1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Coldest Winter - Mùa đông lạnh nhất - David Halberstam

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi TieuNgocLang, 03/04/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    uống viagra vào :-"
  2. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Khi quân Bắc tấn công, Douglas MacArthur, rất ngạc nhiên là chậm chạp phản ứng. Ông dường như lãnh đạm trước những tin tức đầu tiên của cuộc xâm lược đến nỗi cán bộ quanh ông lấy làm lo. Cũng không có các nhân chứng xác minh tự do, nhóm người này ông xem là kẻ thù bất cộng đái thiên chuyên ngấm ngầm chơi sau lưng ông vì những lý do chính trị cục bộ; trong nhóm đó có cả John Foster Dulles, một nhân vật bảo thủ hạng nhất có liên quan đến bộ máy an ninh quốc gia Hoa Kỳ, một tay Cộng hòa trong ngành ngoại giao, hiện đang làm việc với tư cách cố vấn ở Bộ Ngoại giao; và John Allison một nhân viên cứng rắn của Bộ Ngoại giao, ông này thì đang làm trợ tá cho Dulles trong chuyến công tác đến Seoul và Tokyo.

    Ngay lúc Dulles và Allison đến Tokyo nhằm thảo luận về vấn đề ký hiệp định hòa bình để chấm dứt sự chiếm đóng của Mỹ tại Nhật Bản, thì miền Bắc (Triều Tiên) tấn công. Chỉ vài hôm trước trận đánh, cả hai ông đó đã đến thăm một boongke của lính miền Nam gần vĩ tuyến 38. Họ còn chụp hình với một đám lính Nam Hàn. Lúc đó Dulles, đội cái mũ mềm trứ danh, trông như kiểu ông đang trên đường tới một buổi họp với các chủ nhà băng ở phố Wall. “Foster leo lên chốt với chiếc mũ mềm trên đầu – đó thật là một bức ảnh rất buồn cười” bộ trưởng ngoại giao Dean Acheson nói, ông này không ưa Dulles vì đã nhăm nhe vị trí của mình hồi mười tám tháng trước, lúc Tom Dewey tham gia chạy đua vào nhà Trắng. Hôm sau, Dulles đã phát biểu trước Quốc Hội Nam Hàn rằng: “Các ngài không đơn độc. Các ngài sẽ không bao giờ đơn độc miễn là các ngài tiếp tục góp phần đáng trọng của mình vào sự nghiệp tự do của nhân loại”. Những dòng trên được viết riêng cho Dulles và cả cho chuyến trở về Washington bởi một người mà vài tháng sắp tới sẽ rất nổi bật như là một nhân vật cứng rắn hàng đầu: Dean Rusk, tân trợ lý ngoại trưởng đặc trách Viễn Đông và Paul Nitze cục trưởng cục Hoạch định Chính sách. Những xúc cảm từ bài hùng biện của Dulles vẫn còn nguyên vẹn đó, nên chẳng có lý do gì để ngờ rằng Nam Hàn trong cơn nguy biến. Chỉ vài hôm trước, Dulles và Allison còn được tướng Willoughby báo cáo, chủ đề là khả năng tấn công từ Bắc Triều Tiên là không bao giờ có.

    Lúc Bắc Triều Tiên tiến đánh, Dulles và Allison có cái nhìn cực kỳ thiện cảm về hoạt động của sở chỉ huy MacArthur, một cái nhìn đồng cảm về ý thức hệ, nhưng không là thành viên trong bộ sậu của MacArthur. Lúc đầu, tin tức báo về rất tệ, nhưng MacArthur và bộ tham mưu của mình dường như hờ hững một cách lạ kỳ về nó. Có tin rằng trong đêm Chủ Nhật đầu tiên, ngày 25 tháng 6, MacArthur trông có vẻ rất thoải mái. Những báo cáo đầu tiên, ông nói với Dulles và Allison rất lửng lơ: “Có lẽ đó chỉ là một lực lượng trinh sát. Chỉ cần Washington sẽ không ràng buộc tôi, tôi có thể giải quyết gọn, chấp chúng một tay”. Rồi ông thêm rằng Tổng Thống Lý Thừa Vãn có yêu cầu vài chiếc chiến đấu cơ, và dù ông nghĩ quân Nam Hàn sẽ chẳng sử dụng hợp lý thì ông cũng định gửi cho một ít, để hỗ trợ về mặt tinh thần.

    Dulles và Allison nghĩ, dù có vẻ yên tâm bởi sự tự tin toát ra từ MacArthur, thì cũng nên gửi điện cho Acheson và Rusk để trợ giúp khẩn cấp cho Nam Hàn. Dulles và Allison càng nói chuyện với những người ngoài-hệ-thống MacArthur càng nhiều thì họ càng thấy không ổn. Lúc tối muộn của ngày đầu tiên, Allison đi ăn với trung tướng Crump Garvin, tư lệnh cảng Yokohama. Garvin làm ông giật mình khi nói rằng có những báo cáo rất nghiêm trọng từ phòng tình báo tập đoàn quân 8 cho biết dân thường ở gần giới tuyến miền bắc đã bị di dời đi từ hai ba tuần nay, và rằng Bắc Triều Tiên tập trung một số lượng lớn quân ngay trên đường biên. “Ai đọc được những báo cáo này thì cũng hiểu được việc gì sẽ xảy ra, sớm xảy ra. Nhưng tui không hiểu bọn G-2 (*) ở Tokyo đang làm cái giống gì” Garvin nói.

    (*)G-2: ban/phòng tình báo.
  3. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Sang ngày thứ Hai, khoản cách giữa thực tế chiến trường và thứ mà sở chỉ huy MacArthur nghĩ dường như rộng thêm ra. Đại sứ Muccio, đại diện cao cấp của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Nam Hàn, đã lệnh di tản khẩn cấp phụ nữ và trẻ em Mỹ ra khỏi đất nước này. MacArthur vẫn còn mông muội, cho rằng việc đó là quá sớm. Ông còn khăng khăng bảo: “không có lý do gì làm hoang mang Nam Hàn”. Nhưng tin tức đưa về đều xấu giống nhau. Tối đó, hai vị khách cao cấp đi riêng nhau, Allison thì ăn tối với vài quan chức cao cấp ở Tokyo còn Dulles thì dùng bữa riêng với MacArthur. Bữa tiệc của Allison liên tục bị gián đoạn bởi dòng các phóng viên hạng nhất và các nhà ngoại giao, tất cả đến chỉ để phối kiểm với các nguồn tin mà họ có - những báo cáo càng lúc càng ảm đạm – rằng Nam Hàn đang bị tràn ngập. Cuối buổi tối, Allison quyết định xác minh lại với Dulles, chắc là ông ta biết nhiều hơn tý từ bữa ăn tối.
    - “Tôi tin là ông nghe được tin xấu từ Triều Tiên”, Allison bắt đầu. Nhưng Dulles chẳng nghe được gì. “Không phải ông ăn tối với tướng quân à?”.
    - "Đúng rồi", Dulles trả lời, chỉ hai người, nhưng sau bữa ăn họ đi coi phim, món giải trí ưa thích của vị tướng. Và không ai làm gián đoạn cả buổi tối. Ngay sau đó Dulles lập tức gọi dây nói cho MacArthur và báo lại những thứ nghe được về sự sụp đổ của Nam Hàn. Viên tướng bảo ông sẽ nghiên cứu. “Đây có lẽ là một trong rất hiếm trường hợp của lịch sử Hoa Kỳ: đại diện Ngoại giao phải báo cho tư lệnh quân sự cao cấp của Mỹ về những gì đang diễn ra trong khu vực quản hạt của ông ta”, sau ngày Allison viết lại như vậy.
    <P style=[/IMG]Ngày kế tiếp mang lại nhiều dấu hiệu hơn nữa về một thảm họa đang dần mở ra trước mắt họ. Đại sứ Muccio báo cáo rằng Seoul đang di tản, ông ta và Lý Thừa Vãn đang lui về hướng Nam, đến Taejon, bên kia sông Hàn. Ngày hôm đó, theo lịch Allison và Dulles lên máy bay về lại Mỹ. Lúc đang đợi ở phi trường Haneda, một MacArthur hoàn toàn biến đổi gặp họ. Allison sốc trước sự thay đổi này. Con người tự tin tự mãn của hai ngày trước khi nói về một lực lượng trinh sát, rơi đâu mất. Giờ ông ta hoàn toàn thoái chí, như thể đang liệm trong tấm màng đen. MacArthur thông báo “Hàn Quốc thất thủ. Hiện điều duy nhất ta có thể làm là đưa người mình ra khỏi nước đó an toàn.” Sau này Allison viết lại rằng “Tôi chưa bao giờ thấy ai chán nản, tuyệt vọng như tướng MacArthur trong sáng thứ Ba, ngày 27 tháng Sáu năm 1950 đó”.

    Hành vi của MacArthur cũng xáo trộn thể hiện trong thời gian delay của chuyến bay vì lý do kỹ thuật. Buổi lễ tiễn cứ phải kéo mãi, kéo mãi, ngay cả khi có tin báo rằng bộ trưởng Quốc Phòng muốn điện đàm với viên tướng lúc 1 giờ chiều, giờ Tokyo. Vào cái thời sơ khai của viễn thông đó, cách thức điện đàm giống như kiểu nói chuyện điện thoại nhưng thông qua một điện báo viên, gõ thông điệp và truyền đi qua lại. Cả Dulles và Allison đều nhận thức được rằng đó là một yêu cầu gặp ngoại lệ và quan trọng, Washington rất cần trao đổi với tư lệnh chiến trường để biết được phương án giải quyết một vấn đề khủng hoảng nghiêm trọng. Để tham gia cuộc điện đàm đó thì MacArthur phải rời phi trường Haneda ngay lập tức. Nhưng trước sự ngạc nhiên của họ, MacArthur khá hời hợt khi nói với sỹ quan trợ tá rằng ông bận tiễn Dulles và Allison, nên Washington có thể trao đổi với tham mưu trưởng của ông. Dulles thất kinh, và ông dùng mánh khóe để MacArthur trở về với công việc: vờ gọi loa thông báo lên tàu. Chỉ việc này mới khiến MacArthur quay về sở chỉ huy. Ngay sau đó Dulles và đoàn tùy tùng lại quay về lại phòng VIP và đợi thêm vài tiếng. Như sau này Allison được biết, thì trong cuộc điện đàm đó, chính quyền Truman đã quyết định điều động hải quân và không quân đến Triều Tiên. Đó không phải là một sự khởi đầu an ủi.


    Với nhiều người, điều này làm nhớ lại sự thiếu chuẩn bị của lực lượng dưới quyền Douglas MacArthur trước cuộc chiến với Nhật Bản, ông đánh giá không đúng mức một cách có hệ thống khả năng của người Nhật trong việc tấn công vào các vị trí của Mỹ ở Thái Bình Dương, và rồi, bởi sự bố trí quân quá thiếu chuẩn bị nên các máy bay ném bom dưới quyền ông ở đảo Wake bị máy bay Nhật hủy diệt ngay trên mặt đất, lúc đó là sau trận Trân Châu Cảng cả chín tiếng đồng hồ. Không mấy sĩ quan ở quốc gia nào hứng chịu trách nhiệm lớn về sự sụp đổ của quân đội Hoa Kỳ ở Philippin trong năm 1941-1942 mà thoát ra được” sử gia người Anh Max Hasting viết “Và còn ít hơn chối bỏ được sự chỉ huy tồi tệ ở Bataan, thoát khỏi tòa binh một cách an toàn, mà còn được tuyên rằng giá trị của ông ta với đất nước mình còn cao hơn biểu tượng hi sinh của những người lính”. Luật lệ áp dụng cho những người khác không bao giờ áp dụng cho DouglasMacArthur.
    (Hết chương 2)
  4. freekopf

    freekopf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2008
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    ngày đó nếu Mĩ mà không đem bom nguyên tử ra doạ TQ thì có khi chí nguyện quân TQ đã thừa thế tràn ngập cả Nam Hàn rồi cũng nên
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Bác thử suy nghĩ theo hướng thực tế thế này:

    1. lúc ấy trong tay Mỹ có mấy quả bọm nguyên tử. Ném cho hết vốn thì lấy gì mà deal với Liên Xô (đã có bom từ 1949).

    2. Trung Quốc nhân dân tản khắp lãnh thổ rộng lớn, ném 10 quả vào 10 thành phố lớn khi ấy có giải quyết được gì không? Nhất là họ cũng có biện pháp phòng ngừa.

    Ném ở đồi núi thì không mấy tác dụng đâu. Tớ đến Nagasaki, hơn một nửa TP khu vực gần tâm bom không suy suyển mấy là vì có núi che chắn.

    Ngay ngày nay, muốn ném cũng không dám chứ đừng nói thời ấy.
  6. freekopf

    freekopf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2008
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    hình như bác không hiểu ý của tôi , Mĩ doạ ném là ném vào chiến trường BTT để chặn làn sóng biển người của quân chí nguyện TQ chứ đâu ném vào lãnh thổ TQ , TQ phần vì đã đạt được mục đích lập vành đai an toàn vùng đông bắc , phần cũng chờn vì bom nguyên tử nên chấp nhận đàm phán ngưng chiến và rút quân .
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Thì chính là em hiểu ý đó bác ạ. Chiến trường BTT toàn núi, ném mấy chục quả cũng chẳng ăn thua gì. Mỹ nó có hù gió thì hù thôi chứ quân Tàu nó đâu có ngu.
  8. freekopf

    freekopf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2008
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    bác có vẻ đánh giá không cao vũ khí nguyên tử , ngoài sức tàn phá thì nó còn là vũ khí trấn áp tinh thần đang lên của đối phương

    trước Mĩ mới chỉ ném một quả bom cháy daisy cutter ở cửa ngõ sài gòn mà đã làm choáng váng cả quân bắc việt rồi , nếu chúng làm tới ném cả 10 quả nguyên tử vào BTT thì không biết còn thế nào,

    nói đi cũng cần nói lại , tham vọng về lãnh thổ của TQ là vô hạn , TQ rất muốn nhân cơ hội gửi chí nguyện quân sang để nếu có thể thì hất cẳng toàn bộ Mĩ và quân đồng minh ra khỏi bán đảo TT rồi nhân sự đã rồi đóng quân lại và xác nhập TT thành một khu tự trị như nội mông hay Tây Tạng bậy giờ.

    hiện TQ vẫn để nhà BTT sống độc lập vốn chỉ là để kiềm toả HQ và Mĩ chứ thực tâm chả tốt đẹp gì
  9. Gamer001

    Gamer001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2011
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    2
    Bắc TT có biên giới phía đông bắc giáp Liên Xô, ném bom miền bắc không sợ Liên Xô trả đũa hả. Nếu chơi solo thì Mỹ coi TT không ra gì, muốn làm gì mà chả được. Hi vọng bác nhớ cho đó là thời kỳ chiến tranh lạnh. Không kẻ nào dám đụng nút bấm hạt nhân trước đâu.

    Còn uy lực vũ khí các loại đến đâu hi vọng bác cũng có chút thời gian lê la trên các 4r để tìm hiểu, nói sai thì không hay :)
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Kiến thức của các bạn hảỉ ngoại mù mờ cả về chính trị, quân sự lẫn xã hội.... Bây giờ lại lôi bom NT ra hù thay cho Mỹ! Hồi đó mà Mỹ ném ở ĐBP thì sao nhỉ? Thì quân Tàu sẽ kéo vào VN là điều Mỹ sợ vãi ***. Nói chung, cái gì họ đã không làm tức là không làm được - nói làm cái giề

    Ờ xin phép lão Tieu cãi lộn chút xíu nhe. Bữa nào hưỡn, lôi cuốn The Korean War của Max Hasting ra góp với lão vài phát.

Chia sẻ trang này