1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cốm vòng có ai biết

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi nqtuan04, 17/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nqtuan04

    nqtuan04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Cốm vòng có ai biết

    Hi hi đọc bài báo này cảm thấy thèm quá. Các bác có biết ở Hà Nội có chỗ nào bán cốm Vòng không. Cám ơn nhiều.

    Cốm Vòng ?" Món ngon mùa thu Hà Nội!




    Với người Hà Nội, Cốm Vòng (làng Vòng - huyện Từ Liêm) từ lâu đã là món quà tao nhã đặc biệt trong mọi thứ quà Hà Nội?
    ?oGió heo may đã về? báo hiệu mùa thu đang trở lại xua tan cái nóng ngột ngạt của mùa hè. Mùa thu Hà Nội cũng là mùa của hồng, của cốm và nhiều thứ ngon khác nữa. Ở làng quê Việt Nam đâu đâu cũng biết làm cốm, nhưng có lẽ nhờ ?othiên nhiên ưu đãi?, cốm làng Vòng đã vang danh từ Bắc vô Nam và sang tận nhiều nước phương xa?

    [​IMG]


    Không ai biết đích xác nghề làm cốm làng Vòng có tự bao giờ, chỉ được nghe truyền lại: ?oVào một mùa thu cách đây cả ngàn năm, khi lúa bắt đầu uốn câu thì trời đổ mưa to, gió lớn, đê vỡ nhấn chìm những ruộng lúa ngập trong ?obiển nước?. Người làng Vòng phải mò mẫm cắt những bông lúa non đem về rang khô để ăn dần... Không ngờ món ăn bất đắc dĩ ấy lại có hương vị hấp dẫn, nên người làng Vòng thường làm để ăn chơi mỗi khi mùa thu đến. Sau đó cốm làng Vòng đã vượt khỏi luỹ tre làng trở thành đặc sản tiến vua nhà Lý (1009 - 1225)??
    Vụ cốm mùa thu kéo dài gần 3 tháng, bắt đầu từ tháng 7 âm lịch trở đi. Lúa gặt về, người ta chọn lấy những hạt mẩy rồi đổ vào chảo rang bằng gang đúc. Lúc đầu rang vừa lửa, khi hạt thóc tái trắng thì bớt lửa đi. Hạt thóc rang phải được đảo liên tục cho nóng đều. Thóc rang xong, để nguội, cho vào cối giã, mỗi mẻ khoảng 5 kg. Giã mươi phút, thì xúc ra xẩy trấu rồi lại giã, tất cả 7 lần phải tùy theo cốm khô hay ướt mà có biện pháp xử lý. Lần giã thứ 5 sẽ phân cốm ra làm 3 loại: cốm rón, cốm non và cốm gốc, d8ể giã riêng từng loại trong hai lần cuối mới hòan thành.

    [​IMG]


    Từ những hạt cốm, người Hà Nội chế biến thành bánh cốm và chè cốm... là những món ăn khóai khẩu. Bánh cốm kèm với bánh su sê đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp sêu Tết, cưới, hỏi từ bao đời nay của người Hà Thành.
    Người Hà Nội ăn cốm thường xuyên với chuối tiêu (chuối già) hoặc quả hồng cho cái dẻo của cốm hòa quyện với vị ngọt của trái cây tạo thành một hương vị đậm đà khó quên!  Khi ăn cốm bạn hãy nhai thật chậm rãi, từng chút một để tận hưởng sự thi vị độc đáo của món ngon ?oquý tộc? này!

Chia sẻ trang này