1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Con đường đến thành công.

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi diegonguyen, 25/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tast

    tast Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2005
    Bài viết:
    1.365
    Đã được thích:
    0
    Thỏ và rùa: Phiên bản 2005

    Đây là một câu chuyện có vẻ quen thuộc với chúng ta nhưng được mở rộng bởi CEO (Chief Executives Officer) của Coca Cola như sau:
    Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua.
    Thỏ xuất phát nhanh như bắn và chạy thụt mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giựt mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.
    Bài học của câu chuyện trên là: Chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua.
    Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:
    Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.
    Thế, bài học của câu chuyện này?: Nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định.
    Nếu có 2 người trong công ty của bạn: một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người khác nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm. Người nhanh và đáng tin cậy chắc chắn sẽ được thăng chức nhanh hơn. Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn.
    Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ớ đây. Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua.
    Thỏ đồng ý. Họ bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2 km nữa ở bên kia sông!
    Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.
    Ý nghĩa từ câu chuyện này?. Trước tiên, cần phải xác định ưu thế của mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp.
    Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.
    Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội.
    Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.
    Bài học của câu chuyện này là gì?. Thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng, nhưng trừ khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia xẻ, cống hiến ưu thế của từng người, bạn sẽ không bao giờ thực hiện công việc được hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những trường hợp bạn không thể làm tốt hơn người khác.
    Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức. Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai.
    Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác: thay vì chúng chống đối (hay cạnh tranh) với nhau, chúng bắt đầu tìm cách giải quyết tình huống, và chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất ? rất nhiều.
    Khi Roberto Goizueta đảm nhận vị trí CEO của Coca Cola vào những năm 1980, ông đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với Pepsi. Nhân viên của ông ta đang tập trung vào cạnh tranh với Pepsi và cố gắng tăng thị phần từng 0.1%. Goizueta quyết định không cạnh tranh với Pepsi mà thay vào đó là tìm cách chiếm thị phần. Ông ta hỏi các nhân viên và biết rằng trung bình mỗi ngày, mỗi người Mỹ uống các loại nước là 14 ounces (đơn vị đo lường của Mỹ), trong đó thì Coke chỉ có 2 ounces/ngày/người. Rõ ràng việc cạnh tranh không chỉ là Pepsi mà còn là nước, trà, cà phê, sữa và các loại nước trái cây.
    Mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy Coke bất kể khi nào họ cần uống. Coke quyết định đầu tư các máy bán coca cola tự động ở khắp các góc đường. Doanh thu tăng nhảy vọt và cho đến nay thì Pepsi vẫn không thể nào theo kịp.
    Kết luận: Câu chuyện ngụ ngôn thỏ và rùa đã dạy cho chúng ta khá nhiều bài học lý thú. Ý tưởng quan trọng nhất là:
    - ?oNhanh và vững chắc? sẽ luôn đánh bại ?ochậm và ổn định?;
    - Làm việc với những ưu điểm của bạn, đầu tư nhiều tài nguyên và làm việc theo nhóm sẽ luôn chiến thắng bất cứ một cá nhân nào.
    - Không bao giờ đầu hàng hay nản chí sau thất bại.
    - Và cuối cùng, phải tìm giải pháp cho mọi tình huống, không chống lại cuộc chiến.

    (ST)
  2. Nick_khong_hop_le

    Nick_khong_hop_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0

    Phác thảo chân dung một CEO chuyên nghiệp

    Giám đốc điều hành là vị trí mang tính ?ochìa khóa? để tạo nên tính chuyên nghiệp cho mọi công đoạn trong tổ chức và hoạt động công ty. Việt Nam hiện đang rất thiếu các nhà điều hành chuyên nghiệp, mà một trong những nguyên nhân chính là nhiều người chưa có những hình dung cụ thể về các ?onhân vật? này để phấn đấu đạt đến.
    Có sự khác nhau giữa các khái niệm Giám đốc điều hành (CEO) và Giám đốc điều hành chuyên nghiệp (Pro CEO). Chân dung của một Pro CEO được phác thảo sau đây cũng chỉ dựa trên những yêu cầu lý thuyết, chứ không từ thực tế ?omuôn hình vạn trạng? của vị trí CEO trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
    CEO - Anh là ai?
    Trước hết, phải khẳng định lại một ?onguyên lý? rằng, nếu khả năng kinh doanh khá, song khâu quản trị, điều hành yếu kém, doanh nghiệp cũng sẽ không thể phát triển nhanh và bền vững, đặc biệt là trong nền kinh tế hội nhập nhiều thách thức. Trong phần lớn doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nhà điều hành phải làm quá nhiều việc nhưng hầu hết lại không phải việc của mình. Một điều kiện mang tính đặc thù là đại đa số doanh nghiệp Việt Nam đang ở quy mô vừa và nhỏ, chưa có sự tách biệt rõ ràng về quyền sở hữu và quyền quản lý nên chủ doanh nghiệp vừa là người sở hữu vừa là người quản trị, điều hành.
    Vì vậy, ngoài kiêm nhiệm nhiều chức năng và phải ôm đồm quá nhiều việc, họ cũng chưa có điều kiện, thời gian để trang bị kiến thức đầy đủ về lĩnh vực này. Mặt khác, để trở thành một nhà quản trị, điều hành giỏi, ngoài chuyện được học hành, đào tạo bài bản, còn có những yêu cầu thuộc về tố chất bẩm sinh. Do đó, không phải bất kỳ ai cũng có thể trở nên chuyên nghiệp được trong vai trò của một CEO.
    Như vậy vai trò, vị trí thực sự của một CEO là gì? Trong tiếng Việt hiện nay, có nhiều cách định danh khác nhau cho vị trí này, như Tổng giám đốc, Tổng giám đốc điều hành, Giám đốc công ty, nhưng phổ dụng nhất là Giám đốc điều hành. Trong tiếng Anh, ngoài CEO (Chief Executive Officer) cũng còn có nhiều từ định danh khác như General Manager, General Director, Managing Director, Director?
    Nói chung, đây là người quản lý điều hành cao nhất của một công ty và thường là người đại diện cho công ty về mặt pháp luật. Cấp trên của CEO là hội đồng quản trị hay hội đồng cổ đông (nếu là công ty cổ phần) hoặc hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH). Cấp dưới của CEO là các giám đốc chức năng và toàn bộ bộ máy nhân sự của công ty.
    Với vị trí và quyền hạn rất cao như thế, công việc của một CEO là lập chiến lược hoạt động cho công ty (hoạch định, chỉ đạo thực hiện và đánh giá chiến lược), thiết lập bộ máy quản lý, xây dựng văn hóa công ty, thực hiện các hoạt động tài chính (huy động, sử dụng, kiểm soát vốn) và một nhiệm vụ rất quan trọng nữa của CEO là dụng nhân, xây dựng và vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả? Nói một cách ví von, nếu công ty như một cỗ máy thì CEO là người vận hành, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp để bộ máy ấy luôn hoạt động một cách trơn tru và hướng đến chỉ số công suất cao nhất.

    Từ CEO đến Pro CEO
    Nếu CEO là một chức vụ, được dành cho bất kỳ ai được bổ nhiệm thì Pro CEO không chỉ là một chức vụ, mà còn là ?ongười hành nghề chuyên nghiệp?. Đó là nghề quản lý, hay còn gọi là nghề giám đốc. Nghĩa là Pro CEO là một CEO ?ocó nghề? và ?orất rành nghề?. Pro CEO có thể được các chủ sở hữu doanh nghiệp tuyển dụng, mời về đảm nhận vị trí CEO trong doanh nghiệp mình.
    Nếu như ở Việt Nam hiện nay, CEO thường được nhìn nhận nặng về chức hơn về nghề, thì trên thế giới, CEO được đánh giá ngược lại. CEO được xếp vào nhóm nghề nghiệp đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao bên cạnh các nghề như bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, kiểm toán viên, giáo sư đại học? Mặt khác, CEO được đánh giá là một nghề nghiệp đặc thù với rất nhiều khó khăn, thách thức, áp lực?, song cũng là một nghề lương rất cao, ?ođức cao vọng trọng? trong xã hội, nghề lãnh đạo và quản lý các nghề khác (trong cùng một công ty).
    Quản trị, điều hành cũng được đánh giá là công việc vừa có tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Không phải bất kỳ ai đang đảm nhận chức vụ CEO cũng có thể là một Pro CEO. Để đạt đến mức độ ?ochuyên nghiệp? với công việc này, đòi hỏi cả điều kiện cần là những tố chất bẩm sinh, năng khiếu thiên phú và điều kiện đủ là phải được học hành, đào tạo bài bản. Vì vậy, để có thể trở thành một Pro CEO, nhà điều hành phải học nhiều, làm nhiều mới có thể thành nghề bên cạnh những tố chất sẵn có.
    Ngoài ra, cũng cần có sự phân biệt giữa một CEO và một Doanh nhân (Entrepreneur). CEO là nghề quản lý, điều hành, có thể được tuyển dụng, được thuê để quản lý công ty, trong khi nghề của doanh nhân là người bỏ vốn vào công ty, ?osống chết? với công ty và số vốn đó. Hai vị trí này đòi hỏi những tố chất và điều kiện khác nhau. Một người có thể làm tốt vai trò này, nhưng chưa chắc đã thành công ở vai trò kia và ngược lại. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có sự khác nhau rõ rệt giữa người điều hành và người kinh doanh, nguyên nhân như đã đề cập, khi chủ sở hữu doanh nghiệp còn đang kiêm nhiệm cả vai trò quản lý.

    Điều kiện nào để trở thành một Pro CEO?
    Một nhà điều hành chuyên nghiệp đòi hỏi phải có cả những năng khiếu bẩm sinh và một quá trình học tập có định hướng. Về cơ bản, có 6 điều kiện để trở thành một Pro CEO như sau:

    1. Những tố chất cần thiết: Chỉ số thông minh, nhạy cảm, vượt khó cao, có óc tư duy chiến lược (tư duy tổng hợp, phân tích, hệ thống, sáng tạo, logic), tính cách nhanh nhạy, mạnh mẽ, kiên nhẫn, quyết đoán, có thần thái, thiên hướng, uy lực của người chỉ huy...
    2. Phải trang bị những kiến thức nền tảng về khoa học quản trị. Đây được xem như phần ?omóng? để tạo nền tảng tiếp thu, xây dựng ?ongôi nhà kiến thức? về lĩnh vực này.
    3. Phải luôn luôn cập nhật kiến thức quản trị mới, tự đào sâu, tự tìm tòi nghiên cứu. Đây được ví như một quá trình học tập không ngừng nghỉ. Các Pro CEO quốc tế hằng năm luôn dành thời gian để đi học và trao đổi những kiến thức mới mẻ.
    4. Phải trải nghiệm càng nhiều thứ, nhiều nghề, nhiều việc, nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau càng tốt. Vì là nghề ?odụng nhân?, tiếp xúc, quản lý nhiều con người thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau trong bộ máy công ty mình, nên nhà điều hành không chỉ cần kinh nghiệm về chuyên môn, mà còn cần cả vốn sống, thông hiểu về con người, về xử thế.
    5. Phải có sức khỏe dẻo dai để có thể ?ochiến đấu? bền bỉ, chịu đựng áp lực và thách thức rất lớn trong nghề ?okhốc liệt? này.
    6. Phải có khả năng ?otu thân?, để ?otề việc?, ?otrị công ty? và ?obình thị trường?.
    Theo Unicom/Marketing



  3. Nick_khong_hop_le

    Nick_khong_hop_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Thay đổi phong cách C.E.O - Chuyện không dễ
    Phong cách lãnh đạo phải thật sự chuyên nghiệp, vừa đối phó được với môi trường kinh doanh bên ngoài vừa phù hợp với môi trường nội bộ
    Khi bước vào ?osân chơi? mới của ?othế giới phẳng? (The world is flat), các C.E.O VN sẽ phải đối phó với rất nhiều thách thức. Đối phó với những thách thức từ môi trường bên ngoài đã khó, vượt qua thách thức của chính bản thân mình càng khó hơn. Việc thay đổi phong cách lãnh đạo cùng với trang bị những kiến thức hiện đại về quản trị doanh nghiệp (DN) cho đội ngũ C.E.O VN là yêu cầu cần được đặt ra.
    Phải dám chấp nhận thất bại
    Nghề C.E.O rất khắc nghiệt, luôn đối phó với áp lực cao và luôn tiềm ẩn nguy cơ đào thải. Một C.E.O giỏi phải bao gồm rất nhiều tiêu chí. Ở đây, tôi muốn nói đến một tiêu chí khác của C.E.O, đó là phải thấy được thất bại, dám nhận trách nhiệm về mình và sẵn sàng nhường vị trí để ?ocứu thoát? công ty trong trường hợp bị trì trệ.

    Với Công ty Tín Nghĩa (Đồng Nai), một C.E.O giỏi phải biết tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc vì mục tiêu phát triển doanh nghiệp
    Năm năm kể từ khi lên nắm chức C.E.O của hãng xe hơi Ford (vào tháng 10-2001), ông Bill Ford đã cảm thấy bị sa lầy. Thị phần bán hàng của Ford ở thị trường Mỹ giảm từ 23% xuống còn 17%, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán New York cũng giảm gần 70%. Trước tình hình như vậy, ông Bill Ford đã chủ động đi tìm người thay thế vị trí C.E.O của mình. Ngày 5-9-2006, hãng Ford đã bổ nhiệm ông Alan Mulally làm C.E.O, người từng làm C.E.O cho bộ phận máy bay thương mại của tập đoàn Boeing - Hoa Kỳ. Điều đáng quan tâm ở sự kiện này là ông Bill Ford đã cất công tìm kiếm người tài để thay thế mình, để ?ocứu? công ty đang trên đường xuống dốc...
    Bài học rút ra là, khi thấy không có khả năng lèo lái đưa DN phát triển thì C.E.O đương nhiệm chủ động tìm người tài giỏi hơn để thay mình. Muốn làm được điều này đòi hỏi C.E.O phải là người có tầm nhìn chiến lược. Những điều này có được, ngoài kinh nghiệm, đòi hỏi các C.E.O VN phải được đào tạo bài bản, có đủ những kiến thức văn hóa, năng lực giao tiếp, có khả năng tiếp nhận thông tin phục vụ điều hành. Đây là điểm yếu của nhiều C.E.O VN.
    Rào cản C.E.O VN: Tính gia trưởng
    Không chỉ dám chấp nhận thất bại như trường hợp của Bill Ford, điều rất cần ở một bộ phận lớn C.E.O VN là phải thay đổi cách điều hành gia trưởng. Một khi C.E.O tự coi mình cao sang hơn người khác, luôn phô trương quyền lực của mình và thiếu tôn trọng cấp dưới, sẽ dẫn đến tình trạng mất đoàn kết nội bộ, thiếu sự năng động và sáng tạo từ cấp dưới, khiến nhân viên giỏi tìm việc làm nơi khác, dẫn đến khó khăn để điều hành DN tiếp tục phát triển mạnh và thành công trên thương trường. Hiện nay, thực trạng này vẫn còn tồn tại ở nhiều DN VN. Có người cho rằng đó là căn bệnh nặng, cần phải có thời gian để chữa trị. Một C.E.O khiêm tốn, không phô trương, tôn trọng cấp dưới sẽ làm cho tính cách ?oleader? của C.E.O càng rõ nét hơn là thể hiện hình thức phô trương, quyền lực. Tôi nghĩ ông Alan Mulally, C.E.O mới của hãng Ford sẽ thành công trong cương vị mới. Ông nói: ?o... Chúng ta hoàn toàn có thể lật ngược được tình thế, nếu chúng ta quyết tâm trên dưới một lòng, đoàn kết, gắng sức thực hiện tốt công việc của mình?.
    Đừng mặc hoài chiếc áo cũ
    Đó thực chất là cách làm, cách tư duy cũ của không ít các nhà quản trị DN. Thực hiện công việc lãnh đạo, các C.E.O nhất thiết phải cởi bỏ chiếc áo cũ, phải tìm một phong cách lãnh đạo riêng. Phong cách lãnh đạo phải thật sự chuyên nghiệp, vừa đối phó được với môi trường kinh doanh bên ngoài vừa phù hợp môi trường nội bộ.
    Một trong những nguyên tắc hàng đầu: Muốn trở thành C.E.O giỏi, trước hết phải có khả năng tập trung nhân lực, biết cách gây ảnh hưởng đến cấp dưới trong quá trình thúc đẩy nhân viên thực hiện các mục tiêu chung của DN. Theo lý thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow, nhà quản trị muốn động viên nhân viên thì điều quan trọng là phải hiểu nhân viên đang ở cấp độ nhu cầu nào (nhu cầu cơ bản, nhu cầu về an toàn ?" an ninh, nhu cầu xã hội, nhu cầu tự trọng và nhu cầu tự thể hiện) để đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc thỏa mãn nhu cầu của nhân viên, đồng thời bảo đảm đạt đến các mục tiêu của DN.
    Để thay đổi phong cách lãnh đạo, không phải là vấn đề ngày một, ngày hai, mà nó đòi hỏi phải có một chuỗi thời gian nhận thức, đòi hỏi sự rèn luyện của bản thân C.E.O. Đó là chặng đường khó khăn, đòi hỏi đức tính kiên nhẫn, bền bỉ hướng thiện để trở thành một thói quen bất di bất dịch đối với các C.E.O VN.
    Theo báo Người Lao Động
  4. Nick_khong_hop_le

    Nick_khong_hop_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Làm thế nào để thành đạt? 64 bí quyết để thành đạt là gì?

    TTCT - Mới đến TP.HCM chiều thứ hai, sáng thứ ba đọc báo trong nước thấy một tin hay, sáng thứ tư Jack Canfield đã đưa tin đó vào bài diễn thuyết của mình, chiếu rõ to lên màn hình
    :
    ?oThủ tướng Việt Nam yêu cầu TP.HCM từ nay đến cuối năm tăng GDP lên 13%?.
    Cử tọa vỗ tay reo ầm. Hầu hết họ là các nhà doanh nghiệp, trong đó giới trẻ chiếm khoảng 35%, có cả những người trẻ thật trẻ tự bỏ ra 300 USD để được nghe thuyết giảng về ?ocác nguyên tắc để thành đạt?. Tưởng Jack sẽ phân tích, nhận xét gì mục tiêu đó, nào ngờ ông chiếu tiếp một slide lên màn hình:
    ?oJack Canfield muốn các bạn tăng 200% thu nhập trong hai năm tới?.
    ?o***** làm giàu? này, tác giả của bộ sách gối đầu giường của thời đại tân thời Chicken Soup For The Soul, đã có một tài sản tàm tạm gồm 110 đầu sách với hơn 100 triệu bản phát hành trên thế giới bằng 46 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có hơn 60 quyển trong danh sách bán chạy nhất của New York Times... Không có những gì trừu tượng, trên trời dưới biển trong những nguyên tắc thành đạt. Jack Canfield nói rằng khả năng thành đạt này đang ?ocó sẵn nơi mỗi người?: ?oCuộc đời là một cái ổ khóa bằng mã số. Nếu biết mã đó, cho dù bạn là ai, khóa sẽ phải mở?.
    Cách nhập đề tả chân theo kiểu ?otăng đôi thu nhập? này quả là xa lạ đối với những ai thuộc thế hệ gối đầu với những ?osách học làm người? mang tính ?oquốc văn giáo khoa thư? như Đắc nhân tâm hay Quẳng gánh lo đi của Dale Carnegie, Con người, niềm bí ẩn đó của Alexis Carrel hoặc Tâm hồn cao thượng của Edmond de Amicis...! Vài người sửng sốt khi nghe nhập đề mang màu sắc ?okim tiền? như thế! Một nhà báo lớn từng có chức sắc nhận xét vui: ?oKhác hẳn với văn hóa mới 20 năm trước đây của chúng ta...!?.
    Thật ra, Jack Canfield không khác gì Dale Carnegie. Chẳng qua mỗi thời mỗi khác, mỗi thế hệ guru (nhà tư tưởng dẫn đường) mỗi khác. Nếu Jack Canfield là guru của cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, thì Dale Carnegie là của nửa đầu thế kỷ 20. Ngày Dale Carnegie qua đời (1-11-1955) thì Jack Canfield mới bước vào đời, khác thời đại song cùng một hệ thống kinh tế - xã hội và con đường thăng tiến trong hệ thống đó.
    Nếu Dale Carnegie xuất thân trong một gia đình nông dân, từ tấm bé đã biết vắt sữa bò phụ cha mẹ, lớn lên đi học, bán thịt mỡ hun khói và xà bông để kiếm sống..., thì Jack Canfield cũng xuất thân từ một gia đình bình dân, người cha làm công cho một hiệu bán hoa, chỉ dám chi 21 cents cho bữa tối...
    Đó là những con người self-made man bằng sự tự lập mà thành đạt. Họ thuộc hàng ngũ những nhà thuyết giảng chuyên nghiệp, có đôi mắt biết ?onhìn thấy? trong khi những người khác mắt mở thao láo mà chẳng thấy. Như nhận xét tuyệt vời của Simon & Garfunkel: ?oPeople talking without speaking; people hearing without listening? (Thiên hạ nói với nhau mà chẳng nói gì, thiên hạ nghe mà chẳng nghe thấy gì). Khả năng này cho phép họ nhìn thấy những ?onguyên tắc của sự thành đạt? như Canfield dẫn giảng.
    Thành đạt là gì?

    Thành đạt mà Jack Canfield hứa với tất cả cử tọa trong hai năm tới là:
    1/ Tăng đôi thu nhập.
    Thoạt nghe có vẻ như ?oduy vật chất? quá, thực dụng quá.
    - Cái gọi là ?othực dụng của người Mỹ? có hay không, ông Jack Canfield?
    - Ở đâu cũng có tinh thần thực dụng cả. Có thể ở Mỹ nhiều hơn song nhất định không phải trong ý nghĩa cực đoan. Vấn đề là làm sao tìm được sự tương đối và cũng tùy theo cách cảm nhận.
    Thật vậy, khi mà các quốc gia đều đề ra những mục tiêu tăng GDP năm tới là bao nhiêu, thì việc mỗi cá nhân có mơ tăng thu nhập là bao nhiêu cũng là đích đáng. Song, không chỉ có mỗi tăng thu nhập. Những hứa hẹn khác mà Jack Canfield muốn ?obán? cho cử tọa còn là:
    2/ Tăng đôi thời gian rảnh rỗi để sống cho bản thân và gia đình, bè bạn, tha nhân.
    Quả mới mẻ! Thật ra, theo Jack, phân chia thời gian như thế chính là để tăng hiệu suất công việc, do lẽ các nghiên cứu cho thấy 80% kết quả có được là đến từ chỉ 20% nỗ lực! Trong một tổ chức, điều này càng cần thiết và để làm được điều đó ?ocác sếp hãy ủy nhiệm cho người khác? - Jack bảo.
    3/ Tìm được thế quân bình vui vẻ trong công việc và khi về nhà.
    Khi mà câu hỏi ?oChọn gì giữa sự nghiệp và gia đình?? vẫn còn là một chọn lựa đối kháng ?ođau lòng? cho không ít người, thì những khuyến cáo về sự ?oquân bình vui vẻ? này là gì?
    Jack Canfield trả lời: ?oVấn đề là làm sao giáo dục người ta thiết lập tầm nhìn và mục tiêu của họ sao cho đảm bảo thế cân bằng giữa mọi lĩnh vực của cuộc đời. Làm được thế cá nhân sẽ hoàn thiện và tổ chức sẽ thành công?.
    Nhận 100% trách nhiệm
    Jack nhấn mạnh: ?oMột trong những quan niệm sai lầm đầy rẫy trong nền văn hóa của chúng ta ngày nay là: bạn có quyền sống một cuộc đời tuyệt vời..., do có ai đó phải có trách nhiệm đem lại cho ta cuộc sống đầy hạnh phúc, nhiều cơ hội chọn lựa công việc thú vị... Sự thật là chỉ có một người có trách nhiệm cho chất lượng của cuộc sống mà bạn đang sống. Người đó chính là bạn?.
    Jack Canfield đốc thúc: ?oHãy từ bỏ mọi đổ thừa. Nếu việc không trơn tru như đã định, hãy tự hỏi: Làm thế nào mà tôi đã tạo ra cớ sự như thế này? Tôi đã phát biểu hoặc không phát biểu những gì, đã làm hoặc không làm gì để dẫn đến kết quả này? Lần tới tôi phải làm gì khác để có được kết quả tôi muốn?.
    Jack kiên trì nhấn mạnh đến yêu cầu từ bỏ đổ thừa này: ?oSau một kết cuộc không như ý, các bạn có thể có hai thái độ: đổ thừa cho nền kinh tế, cho nạn hành... chính, cho bầu không khí chính trị, cho thời tiết, cho thiếu vốn, cho thiếu trình độ...; đổ thừa cho cây gậy đánh gôn nếu bạn chơi gôn. Hoặc đơn giản nghĩ đến việc thay đổi cách đáp ứng các điều kiện khách quan đó, thay đổi cách suy nghĩ, thay đổi cách ăn nói diễn đạt, thay đổi cả những ?oấn tượng? đã có trong đầu bạn, thay đổi thái độ... Tỉ như thay vì gãi đầu bảo ?otại sáng nào cũng kẹt xe?, hãy ra khỏi nhà sớm hơn... Bạn sẽ chẳng bao giờ thành đạt nếu bạn cứ đổ thừa người khác hay cái gì đó. Ngày mà bạn thay đổi cách đáp ứng, ngày đó đời bạn bắt đầu sẽ khá hơn...?.
    Jack Canfield có một ?obài vè? khá ngộ nghĩnh: ?oBạn chính là người đớp thức ăn béo ngậy, mặn chát, ngọt lừ hại thân - Bạn chính là kẻ đã từ chối - Bạn chính là người nhận công việc đó - Bạn chính là người khăng khăng đòi làm việc đó một mình - Bạn chính là người nghe lời họ dụ dỗ mà quên đi trực giác của mình và mua món hàng đó... Than gì nữa! Tất cả những gì bạn lãnh ngày hôm nay chính là hậu quả của những chọn lựa của bạn trong quá khứ...?.
    Jack tỏ ra rất am hiểu tâm lý con người khi đào sâu thêm về cái bệnh đổ thừa: ?oBạn có nhận thấy rằng thường thì người ta than vãn với những người ?okhông phải việc?. Như về nhà than chuyện ở sở làm với bà (ông); vô sở làm lại than chuyện bà xã, ông xã, trong khi chẳng ai chịu nói trực tiếp với mình hay với vợ (chồng) mình để giải quyết?.
    Chịu trách nhiệm 100%. Có lẽ đây là bài học thiết thực nhất của Jack Canfield. Đây không chỉ là lời khuyên cho từng cá nhân, mà là cả cho các tổ chức, như chính tựa đề của buổi diễn thuyết: ?oCá nhân hoàn thiện, tổ chức thành công?.
    Giao du vượt cấp khác và biết ơn người khác
    Jack Canfield là một người đi và sống nhiều. Đi đến đâu ông cũng đều gặp một số người được xem là thành đạt để nghe họ chuyện trò. Đây cũng chính là một trong những nguyên tắc thành đạt: ?oHãy giao thiệp với những người cao hơn bạn một cấp. Bạn là mẫu số chung của năm người mà bạn dành thời gian giao du nhiều nhất. Hãy tránh những kẻ chỉ nhìn đời bằng cặp mắt tiêu cực, hãy tìm đến những ai có tinh thần tích cực?.
    Một lời khuyên khác của Jack rất thấm thía: mỗi ngày hãy biết cảm ơn người khác quanh mình vì những gì họ đang làm. Một tập thể, một xã hội chỉ hài hòa nếu biết ơn nhau. Bài tập mà Jack yêu cầu thực hành ngay là mỗi người hãy tìm một lý do để cảm ơn người khác quanh mình. Có người cảm ơn người tổ chức buổi diễn thuyết, có người cảm ơn những người phục vụ... Có lẽ cũng nên cảm ơn cả những người trẻ tự tin, có trình độ, xông xáo, đã bỏ tiền túi đến có mặt trong buổi gặp gỡ này.
    Hãy hành động
    ?oBạn có biết sự khác biệt giữa kẻ thắng, người thua trong xã hội là gì không??, Jack hỏi. Người bảo thế này, người bảo thế nọ. Cuối cùng Jack cầm một quyển sách của mình lên và bảo: ?oCó ai muốn có được quyển sách này không? Hãy đến lấy?.
    Người này ngó người kia, như một cố tật xưa nay không hiếm của người Việt mình. Có hai người chạy vọt lên giành lấy quyển sách làm Jack té văng vì cú chen lấn này, song ông vẫn thản nhiên tiếp lời: ?oHọ có được quyển sách, khác biệt chính ở chỗ họ đã hành động. Hãy loại bỏ câu ?oTôi không thể làm được?. Hãy lập ra một danh sách những gì mà bạn cho là không làm được để từ bỏ chúng đi... Ngược lại hãy làm nhiều hơn những gì bạn đã thành công, bớt những gì làm sai, nặn óc tìm sách lược mới. Hãy vạch kế hoạch mỗi ngày làm những gì và làm cho được...?.
    Theo Jack Canfield, có đến 64 bí quyết để thành đạt. Nhưng sự thành đạt chỉ dành cho những người biết nghe, biết nhìn, biết thấy, biết nói và biết làm.
    (Hữu Nghị)
    Được Nick_khong_hop_le sửa chữa / chuyển vào 20:27 ngày 08/10/2006
  5. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Gần đây chúng ta có thấy xuất hiện 1 số cửa hàng với tên để " Nước Mía siêu sạch" nằm trên 1 số con đường chính ở TP HCM , và đây là sản phẩm với sự tự giới thiệu của họ, Mời các bạn tham khảo để học hỏi :

    Công ty... nước mía

    Một tiến sĩ và một thạc sĩ vừa du học về lại đi mở quán bán nước mía và quyết tâm biến nó thành một công ty.
    Tôi tìm đến số 54 Trần Quang Khải (quận 1, TP.HCM). Đó là một cái quán khá sang trọng có treo tấm bảng ?oNước mía siêu sạch?! Bên trong, một dãy ghế cao được bày sẵn để khách ngồi, đối diện là cái quầy lớn bằng kính trong suốt.
    Trên quầy, một hàng chai lọ kiểu dáng thon thả chứa đủ màu xanh đỏ tím vàng của những tinh chất trái cây như: chanh, lựu, tắc, đào, dâu... Cạnh đó là một hàng ly giấy in màu sắc trang nhã để chồng lên nhau gọn gàng, ngăn nắp. Nổi bật hơn cả là cái máy ép mía bằng inox sáng trưng.
    Công nghệ dân dã
    Tùy theo ý thích, khách có thể lựa chọn hương vị mía chanh, dâu hay bạc hà... Cô bán hàng sẽ cho vào ly nước mía vài giọt thơm tho... Giá một ly 7.000đ. Tôi để ý thấy người vào uống khá đông nhưng thường là mua về. Một cậu học trò mua một lần bốn ly xách trên cái bọc lớn. Tôi nhấp thử một ngụm. Quả là ngọt mát, hương bạc hà the the. So với nước mía ở lề đường, vị ngọt chẳng khác nhau, nhưng ở đây có thêm mùi hương trái cây là lạ. Điều đặc biệt là tôi có cảm giác yên tâm hơn lúc uống nước mía lề đường vì nhiều lẽ: ly sạch, nước đá sạch, mía sạch và nhất là không phải nhìn cảnh ruồi bu đầy xác mía bỏ đống trong giỏ cần xé.
    Hỏi cô phục vụ xinh như mộng mới biết đây là cửa hàng do hai ông chủ vừa tốt nghiệp thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài về mở. Ông chủ Trần Công Sở với tám năm tu nghiệp ở Nhật, ra trường với tấm bằng tiến sĩ công nghệ thông tin; còn Nguyễn Hoàng Hải chỉ ?okém? một chút - thạc sĩ công nghệ thông tin từ Úc trở về.
    Những năm làm việc, học tập ở nước ngoài, hai người đã ?onhiễm? dần thói quen, tác phong, suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề một cách hoàn toàn độc lập. Cộng với bản tính thích phiêu lưu mạo hiểm pha chút lãng tử, Hải - Sở lúc nào cũng có những ý nghĩ táo bạo trong định hướng công việc như tự lập riêng cho mình một ?ocơ ngơi? với nguồn vốn tích lũy: kiến thức. Hải cho biết: ?oHồi còn ở Úc, tôi đã đánh liều mở công ty riêng làm ăn trên mạng Internet rồi. Nó chưa thành cái gì nhưng tôi cũng thu được kha khá vốn liếng về kinh nghiệm?.
    Trả lời câu hỏi ?ovì sao với tấm bằng tốt nghiệp danh giá như thế mà hai bạn không nhận lời làm việc cho một công ty hoặc cơ quan tầm cỡ nào của Nhà nước??, Hải cười hồn nhiên: ?oChúng tôi chưa bao giờ có ý nghĩ làm việc cho cơ quan nào cả, đơn giản bởi vì chúng tôi muốn tự lập, không bị ràng buộc. Mặt khác, chúng tôi nghĩ công nghệ thông tin ở VN đang là thị trường lớn và mới mẻ, lo gì không có nhiều ?ođất để dụng võ?.
    Vốn là bạn học của nhau từ những năm lớp 6, Hải - Sở vô cùng thích thú khi đi lang thang trên vỉa hè hoặc tìm về vùng ngoại ô để thở không khí dân dã miền quê Hà Nội thời xa xưa. Đôi bạn lúc thấy phố xá hiện đại quá mà tiếc nuối những món ăn thức uống vỉa hè ngày xưa như xôi gói lá sen, bánh bèo bọc lá chuối, nước mía, nước vối... nay đã vắng bóng trên phố phường. Và cũng chính nhịp sống đô thị đã làm cho hè phố trở nên bụi bặm, và người sành ăn có xu hướng trốn bụi bằng cách thu mình vào trong nhà hàng, cửa hiệu. Từ thực tế này, Hải - Sở nảy ra ý tưởng: xây cái dân dã len vào đời sống đô thị lên thành một... công ty.
    Nước mía chuyên nghiệp

    Trong một lần uống nước mía vỉa hè, Hải bỗng nói với Sở: ?oSao mình không làm nước mía nhỉ? Nó vừa bình dân lại rẻ tiền, nguyên liệu dồi dào mà đông người ưa chuộng và đây cũng là thức uống độc đáo của người VN?. Thế là hai người hăm hở bắt tay nhau ra nghề... bán nước mía.
    Với tiêu chí ?osạch?, Hải - Sở lên mạng Internet truy tìm chiếc máy ép nước hiện đại và tiện lợi nhất. Hai anh tìm được địa chỉ của một công ty ở Mỹ có bán một loại máy như ý muốn: gọn nhẹ, đặc biệt là có thể tháo lắp đến từng con ốc vít để tiện rửa ráy vệ sinh. Hải nói: ?oThú thật nhìn cái trục ép nước mía ở VN mình... ớn quá. Đành rằng người bán đã rửa sạch, nhưng những cái khía của trục quay khó lòng tẩy hết chất bã bám vào?. Hai anh còn phát hiện chi tiết thú vị: ở nước ngoài người ta cũng thích uống nước mía, tất nhiên là trong cửa hiệu đàng hoàng.
    Các qui trình khép kín từ khâu vận chuyển nguyên liệu, cắt gọt mía, cạo rửa cho tới lúc ép nước, cho vào ly... đều ?olập trình? một cách chi tiết với nguyên tắc tất cả đều phải đảm bảo tiêu chuẩn ?osạch?. Chỉ riêng khâu sản xuất ly giấy ?osiêu sạch?, hai anh đã phải tìm hiểu hàng tháng trời mới chọn được đối tác cung cấp và buộc họ phải thuê chuyên gia thiết kế mẫu mã tạo những hình ảnh, màu sắc hài hòa, tạo cảm giác êm dịu cho người dùng khi đưa ly lên miệng.
    Tháng 3-2006, cửa hàng ?onước mía siêu sạch? đầu tiên của Hải - Sở ra đời ở phố Phương Mai (Hà Nội). Và ngay lập tức nó đã nhận được sự tiếp đón khá nồng hậu của khách hàng. Một tháng sau đó, Hải - Sở đưa nước mía lên các con phố ?ođỏng đảnh? nhất của giới sành ẩm thực Hà thành. Đến tháng 6-2006, ?ocông nghệ nước mía? bắt đầu ?otiến về Sài Gòn? với gần chục cửa hàng ở những con đường sầm uất Trần Quang Khải, Lý Chính Thắng, Nguyễn Tri Phương, Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Thụ..., đưa tổng số cửa hàng lên con số 20.
    Hiện nay hai anh đang tuyển dụng thêm nhân viên để cho đi tập huấn rồi bung ra phục vụ tại các điểm mới mở. Hải bộc bạch: ?oChúng tôi đeo đuổi ý tưởng xây dựng một chuỗi hệ thống cửa hàng nước mía trên toàn quốc. Và biết đâu nó sẽ vươn dài ra khắp thế giới trong tương lai không xa, bởi đây là loại thức uống bình dân và thông dụng cho tất cả mọi người trên hành tinh này?.

  6. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài khởi nghiệp này hay hay, lưu vào đây cho cả nhà cùng đọc và tham khảo nhé :

    Có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau trong việc hình thành cơ cấu kế hoạch kinh doanh. Tất cả sự lựa chọn sẽ bao gồm 4 lĩnh vực cơ bản của kinh doanh - Marketing, sản xuất, tổ chức, tài chính. Đây là một ví dụ :
    Tóm tắt thực thi
    1. 1 Đối tượng
    1. 2 Nhiệm vụ
    1. 3 Mấu chốt cơ bản để thành công
    Tóm tắt kinh doanh
    2. 1 Quyền sở hữu công ty
    2. 2 Tóm tắt khởi sự doanh nghiệp
    Mô tả lịch sử của dự án - sản phẩm, thị trường, địa điểm, hình thức pháp lý, kế hoạch thực hiện & kế hoạch tài chính.
    2. 3 Các sản phẩm và dịch vụ
    Tóm tắt sản phẩm/dịch vụ được chào bán/ cung cấp
    2. 4 Vị trí của công ty và các điều kiện thuận lợi
    Địa điểm của doanh nghiệp là yếu tố cần thiết để giảm giá các chi phí hoặc tăng các cơ hội của các khách hàng dừng chân tại doanh nghiệp để xem các sản phẩm hoặc yêu cầu các dịch vụ của bạn. Địa điểm phụ thuộc vào các loại hình kinh doanh như bán lẻ, định hướng dịch vụ hoặc quan hệ sản xuất. Có một số yếu tố quan trọng để xem xét địa điểm cũng như tiếp cận nguồn nguyên liệu thô, tiếp cận thị trường và các kênh phân phối, các phương tiện sẵn có để vận chuyển, hiệu quả & giá lao động lành nghề rẻ...
    Các sản phẩm và các dịch vụ
    3. 1 Mô tả sản phẩm và dịch vụ :
    Mô tả vắn tắt về sản phẩm, kích cỡ, màu sắc, hình dáng và hàng loạt các sản phẩm được chào bán hoặc đặc điểm của dịch vụ được cung cấp. Giới thiệu công dụng, những lợi ích, dù đó là một sản phẩm/dịch vụ mới hoặc đã có.
    3. 2 So sánh sự cạnh tranh
    Xác định cái gì sẽ làm cho sản phẩm/dịch vụ trở thành độc nhất trên thị trường. Liệu đó sẽ là một sản phẩm có chất lượng tốt hơn những sản phẩm đang có mặt hiện nay hay giá cả sẽ là một khác biệt đáng kể làm cho sản phẩm bán ra được dễ dàng hơn ? Những đặc điểm sẽ làm cho sản phẩm khác với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh có thể là gì ?
    3. 3 ấn phẩm quảng cáo chào hàng
    3. 4 Tìm nguồn
    Xác định các nguồn khác nhau về nguyên liệu thô và nhân công và khả năng sẵn có trong năm nhằm mục đích bảo đảm cho sự sản xuất liên tục. Dự tính những vấn đề có thể xảy ra với các nguồn và tìm kiếm các giải pháp.
    3. 5 Công nghệ
    Xác định trang thiết bị máy móc cần thiết để sản xuất và dự tính những chi phí chính xác. Nhìn chung việc này sẽ tốt hơn nhiều nếu bắt đầu xây dựng với quy mô vừa phải, bắt đầu từ một toà nhà nhỏ hoặc thậm chí thuê địa điểm và có trang thiết bị máy móc cần thiết tối thiểu. Chu kỳ sử dụng có ích của máy móc và các trang thiết bị phải được xem xét trong phần này, có tính đến khấu hao..
    3. 6 Các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai
    Phân tích thị trường
    4. 0 Tóm tắt
    4. 1 Phân đoạn thị trường
    Mô tả toàn cảnh địa lý (đó là nơi mà hầu hết các sản phẩm được bán ra) và nhóm mục tiêu cụ thể trong dân số thuộc khu vực đó.
    4. 2 Phân tích ngành
    4. 2. 1 Các thành viên tham gia đến ngành
    Xác định khách hàng mục tiêu rõ ràng, có thể cũng như các tính cách của họ và hồ sơ về tuổi tác, giới tính, thu nhập, thực tiễn mua hàng, các kênh tiêu dùng, cách sống và thị hiếu nhằm mục đích đảm bảo rằng sản phẩm cần thiết phù hợp với nhu cầu và cũng như những mong muốn của họ. Nếu họ là các tổ chức khác hoặc các doanh nghiệp, khối lượng tiêu dùng của họ và tiến trình tạo ra quyết định trong việc mua sản phẩm và thanh toán cũng nên được xem xét đến.
    4. 2. 2 Các kiểu phân phối.
    Lựa chọn kênh phân phối đạt kết quả nhất về sản phẩm/dịch vụ xem xem sản phẩm/dịch vụ nên được trực tiếp bán cho các khách hàng hay bán thông qua trung gian.
    4. 2. 3 Các kiểu cạnh tranh và mua hàng
    4. 2. 4 Các đối thủ cạnh tranh chính
    Miêu tả những đối thủ cạnh tranh hiện có mặt trong khu vực thị trường, điểm mạnh, điểm yếu, tầm quan trọng của họ đối với doanh nghiệp của bạn
    4. 3 Phân tích thị trường
    Chiến lược và việc thực hiện
    5. 0 Tóm tắt
    5. 1 Chiến lược Marketing
    Hình thành chiến lược marketing nghĩa là lập kế hoạch phù hợp, cân đối và hợp nhất chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược quảng cáo. Đây là sự cần thiết cho một doanh nghiệp mới nhằm mục đích bước vào thị trường xác định và cạnh tranh nhiều hơn là các doanh nghiệp hiện có.
    5. 1. 1 Thị trường mục tiêu và phân đoạn thị trường
    5. 1. 2 Chiến lược giá cả
    Lựa chọn chiến lược giá cả thích hợp mới vì đây là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của doanh nghiệp
    5. 1. 3 Chiến lược hỗ trợ
    Quảng cáo là cần thiết để hấp dẫn và thuyết phục người mua để mua sản phẩm của bạn và không mua của các đối thủ cạnh tranh của bạn nhằm mục đích đạt được những doanh thu dự tính. Hỗ trợ bán hàng nói chung được chia thành quảng cáo, hỗ trợ bán hàng, ấn phẩm và bán hàng cho cá nhân. Cần phải xem xét kỹ ngân sách chi cho hỗ trợ trong kế hoạch kinh doanh.
    5. 1. 4 Chiến lược phân phối
    Xác định người trung gian tiềm năng để liên hệ nhằm mục đích đạt được doanh thu chỉ tiêu
    5. 1. 5 Chương trình marketing
    5. 2 Chiến lược bán hàng
    5. 2. 1 Dự báo bán hàng
    Dự tính doanh thu chỉ tiêu trong tháng và hàng năm trên cơ sở tối thiểu là 5 năm tiếp theo. Đây là một yếu tố chính của kế hoạch kinh doanh. Thực tế hơn, đó là sự chính xác hơn những dự tính khác có thể.
    5. 2. 2 Kế hoạch bán hàng
    5. 3 Liên minh các chiến lược
    5. 4 Dịch vụ và hỗ trợ
    Mô tả dịch vụ phụ được chào bán hàng cùng các sản phẩm/dịch vụ chính nhằm thoả mãn các nhu cầu khác của khách hàng.
    5. 5 Các điểm mốc quan trọng
    Quản lý
    6. 0 Tóm tắt
    6. 1 Cơ cấu tổ chức
    Xác định rõ một hình thức đăng ký kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh dựa chủ yếu vào kinh nghiệm chủ sở hữu trong quản lý kinh doanh và khía cạnh chuyên môn. Chuẩn bị một sơ đồ tổ chức mà trong đó từng chức năng được minh họa cụ thể.
    6. 2 Nhóm quản lý
    Mô tả nhân sự chủ chốt trong nhóm quản lý về mặt hiểu biết, kinh nghiệm quan hệ kinh doanh, trình độ học vấn và trách nhiệm của họ trong kinh doanh
    6. 3 Sự khác biệt của nhóm quản lý
    6. 4 Kế hoạch nhân sự
    Dựa vào biểu đồ tổ chức xác định kế hoạch để thuê nhân sự cấn thiết, chuẩn bị phần miêu tả công việc, các tiêu chí để lựa chọn, tiền thù lao và các phụ cấp khác cho nhân viên.
    6. 5 Xem xét các phần quản lý khác
    Kế hoạch tài chính
    7. 1 Những giả định quan trọng
    Đưa ra những điều kiện quan trọng mà thiếu chúng phần kế hoạch tài chính có thể bị thất bại.
    7. 2 Các chỉ số tài chính cơ bản
    7. 3 Phân tích điểm hoà vốn
    Điểm hoà vốn là mức sản xuất mà ở đó doanh nghiệp không thu được lợi nhuận hoặc cũng không bị lỗ. Sản xuất trên mức này sẽ có lãi và sản xuất dưới mức này sẽ làm doanh nghiệp bị lỗ. Điểm này có thể được tính toán bằng giá trị sản lượng sản xuất, tỉ lệ % hoặc doanh thu.
    7. 4 Lỗ lãi dự kiến
    Bản báo cáo lãi, lỗ cho biết kết quả của hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định ( tháng hoặc năm). Nó có thể được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi các chi phí hoạt động trong cùng thời gian.
    7. 5 Dự kiến lưu chuyển tiền mặt
    Báo cáo lưu chuyển tiền mặt trong doanh nghiệp cho biết các nguồn (đầu vào) và việc sử dụng (đầu ra) tiền trong kinh doanh của năm đó. Bằng cách lập kế hoạch về lưu chuyển tiền mặt của doanh nghiệp, bạn sẽ dự tính được khi nào bạn cần một khoản tiền mặt bổ sung và khi nào bạn có thể có thêm một khoản tiền dư. Nếu bạn vay từ ngân hàng thì họ sẽ phải biết kế hoạch lưu chuyển tiền mặt của bạn.
    7. 6 Bản dự tính cân đối kế toán
    Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài sản (tích sản) và trái vụ nghĩa vụ tài chính, đưa ra một bức tranh về tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, ví dụ vào cuối năm
    7. 7 Tỉ lệ kinh doanh
    Trong phần cuối của kế hoạch kinh doanh, cần thiết phải kiểm tra tính khả thi của dự án về mặt tài chính. Liệu lợi nhuận của năm đầu tiên có đủ để trả nợ và hoàn trả lãi suất không? Điều gì xẩy ra với khả năng sinh lời dự kiến nếu chi phí nguyên liệu thô tăng 10%? Cái gì nếu dự toán doanh thu chỉ có 80% là hiện thực ? Doanh nghiệp có thể phải có nghĩa vụ trả lãi bằng tiền mặt hàng tháng ? Các tỉ lệ tài chính khác nhau được sử dụng để trả lời tất cả các vấn đề như vậy.
    Có được trợ giúp chuyên môn trong việc chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh
    Các chủ đề của kế hoạch kinh doanh mà các chủ doanh nghiệp thường thấy khó khăn hơn cả đó là phần marketing và tài chính. Nếu bạn thực sự muốn bắt đầu, mở rộng hoặc nâng cao khả năng kinh doanh của bạn, điều đó hoàn toàn đáng để thu lượm các kiến thức chuyên sâu về lập kế hoạch kinh doanh của bạn. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là bạn tham khảo tư vấn kinh doanh từ những bạn bè gần bạn. Bạn có thể tìm đến các nhân viên ở các Trung tâm tư vấn doanh nghiệp đã có quan hệ với các chi nhánh của chúng tôi ở các tỉnh hoặc nơi nào đó. Đồng thời bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
    Những chi phí bỏ ra ban đầu
    Có rất ít các kế hoạch kinh doanh - hoặc doanh nghiệp mà không chỉ ra được những khoản lố ở giai đoạn đầu thực hiện việc kinh doanh. Những khoản lỗ này về cơ bản xẩy ra do các chi phí ban đầu dành cho việc khởi sự doanh nghiệp và doanh thu còn thấp khi mới bắt đầu kinh doanh. Mức độ và kỳ kế toán có thể thay đổi lớn từ một lĩnh vực kinh doanh đến một lĩnh vực kinh doanh kế tiếp theo. Đồng thời cũng phụ thuộc vào việc bạn sử dụng phương pháp giải ngân vốn tài trợ từ bên ngoài, vào các chi phí và phương pháp hoàn trả có liên quan đến nguồn tài chính này.
    Chúc cả nhà vui-khỏe !
  7. Changes_of_my_life

    Changes_of_my_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    1.867
    Đã được thích:
    0
    Đọc qua 3 trang của chủ đề "con đường đến thành công" này, đúng là có nhiều bài post hay đó, nhưng cũng chỉ là công nghệ copy và paste thôi. Mọi người đã cảm nhận bài hay và có ích nên pát qua cho bà con đồng hương xem. Thì là cũng hay đấy. Nhưng Chen nghĩ, trong box QN này, có nhiều anh chị cũng đã xem như thành công trong sự nghiệp của mình. Thay vì cứ copy và paste mãi như thế, thôi thì anh chị nói chính chuyện của mình ra luôn đi. Những anh những chị, khởi nghiệp như thế nào? Khởi đầu khó khăn ra sao? Tình trạng công việc hiện tại thế nào? Kinh nghiệm? Cảm nhận sự ổn định và thành công? Chính mọi người chia sẻ với nhau, tâm tình với nhau, Chen nghĩ có khi lại hay hơn, thực tế hơn, gần gũi hơn,...nhìn chung là hơn cái copy và paste mãi thế.
    Trong này ắt cũng có vài anh chị biết về Chen, tuổi đời lẫn kinh nghiệm sống còn non choẹt. Về sự nghiệp thì cũng chưa gọi là gì ra cơm cháo cả. Thế nên cũng không đủ tự tin, đúng hơn là không có "của hồi môn" gì để nói, để chia sẻ với mọi người trên này cả. Các anh chị lớn, nói về "con đường đến thành công" của mình như thế nào cho lũ trẻ sau biết cái coi nào! 1, 2, 3 vỗ tay cho người đầu tiên
  8. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Change _,
    Em phải hiểu rằng, đây chỉ là những bài vở với lý thuyết suôn vì bản thân chưa có ai là chủ chính mình cả ... Nhưng nếu đọc hoặc nghe những bài vở hay mà mình tâm đắc thì hãy gởi nó vào đây để mọi người có thể tham khảo ...
    Hình như mọi người ở đây với tư cách học hỏi là chính, vì cảm nhận rằng chưa ai đủ sức để bước vào thương trường .... thấy những bài viết hay, cảm phục hay tâm đắc những ý chí, những bản lĩnh rất chi là tuyệt vời của những người đi trước .... Hiện giờ chị cũng chỉ từng bước tìm tòi, ngâm cứu để thử sức của mình tới đâu và bản lĩnh của mình thế nào... vì bản thân không muốn từ bỏ những ước mơ, khát vọng vẫn cứ thôi thúc trong tim.. Một khi có 1 đồ án mang tính khả thi và thực tiễn thì ắt hẳn chúng ta sẽ về đến đích trong thời gian không xa lắm...
    Vài dòng sẻ chia...
    Hi vọng sẽ có dịp đóng góp của mọi người...

Chia sẻ trang này