1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Con đường đến thành công.

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi diegonguyen, 25/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. diegonguyen

    diegonguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Con đường đến thành công.

    Chào toàn thể bà con. Tui muốn lập chủ đề này mong muốn mọi người cùng chia sẽ kinh nghiệm, bài viết mà mình vô tình tìm thấy .... để cùng nhau tiến bộ.
    Mong mọi người ủng hộ nhé.
    Trước tiên tôi xin góp một bài nhé.
    ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++=
    [green]Nếu muốn thành đạt, đừng bao giờ nên nói?[/green]

    Điều gì là cần thiết để có thể thành công trong sự nghiệp? Đối với các chuyên gia chẳng hạn, yêu cầu đầu tiên phải có là kinh nghiệm chuyên môn và khả năng làm việc trong tập thể. Tất nhiên bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều yếu tố nữa cần chú ý. Còn trong lĩnh vực kinh doanh, con đường ngắn nhất đưa đến thành công là xóa bỏ tất cả mọi yếu tố tiêu cực đang cản trở bạn.

    Luôn có những cách hữu hiệu để ?odẹp vật cản?, nhưng bằng cách chú ý đến các quy định được mã hóa sau đây với tên gọi ?oĐừng bao giờ nên nói??, bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều

    1. Đừng bao giờ nói: ?oHọ vẫn chưa gọi điện lại cho tôi? hay ?oHọ nói sẽ gọi điện lại sau?. Cả hai câu nói này giống nhau ở chỗ đều? dở như nhau, bởi chúng cùng thể hiện rằng bạn chưa có được xác nhận của đối tác, rằng mọi việc vẫn giậm chân tại chỗ. Hãy suy nghĩ và tìm cách giải quyết sáng tạo hơn chứ không nên đợi chuông điện thoại. Bạn hãy tự mình nhấc ống nghe để gọi cho họ.

    2. Đừng bao giờ nói: ?oTôi cho rằng đã có người lo việc này rồi?. Lời biện hộ kiểu này chỉ làm cho công việc thêm chậm trễ. Hãy cố tránh cách lập luận rằng chỉ cần có người làm việc này là tốt rồi. Nếu trước mặt bạn là nhiệm vụ, bạn nên thử tìm cách giải quyết. Nếu bạn không hiểu điều gì đó, cứ mạnh dạn đặt câu hỏi.

    3. Đừng bao giờ nói: ?oKhông ai nói việc này với tôi cả?. Một khi cấp trên của bạn biết được bạn thường lặp lại câu nói đó, có lẽ ông ta sẽ có ấn tượng không mấy tốt đẹp về thái độ của bạn đối với các hoạt động của công ty. Có vẻ như bạn mù mờ về những sự việc đang diễn ra xung quanh, thậm chí bạn không biết sắp xếp công việc và thời gian theo mức độ ưu tiên cần thiết.

    4. Đừng bao giờ nói: ?oTôi đã có lúc nghĩ rằng??. Câu nói như vậy sẽ làm cho cộng sự, cấp trên, đối tác? mất hẳn mọi sự quan tâm đến bạn, và đó cũng là con đường ngắn nhất dẫn đến việc bạn bị sa thải.

    5. Đừng bao giờ nói: ?oTôi đã nhờ cô ấy chuyển lời rằng??. Thế thì sao chứ? Dù bạn đã nhờ ai đó truyền đạt lại điều gì đó, thì việc này vẫn không thể hiện được rằng bạn hoàn tất nhiệm vụ được giao, đồng thời không có nghĩa là hiện tại trách nhiệm thực thi công việc sẽ được chuyển cho người mà bạn nhờ chuyển lời. Một nhân viên kinh nghiệm thậm chí trong những tình huống khó khăn nhất cũng không đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

    6. Đừng bao giờ nói: ?oTôi không biết rằng ông không muốn tôi làm điều đó?. Nếu bạn nói những câu đại loại như vậy, thì có nghĩa là bạn chỉ có thể hành động khi có người nhắc nhở và khi các hành động của bạn bị cấp trên giám sát chặt chẽ.

    7. Đừng bao giờ nói: ?oTôi không có thời gian? hay ?oTôi bận lắm?. Khi nói câu này, bạn đã vô tình để lộ tính không chuyên nghiệp của mình. Kỹ năng hoàn tất nhiệm vụ đúng thời hạn là một đặc tính quan trọng của nhà quản lý thành công. Nếu bạn thanh minh cho việc không hoàn thành công việc là do không đủ thời gian, thì bạn đang ký vào ?obài điếu văn sự nghiệp? của mình đấy. Và trên tấm bia ở nơi chôn vùi sự nghiệp đó sẽ được viết lên dòng chữ: ?oKhông có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao?.

    8. Đừng bao giờ nói: ?oTôi không biết rằng phải hỏi về chuyện này?. Điều quan trọng nhất trong công việc là tiên liệu trước tất cả những việc cần làm. Yếu kém trong việc dự đoán và hoạch định tương lai cũng đồng nghĩa với việc bạn không nắm giữ được các đầu mối công việc trong tay mình. Nhà quản lý thành công cần thấy trước và tính trước được những bước hành động tiếp theo của công ty mình.

    9. Đừng bao giờ nói: ?oNhưng đến kỳ hạn đó chúng ta vẫn còn thời gian?. Chẳng có ai thích tình trạng ?onước đến chân mới nhảy?. Nhà lãnh đạo biết rõ rằng việc hoàn tất kế hoạch vào phút chót sẽ không còn thời gian để đánh giá, kiểm tra hay sửa chữa sai sót nếu có. Hoạt động kinh doanh hiện đại không chấp nhận những sản phẩm thứ cấp.

    10. Đừng bao giờ nói: ?oNhưng đối tác nói là việc này sẽ được thực hiện đúng thời hạn?. Vấn đề là việc này sẽ không xảy ra. Tại sao vậy? Bởi vì bạn không thể kiểm tra toàn bộ quá trình, không thể nhìn thấy hết những rắc rối phát sinh cũng như cách khắc phục chúng.

    11. Đừng bao giờ nói: ?oViệc này phải được kết thúc vào lúc ? và không cần bàn thảo gì thêm nữa?. Thời hạn chỉ quan trọng khi mọi việc được hoàn thành và bạn cần theo dõi, cũng như điều tiết thời hạn đó theo đòi hỏi của tình hình thực tế.

    12. Đừng bao giờ nói: ?oTheo tôi hiểu thì??. Đây là câu trả lời láu cá, bởi vì bạn đang cố tình lảng tránh sự thật. Khi nói câu đó, bạn đã thể hiện rằng bạn không phải là thành viên tham gia tích cực vào quá trình công việc, mà chỉ là người quan sát từ bên ngoài. Mà khán giả thì không được trả công bao giờ.

    13. Đừng bao giờ nói: ?oTôi sẽ làm việc này ngay khi nhận được trả lời từ??. Trong cuộc cạnh tranh ngày nay thì đây không phải là câu trả lời tốt nhất. Một khi bạn cảm thấy mình chỉ là cái đinh ốc nhỏ trong cả chiếc xe lớn, thì bạn cũng sẽ không trụ được lâu với công việc. Điều khẳng định này cũng đúng trong trường hợp thời hạn thực thi công việc bị kéo dài ra không phải do lỗi của bạn. Bắt tay vào việc đúng lúc, dành cho nó sự quan tâm thích đáng và nhận trách nhiệm về mình- đó chính là chương trình hành động của nhà quản lý thực sự.

    14. Đừng bao giờ nói: ?oTôi hứa rằng tôi sẽ làm việc này không chậm trễ?. Tất nhiên là bạn sẽ làm thôi, chỉ có điều sau khi đã có ai đó buộc phải nhắc bạn. Như thế bạn đã chứng minh với mọi người rằng bạn là người không biết tổ chức công việc, và chỉ thực hiện khi được chú ý, nhắc nhở. Nếu bạn luôn hành động như vậy thì sự nghiệp của bạn sẽ có thể là 2 khả năng: thời gian của bạn dành cho công việc này sắp kết thúc, hoặc bạn sẽ không bao giờ được thăng chức.

    15. Đừng bao giờ nói: ?oTôi đã cố gắng liên lạc trong suốt thời gian này, nhưng??. Câu nói đó bây giờ không thể làm giảm bớt những lời phê bình, cảnh cáo. Người ta có thể hiểu là bạn không thể tự mình hoàn thành nghĩa vụ và chịu trách nhiệm về những công việc được giao, hoặc đồng nghiệp đã không còn muốn hợp tác với bạn nữa. Trong trường hợp nào thì điều này cũng có thể mang đến những chuyện không vui.

    16. Đừng bao giờ nói: ?oTôi không thể nào gặp được ông ta qua điện thoại?. Đây là câu không bao giờ nên nói. Có lẽ bạn nghĩ rằng như vậy là bạn đang tỏ ra mình bận rộn với công việc chăng? Nhưng không đúng. Nếu bạn cho rằng bạn ?okhông thể gặp qua điện thoại? thì nghĩa là bạn đang ở ?trên mây. Cần phải làm mọi việc để điều này không xảy ra, như sử dụng máy di động, máy nhắn tin, để lại số điện thoại?, và việc liên lạc với đối tác sẽ không trở thành quá khó khăn đối với bạn. Còn nếu chỉ ngồi nghĩ ra lời giải thích thì bạn sẽ bất lực mà thôi.

    Trong kinh doanh hiện đại, mọi thứ nói chung đã quá rõ ràng. Hành động tích cực - đó chính là chìa khóa đưa đến thành công. Còn những cản trở trên con đường đi của bạn thì bạn phải tự mình giải quyết lấy. Nếu bạn không thể tự mình làm đợc điều đó, thì vật cản lại chính là bản thân bạn.

    ST - Dịch từ Management Centre Europe
  2. beannews

    beannews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0

    Chủ đề này hay lém đó bạn, nhưng lần sau post bài đừng quên dẫn thêm tác giả và nguồn ở đâu nghen bạn. Vì chủ yếu bài trong chủ đề này là để khuyên mọi người mà khuyên tầm bậy là khốn...nên độ tin cậy là rất quan trọng, hơn nữa để tôn trọng người đã có công đẻ ra nó chứ.
  3. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Ừa, đây là một topic thú vi nè !
    Nói về học làm kinh tế để thành công thì ta cần phải trải qua nhiều chông gai lắm lắm mới có thể đạt đến đỉnh thành công !
    Nhưng khi nói về làm kinh doanh, thì ta phải bắt đầu từ chữ A, rồi đến chữ N hay số 1 và ......
    Diogenguyen cũng biết rằng, mỗi một người thành đạt điều có hướng đi riêng của họ với nhiều bất ngờ, thú vị....
    Có doanh nhân thì nói rằng :" Chỉ cần kiên nhẫn, làm gì cũng thành công ( D.N Kao Siêu Lực - D.N Bánh Đức Phát ".
    Lại có người lại tự tin rằng " Muốn khám phá chính mình".
    Lại có người " Chạy đua với số phận và đã thành công".
    Các bạn ạh = " Hãy đi thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ thấy".
    Vậy thì bắt đầu từ bây giờ, chúng ta hãy đi thử xem sao ?!!
  4. diegonguyen

    diegonguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Đúng như vậy. Vic_PTN àh.
    Nhưng ở đây mình muốn cùng chia sẽ và học hỏi để tìm ra sự thích hợp nhất cho chính mình.
    Cảm ơn mọi người đã ủng hộ topic.
  5. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Hỏi thăm Diegonguyen đây, có vẻ nghe như Diego có ý tưởng hay hay nào đó thì phải ?.
    Nếu thế thì mình phải bắt đầu bài dự án thử xem, hơn nữa để "Khởi nghiệp" thì cần phải hội đủ nhiều yếu tố khác nhau, thật không đơn giản tí nào. Nhưng hãy cứ mạnh dạn, tự tin xem sao. ! Người ta nói : " Có gan thì làm giàu".
    Chúng ta không chỉ có ý tưởng hay mà còn cần hội đủ Kiến thức Quản trị doanh nghiệp và quản lý kinh tế.
    Ở Việt Nam mình, con số giới trẻ học làm kinh tế còn rất thấp so với các nước láng giềng D.N.A, Châu Á gì đó.... Mình còn yếu lắm ở nhiều mặt....
  6. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Post vài tin cho Diegonguyen và các bạn tham khảo nè,
    có thể chia sẽ với nhau về việc Học làm kinh tế đó :
    4 nguồn lực cần thiết để khởi nghiệp kinh doanh
    Tin đưa ngày: 29/11/2004

    Bạn phải có đủ tiềm lực tài chính nếu định mở doanh nghiệp
    Hầu như bất cứ ai cũng có thể mở doanh nghiệp, song để kinh doanh thành đạt thì không dễ. Theo số liệu trong cuốn "Tỷ lệ đổ vỡ của các công ty mới", ít nhất có một nửa số công ty mới tại Canada không tồn tại đến năm thứ 3. Ấn phẩm này cho biết, nếu muốn mở 1 doanh nghiệp bạn phải có 4 nguồn lực dưới đây.
    Bạn có đủ những tố chất cần thiết của một doanh nhân? Những doanh nhân thành công là những người luôn tận tuỵ với hoạt động kinh doanh của mình. Các chuyên gia Canada đã tóm gọn những đặc trưng mà doanh nhân cần có bởi "mẫu người 4 D" (4 tố chất bắt đầu bằng chữ D trong tiếng Anh), bao gồm Khát vọng (Desire), Động lực (Drive), Kỷ luật (Discipline) và Quyết tâm (Determination).
    Bạn cần có không chỉ ý tưởng kinh doanh, mà cả khả năng thực hiện những ý tưởng đó. Những doanh nhân thành công là những người có quyết tâm cao để vượt qua những trở ngại, thậm chí thất bại trong thời gian ngắn.
    Khát vọng và Động lực là điều kiện cần song chưa đủ để khởi nghiệp kinh doanh. Kỷ luật và Quyết tâm là những yếu tố đảm bảo để các doanh nhân đi theo và phát triển các ý tưởng kinh doanh, bất luận quá trình này suôn sẻ hay phải đối mặt với nhiều trở ngại.
    Bạn có đủ những kiến thức cần thiết về kinh doanh? Nhiều người cố mở doanh nghiệp trong khi còn thiếu những kiến thức cơ bản. Đây là nguyên nhân chính làm nhiều công ty "chết yểu"
    Để mở doanh nghiệp, bạn cần trang bị cho mình kiến thức về nhiều khía cạnh kinh doanh khác nhau và phải có những kỹ năng nhất định hoặc có nghiên cứu để tìm thuê những người đảm nhận các công việc mà bạn thấy thiếu kỹ năng.
    Kỹ năng không thể thiếu đối với doanh nghiệp là việc quản lý con người. Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị kiến thức về bán hàng và marketing. Cần nhận dạng đâu là những đối thủ cạnh tranh của mình? Đâu là những cạm bẫy trên thương trường? Chính sách khách hàng như thế nào?
    Bạn có huy động đủ nguồn vốn cho việc mở và vận hành kinh doanh? Chỉ một số ít người có vốn để mở doanh nghiệp, còn đa hần phải huy động vốn bên ngoài khi khởi sự kinh doanh. Trước khi mở doanh nghiệp, bạn cần phải xác định rõ sẽ huy động vốn ở đâu. Đây là nhân tố quan trọng nhất trong kế hoạch kinh doanh của bạn.
    Việc huy động đủ lượng vốn cần thiết để khởi nghiệp kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi không có gì đảm bảo rằng kinh doanh của bạn sẽ đem lại ngay nguồn thu cho bạn như dự kiến và không có gì đảm bảo rằng, doanh nghiệp của bạn sẽ đem lại đủ tiền để duy trì cuộc sống cho cả gia đình bạn. Như vậy, vốn cần thiết không chỉ gồm vốn để mở doanh nghiệp mà còn để duy trì hoạt động của doanh nghiệp cho đến khi đem lại lợi nhuận.
    Bạn có được những nguồn lực hỗ trợ kinh doanh cần thiết? Gia đình là mắt xích quan trọng nhất trong hệ thống hỗ trợ kinh doanh. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các nhà kinh doanh thành đạt đều là những người đã xây dựng gia đình. Gia đình không chỉ là nguồn hỗ trợ về tài chính, mà còn là nguồn động viên về tinh thần cũng những nguồn ý tưởng và lời khuyên đáng quý đối với hoạt động kinh doanh của bạn.
    Nguồn hỗ trợ kinh doanh quý giá khác là các doanh nhân. Trước khi mở doanh nghiệp, bạn cần tiếp xúc và trao đổi với các doanh nhân đã từng thành công trong hoạt động này để có được những thông tin cần thiết và có thể là những lời khuyên hữu ích.
    Theo nguồn báo "Đầu tư"
  7. diegonguyen

    diegonguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Hi all
    Ăn tết kỹ quá nên giờ mới vô đc.
    4 chữ D mà Vic nói là những tố chất cần thiết của một doanh nhân do các chuyên gia kinh tế Canada nghĩ ra. Còn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản thì họ cho rằng 5S là mô hình quản lý chất lượng hàng hóa hiện đại, được áp dụng nhiều trong các công ty lớn của Nhật.
    Song nếu biết vận dụng khéo léo mô hình này để quản lý bản thân, bạn sẽ có một cuộc sống lành mạnh và thành đạt.
    Bạn áp dụng và đếm xem mình được bao nhiêu chữ S và D?
    1. Seiri (sàng lọc): Con người luôn phải đối mặt với những sự đánh đổi. Vì thế, học cách chấp nhận những gì mình có và biết cách phân loại, lựa chọn cái gì phù hợp nhất là nội dung của quy tắc này. Để làm được điều đó, một tinh thần thoải mái và tỉnh táo là vô cùng cần thiết.
    2. Seiton (sắp xếp): Sinh viên hiện nay vẫn thường xuyên bị ?oquá tải? và có giờ giấc sinh hoạt không khoa học bởi không biết bố trí, sắp xếp công việc hợp lý. Điều quan trọng là cần có một kế hoạch và thời gian biểu rõ ràng.
    3. Seiso (sạch sẽ): Thỉnh thoảng hãy dành thời gian cho việc sắp xếp lại đồ đạc trong phòng và quét dọn chúng. Ngoài ra, luôn nghĩ tới những điều tốt đẹp, có một môi trường sống lành mạnh và an toàn.
    4. Seiketsu (săn sóc): Hãy nghĩ đến việc nghỉ ngơi. Ngay cả máy móc cũng cần phải được bảo dưỡng định kỳ kia mà? Bạn đừng nghĩ những buổi đi chơi hàng tuần với bạn bè là lãng phí thời gian.
    5. Shisuke (sẵn sàng): Một cỗ máy được lựa chọn kỹ càng, dụng cụ ngăn nắp, sạch sẽ, thường xuyên được bảo dưỡng là đã có thể sẵn sàng hoạt động tốt. Đảm bảo 4 quy tắc trên là bạn đã có đủ những yếu tố để sẵn sàng khởi động cho một mùa học mới.
    Ở Việt Nam ta trong một lần phát biểu với hội doanh nghiệp trẻ thì phó thủ tướng Vũ Khoan cũng đã cho giới doanh nhân trẻ 5T đó là: Tiền, Tài, Trí, Tâm, và cuối cùng là Thuế.
  8. thienansongtra

    thienansongtra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    2
    Bài học kinh doanh: Đứng lên từ thất bại
    "Kinh doanh nghĩa là đưa ra những quyết định và không làm sao tránh khỏi những quyết định sai lầm. Điều tôi cần ở cậu là đừng lặp lại sai lầm đó nữa, nhưng hãy nhớ, cứ tiếp tục... phạm các sai lầm khác, cho đến khi chúng ta có được những chiến lược thành công"
    Năm 1963, trong một nhà máy hạt nhân hẻo lánh vùng Pittsfield (Mỹ), một giám đốc 28 tuổi ngồi run như cầy sấy khi nghĩ đến việc phải "nhìn mặt" sếp vào ngày hôm sau. Toàn bộ khu nhà máy hóa chất của anh đã... nổ tung trong đêm hôm trước, và những gì còn lại trên tay người giám đốc trẻ chỉ là lá đơn thôi việc- dấu chấm hết cho sự nghiệp của anh.
    Tuy nhiên, buổi sáng hôm sau, khi đối diện với chàng giám đốc kém may mắn, tiến sĩ Charlie, người quản lý trực tiếp của anh, lại không hề nổi giận mà chỉ bình thản hỏi: "Cậu rút ra được những gì từ tai nạn vừa qua? Cậu có phương án gì để sửa chữa lại các lò phản ứng bị nổ?"
    Thế là, lá đơn thôi việc vĩnh viễn nằm sâu trong ngăn kéo. Nhưng điều kỳ diệu không dừng lại ở đó. Chàng giám đốc trẻ đã vực dậy cả khu nhà máy từ trong đống tro tàn và hoạt động trở lại, cho đến ngày hôm nay, khi anh đã trở thành giám đốc điều hành hệ thống công ty được đánh giá là thành công nhất thế kỷ 20 - Công ty General Electric. Người đàn ông đó chính là Jack Welch, nhân vật được mệnh danh là "con người của thành công". Nhưng với anh, thành công lớn nhất là vượt qua được thất bại đầu đời, và để làm được điều đó, chính người quản lý năm xưa đã tạo cho anh can đảm để đứng lên.
    Câu chuyện thứ hai nói về một nhà tỉ phú lừng danh khác- ông trùm Bill Gates, nhà sáng lập tập đoàn Microsoft hùng hậu. Chuyện kể rằng nhà tỉ phú từng đầu tư 5 tỉ USD vào dự án của một giám đốc trẻ nhằm tạo nên một phần mềm chuyên dụng mới. Sau nhiều cuộc thử nghiệm, công trình của anh thất bại. Người đàn ông trẻ cũng đến "trình diện" ông trùm Microsoft với một lá đơn từ chức.
    Bạn có đoán được nhà tỉ phú đã nói gì không?
    Bill Gates từ tốn nói với chàng trai trẻ: "Cậu tưởng rằng đã mất 5 tỉ USD rồi mà tôi lại còn để mất nốt cậu à? Cậu đáng giá hơn 5 tỉ USD, và chúng tôi sẽ giữ cậu lại để chứng minh điều đó. Hãy cho tôi biết những nguyên nhân đã dẫn đến sai lầm".
    Bài học xương máu của James E. Burke, nhà lãnh đạo một trong những công ty lớn nhất thế giới- tập đoàn Johnson & Johnson- cũng bắt đầu từ những sai lầm thời ông còn trẻ. Ngày ấy, khi còn là một giám đốc tiếp thị non kinh nghiệm, James đã lập một chiến dịch quảng bá sản phẩm quy mô và tốn kém để tung ra thị trường 3 sản phẩm mới của Johnson & Johnson. Kết quả không như mong đợi, cả 3 dòng sản phẩm đều thất bại. Trong câu chuyện thứ 3 này, bạn có đoán được cấp trên của James đã đối xử với anh thế nào chưa?
    Tổng giám đốc điều hành Johnson & Johnson lúc bấy giờ, ngài Robert Wood Johnson, đã vui vẻ... chúc mừng thành công của chàng trai vừa phá sản trong chiến lược đầu đời: "Kinh doanh nghĩa là đưa ra những quyết định, và không làm sao tránh khỏi những quyết định sai lầm. Điều tôi cần ở cậu là đừng lặp lại sai lầm đó nữa nhưng hãy nhớ, cứ tiếp tục... phạm các sai lầm khác, cho đến khi chúng ta có được những chiến lược thành công".
    Đặng Hạnh (The Monitor)
  9. thuxaqn

    thuxaqn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    0
    Đọc cho mệt nề: "Lời khuyên cho sự thành đạt đích thực"
    http://www.tuoitre.com.vn/Vieclam/Index.aspx?ArticleID=123785&ChannelID=269
  10. diegonguyen

    diegonguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Sau bao ngày vất vả sắp xếp mọi thứ cho việc thành lập một doanh nghiệp mới, cuối cùng công ty của bạn cũng được khai trương, bắt đầu tham gia vào môi trường kinh doanh đầy thử thách và nhiều triển vọng. Thế nhưng trước khi điều tuyệt vời đó xảy ra, có những vấn đề liên quan đến một doanh nghiệp mà mọi người thường coi là không mấy quan trọng.
    Sau đây là những gì bạn cần phải xem xét, chuẩn bị chu đáo trước khi có ý định, dù chỉ rất mơ hồ, về việc thành lập một doanh nghiệp mới.
    1. Ý tưởng tốt.
    Ý tưởng chỉ được gọi là tốt khi nó được nhiều người công nhận và ủng hộ. Chẳng hạn bạn có ý tưởng mở một dịch vụ cho thuê xe hơi. Bạn cho rằng đó là một ý tưởng tuyệt vời. Bạn dẫn chứng là ngày nay lượng người muốn thuê xe hơi nhiều hơn số người có ý định sở hữu một chiếc xe hơi. Tuy nhiên, những người được bạn hỏi ý kiến đều nói với bạn rằng ý tưởng ấy thật tồi. Cho dù những lý lẽ họ đưa ra không mấy thuyết phục và bạn rất tự tin vào bản thân, nhưng bạn cũng không thể không xem xét lại ý định của mình.
    Tương lai, số phận của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào ý tưởng ban đầu của nó. Chỉ cần đảm bảo là có một số lượng đáng kể khách hàng tương lai sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm/dịch vụ mà bạn nghĩ ra là bạn đã có đủ cơ sở để triển khai nó rồi. Nhưng làm thế nào để có thể tìm ra ý tưởng đó? Tác giả Joe Carbo đưa ra một câu trả lời hết sức đơn giản mà có lẽ nhiều người đã hơn một lần được nghe: ?oHãy tìm ra một nhu cầu trên thị trường và đáp ứng nhu cầu đó?.
    2. Một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo.
    Đó là bản đồ phác thảo ra những con đường hợp lý nhất dẫn dắt bạn đến thành công. Một kế hoạch kinh doanh tốt không thể không xem xét tường tận những khía cạnh từ đơn giản đến phức tạp nhất của một doanh nghiệp. Dự toán ngân sách, nguồn tiền đầu tư, vốn hoạt động, lợi nhuận trên doanh số, kiểm kê, chi phí quảng cáo, tiền thuê mặt bằng, tiện ích, thuế.., chỉ là một vài chi tiết trong kế hoạch kinh doanh của bạn.
    Vậy làm thế nào để lập được một kế hoạch kinh doanh tốt? Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sách báo sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về vấn đề này, hoặc bạn có thể liên hệ với các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp hay phòng thương mại địa phương, nơi doanh nghiệp mới sẽ tọa lạc.
    3. Tồn tại một thị trường thật sự cho sản phẩm/dịch vụ của bạn.
    Các công ty lớn chẳng bao giờ liều lĩnh tung ra sản phẩm trong khi còn mơ hồ việc liệu khách hàng của họ có cần đến nó hay không. Trước tiên họ sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường thông qua việc khảo sát những người có vẻ có nhu cầu nhất về sản phẩm đó, rồi phân tích thái độ cũng như mức độ hài lòng của những khách hàng này đối với sản phẩm/dịch vụ đó.
    4. Ngân sách.
    Nguồn ngân sách cho doanh nghiệp tương lai có thể là tiền của bạn hoặc tiền vay của ai đó. Sẽ thuận lợi hơn rất nhiều nếu bạn dùng tiền của mình, bởi vì bạn không phải đau đầu nghĩ cách xoay xở để hoàn trả. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không có đủ tiền để thành lập doanh nghiệp. Vậy thì có thể tìm sự hỗ trợ ở đâu? Trước hết, bạn hãy thử liên hệ với một tổ chức nào đó, ví dụ văn phòng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ ở địa phương. Họ luôn có rất nhiều kế hoạch kinh doanh từ các công ty khác ở khắp nơi gửi đến để ? vay tiền như bạn, từ vài trăm cho tới vài triệu USD. Họ sẵn lòng cho bạn biết về những khoản tài trợ nào đang nhàn rỗi, cũng như hướng dẫn bạn cách thức hoàn thiện hồ sơ có thể đáp ứng được những điều kiện vay vốn.
    5. Địa điểm kinh doanh.
    Sự ra đời của thương mại điện tử, dịch vụ bán hàng qua điện thoại cũng như nhiều tiện ích khác giúp cho quá trình giao dịch diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn. Do đó, địa điểm kinh doanh ngày nay không còn là yếu tố quyết định đến sự thành bại của các doanh nghiệp, ngay cả đối với các doanh nghiệp nhỏ. Ngày nay, chỉ với chiếc thẻ tín dụng và mạng Internet, chúng ta gần như có thể mua hàng ở bất cứ nơi đâu.
    Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng chỉ có thể áp dụng cho một bộ phận doanh nghiệp, một số hình thức kinh doanh và ngành nghề nhất định. Ví dụ, đối với những công ty hoạt động trong các lĩnh vực như dịch thuật hay xuất bản thì vấn đề địa điểm không mấy quan trọng- những công ty này có thể đặt trụ sở ở bất cứ đâu. Trong khi đó, hình thức kinh doanh siêu thị lại hoàn toàn khác, địa điểm kinh doanh trong trường hợp này không thể tùy tiện chọn lựa. Vì thế, bạn hãy xét đến nhu cầu của doanh nghiệp khi chọn nơi đặt trụ sở công ty.
    6. Dịch vụ điện tử.
    Máy vi tính, website, dịch vụ thư điện tử? Bạn đã chuẩn bị những thứ này chưa? Có lẽ ngày nay các tiện ích này không thể thiếu trong các công ty, cho dù công ty của bạn chỉ có một giám đốc với vài nhân viên làm việc bán thời gian.
    7. Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng ngay từ thời kỳ đầu.

    Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khách hàng, nhất là những khách hàng trung thành. Thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường, bạn đã chắc chắn rằng có một số lượng khách hàng nhất định sẽ cần đến sản phẩm/dịch vụ mà công ty tương lai của bạn cung cấp. Vậy cụ thể họ là ai? Hãy lên danh sách những khách hàng tiềm năng đầu tiên trước khi bạn chuẩn bị thành lập công ty.
    8. Chuẩn bị chu đáo cho việc khai trương.
    Bạn có thường xuyên phải đi công tác bằng máy bay? Một trong những điều làm hành khách an tâm là trước khi cất cánh, phi công chính và các đồng sự của anh ta luôn kiểm tra lại tất cả mọi công việc theo một trình tự thống nhất. Đó là những việc họ thực hiện hàng ngày, đã lặp lại hàng ngàn lần như thế, song họ vẫn phải tiến hành việc kiểm tra này trước mỗi chuyến bay. Tương tự như vậy, trước khi doanh nghiệp của bạn ?ocất cánh?, thiết nghĩ cũng cần một bản danh sách những việc cần kiểm tra để đảm bảo rằng mọi thứ đã sẵn sàng.
    Những việc phải làm trong ngày đầu khai trương là gì? Ai sẽ chịu trách nhiệm thực thi các công việc đó? Đã có đủ các điều kiện cần thiết để làm việc chưa? Mẫu công văn, mẫu đơn đặt hàng?đã có chưa? Hãy liệt kê những thứ có thể cần đến cho một ngày làm việc bình thường, từ giờ mở cửa, thời gian chấm dứt một ngày làm việc, và tất cả những công việc cụ thể khác.
    9. Những điều không mong đợi.
    Chúng ta luôn hi vọng những điều tốt đẹp nhất, song cũng cần phải phòng ngừa những việc tệ hại có thể xảy ra như vấn nạn ngập đường vào mùa mưa, sự cố hỏa hoạn, thiên tai, trộm cướp? Hãy trù bị tất cả để khi những điều bất trắc xảy ra, chúng ta đã có phương cách đối phó chủ động nhất, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do nó gây ra.
    10. Tri thức là sức mạnh.
    Bạn hãy cố gắng tìm hiểu tối đa về ngành nghề kinh doanh mà bạn sẽ tiến hành trong tương lai bằng cách dành ra ít nhất 20 phút mỗi ngày cho công việc này. Nếu làm được như vậy thì chỉ trong vòng một năm bạn đã có thể biết được hơn 75% những cá nhân hoặc công ty hoạt động trong ngành đó. Làm thế nào để đánh giá những kiến thức mà bạn đã thu thập đã ?ođủ? hay chưa? Đó là khi bạn có thể nhìn thấy được ngày càng nhiều những thách thức mà công ty sẽ phải vượt qua, cũng như những cơ hội mà trước đây bạn chưa bao giờ biết đến.
    Và đây là lời khuyên cuối cùng khi doanh nghiệp của bạn bắt đầu đi vào hoạt động: làm hài lòng khách hàng hơn những gì họ mong đợi. Đó là điều mà bất cứ khách hàng nào cũng đều đòi hỏi ở doanh nghiệp, cho dù doanh nghiệp đó có thuộc lĩnh vực hoạt động hay ngành nghề kinh doanh nào chăng nữa.
    (từ Small Business)

Chia sẻ trang này