1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Collections các bài viết trên báo/tạp chí về Vespa...

Chủ đề trong 'Những người bạn VESPA' bởi huybinhk36, 21/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huybinhk36

    huybinhk36 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2001
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Collections các bài viết trên báo/tạp chí về Vespa...

    Chào anh em,
    Để giúp anh em có cái nhìn rõ hơn về Vespa Vietnam, tui có sưu tầm được một số bài báo viết về chủ đề này.
    Coi như là lời chào sân anh em tren diễn đàn này.
    Có gì anh em góp ý nhe!. Tuần trước mới thửa được một chú Sprint đã dọn kỹ trông ngon lắm chỉ 8,5 T .
    Bravo Vespa


    Trích từ:
    kha?Ts collection www.vietkha.com

    Thứ sáu, 22/2/2002, 08:30 (GMT+7)
    Xe máy cổ ngày càng đắt giá


    Tân trang xe trên đường Lý Thái Tổ, quận 10, TP HCM.
    Trước đây, xe Vespa 150, 175, 200 cc cũ nát, có giá l-2 triệu đồng, thì nay lên đến 3-4 triệu đồng, chiếc nào ?obết? cũng phải 2 triệu đồng. Vespa mini 50 cc trước chỉ đáng giá vài trăm nghìn, nay không dưới 1 triệu đồng.

    Những xe Vespa, Lambretta cũ nát khi đã tân trang lại, giá hàng chục triệu đồng. Theo những người kinh doanh loại xe này, hiện nay nguồn hàng rất hiếm, do đó giá của chúng được nâng lên khá cao. Họ phải cho người đi các tỉnh tìm xe cũ mang về TP HCM.

    Hiện phong trào chơi xe cổ lan rộng. Những xe cũ sau khi qua tay thợ làm đồng, làm máy, sơn mới và gắn thêm cản trước sau bằng inox, trở nên láng coóng. Chúng được bày bán ở đường Lý Thái Tổ, Nguyễn Văn Cừ, Võ Thị Sáu, Đinh Tiên Hoàng (TP HCM), đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của giới chơi xe. Xe tân trang sơ sơ giá 6-8 triệu đồng, loại đã làm đẹp toàn diện 10-15 triệu đồng. Những xe thuộc hàng độc có giá l.000-2.000 USD.

    Tại sao xe cổ ngày càng đắt?

    Ông Thông, chủ tiệm sửa xe Vespa Nguyễn Xưa cho biết, muốn tìm được một xe cổ còn ngon rất khó. Vespa, Lambretta xuất xưởng 40-50 năm rồi nên rất khó kiếm phụ tùng thay thế, phải lấy của xe này lắp sang xe khác, cái nào không thay thế được thì phải tự chế. Do đó, xe tân trang tốt hay không phụ thuộc nhiều vào tay nghề người thợ. Khách muốn đặt mua một xe cổ phải chờ 1-2 tháng mới có, vì ngoài việc tìm mua được chiếc xe cũ còn phải dày công làm lại từng bộ phận, tốn rất nhiều thời gian.

    Cũng theo ông Thông, người chơi xe cổ luôn muốn giữ nguyên mẫu, chỉ cải biên một số chi tiết như màu sơn, gắn thêm cản trước, sau hoặc gắn thêm các đường viền bằng kim loại sáng bóng dọc theo thân, bửng xe. Có người biến tấu bằng cách tháo bỏ tay lái cũ, thay bằng bộ ghi đông kim loại như cánh chim tung bay, trông rất điệu nghệ. Cách sơn được ưu chuộng là phủ lớp dầu bóng vỏ sò, làm cho màu sơn phản chiếu như xà cừ.

    Chủ tiệm Ba Hưng, trên đường Nguyễn Văn Cừ cho biết, người chơi xe hiện nay bắt đầu kỹ tính, chọn xe phải có kiểu dáng đẹp như Vespa Standa, Acma. Vespa Standa được chuộng nhiều vì ngoài kiểu dáng, phụ tùng máy của nó có đến 80% giống với xe hiện nay của hãng Piaggio, dễ thay thế. Một bộ máy nhập từ Đài Loan và Ấn Độ giá khoảng 3 triệu đồng.

    Giới chơi xe cổ ngày càng đông

    Anh Hiệp, chủ tiệm sửa xe Vespa trên đường Lý Thái Tổ, nhận xét trước đây chỉ văn nghệ sĩ, người mẫu thích đi xe cổ, nay thì nhiều giới khác cũng khoái chơi. Dù đã có xe đời mới trị giá nhiều nghìn USD, họ cũng tậu thêm một xe cổ.

    Dòng xe này không chỉ tiêu thụ mạnh tại TP HCM, mà còn được xuất ra nước ngoài. Anh Mai Văn Quang, chuyên gia tân trang xe, cho biết gần đây mặt hàng này được nhiều người nước ngoài, Việt kiều tìm mua. Xe cổ được xuất sang Australia, Nhật, Anh, Mỹ, kể cả về Italy - nơi sản sinh ra nó. Ở nước ngoài, một số dùng để đi chơi, số khác được bày trang trí các cửa hàng. Gần đây, giới chơi xe này từ Hà Nội, Nha Trang, cũng vào TP HCM đặt hàng.

    Trần Thu Hà nói về bộ sưu tập xe cổ của mình


    Thu Hà với chiếc mini 50.
    Trong cuộc trò chuyện về xe và thú chơi xe cổ với ca sĩ Hà Trần, cô tỏ ra hiểu biết quy trình phục hồi xe Vespa cổ, nói vanh vách những thuật ngữ chuyên môn như một kỹ sư. Ngoài tình yêu với thanh nhạc, cô gái nhỏ nhắn còn có thú chơi loại xe này.

    - Hà đi xe cổ có phải vì không muốn mình bị lẫn giữa muôn người?

    - Vâng, một phần là như vậy, nhưng em đi Vespa cổ còn vì đó là thú chơi truyền thống của gia đình, họ nhà em ai cũng đi Vespa cổ. Ba năm trước, em đã định mua chiếc Piagio giá 4.900 USD, nhưng lúc vào Sài Gòn, nhìn thấy chiếc xe này, em quyết định mua luôn. Xe Vespa đời mới thì máy tốt, nhưng sản xuất đại trà và dáng không đẹp bằng đời cũ. Ngồi trên chiếc xe cổ mình có cảm giác như được quay trở lại thời xưa, đi thong dong ngắm phố phường chứ không cần tốc độ. Chơi loại xe này mình có thể tự trang trí và chọn màu sơn theo ý thích, có thể lắp giỏ mây vào trước xe để đựng sách báo chẳng hạn.


    Chiếc vespa màu trắng mà bố Hà mua từ năm 1960.
    Xe cổ thực ra không đắt, chiếc mini 50 này em mua hết 5 triệu, làm lại máy, sửa sang thêm 2 triệu đồng. Ai chưa đi bao giờ thì cũng khó đấy, nó là xe số tay và khởi động bằng chân, có lúc đạp toát mồ hôi mà vẫn không nổ. Xe của em giống như một cô gái đỏng đảnh khó chiều, hồi mới mua ở Sài Gòn nó phóng như bay, nhưng khi mang ra Hà Nội, có lúc không nổ được hoặc cứ đi một đoạn lại chết máy, nhiều lần phải gửi xe, đi xích lô về nhà. Xe này có hai cái tật là hay tắc xăng và bị lệch má vít, rất khó nổ.

    - Vậy mà Hà vẫn chung thuỷ với nó, còn những chiếc kia thì sao?

    - Chung thủy vì em thích cảm giác ngồi trên xe cổ, cũng thỉnh thoảng nó mới "gây sự" với mình thôi, chứ thường xuyên thì làm sao mà chấp nhận được, chỉ cần cho nó uống xăng và lau sạch bu-gi là đi tốt. Chiếc màu trắng bố em mua từ năm 1960, khi nó được trưng bày tại công viên Tao Đàn, cả thế giới chỉ còn 10 vạn chiếc như vậy.


    Chiếc Standard Hà mới mua.
    Chiếc Standard màu ghi mới mua không có gì khác với hai chiếc kia, nhưng nó có thể chạy tới 60 km/h vì có xi-lanh lớn hơn. Sau khi mua chiếc này em làm lại mất 1 năm trời, chi phí hết 1.300 USD.

    - Hà đã có cả thảy 4 chiếc xe và xem ra chiếc màu ghi mới mua chưa phải là cuối cùng?

    - Chưa đâu, cứ thấy chiếc nào hay hay là em lại tậu...

    Piaggio đổi chủ


    Cựu chủ tịch Telecom Italia Roberto Colaninno vừa giành quyền kiểm soát tập đoàn Piaggio. Công ty Immsi của ông đạt được thỏa thuận sơ bộ với Morgan Grenfell Private Equity, chi nhánh của ngân hàng Deutsche - từng chi phối nhà sản xuất Vespa từ năm 1999.
    Dự kiến, một công ty mới có trụ sở tại Hà Lan sẽ được thành lập để nhận chuyển giao mọi hoạt động sản xuất, thương mại của Piaggio. Immsi sẽ đầu tư 100 triệu euro, bằng 30% tổng vốn của nhà máy mới nhưng có quyền kiểm soát công ty với 50,1% tỷ lệ phiếu bầu. Colaninno hy vọng sẽ hoàn tất mọi thủ tục giấy tờ vào giữa tháng 8 này.
    Tuy là nhà sản xuất scooter hàng đầu châu Âu, Piaggio đang chịu khoản nợ ước khoảng 660 triệu USD.

    Xe cổ vào tour


    Du khách đi tour Vespa cổ leo núi Bửu Long.
    Sau lần liều mình cưỡi xe máy hiệu Vespa cũ rích chinh phục Trường Sơn thành công, anh Nguyễn Đức Hiếu, Giám đốc công ty du lịch Hồng Bàng, quyết định đưa xe cổ vào tour du lịch nhằm tạo một cảm giác mới chưa từng thấy.

    Không ngờ loại hình này lại được rất nhiều bạn trẻ ưa thích. Trong một chuyến du lịch Bửu Long (Đồng Nai) trên sáu con ?ongựa già? (xe Vespa cổ) của thập niên 1950, 1960, nhóm của Quốc Cường - nhân viên siêu thị điện máy Nguyễn Kim - đều có chung cảm nhận rằng chạy xe cổ rất thích, cảm giác lạ, lâng lâng. Nhưng chỉ ?otội? cho cái tay: sử dụng côn tay, số tay không quen, bóp đến có vết lằn, vừa mỏi lại vừa đau.

    Quỳnh Anh, nhân viên Công ty quảng cáo BOP, thốt lên khi đến đích: ?oĐiều khiển được chiếc Estrada đời 1964 này là cả một kỳ công đó nha".

    Trong chuyến đi này, Cường đã gặp phải trục trặc nhỏ ấy là chiếc xe Vespa Acma de Paris được mệnh danh là ?ongười đẹp?, bị chết máy giữa đường. Nhóm phụ trách kỹ thuật nhanh chóng mở cốp lấy đồ nghề ra sửa. Sau một hồi hì hục, nhóm quyết định gửi ?ongười đẹp? lại giữa đường. Cường kể, sàn xe Vespa thật lợi hại, tải được rất nhiều đồ (tại khoảng trống để chân của người cầm lái), từ lều dã chiến đến các thiết bị leo núi - dây, khóa, đai? Những chiếc xe già cỗi này lại có thể vượt qua những đoạn đường bị ngập quá gối.

    Anh Nguyễn Đức Hiếu - Giám đốc Công ty du lịch Hồng Bàng, ?ochủ xị? ý tưởng đưa xe cổ vào tour du lịch - tiết lộ: ?oPhải mất mấy năm mới sưu tầm được tám chiếc đúng hiệu cổ. Hễ nghe ở đâu có Vespa muốn bán là tôi tới liền, dù có ?olai? đôi chút cũng không sao, cứ đem về dọn lại. Khổ nhất là khâu tìm phụ tùng cho đúng hiệu, có chiếc phải ?onằm? đến cả năm mới hoàn chỉnh, cũng có khi phải dồn phụ tùng của mấy chiếc mới thành một chiếc?.

    Đam mê xe Vespa từ hồi 17, 18 tuổi, anh luôn bị bạn bè chê già. Giờ đây, khi sưu tập xe cổ anh còn tìm hiểu rất cặn kẽ những tài liệu liên quan đến loại xe này. Theo tài liệu anh nghiên cứu, sau Thế chiến thứ 2 đường sá ở châu Âu rất xấu, hãng Piaggio đã nghiên cứu sản xuất ra loại xe Vespa. Tuy hơi kềnh càng nhưng loại xe này mang nhiều tính năng ưu việt như: bửng, càng không làm văng bùn, chuyên trị đường dằn xóc, tải được nhiều đồ?

    Xe Vespa đã theo gót chân người Pháp du nhập VN. Anh chìa ra một xấp giấy đăng ký chủ quyền xe, nó cũng cũ rích giống như đời của những chiếc xe, chẳng còn cách nào để đổi sang chủ quyền mới được.

    Xe cổ hiện có mặt trong các tour như leo núi cùng Vespa cổ, tuần trăng mật xứ sương mù Đà Lạt - Lang Bian, xuyên Việt, chinh phục đường Trường Sơn?

    Thêm một loại xe vespa vào thị trường Việt Nam


    Xe Vespa Granturismo.
    Tối qua, Piaggio Việt Nam đã chính thức giới thiệu chiếc Vespa Granturismo đời mới 125 cc. Xe được trang bị động cơ 4 thì, 4 van làm mát trong. Công suất đạt tới 15 mã lực, có hệ thống chống trộm điện tử, chỉ khởi động được máy khi có chìa khoá chính hãng.

    Vespa Granturismo tiêu thụ nhiên liệu ở mức 3 lít/100 km ở tốc độ 60 km/h.

    Ngoài ra, xe này còn được trang bị hệ thống đốt cháy khí xả tiên tiến đạt tiêu chuẩn EURO2. Có phanh đĩa thuỷ lực, lốp không săm, đường kính 12 inch. Thân xe được đúc bằng thép liền khối, tổng chiều dài 1,49 m. Các chi tiết trang trí mạ crôm và nhôm mờ dọc theo sườn xe. Trọng lượng không tải là 138 kg.

    Tại Việt Nam, Vespa Granturismo được nhập nguyên chiếc từ Italy và bày bán tại các trung tâm Piaggio với các màu đen, xanh bạc và xám. Sự ra đời của Granturismo, chiếc vespa đầu tiên của thiên niên kỷ thứ ba, đã nâng tổng số các model xe Vespa lên con số 138 loại kể từ năm 1946.

    Những chứng bệnh của xe Vespa

    Đi Vespa có cái thú riêng nhưng hay cũng gặp trở ngại. Nếu xe bị hỏng phải chọn đúng thợ, tiệm mới đáp ứng được việc sửa chữa.


    Hỏng bộ côn: Vespa đời cũ hay đời mới đều chạy bằng nhông nên bền hơn các loại xe khác vận hành bằng xích. Tuy nhiên, loại này cũng có khuyết tật là thường hỏng, cháy bộ côn, khi đạp cần khởi động thấy trơn tuột, có hai trường hợp: Một là côn đã bị cháy, thứ hai là nhông bị mòn. Nếu thấy khói xe ra nhiều, đậm đặc là phớt bên côn bị hỏng, cần phải thay.
    Xe khó nổ: Tình trạng đạp khó nổ chủ yếu có ba nguyên nhân: hơi nén xy lanh kém, pít tông bạc hở, lửa và xăng chỉnh không hợp lý. Ngoài ra, khó nổ thường do bị ngợp xăng, khi dừng xe nên khoá xăng lại để tránh tình trạng ngợp này. Nếu đã làm kỹ như vậy mà vẫn khó nổ, có thể do hỏng kim xăng hoặc phải nghiêng xe đạp mạnh mới nổ thì cần chỉnh lại gió.

    Hao xăng: Các loại Vespa đời cũ đều có thể chuyển vít lửa sang sử dụng IC như những loại đời mới. Chuyển sang IC có lợi là ít hao xăng, xe chạy êm máy hơn và dễ nổ.

    Giảm xóc bị chai: Giảm xóc bị hỏng, liệt lúc xe khi chạy sẽ bị nẩy, chạy không được đằm, có thể mang đi phục hồi hoặc thay mới vì giá giảm xóc không đắt lắm.

    Đèn không sáng: Những loại Vespa đời cũ đèn không được sáng vì điện ra chỉ 6V thay vì 12V. Nhưng nhiều nơi sửa xe có bí quyết riêng để làm tăng độ sáng, có nơi làm cho đèn sáng thêm bằng cách gắn thêm một bộ bin nhưng thường chạy quá 60 km/giờ thì dễ bị cháy bóng.

    Chú ý chuyện xăng, dầu nhờn: Vespa chạy xăng pha dầu nhờn, tại các cây xăng thường pha tỷ lệ 2%, tuy nhiên có thể pha từ 2- 4% dầu nhờn dùng chạy trong thành phố, 6% dầu nhờn chạy đường trường, nhưng cũng không nên quá lạm dụng pha nhiều quá vì sẽ làm đen và bẩn bugi dẫn đến khó nổ hay chết máy. Để bảo quản tốt xe, đi được chừng 1500 - 2000km nên thay dầu nhờn cho máy.
  2. huybinhk36

    huybinhk36 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2001
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    == tiếp theo ===

    Đi xe Vespa, chủ xe thành thợ sửa xe

    Cần biết sửa xe trước khi biết đi xe Vespa.
    "Xe Vespa có cái hay riêng nhưng cũng hay có trục trặc. Nếu xe bị hỏng phải chọn đúng thợ, tiệm mới đáp ứng được việc sửa chữa. Vậy nên, muốn tránh phiền hà, tốt nhất tự mình xử lý những hỏng hóc thông thường", anh Xuân Thu ở Cầu Diễn, Hà Nội, một người đi xe Vespa lâu năm, nói.
    Xe Vespa thường có bộ truyền lực chạy bằng trục các-đăng nên bền hơn các loại xe vận hành bằng xích. Tuy nhiên, bộ côn xe thường bị sự cố. Hiện tượng là khi đạp cần khởi động thấy trơn tuột. Có hai trường hợp xảy ra: Côn đã bị cháy hoặc nhông bị mòn. Nếu thấy khói xe ra nhiều, đậm đặc là phớt bên côn bị hỏng, cần phải thay.
    Tay côn của xe được lắp ở đầu xe nhưng máy lại nằm ở phía đuôi xe nên dây côn rất dài, chỉ đồ đặc chủng của Vespa mới dùng được. Nếu đang đi giữa đường mà đứt dây côn thì chỉ còn cách thuê xe kéo về. Dây ga của xe cũng rất dài và chạy lắt léo theo thân xe nên phải chịu lực rất lớn và dễ bị đứt. Các chủ xe Vespa kinh nghiệm thường mua sẵn dây côn và dây ga để trong cốp xe phòng khi bất trắc.
    Nhiều chủ xe đã "phát điên" khi đạp đến cả trăm lần mà xe vẫn ỳ ra. Tình trạng đạp khó nổ chủ yếu có ba nguyên nhân: hơi nén xilanh kém, séc-măng hở, lửa và xăng chỉnh không hợp lý. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khó nổ thường do xe đã bị sục xăng, khi dừng xe nên khoá xăng lại để tránh tình trạng này. Buổi sáng, lúc khởi động xe, cần đạp nhiều lần trước khi mở khóa điện để thải hết xăng thừa. Sau đó để nguyên tay ga ở vị trí đóng cho khởi động. Tuyệt đối không được bấm nút đề nhiều lần liên tục. Hành động này sẽ làm vỡ bánh răng đề, hậu quả là tốn 300.000-500.000 đồng để thay.
    Khi đã ngồi lên xe vi vu rồi, nhiều người đã choáng ngợp vì xe mình quá ăn xăng. Nguyên do là các loại Vespa là xe 2 thì. Chỉ cần để sai chế độ xăng, lửa một chút là rất hao xăng. Tất cả các loại xe đời cũ đều có thể chuyển vít lửa sang sử dụng IC như những loại đời mới để xe ít hao xăng, chạy êm và dễ nổ hơn.
    Trục trặc tiếp theo ở xe là hệ thống giảm xóc hay bị hỏng, liệt, lúc xe chạy sẽ bị xóc mạnh. Có thể khắc phục bằng cách mang đi phục hồi hoặc thay mới vì giá giảm xóc không đắt lắm. Vespa có một tiện lợi là có bánh xe sơ-cua nhưng việc thay được bánh lại không phải là đơn giản. Đuôi xe nặng hơn đầu xe rất nhiều nên nếu không kê tốt sẽ không thể giữ đuôi ở vị trí thuận lợi để thay. Có người phải luôn mang theo trong cốp một tấm gỗ đủ để kê được đuôi xe phòng thủng săm giữa đường.
    Xe Vespa chạy xăng pha dầu nhớt. Có 2 loại: pha dầu trực tiếp và bơm dầu. Xăng tại các cây xăng thường pha tỷ lệ 2%, tuy nhiên có thể pha 2- 4% dầu nhờn dùng chạy trong thành phố, 6% dầu nhờn chạy đường trường. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng pha nhiều quá vì sẽ làm đen và bẩn bugi dẫn đến khó nổ hoặc chết máy. Với loại động cơ pha dầu bằng bơm, cần thường xuyên bảo dưỡng bơm vì nếu hỏng sẽ phá tan động cơ. Những người kinh nghiệm thường bỏ bộ bơm dầu và pha trực tiếp vào xăng.
    Do chạy xăng pha dầu nên xe có nhiều muội. Điều này khiến pô xe hay bị tắc. Khi xe khó nổ, máy không thoáng dù chế độ xăng gió đều tốt là lúc cần thông lại pô. Cần tháo pô và mang đến hiệu chuyên sửa bởi công việc này không thể tự làm được.
    Ngay cả chuyện đi xe cũng phải có kỹ thuật. Do xe có bánh đà rất khỏe nên ở tốc độ nhất định máy mới nổ ngọt. Người không quen xe, đi trong nội thành thường không giữ được xe nổ bình thường và việc làm chết máy là khó tránh khỏi. Chỉ người làm chủ xe tới mức độ như "thợ" mới có thể chạy Vespa một cách "ngon lành".
    Bianco và Vespa ET 8: Trở lại mốt cổ

    Bianco dáng scooter đã xuất hiện trên đường phố Hà Nội.
    Xe scooter xuất hiện ở Việt Nam từ thập niên 60-70, nhưng dần bị quên lãng khi những chiếc xe cub tiện dụng tràn ngập thị trường. Sau thời gian dài vắng bóng, giờ đây các hãng đã tìm cách trở lại với những chiếc scooter hiện đại mang dáng vẻ cổ điển.
    Đặc trưng cho sự quay lại trên là xe Bianco của Yamaha và Vespa ET8 của Piaggio.
    Ra đời sau Cygnus và Force, Bianco có được những ưu điểm về kiểu dáng cũng như một số đặc tính kỹ thuật của xe ga hiện đại. Với Bianco, hãng Yamaha muốn đem đến cho người tiêu dùng một sự bất ngờ. Đèn pha và xi-nhan được thiết kế rõ nét, tay lái gọn. Những đường cong mang nét cổ điển của Bianco rất mềm mại và đặc biệt là màu sơn đa dạng, sang trọng hơn hẳn các đời trước. Được lắp ráp động cơ 4 thì 150 cc, Bianco tiêu hao 3,5 lít xăng/100 km, máy êm và thoáng.
    Người Italia luôn tự hào với những chiếc xe mang phong cách riêng. Chiếc Vespa ET8 là một ví dụ. Với bề ngoài nhỏ nhắn, nhưng được cải tiến khá nhiều, ET 8 được lắp động cơ 4 thì thế hệ mới (l.E.AD.E.R) dung tích 150 cc cho công suất mạnh mẽ và ít khí
    ET8 có thể giảm giá trước sức ép của xe TQ.
    thải, mức tiêu tốn nhiên liệu ít hơn so với các động cơ thời trước. Động cơ được đặt thấp phía sau nên phải làm mát bằng một quạt gió nằm ngang. Hệ thống khung sườn và giảm sóc luôn là thế mạnh của Piaggio, được thiết kế cho chiếc ET8. Toàn bộ thân xe được làm bằng thép sẽ bền hơn rất nhiều so với những chiếc xe được ốp nhựa. Cốp xe phía trước lớn, đựng được nhiều đồ cá nhân, có khóa rất an toàn. Dưới yên xe còn có một hốc để đựng mũ bảo hiểm. Đồng hồ tốc độ được thiết kế theo kiểu tròn cổ điển, nhưng khi nhìn vào cả mảng tablô thì lại có sự hiện diện của đồng hồ điện tử. Tốc độ tối đa ghi trên đồng hồ là 140 km (thực tế xe có thể chạy được 100 km). Bánh trước xe được lắp phanh đĩa thủy lực.
    Tuy nhiên, với giá bán 3.159 USD và 4.750 USD, cả hai chiếc scooter Bianco và ET8 đều quá đắt so với mức thu nhập hiện nay và chất lượng mẫu mã xe chưa tương xứng với số tiền người tiêu dùng bỏ ra. Theo các chuyên gia, trước sức ép giảm giá của cả xe Trung Quốc và xe Nhật, Yamaha và Piaggio sẽ điều chỉnh giá của mình nếu muốn tiếp tục tiêu thụ xe ở thị trường Việt Nam.
    Chân dung của một gã Vespa giả cầy: Người "sở hữu" 100 tấn cafe và những pha "một đi không trở lại"

    Chân dung của một gã Vespa giả cầy:


    Người "sở hữu" 100 tấn cafe và những pha "một đi không trở lại"
    Gần đây, trong CLB Những người bạn Vespa liên tục xuất hiện một loạt nick rất ấn tượng và gây nhiều tò mò cho các chiến hữu Vespa, đó là các nick: TAKESUKO, Thuyen_truong_hai_tac, Co_gai_chay_vespa, ban_linh_dan_ba... Câu chuyện sẽ không có gì để nói, nếu như không có sự kiện topic "Bạn đã biết gì về Vespa ACMA? Thế nào là một chiếc ACMA thứ thiệt?" của Thuyen_truong_hai_tac bị xóa "một cách vô lý" (theo như lời "khổ chủ").
    Khổ chủ đã "đệ đơn" kêu oan ở trong f_3 với lời lẽ bức xúc, lý lẽ cũng ghê gớm sắc sảo. Có một câu đáng để chúng ta suy nghĩ trong "lá đơn" đó là "Chẳng lẽ khi bị tư thù cá nhân thì người ta có thể cứ tự nhiên lấy quyền là người quản lí một box để thích xoá bài nào thì xoá uh?" Vậy có điều gì lạ lùng bí ẩn ở phía sau một topic bị xóa?
    "Lần theo dấu vết" của nick Thuyen_truong_hai_tac vào trong Những người bạn Vespa, thì câu trả lời đã nằm toàn bộ trong này. Mới hay các nick TAKESUKO, Hoa_sy_but_sat, thuyen_truong_hai_tac, co_gai_chay_vespa, ban_linh_dan_ba chỉ của một người. Theo như lời một số "chiến hữu" kể lại thì đây chỉ là một "nhóc" còn ít tuổi, cũng đam mê vespa, có nhiều topic khá ấn tượng về xe vespa như Chủ đề mới: Vespa đồ chơi, Hàng độc của HoaSy_ButSat, Hình ảnh các đời xe VespaĐám cưới theo phong cách Vespa v.v. Và đây là "bài làm quen" đầu tiên của hắn khi tham gia Những người bạn Vespa hồi tháng 6: "Hôm vừa rồi coi như xong tất cả những việc ở trường, thi học kì cũng đã xong, không phải thi lại môn nào, va em cũng đã nhận tiểu luận về làm. Hè này, em muốn được vào miền Nam vẽ tranh xe Vespa tất cả các thể loại, nhưng thực là khó. Em vừa mới trả hết nợ cho bạn bè, vậy là hết tiền. Còn thị trường khách du lịch thì dịc SARC đã cướp mất đến 95% lượng khách hàng mà mọi năm em có thể có được... Hôm nay viết bài này lên cũng là bí quá, em mới mong nhận được sự giúp đỡ của anh em trong CLB, ý định của em là muốn vào Sài Gòn trong thời gian sắp tới để vẽ xe Vespa và cũng muốn thử sức mình với thị trường miền Nam". Ban đầu, các chiến hữu cho "nhập hội" bởi thấy tên này cùng niềm đam mê, có vẻ chân thật, coi như em út trong CLB. Rồi mỗi lần đi hò hát, đi offline, "họa sỹ" lại được vi vu cùng.

    Sau một thời gian coi HoaSy_ButSat như một cậu bé hồn nhiên, thì đã đến lúc các chiến hữu nhận ra phần nào cái sự "cáo già" trong cậu bé ấy. Đã có topic Thế nào là một gã đàn ông vespa thứ thiệt ..!!?? Bạn đã biết gì về những gã đàn ông đó chưa..!!?? thì đây, lại có thêm topic Thế nào là một gã Vespa giả cầy? hay Chương trình chiếc... dép kỳ diệu. Và... một vài nét phác họa:
    - hay mượn sách vở vespa, vật dụng của bạn bè sau đó quên trả hoặc cà rà
    - nhờ chiến hữu vespa mua giúp cellphone sau đó xù luôn
    - mượn tiền của 1 cô gái trong này... chắc còn nữa nhưng tạm thời có 1 cô khai báo
    - huênh hoang luôn nói trong tay có 100 tấn caffe ko biết gã đó có biết caffe thế giới đang lên giá không?
    - hành tung thất thường, lúc ở Saigon thì nói đi Hà Nội. Ở Hà Nội thì lại bảo đang vào nam... sử dụng nhiều nick name
    - ... cũng có thể lừa tình yêu ai đó rồi nhưng chưa ai khai... tuy nhiên tình cảm anh em bạn bè thì đã rõ
    - sẵn sàng... ngắt một khúc khá lớn trong giao dịch mua bán vespa ngay cả với bạn bè

    Các chiến hữu Vespa toàn những U30, U40 định bỏ qua, không chấp và không công khai "chuyện nội bộ" xảy ra bên ngoài mạng, nhưng suy đi tính lại một hồi "Không công khai thì sẽ có người bị nạn. Vả lại, các chiến hữu phương Nam đã chỉ âm thầm tẩy chay cậu ta, nhưng cậu ta không để yên, vẫn post bài chửi bới nhặng xị". Khi khuôn mặt thật bị "lột tả" giữa ban ngày thì cô gái vyvespa vào tâm sự: "Vyvespa có nhận được Mssg của một người tên N, nick name là thuyen_truong_hai_tac gì đó, có cho địa chỉ và số di động với mục đích là có tranh Vespa muốn chia sẻ...", may vì không bị dính phải "quả lừa" nào.

    Hiện tượng I_hate_love đã chìm dần vào quên lãng, nhưng chúng ta đã có một bài học đáng giá về sự cảnh giác trước những cú lừa ngoạn mục trên mạng. Thì lần này, lại thêm một sự kiện đáng rút ra bài học nữa. Kẻ xấu lúc nào cũng rình rập và muốn biến chúng ta thành những con mồi. Mạng ảo là một "mảnh đất tươi tốt"để bọn trúng "trổ" những ngón nghề ngoạn mục của mình. Vì vậy, giữa không khí "bốn bể là nhà", đặt niềm tin vào những người xung quanh là cần thiết, nhưng chúng ta nên đề cao tinh thần cảnh giác, vì bất cứ lúc nào cũng có những kẻ lợi dụng niềm tin ấy.

    Những người... giả cổ



    Chơi trang phục cổ chẳng tốn kém như chơi xe. Chỉ cần một mảnh lụa nho nhỏ cũng đủ... ấm thân. Khổ nỗi nhiều cô chỉ mặc độc chiếc yếm đào ra phố, không có bất kỳ một lớp áo nào khác.
    Hậu quả, những người đi đường muốn ?ongứa con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái? vì những tấm lưng trần dây nhợ chằng chịt, thậm chí còn được điểm xuyết bởi vô số... dấu giác hơi!
    Cuối tuần rồi, đang thả dốc trên đường Đồng Khởi, bỗng ?obốp!? tôi giật nảy mình vì bị một người đàn ông lạ hoắc vỗ vai. Chưa kịp hoàn hồn, hắn ta lại nhe răng cười như đe dọa. Đến lúc này, tôi mới nhận ra Tuấn, anh bạn thời trung học mà đã lâu không gặp.
    Cũng khó trách mình, anh chàng thư sinh ngày nào giờ trông lạ hoắc với mái tóc ?ođuôi gà? lủng lẳng và bộ áo vải đũi đen xì viền thổ cẩm. Tuấn vốn một thời ngang dọc với những chiếc xe đời mới nhất thì nay không hiểu tại sao lại có thể vô tư cưỡi một chiếc Vespa được sản xuất cách đây hàng chục năm. Thật thà, tôi liền hỏi: ?oSao xuống cấp dữ vậy? Nhà gặp chuyện hả??. Hắn liền phán: ?oĐồ nhà quê!?
    Khác người là được!
    Sau một hồi giảng thuyết về ?ogiá trị? những thứ đang sử dụng, Tuấn quyết định kéo tôi đến một lò chuyên lên đời những xe Vespa trên đường Lý Thái Tổ với lý do giúp tôi... mở mang hơn. Chúng tôi vừa tấp vào tiệm, anh chủ tiệm hớn hở chạy ra: ?oSao? Nó lại lên cơn nữa hả? Dặn rồi, đồ cúng thì đừng cày dữ quá?.
    Sau một hồi góp chuyện, tôi được biết trung bình mỗi tháng tiệm này nhận lên đời hàng chục chiếc Vespa với giá trên 1.000 USD trở lên tùy theo khách hàng muốn có hàng ?ođộc? cỡ nào. Lúc cao hứng, ông chủ còn thao thao bất tuyệt về những mối ruột của mình là những diễn viên, ca sĩ, người mẫu vốn đang sở hữu những chiếc xe hơi đắt tiền cũng ngày đêm chầu chực để tuyển hàng mới.
    Sang hơn, có ông chủ tiệm đồ mỹ nghệ trên đường Hai Bà Trưng. Nguyễn Văn Vũ là dân kiến trúc học ở nước ngoài về nên có thu nhập rất cao. Chiếc xe hơi đời mới thường xuyên bị trùm mền do ông chủ thích chiếc xe con cóc lên đời hơn. Vũ nói, xứ mình bây giờ xe hơi đời mới ?onhóc?, mình chạy xe này mới khác người chớ! Đây cũng là câu tuyên thệ của những người chơi đồ ?ocổ? kiểu này: Cái gì khác người là chuộng!
    Được huybinhk36 sửa chữa / chuyển vào 13:19 ngày 21/10/2004
  3. huybinhk36

    huybinhk36 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2001
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    === tiêp theo ===
    Yếm thắm khoe thân
    Đã lỡ chơi xe cổ thì cũng phải mặc đồ cho sao cho ?oxiệc tông? để trang phục và xe không ?ochửi thề với nhau? như lời một tay chơi từng tuyên bố. Chơi trang phục cổ chẳng tốn kém như chơi xe. Chỉ cần một mảnh lụa nho nhỏ cũng đủ... ấm thân. Khổ nỗi nhiều cô chỉ mặc độc một chiếc yếm đào ra phố, không có bất kỳ một lớp áo nào khác.
    Hậu quả, những người đi đường muốn ?ongứa con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái? vì những tấm lưng trần dây nhợ chằng chịt, thậm chí còn được điểm xuyết bởi vô số... những dấu giác hơi! Cũng vì mốt hoài cổ mà chiếc áo dài đã liên tục bị ******** làm tội để sao cho tân cổ giao duyên thật mùi.
    Thế là, hai tà áo dài tha thướt trở thành một mớ bùi nhùi với hàng đống tà. Ngoài ra, do được may từ những chất liệu ?otrong suốt đến tuyệt vời? nên nhiều lúc buộc cải thiện bằng cách đính thêm trăm đồng xu nặng trịch khiến áo dài chẳng khác gì áo giáp thời bà Trưng, bà Triệu hay những miếng thổ cẩm đủ kích cỡ để toát lên được vẻ ?ovề nguồn? của trang phục. Áo bà ba còn khổ hơn, cổ được khoét sâu bao nhiêu thì tà được xẻ cao bấy nhiêu với mục tiêu duy nhất: Điểm dừng của tà và cổ... đụng nhau.
    Ngược với các cô, các bà, phục trang của các đấng mày râu lại theo xu hướng không rõ giới tính! Thịnh hành nhất là những chiếc áo kiểu Thượng Hải gắn thêm kim sa hình rồng, hình phụng. Hay những áo chui đầu bằng vải đũi, bằng lụa nhàu bị cắt xén với những đường rất ấn tượng để khoe bộ ngực lực sĩ hoặc những chiếc rốn sâu con nhà giàu.
    Chơi kiểu ?onội tâm?
    Để chứng tỏ mình là dân chơi có ?ochiều sâu?, nhiều người đã bắt đầu săn lùng những CD ?ocổ?. Nói là đồ cổ cho sang chứ thực chất đó là những đĩa nhạc, đĩa phim ********* được quay và thu âm trước năm 1975. Vũ tự hào: ?oBồ muốn mua đĩa này cũng không được đâu! Phải quen mặt cửa hàng mới dám bán?. Vừa nói, Vũ vừa lôi từ trên kệ một lô một lốc đĩa phim kiểu này từ loại phim ca ngợi lính cộng hòa như: Chiếc bóng bên đường, Người tình không chân dung đến những phim tình cảm ướt át Xa lộ không đèn... Chọn đại phim Chiếc bóng bên đường xem thử tôi đã ngáp dài, ngáp ngắn vì tiết tấu phim dài lê thê xoay quanh chuyện tình tay ba của một sĩ quan ngụy. Tôi hỏi, có gì hay đâu? Vũ thản nhiên: Đâu cần hay, chỉ cần đồ hiếm là được. Tất cả đều được Vũ săn từ một cửa hàng băng đĩa tại khu trung tâm với giá gấp ba, gấp năm so với những đĩa thông thường.
    Giả cổ thành... giả thật
    Thần tượng của Vũ bây giờ là một ca sĩ trẻ đang nổi lên như cồn nhờ chuyên hát những bài nhạc tiền chiến. Nhưng chỉ mới nghe được vài bài tôi đã phát hiện ca sĩ này đã hát sai lời quá nhiều, khiến ý nghĩa bài hát bị lệch hẳn. Vậy mà Vũ cứ lim dim vừa thưởng thức vừa xuýt xoa, Q.D hát có hồn quá!?
    Còn không biết chạy loại xe cổ có gì hấp dẫn nhưng trên đường đi đến lò thì tôi đã chứng kiến cảnh Tuấn ?ovật vã? khởi động con ngựa sắt của mình sau mỗi lần... dừng đèn đỏ. Đó là chưa kể có lần những tay chơi Vespa cao hứng rủ nhau cưỡi Vespa cổ ra Vũng Tàu... uống cà phê. Hậu quả, hàng chục chiếc xe Vespa đã ?obiểu tình? bằng cách xì khói đầy trời và nằm yên chờ... xe hàng đến rước về. Thế là cả bọn có dịp tổ chức ?olai-sô? triển lãm xe cổ lưu động trên chiếc xe hàng để về TP.
    Những hộ dân sống trên đường Nguyễn Thiện Thuật đã có một phen khiếp kinh hồn vía khi một cô gái ăn mặc rất mốt chửi sa sả anh bạn đi cùng vì chiếc Vespa của anh chàng liên tục đổ bệnh khiến cô cứ 5 phút lại bị... xuống xe một lần vì xe chết máy. Đến bây giờ tôi vẫn còn buồn cười mỗi khi nghĩ đến câu chuyện Vũ bị một chủ cửa hàng lừa gần 2.000 USD khi anh mua một bức tượng đồng giả cổ mà Vũ đinh ninh là vừa được khai quật tại một lăng tẩm vua chúa nào đó.

    Lạ kỳ, dân mê Vespa cổ


    Ối kẻ mê sở hữu tiếng "ho" của Vespa cổ đấy!
    Tậu một con xe như nuôi một ông ho lao trong nhà. Vậy mà có ối kẻ mê đắm cơn ho sù sụ của ông ho lao ấy. Kiên bảo: nghe tiếng nổ là đọc vị được xe. Tiếng nổ vừa trầm vừa đanh là một sự mê hoặc ghê gớm
    Hà Nội giờ có khoảng 3.000 chiếc Vespa, TP HCM có hơn 10.000 chiếc. Số lượng của Vespa Hải Phòng ít hơn nhưng cũng được tính bằng đơn vị hàng trăm. Đa số Vespa đẹp đều có hộ khẩu TP HCM.
    Cậu sinh viên lớp Anh 4 K40, ĐH Ngoại thương hồi ấy mới chỉ học lớp 10. Lần đầu tiên cậu ta nhìn thấy một cô nàng Vespa ACMA lượn trên đường phố và lập tức bị hút hồn. Nhưng câu chuyện ấy không phải chỉ xảy ra với riêng Trần Hiếu. Bởi ai đã nhiễm "virus Vespa" cũng có một phần "mở bài" y chang như thế. Họ gọi những chiếc Vespa cổ bằng từ "em" trìu mến.
    Đến giờ, Thành có 6 chú Vespa: 2 Standard, 1 chiếc 50, 1 chiếc ACMA, 1 Sprint, 1 PX. Chiếc xe đỏ đầu tiên mua 1.500 USD, đập thêm 400 USD cho việc make up và bây giờ nếu bán được giá thì may mắn có thể là 1.000 USD. Ngày ấy vì mê quá mà Thành bán cả chiếc xe đang đi để mua Vespa. Vespa lần lượt xếp hàng ở nhà, rồi ở cả nhà bạn gái. Cậu mong muốn: tậu cho đủ cả bộ Vespa với cả 8 dòng xe cổ.
    Nhà Thành xưa ở khu tập thể, mỗi tối lại dắt em Vespa bé bỏng gửi ở tầng 1. Tệ nỗi cái biển xe Dream lại cứ trêu ngươi cọ vào làn da mong manh của em (chỉ biển xe Dream mới vừa tầm sát thương, đủ độ để cọ vào cốp). Sáng lấy xe, nhìn vết xước mà lặng đi mất 5 phút. Nỗi đau vì xước xe cứ thế "rải thảm" suốt chặng đường dài. Vì sao những chàng đi xe Vespa lại hay chọn những cô gái chân dài? Câu hỏi ấy sẽ được trả lời tỉnh queo rằng: "Để cho khỏi trầy cái cốp xe" là vì thế.

    Đồng hành với giới trẻ "chịu chơi" là những con Vespa ngộ nghĩnh.

    Mỗi sáng tỉnh dậy, Kiên phải khởi động bằng một động tác dận nổ để nghe thứ âm thanh ấy... cho đỡ nhớ sau một đêm dài. Bởi khi đã nổ rồi thì dân nghiện Vespa ví von rằng: nó êm đến mềm cả đá.

    Những ngày đầu Thành đi Vespa ngượng nghịu. Tiếng nó kêu ầm ầm làm cả phố Huế ngoái cổ ra nhìn. Thêm một đoạn nữa thì rơi bô. Dắt xe khoảng 1 km thì tìm được chỗ sửa. Dân mộ đạo của Vespa còn gọi thợ sửa con xe của mình là bác sĩ. Các bác sĩ loại này ở Hà thành đếm trên đầu ngón tay.
    Những bệnh chủ yếu của Vespa là sặc xăng và chết bugi. Vespa cổ đã có tuổi chỉ đi khoảng 40km là nên để nó dừng lại. Nếu một chiếc Viva, một chiếc Wave ... chết máy giữa đường, chủ nhân của nó có thể dắt vào bên lề hoặc đem đến hiệu sửa. Nhưng khi em Vespa thôi không "pạch pạch" nữa thì đương nhiên chủ nhân của nó sẽ dừng luôn giữa lòng đường, tháo cốp và lau vặn. Em Vespa sẽ "cháo hành" đến khi nào mồ hôi trên mặt chủ nhân đạt độ "max" thì âm thanh quyến rũ "pạch pạch" mới trở lại.
    Chủ nhật nào Thắng Vespa cũng lang thang ngoài chợ để tìm hàng độc. Xe chạy được 2 năm mà thay 4 cái ống bô. Dây ambraya, dây số chỉ cần hơi giãn một tí là tháo cốp. Còn việc đang thong dong mà dừng xe giữa đường để chỉnh "garăngti" là chuyện thường ngày ở huyện.
    Mấy tay đi Vespa ai cũng là thợ sửa lành nghề. Họ quá quen với cảm giác khi nghe những âm thanh dồn dập: đang "bạch bạch bạch" rồi bỗng dưng "khực khực khực" và "khực" cuối cùng, "khực kết luận", dừng hẳn.
    Con xe xập xệ ban đầu mua về không khác mấy một đống sắt vụn có hình dáng. Không có giá chính xác cho một chiếc xe mộc, có khi là 500.000 đồng cũng có khi đến 15 triệu. Nhưng sau khi tậu một con xe mộc về nhà là gò, là sửa, là hì hục, là nắn nót. Có khi đến vài tháng mới thở phào khi nước sơn cuối cùng hoàn tất. Một con xe cổ, nước sơn đẹp dáng vẻ óng ánh và đi được có giá khoảng 10-15 triệu.
    Kiên là một "chuyên gia" có thể tự gò, tự làm máy. Cậu mê Vespa đến nỗi lò dò ra hàng sửa xe Hàn Thuyên học lỏm rồi về phù phép cho con Standard của mình. Kiên bảo rằng: Vespa của những người trẻ có một đời sống khác so với cuộc sống của chiếc xe mộc, của đống sắt vụn ban đầu. Bởi nó được sơn một nước sơn đặc biệt mà không một loại sơn công nghiệp nào đảm đương nổi: nước sơn của đam mê.

    Đam mê. Vì giới trẻ cũng thích hoài cổ? Vì giới trẻ lãng mạn? Vì giới trẻ thích sở hữu hàng độc? Vì giới trẻ luôn chiều chuộng những gì do chính bàn tay của mình nhào nặn nên?...
    Tin liên quan đến các loại xe cổ
    Trờ về "quá khứ"?
    B., cô bạn gái nhỏ nhắn mặt hiền khô nhưng lại là một gương mặt khá quen thuộc trong giới "sành" Vespa cổ ở TP HCM, dắt chúng tôi đến một lò làm xe Vespa nổi tiếng trên dường Nguyễn Văn Cừ (quận 1) để hỏi tìm một chiếc Vespa mini. "Giá nào cũng có, nhưng trung bình 6 triệu là có thể có một chiếc không đụng hàng" - Anh Á chỉ hai chiếc Standard màu cam đỏ và trắng bóng lộn đang dựng trước cửa rồi nói thêm là hàng khách đặt đưa đi Hồng Kông chuẩn bị giao. B. bảo giới chơi xe đặt tên cho loại xe này là "con phệ" và đạp thử xe, máy nổ giòn... Anh Á nói anh nối nghiệp cha, tiệm của gia đình đã có hơn 20 năm chuyên làm xe Vespa.
    Mấy năm nay dân chơi Vespa cổ ngày càng nhiều nên hầu như lúc nào cũng có hàng đặt để làm. Dọc một dãy tiệm chuyên làm xe Vespa trên các đường Nguyễn Văn Cừ, Trần Hưng Đạo, Võ Thị Sáu... gần như tiệm nào cũng có Vespa cổ được tân trang. Ở một lò trong con hẻm trên đường Dạ Nam (quận 8), anh Chua cũng đang hoàn thành các công đoạn cuối cho chiếc Standard. Anh Chua bảo "thích Vespa mini thì cứ chịu giá là kiếm liền, cỡ một tháng là có một chiế xe theo đúng ý mình". Anh bảo dạo này các loại xe Vespa mini, Standard cũ đắt hàng nên nhiều lò phải chạy về tận các tỉnh để thu mua hàng cổ...
    Mốt mới
    Dân chơi xe "cứ nhìn xe là biết chủ" bởỉ mỗi chiếc xe cổ đều được tân trang hoàn toàn theo ý chủ nhân: sơn màu gì, thích gắn đồ trang trí gì, thậm chí xe có biển số đàng hoàng nhưng có người cũng chỉ ghi trên đó ngày tháng năm sinh của mình, kỷ niệm ngày cưới, tên tắt và ngày kỷ niệm hai người yêu nhau...(!). Thoải mái như vậy vì nhiều người cho rằng cảnh sát ít khi để ý mấy chiếc xe này. Thậm chí mấy năm về trước dựng một chiếc xe như vậy ngoài đường cũng không ai thèm lấy.
    Ở Hà Nội, nhiều người thường thấy ca sĩ Trần Thu Hà "thong dong" dạo phố và đi làm việc trên mấy chiếc xe xinh xắn ngộ nghĩnh đủ màu sắc. Gia đình cô là một trong những người đầu tiên chơi Vespa cổ ở Hà Nội, từ những năm 1980. Cô hiện có hai chiếc Vespa mini và một chiếc Lambretta. Một chủ lò xe nói hầu hết xe Vespa cổ ở Hà Nội bây giờ đều được làm từ các lò ở TP HCM đưa ra. Anh Lân, một doanh nhân trẻ, bảo: "Tôi mê thú sửa xe, tân trang và "hoá thân" cho xe. Hồi đó quen kiểu tháo tung ra mọi thứ thay đổi linh tinh, bây giờ chơi xe cổ mới thấy đúng "gu" hơn". Anh đang chạy một chiếc Standard 150 nhưng thật ra đã chơi Volkswagen cả chục năm trước. Anh có hai chiếc Volkswagen cổ, một chiếc làm đúng nguyên bản, một chiếc theo kiểu không giống ai.
    Nhà tạo mẫu trẻ Ngô Thái Uyên cũng đang sở hữu hai chiếc xe cổ, một chiếc Vespa mini và một chiếc Acma... Song trong giới, nhiều người vẫn nể phục nhất ông H., một chủ vườn thứ thiệt ở Củ Chi, không chỉ chơi và sành Vespa cổ mà ông còn là chủ nhân của năm chiếc Volkswagen đủ kiểu.
    Nghiện!
    Diễn viên Hồng Ánh tâm sự: "Dù chạy xe rẻ tiền, vất vả hơn nhưng không hiểu sao chạy rồi lại thấy thích hơn các loại xe đời mới". Cực, đương nhiên, do xe cũ nên không tránh khỏi sự cố. Cán cây đinh, đứt dây ămbraya... ở ngoài đường tất tần tật đều phải tự thay. Để ngoài mưa, cả tuần không đụng tới, đến lúc chạy lại khởi động xe cũng muốn xỉu! Mặc dù vậy ai cũng thừa nhận đã chạy thì thế nào cũng bị... nghiện!
    B. kể hễ muốn... phá nhau cứ lựa lúc 22-23 giờ khuya là chạy xe ngang nhà mấy tên "nghiện" xe, "đang ngủ, mệt cách mấy mà cứ nghe tiếng máy đặc trưng là thế nào cũng phải bật dậy, thò đầu ra cửa... dòm thử coi xe người ta có đẹp hơn xe mình không!" Anh Lân kể chiếc xe Volkswagen Beetle sau của mình làm đã mất 3 tháng. Tháo tung, nâng cấp máy, làm lại từng li từng tí, ngày nào anh cũng phải chạy tới chạy lui coi, chỉnh từng con vít... Đi công tác, làm ăn ở Thái lan, anh cũng cất công tìm kiềm rồi khênh về... bốn cái bánh xe và đủ thứ linh tinh, tất cả cũng chỉ để phục vụ chiếc xe cưng. Anh nói giá xe rẻ, nhưng với nhiều người nghiền xe cổ số tiền bỏ ra đôi khi vô cùng vì cứ hết "thổi" nó thành kiểu này lại biến nó thành kiểu khác... Làm thích, chạy thích, nhưng đôi khi cũng "phiền toái" vì đi đâu, làm gì chỉ riêng tiếng động cơ như... máy bay cũng đủ gây ấn tượng, đậu xe ở đâu rồi là không cách nào trốn được vì ai cũng có thể nhận ra.
    Ở TP HCM hiện có khoảng một chục lò thường xuyên "luyện" xe cổ, xe làm ra không chỉ cung cấp thị trường TP mà còn được đem ra HN, xuất đi Hồng Kông, Mỹ và các nước Châu Âu! B. kể giới Việt kiều thường cho làm xong rồi đóng thùng gửi đi. Một chiếc xe Vespa mini ở Việt nam giá 500-600USD nhưng đem qua Nhật bán đến cả 3.000USD. Vài năm nay, giới chơi xe cũng quen mặt một thanh niên Canađa và một người Nhật ở TP, họ sắm xe cổ chạy và sau đó kinh doanh, có cả những đầu mối chuyên nhập phụ tùng gốc từ nước ngoài vào, làm xe và xuất ngược xe sang các nước. Anh Á nói nhiều khi một tháng tiệm làm một lúc 4-5 chiếc xuất đi Hồng Kông. Anh Chua bảo năm vừa rồi riêng xe Vespa cổ lò anh "luyện" không dưới 20 chiếc, không chỉ cho khách trong nước mà còn cho Việt kiều, người nước ngoài... Ở quận 1, còn có cả nhà trọ chuyên cho thuê xe Vespa. Các studio đã từ lâu có mốt lấy xe cổ làm dáng để chụp hình nghệ thuật, hình cưới...
    (Trích Tuổi trẻ)

Chia sẻ trang này