1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cồn cỏ

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi hello_Vietnam, 13/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Cồn cỏ

    Tìm thấy nguồn nước ngọt trên đảo Cồn Cỏ
    16/08/2004


    Các nhà khoa học đã tiến hành khoan 12 hố khoan địa chất và phát hiện 6 hố khoan có nước ngọt, có khả năng cấp 2m3 nước/h trên đảo Cồn Cỏ, hòn đảo có vị trí chiến lược và nhiều tiềm năng kinh tế biển nhưng rất khan hiếm nước ngọt.
    Đây là kết quả của dự án tìm nguồn nước ngọt trên đảo Cồn Cỏ, do Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Trị và các nhà khoa học thuộc Đại học Mỏ Địa chất tiến hành từ đầu năm 2003.

    Sở Khoa học Công nghệ Quảng trị đã sơ bộ bàn giao quyền quản lý 6 hố khoan có nước ngọt kể trên cho lực lượng bảo vệ đảo.

    Tỉnh Quảng Trị hiện đang hoàn tất thủ tục trình Chính phủ phê duyệt thành lập huyện đảo Cồn Cỏ ngay trong tháng 8.

    (Theo TTXVN, 16-8-2004)
  2. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Thứ Tư, 04/04/2007, 06:48
    Đảo? đàn ông
    TP - Dân số huyện đảo hiện giờ vào khoảng gần 450 người, nhưng chỉ có 12 nữ. Thành ra có thể gọi Cồn Cỏ là đảo? đàn ông. Dân cư của đảo gần đây có chiều hướng tăng , nhưng có vẻ? nam phát.

    Cồn Cỏ nhìn từ điểm cao 63. Ảnh: Vietnamnet
    Ông Lê Quang Lanh, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện đảo giới thiệu: Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) thành lập từ ngày 1/10/2004, nhưng đến ngày 18/4/2005 mới chính thức hoạt động.
    Huyện có ?obốn cái nhất?: huyện đảo ra đời muộn nhất; diện tích nhỏ nhất; dân số ít nhất và có truyền thống oai hùng nhất.
    Những người đàn ông yêu đảo
    Ông Lanh còn chưa giới thiệu một cái nhất nữa của huyện đảo, đó là huyện đảo có ít phụ nữ nhất. Dân số huyện đảo hiện giờ vào khoảng gần 450 người, nhưng chỉ có 12 nữ. Thành ra có thể gọi Cồn Cỏ là đảo? đàn ông.
    Dân cư của đảo gần đây có chiều hướng tăng , nhưng có vẻ? nam phát. Đúng ngày 3/2/2007, trạm hải đăng đặt trên điểm cao nhất đảo đi vào hoạt động, biên chế của trạm là 4 người đàn ông. Tuy mới ra đảo, nhưng ai cũng có màu da sẫm màu gió biển, vì từng có nhiều năm công tác ở một số trạm hải đăng.
    Một nông dân mang nghề trồng hành trồng tỏi từ đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi ra đảo Cồn Cỏ từ cuối năm 2006, ông Trần Duy Quang, là cựu chiến binh.
    Ông Quang nói, noi gương các vị tiền hiền, ông ?ohai lần đò, hai lần xe? từ Lý Sơn ra đây mang nghề trồng trọt ra đảo xa. Ước mong của ông là vài năm tới Cồn Cỏ sẽ được nhiều người biết tới bởi có thêm mặt hàng hành tỏi thơm ngon.
    Ban đầu vườn tỏi của ông ?obám? các đơn vị huyện đội, bộ đội biên phòng, bộ đội hải quân, tổng cộng cỡ 6 sào. Khi mùa tỏi ở Lý Sơn sắp vào mùa thu hoạch, thì tỏi ở Cồn Cỏ mới cao độ nửa gang tay.
    Tương lai, khi tìm được nguồn nước, có thể mở rộng ra khu vực quanh đảo. Đất Cồn Cỏ hợp với cây tỏi. Nếu được huyện ủng hộ, vợ chồng tôi sẽ chuyển hẳn ra Cồn Cỏ, mở mang nghề trồng tỏi? - Ông Quang nói.
    Đảo Cồn Cỏ một thời là ?ochiến hạm nổi không thể đánh chìm?, đang có những bước chuyển tích cực để biến hòn đảo quân sự thành hòn đảo xanh, hòn đảo ngọc với hai ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch và dịch vụ nghề cá.
    Tương lai không xa, cư dân của huyện đảo sẽ có thêm nhiều phụ nữ. Và khi ấy, những câu chuyện về đảo đàn ông sẽ là của một thời?

    Ở xóm thanh niên xung phong, tôi gặp anh Nông Thanh Bằng, người dân tộc Tày, quê ở huyện vùng núi thuộc tỉnh Thái Nguyên.
    Con đường sinh nhai dẫn Bằng ra đảo làm công nhân xây dựng công trình kè chắn sóng, rồi bén duyên cùng cô gái thanh niên xung phong người Vĩnh Linh, thành vợ chồng, rồi ở lại đảo.
    Thành vợ chồng từ hai năm nay, nhưng vợ chồng trẻ này vẫn chưa muốn có con. Họ muốn ổn định cuộc sống trước đã. Anh Bằng cho biết, vợ chồng anh cùng hơn 10 hộ thanh niên xung phong còn ở lại đảo đang muốn được huyện cấp đất, tạo điều kiện cho vay vốn để phát triển chăn nuôi.
    Toàn đảo có diện tích hơn 2 cây số vuông, trong đó rừng chiếm khoảng 2/3 diện tích. Tận dụng tán rừng và khoảnh đất trống trồng cỏ chăn nuôi bò, dê? là thế mạnh của huyện đảo.
    Trạm đàn ông của đảo đàn ông
    Hơn 20 sỹ quan chiến sỹ trạm ra đa, người có thâm niên cao nhất ở đảo, đã là 17 năm. Trạm? đàn ông ở đảo? đàn ông, nhưng từ vườn rau, vườn hoa cho tới doanh trại, trạm đài đều ngăn nắp, sạch đẹp, mát mắt, cây hoa xanh tốt. Mỗi năm cán bộ chiến sỹ được một lần về phép thăm gia đình, và nếu gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thêm một lần ?ođột xuất?.
    Trung úy chuyên nghiệp Đoàn Minh Cử (quê Thái Bình, 11 năm ở đảo), 2 lần vợ từ quê ra thăm, nhưng chỉ một lần vợ vượt biển ra đảo, còn một lần anh vượt sóng vào Cửa Tùng gặp vợ! Nghe trung úy Cử kể chuyện này, tôi lại nhớ câu chuyện của Thiếu tá Cao Xuân Nam, Đồn phó chính trị Đồn biên phòng 214 cắm chốt ở đảo tiền tiêu.
    Thiếu tá Nam kể: Ở đảo, vào mùa khô hiếm nước ngọt. Chiến sỹ ta đến phiên tắm, thì đứng vào chậu để tắm, để hứng nước tưới rau. Người nào có gia đình thì ghi nhớ câu khẩu hiệu: Vợ, miễn thăm vào mùa hè! Chả là mùa hè là mùa cao điểm khan hiếm nước.
    Cả cơ quan Huyện ủy, ủy ban có hơn 20 người, may mắn trong số đó có 2 cô gái mới từ đất liền ra. Đêm giao lưu văn nghệ mừng Xuân Đinh Hợi vừa qua giữa đoàn cán bộ Hải quân vùng 3 với quân dân huyện đảo, một trong hai cô được chọn làm MC, và cô gái còn lại, được giao trọng trách? tiếp khách.
    Uông Ngọc Dậu
  3. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Báo động tình trạng khai thác san hô trái phép ở Cồn Cỏ(14:17 07/02/2007)

    Thời gian gần đây, tình trạng khai thác san hô trái phép, đặc biệt là san hô đen, ở vùng biển đảo Cồn Cỏ của tỉnh Quảng Trị có chiều hướng gia tăng, đe dọa môi trường sinh thái ở vùng biển đảo này.
    Theo các cơ quan chức năng tỉnh, việc khai thác san hô bừa bãi đã gây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển tự nhiên của dải san hô. Bên cạnh đó, việc các đối tượng còn sử dụng bộc phá, thuốc nổ để đánh bắt cá cũng làm cho các dải san hô bị chết khá nhiều.
    Viện Nghiên cứu-Bộ Thuỷ sản cho biết, Cồn Cỏ là một trong những vùng biển đảo có thảm san hô đa dạng, phong phú và đẹp nhất ở Việt Nam. Khu vực này có tới 109 loài san hô, trong đó có hai loại rất quý hiếm là san hô đỏ và san hô đen.
    Tuy nhiên, đến thời điểm này, dải san hô ở bờ Đông Nam đảo Cồn Cỏ không còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ ban đầu và số loài cũng giảm nhiều so với trước./.
    Theo TTXVN

  4. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Cần chấm dứt nạn khai thác san hô trái phép trên đảo Cồn Cỏ
    09:44'' PM - Thứ tư, 28/02/2007

    Thời gian gần đây, tình trạng khai thác san hô trái phép, đặc biệt là san hô đen ở vùng biển đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) đang có chiều hướng gia tăng, đe doạ đến môi trường sinh thái ở vùng biển đảo này.
    Tại bờ Đông Nam của đảo Cồn Cỏ thường xuyên bị các đối tượng lặn xuống và dùng cưa để khai thác san hô đen, rồi đem bán sang Trung Quốc với giá không dưới 2 triệu đồng/kg. Chính vì siêu lợi nhuận, các đối tượng càng liều lĩnh để khai thác loại san hô này, do đó đã làm ảnh hưởng đến sự hình thành tự nhiên của dải san hô đồng thời gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Nguy hại hơn, các đối tượng còn sử dụng bộc phá, thuốc nổ để đánh bắt cá ở vùng biển này làm cho dải san hô bị vỡ và chết khá nhiều.
    Theo Viện Nghiên cứu Bộ Thuỷ sản, hiện nay dải san hô bờ Đông Nam của đảo Cồn Cỏ chỉ còn 40% sự đa dạng so với trước và không còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ như ban đầu vốn có của nó. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một hành động kiên quyết nào của các cấp chính quyền đối với việc này. Và hàng ngày, hàng giờ điểm du lịch này đang mất dần sự hấp dẫn trong mắt du khách.

    Trịnh Duy Hưng
  5. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Quảng Trị: Huyện đảo Cồn Cỏ tăng cường công tác bảo vệ môi trường((6/28/2006 3:14:23 PM))

    Huyện đảo Cồn Cỏ vừa ban hành Chỉ thị bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường, nghiêm cấm việc sử dụng củi để làm chất đốt, khai thác và đưa cua đá vào đất liền; bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng nguyên sinh trên đảo.
    Năm 2005, ở đảo Côn Đảo đã xảy ra tình trạng khai thác cua đá để đưa vào bờ với số lượng lớn từ 3 đến 4 tạ/vụ. Hiện nay, huyện Cồn Cỏ đang xúc tiến hoàn thành dự án bảo tồn sinh thái biển với mục đích bảo vệ loại cua đá - một loại đặc sản nổi tiếng duy chỉ có ở đảo Cồn Cỏ, tránh nguy cơ bị cạn kiệt.
    Trang tin Quảng Trị


  6. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Tạp bút: Tượng đài san hô đỏ

    TTCN - Nhỏ nhoi như một bông cỏ Mặt Trời, những năm đánh Mỹ ác liệt, đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) lọt thỏm giữa vòng vây quân thù? Đã bao nhiêu người hi sinh, bị giặc bắt cầm tù, đã bao nhiêu thuyền nan bị đánh đắm...
    Và trong những năm tháng ấy, trong những người cảm tử mở đường máu tiếp tế cho đảo, có ai lãng mạn với mơ mộng mà giờ đây đang ngày ngày trở thành hiện thực: Cồn Cỏ đã trở thành ?oĐảo thanh niên?, hàng trăm cô gái, chàng trai tình nguyện ra đảo xây cơ lập nghiệp, những tổ ấm gia đình và tiếng khóc trẻ thơ đã cất lên trên hòn đảo chỉ rộng 4 cây số vuông. Cồn Cỏ đã trở thành một hòn đảo hòa bình và du lịch, một hòn đảo lao động và dựng xây...
    Nhưng giờ đây ai còn nhớ đến những năm tháng chiến tranh mịt mù bom đạn ấy?
    Tôi có một suy nghĩ nho nhỏ. Các nghệ sĩ điêu khắc có làm một tượng đài ghi nhớ những người đã hi sinh vì Cồn Cỏ, có thể lấy hình tượng nhành san hô đỏ để cách điệu thành biểu tượng tôn vinh, ca ngợi lòng quả cảm, đức hi sinh và sự thanh cao, thanh khiết của lý tưởng chiến đấu cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Bởi vì máu của những người con gái, con trai cảm tử đã tan hòa vào đại dương mênh mông sâu thẳm, đã đọng kết trên những nhành san hô đỏ ngời, tuyệt đẹp.
    San hô đỏ là loài hiếm gặp, dân biển có khi một đời lặn lội cùng sóng gió cũng chỉ may mắn được ngắm nhìn nó đôi lần khi ôm tảng đá nặng vài chục ký gieo mình vào làn nước thăm thẳm để khám phá bí ẩn muôn vàn của đại dương. San hô đỏ là loài linh thiêng, dân biển không ai dám đem nó về trưng bày bao giờ, sợ oan hồn những kiếp người lưu lạc đời đời của biển cả trú ngụ trên những nhành hoa đó theo về quấy nhiễu. Tôi vốn dại dột và liều lĩnh nên có lần mất đúng buổi sáng hì hục ngoi lên lặn xuống dưới nước để lấy một nhành san hô đỏ độc đáo. Với những kẻ như tôi yêu biển bằng câu thơ ?oAnh không xứng là biển xanh? thì đây quả là một diễm phúc.
    Nhành san hô đỏ lộ ra dưới ánh mặt trời càng thêm đỏ thắm rực rỡ. Ở dưới nước, nó đã lung linh với những rong rêu và cá vàng bơi lượn. Đặt lên mạn thuyền, tiếp xúc với không khí, với gió, với mặt trời, nó nồng nàn, ngời chói hơn...
    Tôi đang say mê với những dáng nét kỳ ẩn, điêu khắc của nó, không biết nó đã bao tuổi thì ông lão ngư dân tóc bạc, chủ thuyền, nghiêm nét mặt: ?oChú trả lại Ngài nhành san hô đỏ ấy đi!?. Tiếc một tạo vật kỳ khôi, tôi bướng bỉnh lắc đầu. Ông lão nói cứng: ?oChú không trả, tôi thả cả chú và nhành san hô xuống biển đó!?. Tôi vội nói: ?oKhông phải tôi mang về nhà đâu!?. ?oRứa chú mang đi mô??. ?oTôi sẽ đặt nó dưới Đài tưởng niệm liệt sĩ Cồn Cỏ...?. Ông lão cười, giãn nét mặt: ?oỪ, rứa thì được! Cùng là con cháu của Ngài cả!?.
    Thế rồi đúng như vậy, tôi đã không mang nhành san hô diễm tuyệt đó để có dịp ?ogalăng? với một nàng văn khoa mộng mơ và yêu biển. Sẽ là phù phiếm quá đỗi cho những toan tính vặt vãnh ấy của tôi. Nhưng một tượng đài san hô đỏ rực cháy trên bờ Cửa Tùng hoặc trên điểm cao 63 Cồn Cỏ sẽ chẳng bao giờ là phù phiếm cả. Bởi nó sẽ lưu giữ cho đời sau những kỳ tích và chiến thắng cùng những kỷ niệm đau buồn của chiến tranh. Để cho con cháu chúng ta vài trăm năm nữa biết đến cội nguồn xứ sở đất đỏ bazan nhiều bão dông, bom đạn, có động Lòi Reng như con voi phục một ngày bắn rơi sáu tàu bay Mỹ, có ?oCồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận? và có những đoàn cảm tử đêm đêm...
    Một ngày chủ nhật năm 2003, tôi đứng trên đồi Hải Phòng - điểm cao 63, nơi ngày xưa Thái Văn A đứng gác. Gió ***g lộng, sóng biển dạt dào như vỗ nhịp cho những dãy núi mờ xa một vũ điệu trường sinh bất tử phía đất liền. Quay ống kính viễn vọng có độ phóng đại lớn thỏa thuê ngắm nhìn bến bờ Tổ quốc từ vị trí của một người lính gác, tôi chợt nhận ra bấy lâu nay tầm nhìn của mình hạn chế quá.
    Trong mắt kính, hiện lên đường chân trời mảnh như một nét mi, những con sóng trắng miên man gần như có thể với tay chạm được. Và, từ phía đồi Hà Nội bên kia, men theo chiến hào đỏ au đất đỏ bazan là bóng dáng một người quen quen đang hướng về đài tưởng niệm trên đỉnh đồi. Ai thế nhỉ? À, phải rồi, chính là ông lão ngư dân suýt quẳng tôi xuống biển hôm nào. Chợt nhớ ra tôi đã có lần nghe kể ông lão có một người con trai hi sinh năm 16 tuổi trên con đường máu năm xưa. Trên đôi tay đen sạm của ông lão lộng lẫy một nhành đỏ kiêu sa. Ôi chao, loài san hô đỏ!
    Như là người của thế kỷ sau, tôi mộng mị ngắm nhìn ông lão ngư dân già nua, khắc khổ đang hóa đá dưới chân tượng đài, và nhành san hô đỏ đang tỏa rạng trong bóng một ánh hào đỏ thắm, linh thiêng.
    TRẦN HOÀI
  7. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Diện tích tự nhiên, địa giới hành chính
    Quảng Trị là một tỉnh nằm ở dải đất miền Trung Việt Nam, nơi chuyển tiếp giữa hai miền địa lý Bắc - Nam. Toạ độ địa lý trên đất liền Quảng Trị ở vào vị trí:
    Cực bắc là 17o10'' vĩ bắc, thuộc địa phận thôn Tây, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh
    Cực nam là 16o18'' vĩ bắc thuộc thôn làng Hạ, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng.
    Cực đông là 107o24'' kinh đông thuộc thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, Hải Lăng
    Cực tây là 106o24'', địa phận đồn biên phòng Cù Bai, xã Hướng Lập, Hướng Hoá.
    Với toạ độ địa lý này, Quảng Trị được tạo nên bởi một không gian lãnh thổ mang sắc thái khí hậu nhiệt đới ẩm, điển hình của vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu và chịu ảnh hưởng rất lớn của biển Đông. Cách thủ đô Hà Nội 582 km về phía Bắc, thành phố Hồ Chí Minh 1.121 km về phía Nam. Phía bắc Quảng Trị giáp huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), phía nam giáp hai huyện A Lưới, Phong Điền (Thừa Thiên - Huế), phía tây giáp tỉnh Savanakhet (Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), với chiều dài biên giới chung với Lào là 206 km, được phân chia bởi dãy Trường Sơn hùng vĩ. Phía đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 75km và được án ngữ bởi đảo Cồn Cỏ, có toạ độ địa lý 17o09''30'' vĩ bắc và 107o20'' kinh đông, đảo Cồn Cỏ cách bờ biển (Mũi Lay) 25 km, diện tích khoảng 4km2.
    Chiều ngang trung bình của tỉnh 63,9km, (chiều ngang rộng nhất 75,4km, chiều ngang hẹp nhất 52,5km).
    Đất đai
    Diện tích tự nhiên 4.592km2, tuy diện tích không lớn, nhưng lịch sử phát triển địa chất phức tạp, cách đây 500 triệu năm, do các kiến tạo nâng lên, hoạt động đứt gãy, chia cắt, san bằng bề mặt... tạo ra một địa hình lãnh thổ rất đa dạng. Do sự chi phối của cấu trúc địa chất, bao gồm: núi đồi đồng bằng, cồn cát và bãi biển, chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam và trùng với phương của bờ biển. Chính vì vậy, đất đai Quảng Trị mang những đặc điểm rất riêng (xem mục tiềm năng kinh tế xã hội)
    Sông ngòi - hồ đập - đầm phá
    Mạng lưới sông ngòi ở Quảng Trị dày đặc, nhất là ở vùng núi. Tính trung bình mật độ sông ngòi khoảng 0,8 - 1 km/km2. Trong đó ở vùng đồng bằng ven biển có mật độ là 0,45 - 0,5 km/km2, ở vùng núi có mật độ trên 1km/km2. Một đặc trưng quan trọng là hầu hết sông ngòi ở Quảng Trị đều dốc, ngắn và chảy từ tây sang đông (độ dốc 13 - 25m/km). Tổng diện tích lưu vực khoảng 3640 km2 chiếm 79% diện tích toàn tỉnh, tổng số chiều dài các sông 1.085 km. Gồm có 3 hệ thống sông chính là:
    Sông Bến Hải: Chiều dài 64,5km, thượng nguồn là dãy núi cao trên dưới 1.000m nằm ở phía tây-bắc Quảng Trị, và đổ ra biển qua Cửa Tùng. Sông Bến Hải chảy dọc theo vĩ tuyến 17. Sông Bến Hải có tất cả 14 phụ lưu, trong đó đáng chú ý là sông Bàn Xen (gọi là sông La Lung) và Rào Thanh (gọi là sông Bến Hải). Lưu lượng dòng chảy trung bình năm là 43,4 m3/giây, diện tích lưu vực khoảng 809 km2, mật độ sông suối 1,15 km/km2.
    Sông Thạch Hãn: Đây là con sông lớn nhất tỉnh, có lưu lượng dòng chảy trung bình năm khoảng 130 m3/giây. Bắt nguồn từ dãy núi phía tây Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, có chiều dài 155 km. Sông Thạch Hãn hợp thành bởi 2 con sông chính là sông Quảng Trị và sông Cam Lộ và đổ ra biển qua Cửa Việt. Sông Thạch Hãn có 37 phụ lưu, diện tích lưu vực 2.600 km2, chiếm gần 50% diện tích lãnh thổ của Quảng Trị.
    Sông Ô Lâu: (Ô Giang). Sông bắt nguồn từ dãy đồi cao khoảng 400 - 600 m của miền Tây Trị Thiên, hợp bởi 2 nhánh sông chính là sông Ô Lâu và sông Mỹ Chánh, dài 65 km, bao quát một diện tích lưu vực 900 km2, lưu lượng dòng chảy 44 m3/giây, mật độ 0,81 km/km2.
    Ngoài các hệ thống chính trên, ở Quảng Trị còn nhiều dòng chảy đổ về phía Tây (ngòi, lạch) là những phụ lưu nằm ở Tây Trường Sơn, đổ vào sông Sê-Pôn, chảy qua Lào.
    Đặc điểm của hệ thống sông ngòi ở Quảng Trị thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa và thuỷ điện, với tổng lượng nước bề mặt 9 tỷ m3/năm, có thể cung cấp khoảng 3 tỷ KW/h điện năm. Trong đó hệ thống sông Bến Hải 834 triệu KW/h, sông Mỹ Chánh 376 triệu KW/h và sông Thạch Hãn 1.800 triệu KW/h.
    Riêng thuỷ điện Rào Quán (trên sông Thạch Hãn) có trữ năng lý thuyết kỹ thuật hơn 60.000 KW - 120 triệu KW/h.
    Nước ngầm dưới lòng đất trung bình năm trên toàn lãnh thổ mô duyn dòng chảy ngầm khoảng 9 - 12 l/giây/km2 hay 4.105m3/km2/năm, chiếm 20 - 30% tổng lưu lượng dòng chảy trên mặt đất và chất lượng nước ngầm tốt, độ PH = 7-8 và thuộc loại nước Bicacbonat canxi - BicacBonat natri, tổng độ khoáng 0,12 - 0,15 g/l. Nguồn nước ngầm đủ sức cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất bằng giếng có công suất lớn , vừa và nhỏ.
    Hồ đầm - phá: Phân bổ rải rác hầu khắp các vùng và tập trung chủ yếu ở các cửa sông như: Cửa Việt, cửa Ô Giang. Ngoài ao hồ tự nhiên ra phải kể đến ao hồ nhân tạo có được nhờ xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện. Tổng diện tích ao hồ trên 7000 ha, các hồ chính là: Hồ Thượng Hà (250 ha); Hồ Kinh Môn (300 ha) ở huyện Gio Linh; Hồ La Ngà (350 ha) ở Vĩnh Linh; Hồ Tân Đô (500 ha) ở huyện Hướng Hoá, và còn có 10 hồ chứa khác sẽ được quy hoạch diện tích từ 100 - 600 ha.
    Đồi, núi, đảo:
    Quảng Trị có dãy núi Trường Sơn, những dải đồi thấp cao khác nhau, ăn sâu vào lãnh thổ Việt Nam đã tạo ra Tây và Đông Trường Sơn, khí hậu 2 mùa rõ rệt.
    Núi: Núi trung bình cao từ 1.400 m - 2000 m, có hình thái răng cưa, độ chia cắt 500 - 750 mét, độ dốc trên 20o. Các đỉnh núi cao nhất như; Núi Voi Mẹp (1.701 m) động Sá Mùi (1.613 m) ở Hướng Hoá.
    - Núi trung bình thấp độ cao từ 750 - 1.400 m, chủ yếu là trầm tích có hình thái đường sống núi răng cưa thoải đến lượn sóng, độ chia cắt trung bình 250 - 500 m. Điển hình là núi Động Châu (1.257 m); Động Vàng Vàng (1.250 m) ở thung lũng sông Bến Hải (Vĩnh Linh) và sông Cam Lộ (huyện Cam Lộ).
    - Núi thấp từ 250 - 750m, thành phần chủ yếu là đá trầm tích, lượn sóng thoải, độ chia cắt trung bình 250 - 500m, độ dốc từ 30o - 12o.
    Đồi: Đồi cao từ 250m, chạy dài lượn sóng chủ yếu độ chia cắt 50 - 75m. Những dãy đồi do phun trào bazan Khe Sanh - Lao Bảo (Hướng Hoá) trên bình độ 300 - 400m.
    Đồi trung bình 100 - 250m thành phần chủ yếu là đá trầm tích và phun trào bazan, có dạng úp bát, lượn sóng và chạy dọc theo các thung lũng sông: Bến Hải, Cam Lộ, Thạch Hãn, độ chia cắt trung bình 25 - 50m. Tại Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ có nhiều dãy đồi bazan đỉnh bằng, sườn thoải, đất đai màu mỡ thích hợp trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.
    Đèo Lao Bảo: (Hướng Hoá) là nơi thấp nhất của dãy Trường Sơn (350m) nằm ở phía Đông của đỉnh núi Voi Mẹp. Đèo Lao Bảo cùng với thung lũng Cam Lộ đã tạo ra chế độ gió mùa Tây nam khô nóng rất đặc trưng cho khí hậu Quảng Trị.
    Các đỉnh núi, điểm cao của dãy đồi ở rải rác hầu hết các huyện phía Bắc Quảng Trị vừa có ý nghĩa to lớn về kinh tế, vừa là vị trí quan trọng quốc phòng.
    Đảo Cồn Cỏ: Cách bờ biển 25 km về phía Đông - Đông Bắc (Mũi Lay huyện Vĩnh Linh) ở vị trí 17o9''36'' vĩ độ Bắc và 107o19''57'' độ kinh đông. Đảo có diện tích khoảng 4 km2, độ cao tuyệt đối là 101 mét, độ dốc 15-20o, gồm 2 đồi và bãi đá, cát bằng phẳng. Nhiệt độ trung bình năm 25,3oC, lượng mưa trung bình năm 2.278mm. Đất trên đảo là đất nâu đỏ, nâu vàng trên bazan, thuận lợi cho sự phát triển, sinh trưởng của thảm thực vật rừng nhiệt đới ẩm. Hiện nay đảo chỉ còn phủ thảm rừng thứ sinh, dừa, chuối, rau xanh.
    Đảo Cồn Cỏ là ngư trường đánh bắt hải sản thuận lợi với năng suất 200 kg tôm cá/ha. Cồn Cỏ còn là nơi chắn gió bão, là trạm trung chuyển cung cấp nước ngọt cho ngư dân, tàu thuyền qua lại. Tương lai đây sẽ là trạm trung chuyển khi khai thác dầu khí thềm lục địa ở khu vực miền Trung.
    Khí hậu
    Quảng Trị nằm ở phía nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa 2 miền khí hậu. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và phía nam nóng ẩm quanh năm. ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống của nhân dân gặp không ít khó khăn.
    Do nằm trọn vẹn trong nội chí tuyến bắc bán cầu, hàng năm có 2 lần mặt trời đi qua đỉnh (tháng 5 và tháng 8), nền bức xạ cao. (Cực đại vào tháng 5, cực tiểu vào tháng 12). Tổng lượng cán cân bức xạ cả năm ở Quảng Trị dao động trong khoảng 70 - 80 Kcalo/cm2 năm, những tháng mùa hè gấp 2 - 3 lần những tháng mùa đông.
    Tổng số giờ nắng trung bình năm ở Quảng Trị dao động từ 1700 - 1800 giờ. Số giờ nắng lớn nhất vào tháng 7 (240 - 250 giờ).
    Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 20 - 25oC, tháng 7 cao nhất còn tháng 1 thấp nhất. ở đồng bằng nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là tháng 7 (29oC), tháng lạnh nhất là tháng 1 (18,5 - 19,5oC). Còn ở vùng đồi núi nhiệt độ tháng cao nhất 25 - 26oC; tháng thấp nhất 15 - 17oC. Tổng tích nhiệt độ trung bình ở Quảng Trị khoảng 9.000oC ở đồng bằng và 7500 - 8000oC ở vùng đồi núi. ở đồng bằng mùa nắng nóng kéo dài 180 ngày (từ tháng 4 - 10) và mùa lạnh kéo dài 60 ngày (từ cuối tháng 12 đến giữa tháng 2). ở miền núi mùa lạnh đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn gần 1 tháng. Nhiệt độ tối cao trong năm vào các tháng nóng, ở vùng đồng bằng trên 40oC và ở vùng núi thấp 34 - 35oC. Nhiệt độ thấp nhất trong năm có thể xuống tới 8 - 10oC ở vùng đồng bằng và 3 - 5oC ở vùng núi cao.
    Lượng mưa: Mùa mưa diễn ra từ tháng 9 đến tháng 1, lượng mưa khoảng 75 - 85% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng mưa kéo dài, lớn là tháng 9 - 11 (khoảng 600mm). Tháng ít mưa nhất là tháng 2 - tháng 7 (thấp nhất là 40mm/tháng). Tổng lượng mưa cả năm dao động khoảng 2000 - 2700 mm, số ngày mưa 130 - 180 ngày. Đặc biệt vùng Khe Sanh (huyện Hướng Hoá) mùa mưa diễn ra từ tháng 5 - 11 cực đại vào tháng 9, đây là vùng có lượng mưa thấp nhất (2000 mm/năm).
    Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình tháng ẩm 85-90%, còn tháng khô 80%. Thị xã Đông Hà vào mùa hè bị khô hạn hơn cả, vùng Khe Sanh (Hướng Hoá) quanh năm ẩm.
    Do chịu tác động mạnh của gió tây nam khô nóng nên lượng bốc hơi các tháng mùa hè gấp 2 - 3,5 lần so với lượng mưa, đây là nguyên nhân gây ra hạn hán.
    Đặc trưng thời tiết đáng chú ý ở Quảng Trị
    Gió tây nam khô nóng thường gọi là "gió Lào", hiện tượng thời tiết đặc biệt khô nóng thổi từ Lào qua, thường những ngày có gió Lào là ngày có nhiệt độ cao nhất trên 35oC, độ ẩm tương đối thấp nhất dưới 50%. Mùa gió khô nóng vào tháng 3 - 9 và gay gắt nhất tháng 4, 5 đến tháng 8. Hàng năm có 40 - 60 ngày khô nóng.
    Bão: Mùa bão ở Quảng Trị diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11, trong đó tháng 9 - 10 nhiều bão nhất. Theo số liệu thống kê trong 98 năm có 75 cơn bão đổ bộ vào khu vực Bình Trị Thiên, bình quân 0,8 cơn bão/năm ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Trị, có năm không có bão, nhưng lại có năm liên tiếp 2 - 3 cơn bão đổ bộ trực tiếp. ảnh hưởng tai hại nhất là bão gây ra gió xoáy giật kèm theo mưa to dài ngày (2 - 5 ngày) gây ra lụt lũ nghiêm trọng. Tỷ lệ mưa do bão và áp thấp nhiệt đới gây ra chiếm tới 40 - 50% tổng lượng mưa trong các tháng 7 - 10. Lượng mưa do một cơn bão gây ra khoảng 300 - 400 mm, có khi 1000mm.

  8. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Thanh niên-Thời đại


    Chủ Nhật, 13/08/2006, 10:24
    Làng Thanh niên đảo Cồn Cỏ cần một tầm nhìn xa
    TPCN - Từ chỗ ban đầu có 42 người ra đảo, hiện tại, Làng Thanh niên đã co lại thành xóm với 22 người, trong đó có 7 cặp vợ chồng (một số liệu khác là 41 người ra ban đầu, đã có 10 cặp vợ chồng).
    Những chủ nợ ?obất đắc dĩ?

    Làng Thanh niên trên đảo Cồn Cỏ
    Trên đảo Cồn Cỏ có một ngôi làng thanh niên, lập ra từ 2001 chủ nhân là những TNXP của Tổng đội Thanh niên xung phong Quảng Trị.
    Những ngôi nhà giống hệt nhau, gồm hai phòng, có bếp, bể nước, diện tích cả nhà và đất tổng cộng khoảng 150 m2, nhìn qua khá đẹp.
    Nhưng Lê Văn Vĩnh, 24 tuổi, đội viên TNXP tình nguyện ở đảo từ 2001 lại bảo ?oĐây đâu phải là nhà? Kiốt đấy chứ!?. Một phòng ngủ, kê được cái giường là gần hết, phòng bên thông ra bếp, hầu như chả có gì ngoài bộ bàn ghế con và ít đồ để bán.
    Cách đây gần 5 năm nhà của Tổng đội giao cho thanh niên ở và quản lý, trị giá 90 triệu đồng. Ai có gia đình thì cho ở riêng làm ăn, không thì ở chung. Tổng thể thì đẹp, song công năng sử dụng của một căn nhà như thế này không nhiều.
    Từ chỗ ban đầu có 42 người ra đảo, hiện tại, Làng Thanh niên đã co lại thành xóm với 22 người, trong đó có 7 cặp vợ chồng (một số liệu khác là 41 người ra ban đầu, đã có 10 cặp vợ chồng).
    Hồi mới ra, phụ cấp tháng là 300.000 đồng/người. Sau một năm, khi thanh niên đã ?olàm ăn được?, đã ?oổn định cuộc sống?, rút xuống còn 150.000 đồng. Song, có lẽ thấy bất hợp lý, nên từ Tết 2006 đến giờ - anh Vĩnh cho biết - phụ cấp lại được nâng lên 350.000 đồng một tháng.
    Vĩnh giải thích: ?oỞ đây tiêu pha ít. Thế cũng đủ sống. Bọn em buôn bán hàng chở từ đất liền ra, nhưng nợ nhiều lắm?.
    Lúc đầu anh Vĩnh tiếp tôi trong trạng thái miễn cưỡng, về sau tôi mới hiểu lý do anh định tránh mặt tôi. Chẳng là khi tôi vào ngôi nhà bên cạnh, chủ nhà đi vắng, người ta chỉ sang nhà Lê Văn Vĩnh cách đó không xa. Thấy tôi cắt đường sang, anh vội khoác cái áo lên người rồi đi nhanh ra cổng.
    Bị tôi ?otúm? lại và phải tiếp vị khách bất đắc dĩ, anh đành cười: ?oĐã định tránh mà mần răng không tránh được??. Anh bảo: ?oKhông thích gặp báo chí, vì báo chí ra đây, cả báo tỉnh và báo trung ương hỏi nhiều, thanh niên kể nhiều, răng mà vẫn viết không đúng?
    Mần răng mà viết một cặp vợ chồng thanh niên ngày bán hàng thu lời 500.000 đồng tiền mặt rứa? Rồi điện thắp thoải mái, có mô??.
    Những người ở Làng Thanh niên trên đảo Cồn Cỏ về hình thức có thể gọi là ?ogiàu? nếu xét từ góc độ là chủ nợ. Ít thì cũng đang có người nợ họ 5-7 triệu, khá khá như gia đình Vĩnh số tiền người ta nợ hơn 14 triệu. Có gia đình như nhà Diệu - Nhân nợ treo lên tới 25 - 30 triệu tùy từng lúc.
    Vậy con nợ là ai? Vĩnh cười buồn buồn: ?oLà người mua?. Phương thức thanh toán khi mua hàng của thanh niên ở đây là ghi sổ. Người mua nợ dây dưa, có khi họ ?oquên? mình cũng chẳng có cách nào đòi.
    Có người còn trách: ?oAi bảo cho họ vay nợ làm chi?? Anh tính, huyện mới thành lập, mọi thứ còn sơ khai. Mình bán hàng nhỏ, lẻ không có hoá đơn, nói với họ khó. Có người còn cùn: ?oTao nhậu khi mô, ngày tháng năm mô??. Mình chỉ có quyển sổ con ghi lại thế thôi, chừ mần răng?
    Tâm sự với một số cán bộ, sĩ quan của huyện đảo, họ lại có tâm trạng khác: ?oMình đảo xa, có người đến thăm hỏi động viên là quý. Không chu đáo với nhau bữa cơm thì áy náy lắm. Không nhiệt tình không được. Rồi về có khi lại trách, cả năm cả đời mới ra đảo một lần mà đón tiếp không tử tế?.
    Tôi hiểu cái ngụ ý trong đó, vậy nên thiếu thốn thì tự mình ráng mà lo. Chế độ chính sách tiếp khách không đủ thì tăng gia để bù vào. ở đảo có một đàn dê khá lớn của huyện và bộ đội biên phòng tăng gia.
    Một đồng nghiệp của tôi nói vui rằng: ?oĐàn dê đang ăn cỏ trên núi, nhìn thấy tàu ra, nó bảo con: Chạy trốn đi mi ơi, tàu khách hắn ra rồi !?. Thế rồi vay mượn, mua chịu, giật chỗ nọ thanh toán chỗ kia, cũng từ đó mà ra cả. Người mua chỉ ?oghi nợ? và hứa sau sẽ trả một thể.
    Vĩnh kể tiếp: ?oQuán của huyện cho đấu thầu cũng nợ, nhưng còn dễ đòi hơn vì dẫu sao cũng do huyện quản lý?. - Thế còn lãnh đạo của Đoàn có biết không? - Chuyện nợ nần của miềng, cuộc sống của miềng, mần răng nói được?
    Mấy năm trước, hồi 2001 - 2004 còn sinh hoạt Đoàn, vì phần nhiều sống độc thân, sinh hoạt tập thể. Chừ, nhiều người có gia đình rồi, khó sinh hoạt Đoàn lắm?.
    Vui nào biết, buồn không hay

    Nụ cười Lê Văn Vĩnh ảnh: Dương Quang Tiến
    Ở đảo, học hành, đào tạo cũng không có gì. Báo chí ít. Vĩnh kể, hồi đầu mới ra đảo được tuyên truyền có phụ cấp, nhà cửa, được vay vốn. Vĩnh có xin vay thật, từ Ngân hàng chính sách gần 10 triệu. Nhưng đã trả hết rồi. Cố mà trả cho nhanh, vì nợ ngân hàng không như bán chịu, buôn bán người ta nợ mình thì cắn răng chịu, còn nợ ngân hàng thì lãi mẹ đẻ lãi con, chịu không xiết.
    Nhiều gia đình trẻ đã có con nhỏ. Nhưng những công dân mới của đảo đang chờ nhà trẻ. ở đảo hiện chưa có lớp mẫu giáo chứ chưa nói tới trường học.
    Trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện 2006 -2010, tôi thấy có ghi phấn đấu trong thời gian tới có nhà trẻ mẫu giáo để 100% con em trong độ tuổi được đi học, không để trẻ suy dinh dưỡng.
    Phấn đấu sau năm 2010 có trường tiểu học. Tức là từ giờ cho đến đó, các cháu phải vào bờ đi học. Lớp công dân đầu tiên của một Huyện đảo nhỏ nhất, sinh sau đẻ muộn nhất, có dân số ít nhất (khoảng 400 người) trong số các huyện đảo của nước ta phải chung sức chia ngọt sẻ bùi với chính quyền địa phương.
    Ở đảo những ngày có khách, điện máy nổ được dùng tới 11 - 12 giờ đêm - cũng là nhịn miệng đãi khách cả. Tôi hiểu, số dầu vượt trội đó cũng phải săn siu đi từ chỗ này ra chỗ khác. Ngày mai, rất có thể sẽ phải cắt điện từ 9 giờ tối.
    Tôi ra về khi các cơ quan khác đèn đã tắt. May là đã có con đường trải nhựa dài 5 km chạy vòng quanh đảo làm từ mấy năm trước, nếu không sẽ phải cắt rừng mà đi với nỗi lo bị rắn lục cắn.
    Rắn lục là ?ođặc sản? của Cồn Cỏ, bị nó cắn, vết thương sưng tới 7 ngày như ông chủ tịch Lê Quang Lanh nói vui.
    Tiền dầu được bao cấp. Nhưng chỉ phát điện buổi tối từ 6 giờ đến 10 giờ. Ban ngày, Làng Thanh niên ?okhông cần? điện. Trời ở đây thừa nắng, nhưng nếu lắp pin mặt trời thì không rẻ chút nào.
    Một miếng pin mặt trời nghe nói cỡ 7 triệu bạc, chạy ti vi, máy tính thì được, nhưng không in được tài liệu. Điện máy nổ thì chập chờn, không theo tiêu chuẩn Việt Nam cũng không theo tiêu chuẩn quốc tế. 110 vôn, rồi 150 vôn, rồi 180 vôn? hay cao hơn nữa đều từ một máy mà ra.
    Điện mạnh hay yếu là tùy vào máy nổ, tùy người vận hành có ?ouống tí? rồi hay không. Điện áp trồi sụt thất thường, rồi hơi muối hủy hoại máy móc với tốc độ nhanh không thể tưởng tượng.
    Cả cho và tự mua, Làng Thanh niên lúc cao điểm có tới 12 cái ti-vi, giờ chỉ còn 3 cái hoạt động được. Ăngten nhà nào cũng có, như là một biểu tượng khẳng định quyền được hưởng thụ tinh thần. Nhưng đầu tư tiền mua máy không là gì so với công chở vào đất liền sửa vặt.
    Tôi nhìn đầu chiếc xe Kazma cũ kỹ của Binh đoàn 11 thi công các công trình trên đảo bị hơi nước biển ăn mòn thì nhiều mà va quệt với đá hộc thì ít, thấy sống chung với ?ohơi muối? cũng khổ.
    Điểm sáng ở Cồn Cỏ là rừng tự nhiên còn khá nhiều, chiếm tới 70% độ che phủ sau bao năm biến thiên. Huyện ra nghiêm lệnh cấm chặt phá rừng, cấm bắt cua đá, và nhiều thứ khác để bảo vệ tài nguyên môi trường của đảo.
    Chất đốt chủ yếu ở đây là gas từ đất liền chở ra và than hầm. 5000 đồng 1kg, một bao tải than hầm 15 kg. Nhà anh Vĩnh dùng nửa tháng hết 3 bao tải?
    Vĩnh đều đều kể: ?oNhiều người bỏ về rồi. 42 người giờ còn lại 22. Không có việc gì làm, buôn bán thì nợ đìa như thế, học tập sinh hoạt không có, trai tráng ra đây chơi mãi cũng chán, làm đơn xin Tổng đội cho vô đất liền.
    Giờ còn đỡ đấy. Đã có nhà ở, đường đi, điện thắp, nước uống? dù còn thiếu thốn. Hồi trước, ở toàn lán trại, ngủ bên trong nước rỏ tong tong. Rồi uống nước ở vũng, đánh răng rửa mặt cũng ở đấy. Có đường đi tốt như ri đâu?.
    Chuyện đến đây đã mặn mà hơn lúc trước khi Vĩnh miễn cưỡng lôi bộ bàn ghế với hai chiếc chén con ra tiếp tôi ban nãy.
    ?oVới miềng ở đây, miềng quen rồi. Trước khó khăn còn sống được. Giừ khá hơn, răng không sống được?? - Vinh rót nước mời tôi một chén rồi nhìn ra biển - ?oĐa số có tâm lý lấy xong nợ rồi là làm đơn vô luôn. Mà đòi cũng khó. Đang bán mà nghỉ là khó đòi. Còn cứ bán thì tiếp tục nợ. Tháng này trả ít, lại nợ tiếp tháng sau. Có lần các sếp nói ?obọn bay vay vốn mà mở rộng làm ăn?. Nhưng vay ra bán cho ai. Khách có mô??.
    Ngoài buôn bán làm dịch vụ, thanh niên phải thích nghi với cuộc sống trên đảo bằng nghề cá, lặn biển bắt hải sâm, rồi lại có một nghề rất lạ là thu gom phế liệu trên biển trôi dạt vào đảo mỗi đợt gió mùa.
    Anh Trần Tình, 35 tuổi là người có ?onghề? gom vỏ nhựa trôi từ Trung Quốc sang, vào mùa ?otrúng mánh? có thể bán tới 500.000 đồng/1 tạ. Tôi nói đùa với anh: ?oChắc chỉ có anh là người duy nhất mong có gió mùa thôi?. Anh cười, không ra phản đối, cũng không ra công nhận.
    Còn Nguyễn Đức Hiền, 27 tuổi, lại có nghề lặn đỉa biển (hải sâm). Những con đỉa biển đen thui, gai sần, sờ vào ghê cả tay phải lặn sâu tầm 3 sải mới bắt được.
    Trước vùng Cồn Cỏ này nhiều hải sâm, song giờ tàu lặn cũng bắt nhiều nên ngày càng khó. 5 nghìn đồng một cân tươi, khoảng 200 ?" 210 nghìn đồng/ cân khô : ?oTôi lặn bắt cá, tôm, bằng súng tự chế. Bắn cá lên bán. Lặn đỉa nữa. Ngày trung bình cũng được 50.000 đồng. Biển có gió mùa là nghỉ. ở đây 6 tháng làm, sáu tháng ăn? - anh Hiền cho biết.
    ở Làng Thanh niên, mong muốn lớn nhất của mọi người là được quan tâm tổ chức lại cuộc sống ổn định hơn, được học hành, lập nghiệp vững chắc hơn sau một thời ra quân rầm rộ rồi như rơi vào quên lãng. Còn mong muốn nhỏ ư, ?ohạnh phúc đơn sơ? của họ là đòi được nợ !
    ***
    Suốt những năm chiến tranh, quân dân Cồn Cỏ đã tiêu diệt gần 50 máy bay, 40 tàu chiến các loại của kẻ thù. Đảo nhỏ nhưng đã có tới 5 anh hùng LLVT là Thái Văn A, Cao Văn Khang, Đinh Trinh, Lê Duy Bút, Lê Văn Ban.
    Riêng số người hy sinh và mất tính trên biển trong quá trình tiếp tế cho đảo hồi chống Mỹ đã hơn 200 người. Với sự ra đời của huyện đảo Cồn Cỏ ngày 18/4/005, với định hướng đảo du lịch dịch vụ - thuỷ sản- lâm nông nghiệp, trong đó du lịch dịch vụ là chủ đạo, thủy hải sản làm cơ sở?
    Tôi biết có một dự án tái di dân, đưa thanh niên khỏi Làng Thanh niên từ địa điểm hiện tại ra những vùng quy hoạch mới. Ông Lê Quang Lanh, Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện cho hay: ?oHôm 25/7 rồi, huyện mới họp bàn thủ tục chuyển giao thanh niên từ Tổng đội cho huyện, từ đó mới cấp đất, cấp sổ đỏ, cho vay vốn làm ăn ổn định lâu dài. Theo dự tính, mỗi hộ thanh niên sẽ được hỗ trợ tổng cộng khoảng 100 triệu đồng để tái định cư?.
    Chỉ 18 hải lý nếu đi từ Cửa Việt, 15 hải lý nếu đi từ Cửa Tùng, song ra đảo hiện còn là một vấn đề khó khăn. Thiếu điện, nước ngọt? là điều thấm thía trên từng mét vuông diện tích trên đảo, trên mỗi khuôn mặt khắc khổ của mỗi người dân ở đảo.
    Điều đáng nói là tấm lòng của những người đứng mũi chịu sào, cả người quản lý và người thực hiện, kèm theo đó là sự kiên trì một định hướng phát triển với những chính sách luôn luôn phải được sửa đổi để phù hợp với sự vận động của thực tế.
    Chia tay Làng Thanh niên Cồn Cỏ, dẫu có buồn, có bi quan đấy, nhưng tôi vẫn tin vào những con người trẻ tuổi và giàu nghị lực. ?oĐất lành chim đậu?, ông Lanh tự hào kể về những đàn chim di trú đến đảo ngày một nhiều.
    Còn anh bạn đồng nghiệp báo Văn hoá đi cùng thì cứ trăn trở mãi về lời hứa sẽ mua đồ chơi cho đứa con mới 1 - 2 tuổi của mấy anh bạn trẻ vừa làm quen trên đảo.
    Ở đây, hiệu tạp hoá chưa cất hàng đồ chơi. Thành thử mấy cháu bé ở đảo Cồn Cỏ những ngày này vẫn đang lấy cát, san hô, bàng vuôn và vỏ ốc để xây những ngôi nhà mơ ước.
    Song Hà

  9. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - THẠCH HỌC CÁC THÀNH TẠO
    PHUN TRÀO BAZAN KAINOZOI TRÊN ĐẢO CỒN CỎ
    LÊ TIẾN DŨNG1, PHẠM HỒNG ĐỨC1, TÔ XUÂN BẢN1, PHẠM VÂN ANH1
    NGUYỄN VĂN CHUNG2, LÝ QUANG TUẤN3
    1Đại học Mỏ - Địa chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội,
    2Viện NCĐC&KS, Thanh Xuân, Hà Nội
    3Sở KHCN Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
    Tóm tắt: Trên cơ sở các đặc điểm cấu trúc và vị trí địa chất, đặc điểm tướng khoáng vật và đặc điểm thạch địa hoá, có thể thấy là các thành tạo phun trào bazan Kainozoi trên đảo Cồn Cỏ được hình thành trong hai pha:
    Pha sớm bao gồm tổ hợp các loại dăm kết tuf bazan olivin, sạn kết tuf bazan olivin thuộc tướng trầm tích - phun trào, tuổi dự đoán Pleistocen đến Pleistocen sớm;
    Pha muộn đặc trưng bởi tổ hợp đá bazan olivin-plagiolas và bazan olivin-augit-plagioclas tướng phun trào thực thụ có tính á kiềm cao kali, tuổi Holocen tương ứng với giá trị tuổi tuyệt đối là 0,44 triệu năm.
    MỞ ĐẦU
    Đảo Cồn Cỏ ở vị trí 17o07''-17o13?T vĩ độ Bắc & 107o17''- 107o23?T kinh độ Đông, cách Cửa Tùng khoảng 28 km, diện tích gần 4 km2. Vấn đề về địa chất, tài nguyên đất và nước trên đảo Cồn Cỏ lần đầu tiên được trình bày có hệ thống trong bộ bản đồ địa mạo, địa chất thuỷ văn, thổ nhưỡng (Lê Đức An và nnk, 1993).
    Bài báo này là kết quả nghiên cứu về đặc điểm địa chất và thạch học các đá phun trào bazan Kainozoi phục vụ điều tra địa chất, tìm kiếm nước ngọt ở đảo Cồn Cỏ trong các năm 2003-2005 của Sở KHCN tỉnh Quảng Trị và Trường đại học Mỏ - Địa chất, có sự hỗ trợ của Đề tài nghiên cứu cơ bản mã số 710803.
    Đảo Cồn Cỏ có hình tròn gồm hai đỉnh núi thấp, đỉnh phía bắc cao 63 m (điểm cao 63), đỉnh phía nam cao 37 m (điểm cao 37) và các dải địa hình chuyển tiếp bao quanh thấp dần về phía biển. Toàn bộ đảo được cấu tạo bởi các đá bazan và tuf bazan. Một phần nhỏ ven rìa đảo bị phủ bởi tích tụ san hô dạng lớp dầy 1-10 m, tạo nên thềm bậc I cao 4-5 m, thềm bậc II cao 9-10 m.
    Đứt gẫy chính có phương ĐB-TN, kéo dài từ Bến Tranh đến Bến Nghè. Trên vách sạt Bến Tranh và Bến Nghè có thể quan sát được các mặt trượt và khe nứt nhỏ góc nghiêng 65-70o đồng sinh với đứt gẫy chính (Hình 1).
    Các dạng địa hình - địa mạo liên quan với hoạt động núi lửa gồm bề mặt miệng núi lửa, sườn miệng núi lửa, sườn vòm núi lửa sót, sườn và vòm núi lửa, bề mặt sườn trên lớp phủ bazan (Lê Đức An, 1993).
    Các đá bazan và tuf bazan chiếm diện tích toàn đảo gồm tướng trầm tích - phun trào và tướng phun trào thực thụ.
    I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - THẠCH HỌC CÁC ĐÁ THUỘC TƯỚNG TRẦM TÍCH - PHUN TRÀO
    Đặc điểm địa chất
    Các đá thuộc tướng trầm tích - phun trào phân bố ở phía nam đảo, khu đồi 37, trùng với diện tích đã được Lê Đức An vẽ là trầm tích Neogen (Lê Đức An, 1993). Chúng thuộc địa hình đồi thoải lượn sóng, kéo dài phương ĐB-TN, lớp vỏ phong hoá dày. Thành phần gồm tuf, dăm kết tuf, cát kết tuf, sạn kết tuf bazan. Mặt cắt tiêu biểu quan sát được ở các cung xói lở Bến Tranh, Bến Nghè và mỏm Con Hổ.
    Hình 1. Sơ đồ địa chất - thạch học đảo Cồn Cỏ
    - Mặt cắt khu Bến Nghè. Diện lộ hẹp sát mép nước, bị phủ bởi các đá bazan lỗ hổng (Ảnh 2) và các lớp san hô. Thành phần bao gồm các lớp đá sét tuf bazan mầu nâu phân lớp mỏng, chiều dầy các lớp từ 3 đến 5 cm. Các lớp đá tuf có thế nằm nghiêng, cắm về phía ĐB, góc dốc 10-15o. Chiều dày mặt cắt đá sét, tuf bazan khoảng >30-50 m (Ảnh 1).
    - Mặt cắt khu Bến Tranh. Thành phần gồm các đá cát kết tuf bazan, bột kết tuf bazan và sét kết tuf bazan. Đá mầu xám vàng, cấu tạo phân lớp dầy và phân dải. Các mặt phân dải có xu thế cắm về phía TB, góc dốc 15-20o. Trong các khối đá dăm kết tuf có thể thấy được các mảnh dăm đá bazan kích thước 20-60 cm, rất sắc cạnh. Mặt cắt có chiều dầy dự kiến > 100 m (Ảnh 2, 3, 4).
    Ảnh 1. Lớp sét kết tuf bazan phân lớp ở phía đông (khu Bến Nghè),
    cắm về phía đông bắc, góc dốc 10-15o
    Ảnh 2. Các lớp tuf bazan tướng trầm tích - phun trào mầu xám vàng (a)
    nằm dưới các lớp đá bazan lỗ hổng mầu xám xanh, tướng phun trào thực thụ (b)
    Ảnh chụp tại khu Bến Nghè, phía tây nam đảo
    - Mặt cắt mũi Con Hổ, gồm các đá dăm kết tuf và sạn kết tuf bazan. Đá mầu xám nâu, xám vàng, cấu tạo phân dải, thế nằm thoải, góc dốc 3-5o. Trong các lớp cát kết tuf gặp các mảnh dăm bazan sắc cạnh cỡ 4-5 cm.
    Đặc điểm thạch học - khoáng vật
    *Tuf và sét tuf bazan có mầu xám nâu, cấu tạo phân dải và lỗ hổng, kích thước các lỗ hổng 1-5 mm, chiếm khối lượng 10-30% diện tích lát mỏng. Kiến trúc nổi ban, phần nền chiếm 90-95% bao gồm thuỷ tinh mầu nâu bị limonit hoá. Các mảnh vụn tinh thể olivin có kích thước 0,5-2 mm, hàm lượng 1-5%.
    *Dăm kết tuf bazan, cát kết tuf bazan và sạn kết tuf bazan có mầu xám nâu, xám vàng, cấu tạo lỗ hổng, phân dải - phân lớp, đôi chỗ có cấu tạo giả xiên chéo. Thành phần khoáng vật bao gồm mảnh vụn đá và mảnh vụn khoáng vật (70-90%), dung nham gắn kết các mảnh vụn (10-30%). Các mảnh vụn được mài tròn không đều tạo nên các đá dăm kết tuf bazan, cát kết tuf bazan và sạn kết tuf bazan, trong đó cát kết tuf bazan chiếm ưu thế về khối lượng.
    Đặc điểm các mảnh vụn đá, khoáng vật và xi măng gắn kết
    Mảnh vụn đá và khoáng vật. Thành phần chính là vụn đá bazan olivin và mảnh vụn khoáng vật olivin. Trong một số lát mỏng cục bộ thấy có các mảnh vụn đá plagiobazan, đá silic và hạt thạch anh.
    - Mảnh vụn đá bazan có kích thước rất khác nhau, từ 0,5-2 đến 2-3 mm, đôi khi có thể đạt đến 20-50 cm. Đa số các mảnh đá bazan có hình dạng hạt nửa tròn cạnh, cục bộ thấy các mảnh đá bazan rất sắc cạnh. Mảnh đá bazan thường có riềm mầu xỉn đặc trưng cho quá trình oxy hoá. Kiến trúc nổi ban, ban tinh olivin có kích thước từ 0,2 đến 1-2 mm, hàm lượng 5-10%, phần nền 90-95% gồm thuỷ tinh bị oxy hoá mạnh thành vật liệu mầu đen.
    Ảnh 3. Tầng đá cát kết tuf có chứa các mảnh dăm bazan kích thước lớn.
    Ảnh chụp tại khu Bến Nghè, phía tây nam đảo
    Ảnh 4. Dăm kết tuf bazan khu Bến Tranh, cấu tạo phân dải mờ,
    thế nằm nghiêng, cắm về tây bắc
    - Mảnh vụn khoáng vật olivin: kích thước 0,3 đến 1-2 mm, đôi khi tạo nên các hạt lớn khá tròn cạnh. Các đặc điểm hình thái và quang học cho thấy chúng hoàn toàn giống các khoáng vật olivin trong các mảnh đá bazan. Một số hạt vụn olivin có riềm oxy hoá mầu nâu đen.
    - Mảnh vụn đá silic, mảnh vụn khoáng vật thạch anh: rất ít gặp (mẫu CC2/2a) với hàm lượng 1-3%, kích thước 0,5-1 mm, tương đối tròn cạnh. Các khoáng vật thạch anh bị tắt làn sóng mạnh.
    - Mảnh vụn đá plagiobazan: rất hiếm gặp, đi cùng với các mảnh vụn thạch anh và mảnh đá silic (mẫu CC2/2a). Loại mảnh vụn này đặc trưng bởi sự có mặt các vi tinh plagioclas đi cùng vi tinh olivin, hàm lượng 30-40% nhúng trong phần nền thuỷ tinh mầu đen. Các mảnh vụn đá plagiobazan hoàn toàn khác biệt với các đá bazan olivin-plagioclas tướng phun trào thực thụ sẽ được mô tả bên dưới.
    Dung nham gắn kết các mảnh vụn. Thành phần chủ yếu là thuỷ tinh mầu nâu, xám nâu xỉn, đôi khi có chứa các vi tinh olivin. Hàm lượng xi măng dao động từ 10 đến 30%, kiểu lấp đầy. Trong đám vật liệu thuỷ tinh mầu nâu, cục bộ thấy có các tinh thể plagioclas song tinh liên phiến kích thước <0,5 mm còn rất tươi, các mảnh thuỷ tinh hình mũi mác sắc cạnh bị oxy hoá thành màu nâu.
    Đặc điểm thạch hoá
    Các kết quả phân tích hoá học các đá tuf và dăm kết tuf (Bảng 1) cho thấy hàm lượng SiO2 dao động trong khoảng 54-62%, MgO: 4,33-7,36%, Na2O + K2O: 3,7-4,2%. Sự có mặt của các mảnh vụn silic và thạch anh là nguyên nhân nâng cao đáng kể hàm lượng SiO2 trong đá tuf. Theo các bảng phân loại, chúng tương ứng với thành phần anđesit đến đacit loạt bình thường.
    II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - THẠCH HỌC CÁC ĐÁ THUỘC TƯỚNG PHUN TRÀO THỰC THỤ
    Đặc điểm địa chất
    Các đá thuộc tướng phun trào chiếm 3/4 tổng diện tích bề mặt địa hình hiện đại của đảo. Từ đỉnh 63 địa hình thấp dần, tạo nên hình ảnh một họng núi lửa. Tại phần ven rìa mép nước phía tây đảo, quan sát được các dòng bazan lỗ hổng và bazan đặc xít chiều dầy từ 1-2 đến 4-5 m phủ chồng chất lên nhau không có quy luật. Ở phần mép nước phía ĐN đoạn Bến Nghè, có thể thấy được các hố lõm miệng núi lửa đường kính 15-20 m tạo nên bởi các đá bazan bọt và bazan lỗ hổng rất nhẹ và xốp. Thành phần bao gồm đá bazan olivin, một ít bazan olivin-augit.
    Bảng 1. Thành phần các oxit tạo đá (%) trong các đá bazan và tuf bazan
    Tên đá
    SiO2
    TiO2
    Al2O3
    FeO
    MnO
    MgO
    CaO
    Na2O
    K2O
    P2O5

    Bazan*
    49,59
    2,47
    14,82
    10,55
    0,15
    8,83
    7,40
    2,39
    1,99
    0,55

    Bazan*
    51,11
    1,73
    16,01
    9,92
    0,12
    4,05
    5,5
    4,77
    3,12
    0,7

    Bazan**
    52,74
    2,00
    15,03
    10,19
    0,17
    5,74
    7,99
    2,50
    1,53
    0,43

    Bazan**
    54,10
    1,50
    14,64
    9,84
    0,16
    6,15
    7,99
    2,97
    1,53
    0,43

    Tuf**
    54,74
    1,50
    13,11
    10,34
    0,16
    7,36
    5,33
    2,25
    1,39
    0,51

    Tuf**
    62,77
    1,10
    12,15
    7,83
    0,15
    4,33
    1,68
    2,00
    2,13
    0,21

    (* theo [5]; ** phân tích tại Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)
    Mối quan hệ không gian giữa các đá thuộc tướng trầm tích - phun trào và tướng phun trào thực thụ có thể quan sát rõ ở khu Bến Tranh (Ảnh 2). Tại đây các đá bazan lỗ hổng phủ trực tiếp trên bề mặt các lớp đá tuf bazan.
    Đặc điểm thạch học - khoáng vật
    Theo đặc điểm cấu tạo, có thể phân biệt các loại bazan đặc xít, bazan lỗ hổng, bazan bọt, bazan hạnh nhân. Bazan bọt mầu xám xanh, mật độ lỗ hổng tăng cao đến 60-70%. Bazan lỗ hổng mầu xám xanh, mật độ lỗ hổng 10-15%. Bazan đặc xít có mật độ lỗ hổng <5%.
    Đá bazan có kiến trúc aphyr (phi tinh) và kiến trúc nổi ban. Theo mối quan hệ hàm lượng vi tinh và thuỷ tinh, phần nền bao gồm các loại kiến trúc thuỷ tinh, nửa thuỷ tinh và vi tinh ít thuỷ tinh.
    Mức độ nứt nẻ của các đá bazan rất khác nhau. Trên các lõi khoan cũng như trên các tuyến hành trình có thể thấy được các dòng dung nham lỗ hổng bị nứt nẻ nhiều hơn so với các đá bazan đặc xít.
    - Bazan olivin có khối lượng lớn nhất. Ban tinh olivin hàm lượng từ 5 đến 15% phân bố đều trong mẫu. Phần nền chiếm 85 đến 95%, bao gồm các vi tinh olivin đi cùng plagioclas trong nền thuỷ tinh mầu nâu lục.
    - Bazan olivin-augit-plagioclas chiếm khối lượng không lớn. Đá cấu tạo khối đặc xít, hàm lượng lỗ hổng <5%. Ban tinh hàm lượng 10-20%, đi cùng olivin có augit và plagioclas.
    - Olivin luôn có mặt dưới dạng các hạt tự hình, không mầu, nổi cao, hầu như không bị biến đổi thứ sinh, kích thước 0,3 đến 1 mm (ban tinh) và 0,05-0,1 mm (vi tinh).
    - Pyroxen xiên thuộc loại augit, phân bố trong đá bazan đặc xít ít lỗ hổng. Khoáng vật dạng tấm tự hình, kéo dài 1,0-1,5 mm, không mầu, nổi cao, tắt xiên.
    - Plagioclas ban tinh gặp rất ít, kích thước 0,2-1,5 mm, đi cùng với ban tinh augit, cấu tạo song tinh liên phiến. Ban tinh plagioclas cùng với ban tinh augit tạo nên các cụm ban tinh và kiến trúc khảm ophit. Plagioclas vi tinh kích thước 0,05-0,1 mm, dạng tấm mỏng kéo dài phân bố đều trong phần nền.

    Hình 2. Các biểu đồ thạch hoá và phân loại bazan đảo Cồn Cỏ
    (Hình 2a: Phân loại đá magma trên biểu đồ TAS (Le Bas, 1986) và 2b: Phân chia loạt magma kiềm và á kiềm (Irvine và Baragar, 1971) theo số liệu liệu bảng 1; Hình 2c và 2d: Hàm lượng các nguyên tố trong bazan chuẩn hoá theo bazan đảo đại dương (OIB) và bazan sống núi giữa đại dương (MORB) theo số liệu phân tích của Phạm Tích Xuân và Nguyễn Hoàng [5]).
    ­Các kết quả phân tích thành phần tổ hợp cộng sinh khoáng vật cho thấy, các đá bazan tướng phun nổ chủ yếu gồm olivin giầu Mg, vắng mặt plagioclas và pyroxen. Các đá bazan tướng phun trào thực thụ đặc trưng bởi tổ hợp cộng sinh khoáng vật olivin, plagioclas và pyroxen xiên loại augit. Sự khác biệt về tổ hợp cộng sinh khoáng vật liên quan với điều kiện nhiệt động của quá trình hình thành lò magma và quá trình kết tinh. Căn cứ theo các biểu đồ cân bằng pha forsterit-fayalit, plagioclas-augit, điopsiđ-anorthit-forsterit [7] có thể thấy, tướng phun nổ thành tạo ở áp suất và nhiệt độ lớn hơn so với tướng phun trào thực thụ.
    Đặc điểm thạch-địa hoá
    Các kết quả phân tích thành phần hoá học (Bảng 1) cho thấy bazan tướng phun trào thực thụ thuộc loại á kiềm nghèo titan. Hàm lượng SiO2 dao động từ 48,6 đến 54,1%, MgO từ 4,05 đến 8,83%, tổng lượng oxit kiềm: 4,03-7,99%. Trên các biểu đồ thạch hoá tương ứng với bazan và trachybazan loạt bình thường đến á kiềm.
    Các số liệu phân tích nguyên tố vết của Phạm Tích Xuân và Nguyễn Hoàng [6], chuẩn hoá với chonđrit, bazan MORB và OIB có thể thấy, bazan đảo Cồn Cỏ rất giống với bazan đảo đại dương OIB (Hình 2c, 2d).
    III. TUỔI CỦA BAZAN VÀ KẾT LUẬN
    La Thế Phúc, Nguyễn Biểu [1] đã xác lập 6 giai đoạn thành tạo bazan từ Q11, Q12a, Q12b, Q13a, Q13b, đến Q2 cho vùng tây nam Cồn Cỏ, trong đó bazan khu vực đáy biển Vĩnh Linh - Cồn Cỏ thuộc mức trẻ nhất, tương ứng với Holocen (bQ2).
    Ảnh 5. Các dòng dung nham bazan tiêu biểu cho tướng phun trào thực thụ rìa phía bắc đảo
    Phạm Tích Xuân, Nguyễn Hoàng, 2004 [5] phân bazan Kainozoi Việt Nam ra pha sớm và pha muộn. Bazan Cồn Cỏ thuộc pha muộn, đặc trưng bởi hàm lượng SiO2 thấp, nhưng hàm lượng MgO, FeO*, TiO2, P2O5 cao và đặc biệt là sự cao trội của các nguyên tố kiềm. Quá trình hình thành các đá bazan Kainozoi gắn liền với cơ chế tách giãn, trong đó pha muộn hình thành trong điều kiện tách giãn hạn chế.
    Theo tài liệu của T.Y. Lee năm 1996, theo phương pháp 40Ar/39Ar, các đá bazan trên đảo Cồn Cỏ có mức tuổi 0,44 triệu năm. Trong khi đó, các đá bazan trên đất liền khu Vĩnh Linh có mức tuổi 3,3 đến 7,3 triệu năm.
    Trên cơ sở phân tích và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu, có thể đi đến kết luận, sự hình thành các thành tạo phun trào Kainozoi trên đảo Cồn Cỏ liên quan với cơ chế tách giãn. Lịch sử hoạt động núi lửa bao gồm hai pha phân biệt rõ bởi vị trí địa chất, đặc điểm tướng khoáng vật và đặc điểm thạch-địa hoá. Pha núi lửa muộn đặc trưng bởi tổ hợp bazan olivin-plagiolas và bazan olivin-augit-plagioclas tướng phun trào thực thụ thuộc tính á kiềm cao kali, tuổi Holocen tương ứng với giá trị tuổi tuyệt đối 0,44 triệu năm. Pha sớm bao gồm tổ hợp các các loại dăm kết tuf bazan olivin, sạn kết tuf bazan olivin, tướng trầm tích-phun trào, tuổi dự đoán Holocen sớm đến Pleistocen.
    Trong quá trình khảo sát tại hiện trường và xử lý số liệu, các tác giả đã nhận được sự chỉ dẫn tận tình của GS. Phan Trường Thị. Tác giả cũng đã nhận được các ý kiến nhận xét, góp ý, hiệu đính bản thảo của nhà địa chất Phan Thiện.
    Xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành.
    VĂN LIỆU
    1. La Thế Phúc, Nguyễn Biểu, 2002. Hoạt động phun trào bazan Đệ tứ dư­ới đáy biển vùng Vĩnh Linh - Cồn Cỏ. TC Địa chất, A/271 : 8-18. Hà Nội.
    2. Lê Tiến Dũng (Chủ biên), 2005. Báo cáo Kết quả tìm kiếm nước đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị. Lưu trữ Sở KHCN tỉnh Quảng Trị.
    3. Phạm Hùng, Ngô Quang Toàn và nnk, 2001. Một số nét về địa mạo và địa chất đảo Lý Sơn. TC Địa chất, A 262 : 12-19. Hà Nội.
    4. Phạm Tích Xuân, Nguyễn Trọng Yêm, 1999. Đặc điểm hoạt động núi lửa Kainozoi muộn ở Việt Nam. TC Các khoa học về Trái đất, 21/2 : 128-135. Hà Nội.
    5. Phạm Tích Xuân, Nguyễn Hoàng, Le Hyun Koo, 2004. Địa hoá đá bazan Kainozoi muộn Việt Nam và ý nghĩa kiến tạo của nó. TC Địa chất, A/285 : 120-131. Hà Nội.
    6. Perchuk L.L. Nhiệt động học các khoáng vật tạo đá (bản tiếng Nga). http://www.geol.msu.ru/deps/petro.
    7. Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao (Đồng chủ biên), 1983. Bản đồ địa chất Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000. Tổng cục Mỏ và Địa chất, Hà Nội.


  10. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Quảng Trị: Thẩm định báo cáo nghiên cứu tổng quát về quy hoạch DL huyện đảo Cồn Cỏ đến năm 2015
    08/08/2006
    Ngày 5/8/2006, Sở Kế hoạch Đầu tư đã tổ chức hội nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu tổng quát về quy hoạch du lịch huyện đảo Cồn Cỏ đến năm 2015.
    Hội nghị đã được nghe ông Abelardo Pérez Ayllón, chuyên viên cao cấp của Viện Quy hoạch Cu ba trình bày nội dung của báo cáo nghiên cứu tổng quát về quy hoạch huyện đảo đến năm 2015. Trong đó đề cập đến các nội dung chính sau: đặc điểm tự nhiên của huyện đảo Cồn Cỏ, kế hoạch chiến lược để đầu tư cho du lịch, đề xuất về vấn đề quy hoạch đất trên đảo, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho du lịch và một số kiến nghị đề xuất của tác giả để tiến hành quy hoạch chi tiết.
    Các thành viên trong hội đồng thẩm định đã thống nhất với đề án quy hoạch tổng thể của ông Abelardo Pérez Ayllón đồng thời đóng góp thêm một số ý kiến xác đáng, phù hợp để đề án được hoàn thiện hơn.
    Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Đức Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã đánh giá cao những kết quả nghiên cứu của ông Abelardo Pérez Ayllón. Đồng chí yêu cầu tác giả xem xét thêm một số vấn đề sau: cần đề xuất với Tổng cục Du lịch xem xét để đưa khu du lịch của huyện đảo Cồn Cỏ thành khu du lịch quốc gia; nghiên cứu và bổ sung vào đề án các khu bảo tồn trên đảo; đối với kiến trúc trên đảo, cần thể hiện rõ nét bản sắc văn hoá dân tộc; thống nhất các phương tiện sử dụng cho khách du lịch trên đảo trong đó hạn chế việc sử dụng xe có động cơ đốt trong. Bên cạnh đó, tác giả đề án cũng cần xem xét đến vấn đề giao thông giữa đất liền ra đảo trong cả hai mùa, quy hoạch thêm khu vực dành cho máy bay trực thăng và thống nhất với huyện đảo Cồn Cỏ về vấn đề quy hoạch đất dành cho du lịch. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Đức Chính đề nghị ông Abelardo Pérez Ayllón chọn lọc để chỉnh sửa, bổ sung nhằm hoàn thiện đề án. Huyện đảo Cồn Cỏ cùng phối hợp với Sở KH và ĐT rà soát lại đề án đã được chỉnh sửa, bổ sung trước khi trình UBND tỉnh xem xét.

    Theo quangtri.gov.vn

Chia sẻ trang này