1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cồn cỏ

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi hello_Vietnam, 13/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Cồn Cỏ - mùa xuân hạnh phúc

    Thiếu tướng Tăng Huệ, Phó Tư lệnh, tham mưu Trưởng Bộ đội Biên phòng thăm cán bộ chiến sĩ và nhân dân trên đảo Cồn Cỏ

    Rời cảng cửa Tùng vào lúc mặt trời đã ngả về chiều, chiếc tàu cao tốc của Hải đoàn 48 trực chỉ hướng Đông Bắc lao tới. Hôm nay, ngoài một số lương thực, thực phẩm tiếp tế cho đảo như bao ngày còn có những món quà Tết mà các cơ quan, ban ngành của tỉnh Quảng Trị gửi ra, tặng cán bộ chiến sĩ đang canh giữ đảo thân yêu.
    Lẫn trong số hàng hoá đó, tôi còn thấy một vài cành hoa đào, hoa mai đang chúm chím nụ xuân. Ngồi trên tàu, Đại tá Trần Đình Dũng, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị cho chúng tôi biết: ?oCuộc sống của những cán bộ, chiến sĩ đang công tác trên đảo hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn. Những ngày trời yên biển lặng, muốn ra được đảo Cồn Cỏ thì đi tàu hoặc đi nhờ ghe, thuyền của bà con ngư dân. Những ngày biển động hay mưa bão thì không có một phương tiện nào dám ra cả. Khổ nhất là có người bị đau nặng phải đưa đi cấp cứu thì rất gay go, buộc lòng Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh phải cho tàu của Hải đội II ra đưa vào bờ khẩn cấp. Tuy khó khăn gian khổ là vậy, nhưng cán bộ chiến sĩ và nhân dân trên đảo vẫn gắn bó, đoàn kết một lòng với nhau để xây dựng Cồn Cỏ thành một huyện đảo vững về kinh tế - chính trị, mạnh về an ninh-quốc phòng, xứng đáng là vọng gác tiền tiêu của Tổ quốc?. Anh cho biết thêm: ?oĐể cán bộ, chiến sĩ đón xuân Ất Dậu vui vẻ, năm nay, ngoài những tiêu chuẩn do Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh BĐBP cung cấp, chúng tôi còn trích từ ngân sách của Bộ Chỉ huy hỗ trợ cho các đồng chí trực Tết. Một số cơ quan ban ngành trong tỉnh ra thăm và tặng quà các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên đảo... Ngoài ra, Bộ Chỉ huy còn cấp thêm một số tivi, đầu máy VCD, radiocasset, thiết bị thu sóng truyền hình qua vệ tinh...đặc biệt, chúng tôi đã cho mua cả hoa mai và hoa đào để tặng cán bộ, chiến sĩ trên đảo, giúp cán bộ, chiến sĩ có điều kiện vui xuân, đón Tết thêm phần ấm cúng và đỡ nhớ đất liền?.
    Đến Đồn Biên phòng Cồn Cỏ, Trung tá Trần Thanh Chương, Đồn trưởng giới thiệu với chúng tôi một số thành tích của đơn vị trong công cuộc xây dựng điểm sáng văn hoá trên đảo. Nhìn hàng cây xanh tươi chạy dài từ ngoài cổng vào đến hội trường, những vườn hoa xinh xắn trước mỗi dãy nhà, những hồ cá cảnh và nội vụ của đơn vị được sắp xếp gọn gàng, đẹp đẽ...chúng tôi cứ ngỡ mình đang ở một đồn Biên phòng trong đất liền chứ không phải là đang ở trên đảo.
    Binh nhất Hoàng Văn Tình, người con của đất thép Vĩnh Linh vừa mới nhập ngũ đợt 1 năm 2004, phải trực trên đảo không về thăm gia đình được, nhưng anh vẫn vui vẻ cho biết: ?oNgay từ khi mới về đơn vị công tác, chúng em đã được nghe giới thiệu về thành tích của đơn vị trong những năm chống Mỹ ác liệt. Chúng em luôn tự hào vì đã được công tác tại một đơn vị có bề dày truyền thống như Đồn Biên phòng Cồn Cỏ. Đây là lần đầu tiên em phải ăn Tết xa gia đình nhưng em cảm thấy rất vui vì xung quanh em còn biết bao đồng đội, đồng chí?. Tình còn rỉ tai ?obật mí?: ?oChúng em đang tập chương trình văn nghệ bằng những bài hát tự biên tự diễn, để đêm giao thừa hát cho nhau nghe và giao lưu với các đơn vị đóng quân trên đảo nữa?.
    Những mối tình ?ophố đảo?
    Trong những ngày ở lại trên đảo, chúng tôi được anh em kể cho nhau nghe nhiều câu chuyện thú vị. Nhưng có lẽ thú vị nhất vẫn là những câu chuyện tình lãng mạn của những chàng trai, cô gái trên đảo Cồn Cỏ hôm nay. Ở Cồn Cỏ có một dãy ?ophố? với hơn một chục ngôi nhà kiên cố, khang trang dựa lưng vào núi và quay mặt về hướng biển. Dãy phố này được các chiến sĩ trên đảo đặt cho một cái tên nghe hết sức ấn tượng ?ophố Hạnh phúc?. Sáu tháng trước, cả đảo vui mừng chào đón sự kiện đôi vợ chồng đầu tiên trên đảo làm lễ cưới là anh Nguyễn Văn Hiển và chị Nguyễn Thị Lan. Suốt cả tuần, anh em trong Tổng đội Thanh niên xung phong và cán bộ chiến sĩ các đơn vị Biên phòng, Hải quân, Tỉnh đội mỗi người một tay lo cho đám cưới.
    Có lẽ nếu như không có sự kiện đảo Cồn Cỏ được chọn làm đảo thanh niên thì chắc bây giờ đôi vợ chồng ấy cũng không nên duyên. Bởi vì trước đó cô dâu Nguyễn Thị Lan đang ở trong quê nhà Vĩnh Linh đã cầm trên tay tờ giấy báo tuyển dụng của một công ty giầy da ở thành phố Hồ Chí Minh, sắp đến ngày lên đường thì Hiển -người yêu của cô lại đi khám tuyển vào lực lượng TNXP ra xây dựng đảo Cồn Cỏ. Mãnh lực của tình yêu đã khiến cho Lan từ bỏ ý định vào thành phố Hồ Chí Minh làm việc, quyết tâm ra đảo cùng Hiển xây dựng cuộc sống mới. Mối tình của hai bạn trẻ Diệu-Nhân cũng là trường hợp đặc biệt. Khi cô thiếu nữ có cái tên dễ thương Hạnh Nhân ra xây dựng đảo thì Diệu đang là bộ đội đóng quân trên đảo này. Họ đã gặp nhau và yêu nhau sau những tháng ngày cùng nhau trên công trường lao động xây dựng đảo. Ngày Diệu xuất ngũ lẽ ra anh phải xách balô xuống tàu vào đất liền thì anh lại vác balô chạy ngược lên trụ sở của Tổng đội Thanh niên xung phong trình bày ?ohoàn cảnh? và một mực xin ở lại để tiếp tục xây dựng đảo cùng cô vợ chưa cưới của mình. Vậy là thêm một đôi bạn trẻ nữa chọn đảo làm nơi xây dựng tổ ấm. Bây giờ đảo Cồn Cỏ đã có thêm mấy đôi nữa như vợ chồng anh chị Hiền-ái, Phong-Dung, có cả những đôi vợ chồng cưới nhau ở trong đất liền, song cũng tự nguyện dắt díu nhau cả vợ chồng con cái ra đảo lập nghiệp, như vợ chồng anh Nguyễn Quang Thánh và chị Hồ Thị Duyên. Ban ngày cả hai vợ chồng đi làm, tối về họ lại quây quần bên nhau dạy chữ cho con trai của họ là cu Hiếu.
    Không chỉ có những đôi thanh niên xung phong coi đảo là chốn ?oăn đời ở kiếp? mà còn một số cán bộ, chiến sĩ cũng đã ?onhắm? cho gia đình mình một địa điểm thích hợp và đang vận động vợ con ra đây lập nghiệp. Gặp Thiếu uý Hùng, Trạm Phó trạm rađa trên đảo anh tâm sự: ?oNếu như sau này em có vợ, em sẽ chọn nơi đây để đưa vợ con ra sinh sống?. Cũng giống như Thiếu uý Hùng, một số chiến sĩ đã và đang quyết tâm cùng vợ con ra đây xây dựng tổ ấm. Từ một ?ovùng đất chết? trong chiến tranh, nay Cồn Cỏ trở thành nơi ?ođất lành, chim đậu?./.
    Bài và ảnh: Trần Hoàng Anh

  2. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Quảng Trị mời chuyên gia Cuba phát triển du lịch đảo Cồn Cỏ
    Theo ông Lê Hữu Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, được sự cho phép của Chính phủ, tỉnh Quảng Trị cùng Bộ Xây dựng quyết định mời chuyên gia Cuba về quy hoạch, xây dựng phát triển đảo Cồn Cỏ trở thành đảo du lịch.
    Như vậy, Cồn Cỏ sẽ nằm trong tam giác du lịch sinh thái Cử Tùng - Cửa Việt (km 0 đường xuyên Á) và Cồn Cỏ. Dự kiến đầu tháng 4/2006, dự án sẽ được triển khai. Vị trí đảo Cồn Cỏ cách đất liền nơi gần nhất ( điểm Mũi Lay) là 30km.
    (Nguồn tin: Báo Người lao động, ngày 22/3/2006)

    24/03/2006

  3. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    BIỆN SƠN

    Đảo Biện-sơn như một đoàn tàu
    Thả neo trên biển
    Đảo uốn vòng như một cánh cung
    Vịnh yên lặng, thuyền về đỗ bến.

    Tôi theo em đi trên những nẻo đường của đảo
    Đầy hố bom sâu, xóm đẹp tan hoang
    Nhà lại dựng - những cánh buồm huyền ảo
    Lại chập chờn trong khói biển mênh mang

    Em chỉ cho tôi trước mặt: Hòn Mê
    Đảo Cồn Cỏ của tỉnh Thanh chống Mỹ
    Đứng hiên ngang như một lời thề
    Hòn đảo lửa - đảo những người dũng sĩ

    Buổi chiều về biển thơm mùi cá nướng
    Em mời tôi nếm vị cá quê hương
    Tay em quạt lò than đỏ rực
    Khói thơm bay qua mặt em thương.

    Đảo Biện Sơn như một đoàn tàu
    Thả neo trên biển
    Ôi mới đến mà sao !òng lưu luyến
    Chè Ngọc-sơn hương vị đậm đà
    Khi chiều về đứng ngắm biển xa
    Sao bỗng thầy lòng dạt dào sóng biển
    Ôi đảo ngọc ngày nào ta lại đến
    Nhìn tàu về đầy cảng đèn như sao
    Nhớ mùi thơm cá nướng năm nào
    Và em hỡi em có còn nướng cá
    Hay em đã là cô gái tàu
    Mới đi về từ xa xôi biển cả.
    Tôi nhìn em, em chẳng nhớ tôi đâu.

    Biện-sơn, hè 1973
  4. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Cồn Cỏ - ?ođảo giấu vàng?
    11:51'' 19/03/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Những người lính từng cầm súng bảo vệ đảo Cồn Cỏ cách đây gần nửa thế kỷ đều tin rằng, sau hòa bình, chắc chắn, nơi đây sẽ trở thành "thiên đường du lịch". Thế nhưng, hòa bình đã hơn 30 năm mà du lịch của đảo vẫn chỉ là "tiềm năng".
    Cách đây hơn mười năm, khi đào công sự, bộ đội Cồn Cỏ đã bắt gặp mấy đồng tiền đồng cổ ở Bến Tranh. Bến Tranh nằm ở phía Tây Nam đảo, vì có nhiều cỏ tranh, nên ngư dân Cửa Tùng, Cửa Việt đặt tên như vậy.
    Bến Tranh ít gió, sóng nhỏ, bờ biển thoai thoải, là nơi cập bến lý tưởng của ngư dân. Họ ghé qua Cồn Cỏ để tiếp thêm nước ngọt, củi đun hoặc tránh gió bão trong những ngày biển động. Những năm kháng chiến chống Mỹ, trận địa pháo nơi đây từng bắn cháy tàu chiến và máy bay Mỹ?.
    Huyền thoại về "kho báu"

    Bình minh ở Bến Nghè ?" Cồn Cỏ
    Hôm ấy, sau khi phát hiện thấy mấy đồng tiền cổ dưới công sự, lính đảo ngồi săm soi từng nét chữ tượng hình, từng họa tiết trên các đồng tiền đã bị hoen gỉ. Trần Công Thành, một người lính quê ở Quảng Bình nói: "Rõ ràng, những đồng tiền cổ này không xuất hiện ở đây một cách ngẫu nhiên, bởi vì khi đi biển, chẳng ai mang tiền bạc theo cả. Các cụ ngày xưa cố tình mang theo rồi chôn lại đây, để làm một ?ovật chứng? cho chủ quyền Tổ quốc đối với hòn đảo xinh đẹp nhưng lúc ấy hãy còn vô chủ này cho con cháu về sau. Cũng giống như trên đồi Hải Phòng, trong rừng Cồn Cỏ, sao lại bỗng dưng mọc mấy cây chò chỉ? Chò chỉ vốn là loài cây chỉ có ở rừng Cúc Phương, còn rừng Quảng Trị, miền Trung rất hiếm loài cây này, vậy mà giữa Cồn Có lại có chò chỉ. Chắc chắn là các cụ ta ngày xưa mang hạt giống ra ươm trồng để như cắm một cái mốc chủ quyền rồi!?.
    Một chiến sỹ khác: ?oĐó là bọn hải tặc sau khi cướp thuyền buôn, chọn Cồn Cỏ làm nơi chôn giấu của cải, trong khi vận chuyển, chúng làm rơi những đồng tiền này tại đây? Vậy thì, Cồn Cỏ là ?ođảo giấu vàng? rồi, hẳn rằng kho báu của bọn cướp còn cất giữ đâu đó trong rừng Cồn Cỏ??.
    Câu chuyện về những đồng tiền cổ còn tiếp tục là chủ đề của các buổi tranh luận của chúng tôi trong suốt một thời gian dài? Rồi lớp chiến sỹ ấy hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ra quân, tôi cũng không còn ở đảo. Vậy mà, đôi khi nhớ về Cồn Cỏ, tôi vẫn mường tượng và tin chắc rằng những người chiến sỹ trẻ từng chứng kiến câu chuyện này đều bị ám ảnh bởi một huyền tích chưa được chứng thực: Cồn Cỏ - đảo giấu vàng!
    Ước mơ chưa trọn!
    Đầu xuân Đinh Hợi, tôi trở lại Cồn Cỏ. Bến Tranh giờ không còn cỏ tranh, biển xâm thực mạnh, sóng biển gặm dần những bờ cát thơ mộng, những ghềnh đá đẹp đẽ, người ta phải đầu tư xây dựng kè chắn sóng trị giá hàng chục tỷ đồng? Bỗng thấy tiêng tiếc những buổi chiều gió nồm ***g lộng, trảng cỏ tranh rạp mình trước gió và ngoài kia là biển xanh ngời ngợi. Và ngay trước mặt Bến Tranh, đã xuất hiện những ngôi nhà xinh xắn của Làng Thanh niên Cồn Cỏ?
    Hồi mới thành lập cách đây 5 năm, làng Thanh niên xung phong Cồn Cỏ đông đúc và nhộn nhịp, bây giờ chỉ còn mười hộ gia đình? Sau một thời gian bám trụ, nhiều đội viên của Tổng đội thanh niên xung phong Cồn Cỏ đã trở về đất liền, không phải vì họ thiếu nhiệt huyết dựng xây, thiếu tinh thần chịu đựng khó khăn gian khổ mà bởi vì một lý do khác? Sự kỳ vọng vào một tương lai Cồn Cỏ tươi đẹp luôn thường trực trong 314 công dân của huyện đảo mới thành lập này? Mơ ước về một Cồn Cỏ giàu sang và phát đạt ấy, thực ra được nhen nhóm từ rất lâu rồi?

    Nhìn từ điểm cao 63: Cồn Cỏ - đảo giấu vàng!

    Ông Trần Biên - cựu chiến binh của trung đoàn 270 bảo vệ giới tuyến 17 năm xưa, giờ nghỉ hưu trong một ngôi nhà nhỏ ở Cửa Tùng kể rằng, chính ủy trung đoàn Vũ Kỳ Lân - đồng tác giả tập truyện ký nổi tiếng ?oMiền đất lửa?, hồi chiến tranh từng có lần tâm sự: ?oHết chiến tranh, Cồn Cỏ sẽ trở thành một khu vực kinh tế. Phải xây dựng Cồn Cỏ thành một hòn đảo hòa bình và du lịch??. Đó là vào năm 1966, giặc Mỹ đánh phá Cồn Cỏ, Vĩnh Linh rất ác liệt, trung đoàn 270 phải điều động hỏa lực pháo binh bố trí ven biển từ Cửa Tùng đến Vịnh Mốc để yểm trợ cho những chuyến thuyền nan cảm tử quân tiếp tế lương thực, vũ khí cho Cồn Cỏ đang giữa vòng vây quân thù?
    ? Đến hôm nay, hơn bốn mươi năm trôi qua, sự đổi thay trên Cồn Cỏ, trên dải đất đỏ Vĩnh Linh ?" Quảng Trị dẫu đã hiển hiện, nhưng hình như vẫn như còn điều gì đó mà những người trong cuộc như chính ủy Vũ Kỳ Lân, thượng tá Trần Biên, như anh hùng LLVT Lê Văn Ban và như chúng tôi ?" những người lính thế hệ tiếp nối bây giờ từng sống ở Cồn Cỏ khắt khe kiểm nghiệm, cảm thấy mình chưa có được niềm phấn khích trọn vẹn?
    Rời đảo vì không có việc làm!
    Một cựu đội viên thanh niên xung phong Cồn Cỏ giờ đã trở lại đất liền cho biết, cô không thể ở lại Cồn Cỏ bởi một điều đơn giản nhất ?" không có việc làm. Cô không thể bảo đảm cho tương lai của mình chỉ bằng mấy trăm ngàn đồng phụ cấp, cô cần có một công việc phù hợp, có thu nhập, cô cần một gia đình? Vốn là dân biển Cửa Tùng, học hết PTTH, cô tình nguyện xung phong ra đảo. Vốn liếng không có, nghề nghiệp cũng không, dẫu chỉ làm nông cũng khó vì đất đai Cồn Cỏ tuy rất tốt, nhưng gió bão quanh năm, sương muối dày đặc, không thể trồng trọt? Nhiều đội viên khác cũng chung lý do như cô, đã trở lại đất liền?
    Chúng tôi ghé vào quán café Biển Xanh, sát cột mốc Km0 của con đường nhựa vòng quanh đảo. Quán nằm trên một khoảnh đất rộng, trước mặt là biển cả, tiếng sóng, tiếng gió tràn ngập không gian. Vợ chồng Nhung, chủ quán, cũng là đội viên thanh niên xung phong. Họ có một ngôi nhà nhỏ trong làng thanh niên, một cô con gái nhỏ một tuổi rưỡi. Họ bám trụ tại Cồn Cỏ được là nhờ cái quán này.
    Quán do huyện xây dựng, năm 2006 cho thuê với giá 20 triệu đồng. Nhưng nghe đâu sắp tới sẽ tăng lên đến 80 triệu đồng/3 năm 2007-2009; rồi các khoản thuế, phí khác nữa?Theo Nhung, điều kiện ở đảo người ít, hàng hóa vận chuyển khó khăn, mà mức thuế, mức thuê như vậy là quá cao. Cô đã đề xuất với cán bộ huyện đảo có thể giảm bớt các mức thu, để cô còn có điều kiện đầu tư phát triển mở rộng kinh doanh, nhưng vẫn chưa có trả lời?
    Làm sao khai thác "mỏ vàng"?
    Đã có nhiều sự hi vọng vào các dự án đầu tư cho Cồn Cỏ, như dự án năng lượng điện gió do các chuyên gia Cu Ba cố vấn, dự án nuôi trồng thủy hải sản v.v? Cồn Cỏ sẽ được phát triển theo hướng trở thành khu hậu cần nghề cá, dịch vụ chế biến hải sản và dịch vụ du lịch...Dự án nào cũng khả thi và tiền khả thi, song, như lời giải thích của một cán bộ huyện đảo, việc thực hiện cần phải có thời gian?
    Nhắc đến thời gian, tôi lại nhớ đến câu chuyện xảy ra tại Cồn Cỏ hai năm trước. Trong một đợt gió mùa đông bắc, hàng trăm tàu thuyền của ngư dân kéo về neo đậu tránh gió trong âu tàu Cồn Cỏ. Gió mùa tăng cường kéo dài đến gần nửa tháng, đá ướp lạnh tan hết, hàng trăm tấn hải sản tôm, mực, cá xuất khẩu đầy ắp trong các khoang thuyền ngư dân bị phân hủy, gây ô nhiễm môi trường. Ngư dân nước mắt lưng tròng, chuyến biển lỗ nặng, biết lấy gì bù đắp chi phí dầu mỡ, khấu hao máy móc, lấy tiền đâu nuôi vợ con?
    Phải chi lúc đó, có một cơ sở sản xuất nước đá trên đảo hoặc một khu sơ chế hải sản? Trong các cơ sở sản xuất, dịch vụ đó, những người như cô gái ?ocựu? thanh niên xung phong Cồn Cỏ tôi đã gặp ở Cửa Tùng, vợ chồng cô Nhung chủ quán Biển Xanh, vợ chồng chàng lính đảo xuất ngũ Diệu ?" Nhân? sẽ có việc làm. Dĩ nhiên, để họ làm được việc, họ phải cần được đào tạo, dạy nghề. Họ sẽ có thu nhập, sẽ sống tốt, sẽ nuôi dạy con cái họ lớn lên trên chính hòn đảo này bằng sức lao động và tình yêu Cồn Cỏ của mình?
    Ai là người mở cửa kho báu?
    Thiếu tá Nguyễn Thuận Huệ, phân đội trưởng phân đội đảo Cồn Cỏ chở tôi trên chiếc xe máy cũ cà mèng chạy vòng quanh đảo. Con đường đá dăm năm xưa giờ đã thành đường bê tông nhựa đúng tiêu chuẩn. Từ ngày thành lập huyện đảo đến giờ, rừng Cồn Cỏ xanh tươi hơn, chằng chịt thảm thực vật tầm thấp. Lấp ló trong rừng là những vạt đu đủ rừng chín vàng ươm, rụng đầy mặt đất.
    Huệ kể, bữa trước, chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Trị tặng đảo mấy chục kg rắn hổ mang và kỳ đà, thả vào trong rừng Cồn Cỏ cho chúng sinh sôi nảy nở. Còn cái con cua đá Cồn Cỏ nổi danh trong bài hát của nhạc sỹ Ngọc Cừ: ?oCồn Cỏ có con cá đua, là con cua đá? ấy, bây giờ lính đảo, chỉ ngắm thôi, không được bắt về nấu canh, nấu cháo ?otiếp sức cho bộ đội ta? nữa! Huyện đã có quy định về bảo vệ môi trường, môi sinh rất chặt chẽ, nghiêm ngặt: cấm bắt cua đá, cấm chặt gỗ trong rừng, cấm dùng mìn, chất nổ, xung điện đánh bắt hải sản?
    Chúng tôi dừng lại Bến Nghè, nơi có những gốc bàng cổ thụ, những gốc phong ba thân mình cằn cỗi, sần sùi. Cây phong ba dáng vẻ can trường, nhưng hoa thì tươi trẻ, thơm nồng muối biển. Tại đây, bộ đội đảo đã đầu tư xây dựng một khu công viên vui chơi giải trí thơ mộng.
    Bến Nghè ở hướng Đông Nam đảo, nhiều gió, sóng to. Cứ đến mùa biển động, năm nào cũng có một vài chiếc tàu của ngư dân hỏng máy, lạc hướng, dạt vào đây. Thường là chỉ cứu được người, còn tàu thuyền thì bị sóng đánh vào bãi đá lô xô như đàn trâu đằm, vỡ hết. Huệ nói, hi vọng mùa biển động năm nay không còn như thế, bởi trên đồi Hải Phòng ?" điểm cao 63 đã có ngọn hải đăng mới xây dựng, đèn chiếu xa đến 24 hải lý.

    Ngọn hải đăng Cồn Cỏ

    Tôi nhìn theo hướng Huệ chỉ, ngọn hải đăng kiến trúc cổ điển, sơn màu vàng thẫm, nổi bật trên nền xanh thẳm của rừng nguyên sinh Cồn Cỏ? Bất giác, tôi nhớ đến cuốn sách hấp dẫn tuyệt vời của tuổi thơ mà tôi đã đọc ngày xưa: ?oĐảo giấu vàng?. Cuốn truyện kể về những cuộc phiêu lưu kỳ ẩn, về những tên cướp biển, về một chú bé thông minh, nhanh nhẹn và những kho báu?Điều mà đến bây giờ tôi mới nhận ra, cái kho báu trong truyện mà nhà văn miêu tả, không chỉ là những hòm tiền vàng, kim cương, đá quý; mà quý hơn nữa là lòng dũng cảm, nhân hậu, dám chống lại cái ác, cái xấu của con người. Và với tôi, Cồn Cỏ, hòn đảo nhỏ thân thiết này cũng đang cất giấu của cải - những tiềm năng to lớn. Có những thứ đã tìm thấy, cũng có những thứ còn ẩn khuất đâu đó, nhưng điều quan trọng hơn cả - là biết nắm giữ nó, nhanh chóng sử dụng, phát huy và làm giàu có hơn số của cải đó.
    Buổi chiều cuối cùng ở đảo, tôi lên thăm các chiến sỹ trực chiến phòng không trên đỉnh đồi Hải Phòng. Ở chính nơi người anh hùng LLVT Thái Văn A đứng gác năm xưa, hôm nay không chỉ có những người lính trẻ như Hùng, Phương, Nghị, Huy vẫn tiếp tục làm công việc của anh, mà còn có người thợ đèn biển Đậu Khắc Cần. Anh chậm rãi trèo lên những bậc cầu thang xoắn ốc hun hút của ngọn hải đăng, kiểm tra máy móc, bật công tắc khởi động. Hoàng hôn, biển tím sẫm, ngọn hải đăng Cồn Cỏ phóng vụt vào không gian những luồng ánh sáng trắng xanh, thẳng băng, mạnh mẽ. Tôi thoáng nghĩ, luống sáng đó có thể đi đến nơi tận cùng của thế giới?
    Trần Hoài (Tháng 3 năm 2007)

  5. songbienvn

    songbienvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2007
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Cả cơ quan Huyện ủy, ủy ban có hơn 20 người, may mắn trong số đó có 2 cô gái mới từ đất liền ra. Đêm giao lưu văn nghệ mừng Xuân Đinh Hợi vừa qua giữa đoàn cán bộ Hải quân vùng 3 với quân dân huyện đảo, một trong hai cô được chọn làm MC, và cô gái còn lại, được giao trọng trách? tiếp khách.
    Uông Ngọc Dậu

    Người ta đã hiến 2 năm tuổi thanh xuân cho sóng, cho biển, cho đảo, thế mà cái anh Uông Ngọc Dậu - Hải Quân đẹp trai của Vùng 3 này bảo là "mới từ đất liền ra". Thế có buồn không! Không biết đồng chí Dậu đang ở đâu? Đồng chí giao lưu văn nghệ xong, đồng chí kéo về trạm Rađa Hải quân ăn cháo gà, đồng chí quên mất MC phải chạy lóc cóc ụp mì gói ăn. Khổ thân gái đảo.
  6. songbienvn

    songbienvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2007
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Đây là 2 mẹ con nhà Đốm - có mặt tại đảo trong thời gian chuẩn bị thành lập đảo. Bây giờ thì đã sinh 3 lứa rồi. Mắn thật!
    [​IMG]
    Bến Nghè
    Mâý cái ảnh này "chôm" từ máy của ông Abelador - Chuyên gia Cu - Ba sang quy hoạch đảo. Ông này chụp theo góc cạnh để quy hoạch nên không nghệ thuật tí nào cả.
    [​IMG]
    Âu cảng.
    2 năm nay có bão ghé chơi nên sắp tan thành rồi.
  7. HelloVINA

    HelloVINA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Cồn Cỏ có bãi tắm nào đẹp không các bác?
  8. songbienvn

    songbienvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2007
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Đây là bãi tắm đẹp của Cồn Cỏ
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Được đấy, nhưng coi bộ nác su quá, dễ chết trôi lắm.
    Được hello_Vietnam sửa chữa / chuyển vào 10:40 ngày 26/04/2007

Chia sẻ trang này