1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Còn đâu báo Hoa ngày xưa (hơi nhầm chuồng nhưng mod đừng xoá nhé)

Chủ đề trong 'Làm quen - rút ngắn khoảng cách' bởi AK47S, 01/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phien_khuc_mua_dong

    phien_khuc_mua_dong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    oá! cs nguời có cùng ý kiến với mình !
    chả hiểu bây giờ nó hay chỗ nào???? đọc toàn thấyhot boy , điện thoạiđắt $$ thời trang ...
    nguời ta ngọi đó là su huớng nhịp sống 8x!
    phản đối thì lại bảo : ko theo kịp nhịp sống 8x
    thế tớ hỏi nhá: ví dụ như tớ đê ! 86 chưa di làm , lấy K đâu ra xài 1 con 10T?, đọc báo mà như đọc quảng cáo ấy , khó chịu vo cùng
    - còn đâu Bình Nguyên trang ,Đỗ Xuân Bình , TRần thị Thanh tâm nữa?
    tớ kothick
    nhớ hồi truớc còn có đac ta nhang , chuyện sinh viên ......kể cả anh chánh hồi truớc tớ cũng thick , bây giờ thì ...ẹ kinh khủng
    -----
    Nhắn bác nào có thick và Sưu tầm thơ , văn hồi đó thì lập hội đê! trao đổi , đọc lại cho vui nhé!
    nick này :space_enter1234
  2. along_the_road

    along_the_road Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2005
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn!
    Cho tôi than thở với.
    HHT bây giờ không còn một chút gì của ngày xưa hay sao ý... Các bạn đã "hoài cổ" rồi, thì Road xin mạn phép bàn đến những lý do để tồn tại HHT như ngày nay.
    Có lẽ những người làm "sếp" ở đó đã lớn hết rồi nên suy nghĩ thực dụng hơn và chỉ biết làm cách nào để kiếm sống khá khẩm hơn? Bây giờ HHT sống nhờ vào quảng cáo rất nhiều. Vì thế mà các "sếp" chỉ cần quan tâm đến một số đối tượng nhất định mà họ cho là "sành điệu"?
    Có thể thấy là khi HHT không còn như xưa thì cũng mất đi một "giáo cụ" cho môn Văn Học. Thôi đành thỉnh thoảng ngó qua tờ Văn Nghệ Trẻ vậy... Dù sao, đúng là rất tiếc!
  3. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Các cô các chú cứ nói thế nào í chứ,anh là anh thích HHT ngày nay cực.Nói ra thật anh xấu hổ *** thể tả,hôm đi chơi với con vẹo anh muốn mua mấy cái Durex mà quên mất địa chỉ,tiện lúc gần sạp báo anh vớ được 1 tờ HHT,may cho anh là thế *** nào lại có quảng cáo cả địa chỉ nữa mới xuân chứ.Kể từ đấy anh kết đọc HHT,nhìn hàng mấy em người mẫu tuổi teen bây giờ ngon vật , đúng là đất nước phát triển dinh dưỡng cho trẻ em cũng tốt.Nghĩ lại ngày xưa đọc báo HHT cũ mới thấy sự phát triển của thời đại như vũ bão.Ngày xưa đọc mấy cái chuyện tình yêu vớ vỉn của mấy ku Hoàng Anh Tú hay em Châu Giang gì đấy,anh xin lỗi,buồn cười *** thể tả.Chuyện gì mà nhạt y như phim VN bây giờ,xem xong mệt.Bây giờ nhìn mấy bé hàng họ đâu ra đấy,ăn mặc khiêu dâm sướng cả mắt.Đọc xong có khi trẻ ra mấy tuổi í.
  4. The_worst_things

    The_worst_things Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    0
    Lúc qua Nga thằng bạn ném cho vài chục tờ H2T với H2T 2! không hiểu làm gì. Hoá ra là bảo : " Tao nghe nói con gái Nga xinh lắm, mày cắt hình mấy em người mẫu ra sang đấy treo lên tường phòng còn so sánh". Kể ra thì cũng nhờ mấy tờ H2T đấy mà mình thấy con gái VN so với con gái Nga cũng không đến nỗi nào. Có ích phết đấy chứ :))
  5. lysgarden

    lysgarden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2004
    Bài viết:
    1.408
    Đã được thích:
    0
    Nhắn bác nào có thick và Sưu tầm thơ , văn hồi đó thì lập hội đê! trao đổi , đọc lại cho vui nhé!
    nick này :space_enter1234

    Ý kiến này hay quá đấy chứ. Nhưng mình nghĩ cứ post luôn lên đây để mọi người cùng đọc có phải hay không? Thik văn Tháng giêng mà mãi chả tìm được.
    Thích cả chuyện mùa tóc rối nữa...
    Mở màn luôn:
    Tóc của gió
    Lê thị Thu Thủy

    "Mẹ chồng" người Hà Nội, "con dâu tương lai" lại chỉ là gái Nghệ. Da của nắng và tóc của gió. Cỗi cằn và thô kệch trên bàn một món quà quê mang "mô hình" sỏi đá. Mẹ nhón lên một tấm thật tròn và to, hệt như cái mặt nạ ông Ðịa, mỉm cười:
    - Phòng cô cũng có một chú người trong cháu, mỗi lần về quê đều không quên mang theo kẹo này ra. Bọn cô là cứ tranh nhau như trẻ con thôi, buồn cười lắm.
    Con mãi không biết phải xã giao như thế nào cho phải phép mà lại không quá kiểu cách. Rốt cuộc đành im lặng nhìn những ngón tay đang vê áo của mình. Tay con già và khổ, ngón nào cũng như bị bỏ đói. Hoàng của mẹ suốt ngày "chê" con: "Trời ạ, đến cả ngón tay cũng ... miền Trung nốt !". Mẹ không đoán được lúc ấy con đã nói gì, đã lườm nguýt anh ấy như thế nào đâu. Làm sao mẹ có thể tưởng tượng được những lúc không có sự hiện diện của "thế lực mẹ", đứa con gái lúng túng vê áo này lại có thể ghê gớm và đáo để đến mức nào với người hay trêu nó.
    Tóc con dài và khóe miệng con đằm, những lúc con xõa tóc không nói như thế này, trong con cũng sâu lắng và dịu dàng, đúng không mẹ. Nhưng thể naò chốc nữa tiễn con về, con trai mẹ cũng sẽ tinh quái bóc trần: "Sao hôm nay bà la sát lại hiền... đột xuất như thế hả chời ?"
    Mẹ biết không, không hiểu sao con quen... sợ mẹ vô cùng. Sợ cái cách mẹ rót nước mời con như khách. Sợ cái cách mẹ nhìn bọn con, biết lắm đấy mà vẫn vờ như không biết, không chịu biết cho. Sợ cả cái lịch lãm, dịu dàng, êm ả đến từng trải của mẹ. "Trẻ con ơi, các con của tôi, chúng mày bày trò yêu nhau đấy à ? Cho mẹ xem chút được không ?". Con sợ lắm và cũng tự ái lắm đấy mẹ ơi, những lúc mẹ cứ cười cười như thế... Con cứ sợ, cứ sợ như thế mà không bao giờ cố công lý giải, đến nỗi hiền như anh Hoàng mà cũng phải cáu lên: "Em cứ làm như mẹ anh là hổ dữ không bằng !".
    oOo
    Con với anh Hoàng vì đâu mà quen nhau, mẹ đã biết rồi chứ ạ ? Cùng khoá, cùng khoa. Ðã từng những ngaỳ bạn bè vô tư, vồn vã - những ngaỳ mà dù có giàu tưởng tượng đến đâu con cũng không dự cảm nỗi đến lúc rồi sẽ đi đến thế này. Không hiểu sao con vẫn cứ tiếc những ngày tháng ấy, dẫu vẫn thấy yêu vô cùng những gì mà bọn con đang có. Tiếc cho giọng cười lanh lảnh và ánh nhìn tự tin của con, giờ đây, trong "tư thế" một nàng dâu, đã không thể tỏa ra trước mẹ chồng như con vẫn thường sáng lên như thế trước mọi người. Con đã mong ước bao nhiêu, một lần con được là con - như con vốn thế, trước mẹ. Ðược là gái miền Trung. Da đen giòn, giọng nặng mà sâu. Cười như làm ra được nắng. Tay con già và khổ nhưng tay con biết xuống bếp làm cơm giúp mẹ, biết cầm bút làm một đứa dùng chữ thật giỏi giang. Thơ con, Hoàng đã đưa báo cho mẹ xem bao giờ chưa ?
    Mẹ tin không, con cũng có một tâm hồn, một tâm hồn biết hát. Con đã yêu bằng nó và được yêu nhờ nó. Như mẹ, mẹ đã yêu con mẹ và điều mẹ nhận được từ anh thật là dễ chịu, đúng không ạ ? Có tính chất bắc cầu chứ mẹ, trong đời sống tình cảm ? Ðiều ấy, nếu con mong và tin - liệu có gì là quá tải ? Mẹ ơi, đến bao giờ thì chúng con - những nàng dâu trẻ con, những nàng dâu tập tọe làm người lớn, những nàng dâu với những ước vọng thầm kín và sáng trong đầu đời này có thể bứt ra khỏi những khuôn khổ, những vỏ bọc chật hẹp, giả tạo và xơ cứng do chính mình tạo ra để được là mình - hồn nhiên và tự tin, thay vì bất ổn, lo âu và mặc cảm, phải đánh mất hoặc làm mờ đi một phần tính cách và phong cách của mình.
    Mẹ ơi, đến bao giờ thì cái tâm lý rắc rối ấy của bọn con được làm minh bạch ? Ðến bao giờ thì mẹ tươi cười nói với bố trong bữa ăn: "Bố Hoàng mà ở nhà chiều nay thì đã thấy được dâu cả nhà ta rồi. Xinh và hiền phải biết nhé !". Hay gọi anh Hoàng lại mà hỏi: "Yêu rồi đấy hả con trai tôi ? Con bé hôm nọ đến nhà mình chứ gì ? Gia đình thế nào ? Hai đứa tìm hiểu đến đâu rồi ?". Hoặc "mở đường sống" cho con trai: "Khổ quá ! Thì mẹ đã biết nói thế nào đâu mà đòi xoắn lấy, hỏi này hỏi nọ. Hay là hôm nào anh đưa con bé về đây, có cả bố anh nữa, làm một bữa cơm, trước là biết nhau, sau là trò chuyện". Và thậm chí, con vẫn thấy yên tâm ngay cả khi mẹ tỏ ra nghi ngại: "Yêu cùng tuổi thế kia sợ có bền không con ? Bọn mày trẻ con lắm". Phần còn lại sau đó là thuộc về "quyền lợi và nghĩa vụ" của anh Hoàng. Con tin là anh sẽ đủ sức làm mẹ yên lòng bằng tất cả những gì đang thật sôi nổi và trẻ trung trong anh. Chỉ cần mẹ cho anh ấy cơ hội làm người lớn - một cơ hội mà ngoaì đời, người ta - nhất là con - đã mang lại cho anh ấy từ lâu rồi.
    Hẳn nhiên mẹ sẽ tự hỏi: "Chẳng hiểu con bé ấy mê thằng Hoàng nhà mình ở điểm gì nhỉ ?". Sẽ vờ vĩnh mắng yêu "cục cưng" của mình: "Một thằng đã xấu như ma, gầy như quỷ đói, lại vụng và lười, đứa nào không may vớ phải nó thì khổ cả đời". Rốt cùng rồi không chừng mẹ sẽ tắc lưỡi: "Thôi đích thị là chuyện trẻ con rồi. Như mình với X hồi xưa là cùng".
    Ðể được xem là người lớn, phải trải qua bao nhiêu cửa ải trẻ con nữa mẹ ơi ?
    oOo
    Con dò Hoàng: "Mẹ anh có vẻ không ưa người miền trong ?". Hoàng đoán: "Chắc tại mẹ ít tiếp xúc, chỉ đi qua đấy, đâu như một lần hồi chiến tranh, thấy bảo đổ nát lắm !".
    Chần chừ, lại hỏi: "Mẹ có biết gì về chuyện mình không anh ?". Hoàng trấn an: "Có vẻ như không", rồi lại dọa: "Mà chưa chừng ! Sức mấy cụ chẳng biết. Bạn gái anh, có đứa nào biết đỏ mặt như em đâu". Con hồi hộp: "Hoàng đoán em có muốn mẹ biết chuyện đó không ?". Hoàng tủm tỉm: "Vừa muốn, vừa không. Em là thế, nửa cóc tía, nửa thỏ đế". (Hoàng vẫn luôn là người hiểu con)
    Ai biết chuyện con và Hoàng cũng tò mò: "Thế nào, các cụ đã biết được đến đâu rồi ? Ðã đưa vấn đề ra công luận và ánh sáng chưa ?". Con chịu, không biết nói thế nào đâu đấy mẹ ạ. Con biết một khi chuyện của bọn con chưa đi đến đâu, anh Hoàng vẫn chưa được ba mẹ "đặc cách" cho làm người lớn, thì còn chưa thể mạnh mồm nói ra chuyện này với ba mẹ được, thấy như phải làm một điều gì đấy hơi chướng tai, hơi ngượng mồm, hơi không phải, hơi khác người, sợ các cụ không tin, các cụ lo ngại, các cụ cười, các cụ... "chỉnh huấn". Mở ra thì thế, mà gói vào thì thấy có gì như chưa trọng vẹn với người yêu, thấy thương thương cái tâm trạng thấp thỏm của người yêu. Cái tâm lý ấy, ở những anh con trai mới lớn như Hoàng, con biết chứ. Yêu đấy, sôi nổi lắm đấy nhưng mà cũng ngại ngần lắm đấy, đáng... bực mình và phát cáu lắm đấy. Mẹ giải thích điều này cho con được không? Tại sao bao giờ con gái cũng được ba mẹ tin khôn hơn con trai, mà sao bao giờ con rể cũng được mẹ vợ cưng hơn trong khi các nàng dâu thì dễ bị "vô thừa nhận" ? Sao bao giờ các anh con rể cũng được là họ, ngay cả khi ở nhà họ ngoại, còn bọn con gái chúng con thì lại không thể, trước họ nội ?
    Hôm qua một đứa bạn gái may mắn hơn khoe với con: "Thứ bảy, chủ nhật nào tao cũng về họ nội tắm giặt, nghỉ ngơi như người nhà, đêm thì quắp lấy em gái chồng mà ngủ, sáng lại bắt chồng chở ra trường. Ông già cứ gọi là quý tao hơn con đẻ. Nhưng cưới là phải đợi tao ra trường, có việc làm hẳn hoi tao mới chịu cơ! Còn mày, họ chấm cho mày mấy điểm rồi ? Sợ à ? Sợ gì ? Mình yêu con họ chứ có phải cướp không cục cưng của ho đâu mà họ nạt bóng".
    oOo
    Nhưng... "mẹ chồng" người Hà Nội, "con dâu tương lai" lại chỉ là gái Nghệ. Da của nắng và tóc của gió.
    Mẹ hẳn sẽ tưởng tượng nhà con rũ trên đất cằn. Chiều chiều, hẳn con dẫn cả một lũ em đi tắm ao làng hay ra đồng mót lạc. "Vô tuyến" giỏi cả làng có một gia đình có chứ mấy. Làm gì mà phát được cả ngày như Hà Nội, giỏi bắt được một kênh là cùng, Bao Thanh Thiên chắc gì đã được xem trọn bộ. Tay con bé khô thế, chắc phải thái chuối, vớt bèo nhiều. Hà Nội mất mấy năm dạy được con bé cách chọn bộ váy nhã nhặn này. Những chiếc áo hồng - hẳn là những chiếc áo thật hồng - của nó đâu rồi nhỉ ? Chắc lại gửi về cho em - một lũ em cứ đến bữa là thòm thèm nhìn lên món cá gỗ lủng lẳng trên đầu, chóp chép mồm. Da con bé đen thế, chỉ liếc qua là đo được nắng. Mấy đứa trong phòng cứ nao nao đòi đi nghỉ ở Cửa Lò nữa đi. Mình thì mình vái cả nón ấy !...
    Trong nhật ký của con, mẹ thương không, đã có những vần thơ vừa buồn, vừa tồi tội:
    Con gái Nghệ thương trai Hà Nội
    Lo da mình đen hơn... người yêu
    Nhưng Hoàng cứ nhắc khéo con đừng vẽ mặt, đừng nhại tiếng ngoài này kẻo anh lại hết thương. Hoàng bảo không hiểu sao Hoàng mê lắm mỗi lần nghe con chối "nỏ được mô" (không được đâu) hay kể cả "chi rứa bay" hoặc thẫn thờ "mần răng chừ đây"(làm sao bây giờ?). Hoàng cứ bảo Hoàng ưa mắt con lắm, những khi cười sao mà nhiều nắng, ấm và vui thế...
    Những ngày đầy nắng. Lại những ngày đầy nắng. Nghỉ hè. Xa mẹ và anh. Một nửa đời con là thuộc ngoài ấy, không chỉ ở vùng đất mà con đang trở về - một vùng đầy sao mà cứ khiến người ta ngại nhiều đến thế: ngại nắng - ngại gió - ngại bụi - ngại mưa - ngại tiếng - ngại hình - ngại luôn cả đặc sản vùng (cái kẹo cuđơ, nuốt sao mà nghẹt thế, đau thế) - ngại cá gỗ - ngại "vắt cổ chày" - ngại "thẳng ruột ngựa".... Oan quê lắm quê ơi !
    Mẹ ơi ! Phải như sau này vì một lẽ gì đấy mà mẹ chịu theo anh về được đến quê con...
  6. lysgarden

    lysgarden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2004
    Bài viết:
    1.408
    Đã được thích:
    0
    Tứ quý
    Truyện ngắn của Hoàng Anh Tú
    Một - Vừa tan học trên bách khoa, Ly đạp xe vội vã qua chợ Trương Định ngay. Hôm nay, giá thịt có vẻ như đắt hơn mọi hôm. Thôi mặc, Ly nhắm mắt mà mua. Số tiền dành dụm bốn tháng trời một buổi đi chợ hết veo. Nào, thịt thZn này. "Cho cháu 5 lạng cô ạ!" Ly mua thêm bột mì, trứng vịt ta và dầu rán. Xong. Ly lại vội vàng về. Phải về thật sớm. Nhà Ly sâu mãi trong ngách. Đó là một ngôi nhà cấp bốn mái ngói. Dựng xe vào cửa, Ly gọi: - Phượng ơi! Phượng lên bốn. Con bé đen nhẻm quần áo lúc nào cũng bẩn bê bết đất cát. - Mẹ ngủ chưa? Hôm nay mẹ có kêu mệt không? - Ly hỏi Phượng. - Dạ không ạ! Nhưng mẹ khóc. Mẹ bảo em thắp đến bốn lần hương cho bố. - Ngoan! Đỡ túi thức Zn cho chị nào. Hôm nay chị sẽ làm món ăn Ba Lan cho cả nhà cùng ăn. - Hoan hô chị Ly. Bé Phượng lũn cũn bưng túi thức ăn vào trong. Ly khoá xe lại kỹ hơn. Dạo này trong xóm có nhiều đứa nghiện. Mất xe như chơi. Ly vào nhà. Hôm nay sinh nhật Ly.
    Hai - ủa! Sao thằng Long chưa về đi mày? Ca của mày chỉ tới 4 giờ chiều thôi mà - Chú Lâm ngạc nhiên hỏi. - Dạ -Long đặt bao xi măng xuống - Hôm nay cháu xin làm thêm ca cho anh Tuấn ạ! ...Hôm nay sinh nhật em cháu mà chú. - Chà! Cái con bé hay đèo mày đi làm chứ gì? Năm nay nó bao nhiêu tuổi nhỉ? - Dạ em cháu năm nay mười tám ạ! Long lại xốc bao ximăng nữa lên vai. - Chà! Vậy là nó cũng sắp thi đại học rồi nhỉ? - Dạ, em Ly cháu định thi ngoại thương với cả an ninh ạ. - Con gái mà thi an ninh? - Dạ, em Ly cháu muốn làm cảnh sát. - Vẫn giữ mối thù kia à? - Dạ, thù gì chú! Chẳng qua em Ly cháu không muốn đứa trẻ nào giống bốn anh em nhà cháu thôi. "Còn cha gót đỏ như son/ Mất cha như... cây đàn đứt dây" mà chú. - ừ! Thôi được rồi, cố gắng làm đi rồi chốc nữa lên lấy tiền nhé! - Dạ! Hôm nay tàu từ Nam Định về, Long có cơ hội làm việc nhiều hơn. Cậu xin thêm suất của anh Tuấn để chốc nữa có đủ tiền mua mảnh vải cho Ly và chùm hoa quả cúng bố. Cảng Hà Nội tàn chiều. Mặt trời khuất dần. Cái nắng đang cố rỡ lên vớt vát nốt chút chiều sót. Bóng Long vẹo đi với bao ximăng trên vai. Mồ hôi lăn xuống mắt cay xè...
    Ba - Quy đi lang thang trên đường phố Hà Nội. Trời đã sập sận màu cánh di. Xa xa, đã thấy le lói những ánh đèn. Quy đi suốt từ chiều. Nó muốn tìm mua một món quà tặng chị Ly của nó. Đi qua cửa hàng lưu niệm "Big big world" trong khu Bách Khoa, nó dừng lại và rón rén đi vào. Cô gái trông hàng đứng dậy: - Em cần mua quà sinh nhật cho ai? Chị chọn giúp cho nào. Quy lắc đầu: - Chị kệ em! Trên những kệ tre, những món đồ lưu niệm lấp lánh trong túi. Tờ 5000đ trong túi Quy chắc nhàu nhĩ lắm rồi vì Quy cứ vo viên nó mãi. Quy đi tới bên tủ kính. Một con vịt Tweety thuỷ tinh. Chà! Đẹp quá. Quy nhìn con vịt hau háu. Tờ giá ghi 25.000đ/con. Như vậy là Quy còn thiếu tới 20.000đ nữa. Quy nhìn con vịt thuỷ tinh rồi chép miệng tiếc rẻ. Nó cầm con vịt lên. Rồi thở dài. Nó định đặt xuống thè nghe có tiếng hỏi: - Hôm nay em trông hàng à? Thế Thuỷ Mít với Đức Cháo đâu rồi? - Dạ anh! Hai đứa nó dắt nhau đi đâu rồi áy. Người con gái bán hàng đáp. Quy thả tọt con vịt vào túi áo. Người con trai mới đến bước tới gần chỗ Quy: - Em mua gì? Tim Quy đập thình thịch. Mặt nó đỏ bừng lên. Nó lắc lắc đầu, lung búng: - Không... ông ạ! - Thế em mua quà cho bạn gái hay bạn trai?
    Bốn - Phượng bi bô - Em sẽ hát tặng chị Ly một bài hát mừng sinh nhật chị. Chị Ly vuốt tóc Phượng: - Ngoan! Nào bé Phượng hát lên xem nào, xem thương chị Ly tới đâu. - Em thương nhiều nhiều. Thương cả anh Long, anh Quy nữa. Thương mẹ nhất. Mẹ Ly cười và cố gắng ngồi nhỏm dậy.
    Năm - Ly kêu lên "Thôi mẹ! mẹ cứ nằm đi. Mẹ đừng bận tâm". Bà Mai cười xanh lướt, yếu ớt. - Không bận tâm sao được. Hôm nay tuổi 18 của con mà. Long và Quy vẫn chưa về sao? - Dạ anh Long về rồi ạ! anh ấy đang tắm. Còn em Quy... Kia rồi, em Quy về rồi mẹ ạ! Ly đứng dậy đi ra phía ban thờ. Long cũng ra. Quy và Phượng cũng bước tới. Bốn anh em đứng dưới ban thờ chắp tay. Một không khí tưởng niệm bao trùm lên cả căn phòng 28m vuông. Bà Mai nước mắt giàn giụa. Ly cũng khóc. Hình ảnh bố Ly nằm bên vũng máu, chiếc bánh gatô nát bấy bên cạnh. Dòng chữ viết bằng kem Chúc mừng sinh con gái bố Lê Hoàng Phương Ly tròn 16 tuổi" hiện về rõ mồn một. Ngày ấy Ly vào lớp 10. - Thôi nào, hạ mâm xuống ta mừng sinh nhật thôi nào Anh Long lên tiếng rồi lạy ba lạy và hạ mâm từ trên ban thờ xuống. Quy châm 18 ngọn nến. Anh Long bảo: - Ly ước đi! - Em chỉ ước gia đình mình bình an vô sự Ly nói. - Thế chị không ước đỗ đại học à? - Quy hỏi. Ly chỉ cười. Anh Long rút một tấm vải màu xanh ra. - Tặng em nhân ngày sinh nhật. Anh Long chúc em Ly mạnh khoẻ, vui vẻ và năm nay sẽ đỗ ĐH. Ly tròn mắt: - Trời i! Đây là vải Thái Tuấn, anh lấy tiền ở đâu ra mà mua vậy. Đắt lắm đây! Long cười: - Hôm nay ở chỗ làm mọi người cùng hùn tiền vào tặng em đây! Chú Lâm chủ nhiệm đội bốc vác cảng Hà Nội gửi lời chúc đến em đấy! Quy rụt rè. Nó không dám nhìn thẳng vào mắt chị của nó: - Em tặng chị con vịt thuỷ tinh này! Ly lại thêm ngạc nhiên: - Em mua ở đâu vậy? Có đắt lắm không? Lần sau đừng bày vẽ thế này nhé. Quy lí nhí: - Rẻ mà chị, có mỗi năm ngàn thôi. Ly rưng rưng muốn khóc. Cô không ngờ sinh nhật của cô lại đầm ấm thế này.
    Sáu - Long thấy người ngây ngấy sốt. Nước mũi cứ chảy dài. Sáng nay có một chuyến tàu chở than từ Quảng Ninh tới. Long mặc áo vào định đi thì Quy giữ lại: - Anh ốm rồi ở nhà đi! Long cười gượng: - Không sao đâu! Anh phải lên cảng gấp. Hôm nay có tàu từ Quảng Ninh về. Quy nhăn nhúm: - Bố đã mất. Cả nhà bây giờ chỉ trông vào anh thôi. Anh mà không cố giữ sức thì... Long không nói gì nữa. anh lại cởi áo ra. Ly đã đi học rồi. Long thở dại. Rồi bỗng nhớ ra, Long hỏi: - Sao hôm qua Quy trằn trọc ghê thế em? Có chuyện gì hả? - Dạ không, em nhớ bố thôi!
    Bảy - Bố Quy mất lúc ấy Quy 15 tuổi. Quy kém anh Long bốn tuổi và kém chị Ly một tuổi. Anh nắm vắt tay lên trán, giọng anh đều đều: - Bố đúng là thần tượng của anh em mình. Bố mất. Bố đã anh dũng khi bố tự nguyện lao thẳng xe đạp vào tên cướp nguy hiểm. Nhờ vậy mà công anh đã gô cổ được tên cướp ấy. Song bố cũng vĩnh viễn ra đi. Không chỉ phường gửi giấy khen về nhà mà cả bac Thủ tướng Chính phủ cũng viết viết thư chia buồn và ca ngợi sự hy sinh của bố. Gia đình từ đó được hưởng trợ cấp như gia đình liệt sĩ. - Bố là niềm tự hào của cả gia đình mình. Anh Long kết luận tiếp: - Chính vì thế mà em-anh-Ly và Phượng phải sống sao cho thật xứng đáng.
    Tám - Phải sống sao cho thật xứng đáng! Phải sống sao cho thật xứng đáng. Quy bật dậy. Quy đến chỗ đặt ban thờ bố. Nó thắp một nén nhang. Quỳ xuống, Quy lạy ba lạy rồi mở tủ, lấy con vịt thuỷ tinh.
    Chín - Phượng ngạc nhiên lắm khi thấy anh Quy cầm con vịt thuỷ tinh chạy đi. Phượng gọi: "Anh Quy ơi" rồi chạy vào lay anh Long.
    Mười - Ly giật mình khi không thấý con vịt thuỷ tinh đâu. Cô gọi: - Phượng! Phượng chạy tới. -Con vịt thuỷ tinh của chị anh Quy cầm đi rồi. Long vào. - Anh thật chẳng biết thằng Quy nó làm cái gì nữa. Song anh thấy lòng dạ bất an quá! Nóng ruột lắm. Ly cũng nói: - Em cũng thế. Tự dưng cảm thấy sốt ruột kì lạ. Vừa về, em tự nhiên nghĩ ngay tới con vịt thuỷ tinh. - Ban nãy Phượng bảo anh cũng không tin. Mãi khi nhìn vào tủ mới tin. Thật chẳng biết có chuyện gì đây nữa. - Thôi, cứ chờ em Quy về rồi tính sau.
    Mười một - Quy đang quỳ giữa cửa hàng lưu nệm "Big big world", trước mặt là con vịt thuỷ tinh. Anh chủ quán lưu niệm cứ lúng túng. - Thôi, đứng dậy đi em. Anh nghĩ sự trung thực của em chứng tỏ là em rất tốt. Mà người tốt thì không quỳ. Quy lắc đầu. - Em ăn cắp. Em không xứng đáng với sự hy sinh của bố em. - Nhưng em làm vì chị của em kia mà!
    Mười hai - Để kết anh Long cầm roi. Quy nằm sấp dưới sàn, để mông trần đợi. Ly ôm chặt bé Phượng. Bà Mai quay mặt vào trong tường. Căn bệnh liệt nửa người của bà đã không để bà ngồi dậy được. Bà chỉ biết khóc. Tiếng roi vun vút quật. Quy nảy lên từng chặp. Anh Long vừa quất roi vừa nước mắt giàn giụa. Trên ban thờ, nén nhang nghi ngút khói. Tàn nhang cong veo. Các cụ bảo khi tàn nhang cong là khi người chết hiển linh về chứng giám. Bé Phượng vung ra khỏi tay Ly chạy tới bên anh Long: - Anh Long đừng đánh anh Quy nữa. Anh em như thể chân tay, mẹ bảo em như thế mà... /
  7. lysgarden

    lysgarden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2004
    Bài viết:
    1.408
    Đã được thích:
    0
    MÓN QUÀ ​
    Nguyên Hương​
    Tôi muốn bắt đầu câu chuyện này bằng hai từ ngày xửa ngày xưa...
    Ngày xửa ngày xưa... có một người nhà giàu, rất giàu. Sự giàu có bắt đầu từ một cơ may - hồi đó, khi còn là cậu bé nghèo khổ chỉ mong được ăn no, ông đã được một người tốt bụng đưa về nhà nuôi nấng và cho ăn học.
    Ông thường kể lại chuyện này cho con cái nghe nhưng các con ông cười cho rằng đây chỉ là một trong những bài học đạo đức của ông mà thôi.
    Rất bận rộn nhưng tuần nào cũng vậy, ông dành ra một buổi tối ăn mặc như một người lao động bình thường và đi dạo. Nói là đi dạo nhưng thật ra là ông tìm gặp những ai cần giúp đỡ, ngay cả kẻ trộm cắp ông cũng không từ chối vì nghĩ rằng biết đâu sự giúp đỡ của mình sẽ là một cơ hội cho kẻ muốn hoàn lương.
    Một tối mùa đông, như thường lệ ông đi trên đường. Ngang qua công viên ông dừng lại vì chợt thấy dáng vẻ của một chàng trai sao mà thiểu não quá. Cùng với bộ áo quần tỏ rõ sự nghèo nàn là nỗi tuyệt vọng lồ lộ.
    - Chào cháu, có chuyện gì vậy?
    Câu hỏi êm ái của ông khiến chàng trai rùng mình. Cái rùng mình trong bóng tối của đêm đông khiến trái tim nhân hậu của ông đau nhói. Ông rất biết giới hạn của mình. Tiền bạc, ông không thiếu. Một công việc, ông sẵn sàng mở rộng cửa các nhà máy của mình cho bất kỳ ai cần một công việc. Nhưng nếu là một căn bệnh hiểm nghèo thì... Ông đã từng cho người ta tiền không phải để có cuộc sống mong ước mà là để mua một cái quan tài.
    - Cháu không thể nói gì với ta sao?
    Giọng chàng trai đẫm nước mắt:
    - Cháu yêu...
    A, ông có thể hiểu được. Đôi trẻ thiết tha yêu thương nhưng mẹ cha nhất định ngăn cản bằng cách thách chàng trai một đám cưới linh đình? Ông mỉm cười:
    - Ta sẽ tặng cháu tất cả những gì nhà gái muốn.
    - Không... Không ai có thể - Giọng chàng trai tuyệt vọng.
    - Ta có thể.
    Câu trả lời tự tin và quả quyết của ông chỉ khiến chàng trai lún sâu thêm trong cay đắng:
    - Ông trời cũng không thể làm được gì. Tối nay, cháu và nàng hẹn gặp nhau lần cuối tại đây. Rồi sau đó...
    Giờ thì đến phiên ông rùng mình - rồi sau đó...
    - Nhưng cái gì là không thể? - Ông gặng hỏi.
    - Cha mẹ nàng chẳng đòi hỏi gì cả ngoài việc cháu phải đưa cha mẹ đến thăm nhà gái.
    - Ơ, một thách cưới thật khắt khe. Như ta đây, nếu nhà gái đòi con trai ta phải đưa mẹ nó đến thì ta biết làm sao khi mẹ nó đã qua đời từ lâu.
    - Không phải vậy - chàng trai kêu lên - cháu không biết cha mẹ mình là ai. Tự nhiên mà lớn lên... Tự nhiên mà có trên đời... Làm sao họ dám gả con gái cho một kẻ chẳng có gốc tích?
    Ông đặt tay lên vai chàng trai và cảm nhận được toàn bộ sức nặng của cuộc sống trĩu trên đôi vai non tơ này. Có tiếng chân rón rén bước đến gần và một cô gái xuất hiện. Dù cô đang mặc một cái áo dày sụ của mùa đông và cái mũ len trùm xuống che khuất cả nửa khuôn mặt, ông vẫn nhận ra cô thật xinh xắn và đang đau khổ đến nhường nào. Ông nhìn thấy rõ vẻ ngạc nhiên trên mặt cô dù trời tối. Một ý nghĩ thoáng qua đầu... Ông mỉm cười:
    - Chào con.
    Cô gái đưa tay lên miệng để che một tiếng kêu kinh ngạc, còn chàng trai thì sửng sốt. Ông thấy mình còn xúc động hơn cả đôi trai gái:
    - Nếu hai con không chê có một người cha như ta.
    * * *
    Đám cưới diễn ra vô cùng vui vẻ. Cha mẹ cô dâu càng lúc càng quí chú rể bởi vì cha chàng không những thật lịch sự mà còn rất hiểu biết, ông nói chuyện về công việc lao động chân tay như một người cả đời gắn bó với nó vậy.
    Nhưng điều đáng nói là những chuyện sau đám cưới. Một người khách đến dự tiệc rồi về là chuyện thường, còn đây là cha của chú rể. Nhìn những điều không dám thốt thành lời trong mắt đôi trai gái đang tràn trề hạnh phúc, ông chẳng thể làm gì khác hơn là đóng trọn vai diễn của mình. Thăm họ hàng và cùng nhau ra biển lưới cá... Con trai ông không phải dân biển nên rất vụng về, nhưng điều đó không khiến niềm vui giảm đi.
    Mất một tuần ông không đến văn phòng làm việc.
    Rồi mọi chuyện cũng kết thúc êm đẹp. Đôi vợ chồng mới cưới lưu luyến tiễn ông từ làng chài ra đến thị trấn và từ đây ông sẽ lên tàu. Lúc này không có ai, chỉ có ba người với nhau, không cần phải đóng kịch. Nhưng làm sao có thể xưng hô khác được nữa?
    - Chúng con chào cha.
    - Chào hai con.
    Sự trở về của ông làm cả công ty nháo nhác. Người thì tưởng ông gặp tai nạn mất xác, người tưởng ông bị bắt cóc và đang đợi cú điện thoại đòi tiền chuộc. Có người còn thì thầm rằng các con ông đang tìm kiếm di chúc...
    * * *
    Ông vẫn mỗi tuần một buổi đi trên đường để tìm kiếm và chia sẻ với người không may. Khi là một tấm chăn bông ấm áp cho kẻ đang run rẩy, khi thì tháo chiếc nhẫn trên tay tặng người cơ khổ...
    Một năm trôi qua, mùa đông lại đến. Một tối khi ngang qua công viên, ông chợt nghe tiếng gọi vui mừng:
    - Con chào cha!
    Ông nhận ra ngay là chàng trai hôm nào. Dù không thể nhớ mặt tất cả những người ông đã giúp nhưng chàng trai này là một kỷ niệm đặc biệt: chưa có ai cầu xin ông một điều tương tự vậy.
    - Chào con.
    - Mấy hôm nay ngày nào con cũng đến đây. Con mong được gặp cha.
    - Để làm gì?
    - Vợ con mới sinh em bé. Ông bà ngoại mời ông nội đến ăn mừng mẹ tròn con vuông.
    Giọng chàng trai đầy hy vọng đồng thời cũng rất ngập ngừng. Quả là chàng mong muốn nơi một ông già gặp gỡ tình cờ một điều hơi quá đáng! Nói xong, nhìn thấy đôi mắt nhướng lên vì kinh ngạc của ông thì chàng trai vội vàng tiếp ngay:
    - Con cũng định là nếu không gặp được cha thì sẽ nói với ông bà ngoại là ông nội đang bệnh nặng.
    - Chẳng ai muốn mình là người đang bị bệnh nặng cả, con trai - ông nói với một nụ cười tươi tắn trên môi - Biết tặng cháu nội món quà gì đây?
    * * *
    Ông bà ngoại tíu tít mừng vui khi ông đến. Còn phải nói, làng chài nhỏ bé mấy khi có khách xa về. Không phải chỉ ông bà ngoại mừng mà như là cả họ mừng vui. Hôm nay nhà này mời ông ăn một bữa, ngày mai nhà khác mời... Cứ như vậy nhà nào cũng kéo ông đến. Lần thứ nhất là sau tiệc cưới, và đây là lần thứ hai ông được bao nhiêu người mời mọc mà không phải là để nhờ cậy một điều gì.
    Họ nấu những con cá con tôm tươi hiếm hoi trong mùa đông và rất sung sướng khi thấy ông ngon miệng; để mừng cháu nội ông kháu khỉnh, mừng con dâu ông khỏe mạnh, mừng con trai ông đáng mặt nam nhi làng chài, vậy thôi. Họ không biết ông là ai nên không dạ thưa, không cố gắng làm ông hài lòng, không điệu bộ, không kín đáo quan sát đợi ông cau mày là vội dọn thay món khác, không chuẩn bị trước đến lúc này thì thế này và tí nữa thì thế kia... Tất cả thật giản dị như vốn là như vậy. Ông ăn và uống rượu chiết từ một cái can nhựa thật to được mua về cho tất cả mọi người cùng uống.
    Ông hít thật sâu làn không khí mằn mặn của biển, thấy lòng dâng một niềm vui khó tả, và ông thấy hãnh diện khi nhìn thấy ánh mắt mọi người nhìn con trai của mình lúc nói về anh. Chỉ một năm thôi mà anh đã trở thành một trong những người đi biển giỏi nhất làng chài này. Có một đứa con trai đáng mặt nam nhi thật không dễ, ông hiểu sâu sắc điều này.
    - Rảnh rỗi ông lại về thăm cháu nhé.
    Câu nói và những cái vẫy tay lưu luyến khiến ông xúc động. Ông chợt thấy có lỗi khi lừa dối những con người hồn hậu chân thành như vậy. Nhưng biết làm sao đây? Nhất là khi tất cả đang rất hạnh phúc. Tất cả, đúng vậy! Đêm, nằm trong ngôi biệt thự tiện nghi của mình, ông chợt nhớ ra các món cá hơi mặn, dân chài thường ăn mặn. Bác sĩ nói quả thận của ông sẽ gặp phiền toái nếu ông ăn mặn, nhưng tại sao lúc đó ông không hề thấy đau nhức như lẽ ra? Làm sao mà ông đã ăn hết tất cả một cách ngon lành?
    * * *
    Cho đến một ngày... bé Bi vòng đôi tay nhỏ xíu qua cổ ông, miệng bập bẹ gọi ?oÔng ội ơi...? thì ông nhận ra mình đến đây không chỉ vì chàng trai, không phải vì trách nhiệm tình cờ số phận sắp đặt. Ông đến đây vì bản thân mình muốn. Mỗi lần chìa má cho bé Bi hôn, ông thấy lòng trào lên niềm xúc động lạ lùng. Bước chập chững vấp vào ngưỡng cửa, bé òa khóc giơ hai tay về phía ông tin cậy.
    Ông muốn cho bé tất cả những tiện nghi mà cháu nội của ông được hưởng nhưng rồi ông không dám mang tới làng chài gì khác ngoài túi bánh qui, cái khăn len, hộp sữa...
    Ông sợ. Phải, ông sợ...
    Nếu biết ông là tỉ phú thì chuyện gì sẽ xảy ra? Một khoảng cách mênh mông đẩy những con người hồn hậu của làng chài ra xa tít tắp, mình ông cô đơn bên này với bao qui tắc, có qui tắc ông phải chấp nhận và có qui tắc do chính ông đề ra. Hơn vậy nữa, họ sẽ biết những đứa con của ông là như thế nào.
    Và... sẽ giống như những nơi ngày ngày ông đi qua, rập khuôn những lời nói, những kiểu dáng cung kính và những tính toán lợi lộc. Tệ nhất là con trai và con dâu của ông sẽ thay đổi, tiền bạc và quyền hành sẽ làm biến đổi tất cả, ông quá rõ như vậy.
    Không, để có những phút giây êm đềm ở làng chài này, để có gia đình êm ấm này, ông vẫn hãy là ông nội thôi. Ông cảm thấy bứt rứt trước những món quà đẹp muốn cho bé Bi mà đành phải thôi. Nhìn bé chơi với những viên sỏi, những vỏ ốc, những cái nắp hộp bằng thiếc... ông quyết định khi bé đến tuổi đi học sẽ nói thật và đưa bé vào một trường danh tiếng nhất.
    * * *
    Chưa kịp thực hiện thì ông ngã bệnh. Nguy kịch đến nỗi báo chí và truyền hình ngày nào cũng đưa tin và tung ra những dự đoán cho tương lai của cơ nghiệp mà ông dày công xây đắp.
    Quanh ông là những hàng rào người: bảo vệ, các cộng sự, bác sĩ, luật sư, phóng viên, những kẻ thừa kế hàng thứ nhất, họ hàng xa, họ hàng gần...
    Giờ khắc tỉnh táo hiếm hoi, ông bình tĩnh truyền đạt những gì cần thiết và điều cuối cùng là gọi gia đình nhỏ của làng chài. Lệnh ban ra xong, ông cầu trời cho cuộc sống của mình đừng kết thúc trước khi kịp gặp. Nhưng ông không phải đợi một giây nào cả. Ngay lập tức họ xuất hiện trên ngưỡng cửa. Nghĩa là họ đã ở cạnh ông từ lâu lắm rồi. Làm cách nào vào được ngôi biệt thự của ông trong giờ khắc này? Không phải là điều dễ dàng, nhưng nếu người ta thiết tha muốn thì luôn có một cách nào đó. Ông thấy lòng ấm áp. Nghĩa là họ đã nhận ra ông! Còn ông thì...
    - Các con biết từ bao giờ? - Ông yếu ớt hỏi.
    - Ngày đám cưới đã có người nhận ra... bác. Bác nổi tiếng như vậy, đặc biệt như vậy...
    - Hãy gọi bằng cha như con vẫn thường.
    Ông nói và cảm thấy hạnh phúc. Đúng vậy, hạnh phúc. Và tiếc nuối.
    - Cha chưa làm được gì cho các con và bé Bi - giọng ông chỉ còn là tiếng thầm thì - Nhưng ta có một món quà...
    - Cha đã cho con rất nhiều rồi - chàng trai nghẹn ngào.
    - Ta đã làm gì đâu... - giọng ông yếu ớt và tràn đầy hối tiếc - Nếu ta biết con nhận ra ta là ai, hẳn ta đã...
    - Cha đã cho con một người vợ hiền, cha đã cho con của con những kỷ niệm về ông nội, cha đã cho con một làng chài làm quê nhà... - chàng trai bật khóc - Cha đã cho con một cuộc đời.
    Khuôn mặt người sắp chết ánh lên nét ngỡ ngàng. Ông muốn nói gì đó nhưng không kịp... Chàng trai áp khuôn mặt đầm đìa nước mắt vào lòng bàn tay của người đã thay đổi đời anh từ một tối mùa đông. Sau lưng anh, bé Bi trên tay mẹ mở to đôi mắt tròn xoe, kỷ niệm cuối cùng của bé về ông nội là trên khuôn mặt khép lại xanh xao hé nở nụ cười.
  8. AK47S

    AK47S Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2005
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Roài, các bác biến topic của tôi thành CLB văn thơ mất rồi
  9. phien_khuc_mua_dong

    phien_khuc_mua_dong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    oa!
    hay hay ! bác chăm chỉ ghê!
    tiện cho tớ hỏi luôn nha'' có 1 bài của Trần thị thanh tâm hồi lâu lâu rồi! nó có tên là "Tuờng cũ"
    nội dung về tình cảm của 1 anh chàng cụt 1 bàn tay và 1 hoa khôi của trường , sau đó họ chia tay , vì " chân chất và bình lặng qua''"
    bác nào có choe em xin
    em làm mất mất tờ báo đáy rồi
    em cắn rơm cắn cỏ lạy đấy
  10. nucuoixinhxinh

    nucuoixinhxinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    0
    Hehehe? Có khác nhau một chút là các bác giai dù gì cũng có cớ để mua báo về để ?ongắm? các em gái xinh xắn, nhưng còn các chị thì chẳng muốn đem báo về để .. ?ongắm? các em giai nhỏ bao giờ.
    Được nucuoixinhxinh sửa chữa / chuyển vào 20:25 ngày 05/08/2005

Chia sẻ trang này