: “UNGENT UNPRESS NEWYORK 25095 JAMES FRAGMENTARY REPORTS EXTHIRTY EIGHT PARALLEL INDICATED NORTH KOREANS LAUNCHED SUNDAY MORNING ATTACKS…”
    Tại Washington, có mỗi lúc càng nhiều hơn các báo cáo rời rạc gửi về từ tòa đại sứ. Nhưng chính bản tin của James trên báo United Press đã báo động cho mọi người. Tòa soạn báo UP và rất nhanh là các tòa soạn báo khác, họ bắt đầu gọi lên các quan chức cao cấp để xác nhận thông tin, và rồi những vị đứng đầu chính phủ được cảnh báo một sự thật rằng một cuộc chiến mới và rất không mong đợi đã bắt đầu ở bán đảo Triều Tiên.
  10. colorwind

    colorwind Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    20

    Hết sức rồi, tiếp thế nào được mà tiếp. :-"

Chia sẻ trang này