1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Con đường nào cho tài năng trẻ Bình Định?

Chủ đề trong 'Bình Định' bởi DeNhatKhao, 07/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. DeNhatKhao

    DeNhatKhao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Con đường nào cho tài năng trẻ Bình Định?

    Trong nhiều bài viết (bài nghiên cứu) các tác giả thường ?onổ? Bình Định là đất địa linh nhân kiệt. Thật ra số người Bình Định thành công cũng không lớn lắm nếu so sánh với một ssố địa phương khác như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, TT-Huế. Người tài thì ở đâu cũng có, điều quan trọng là giới lãnh đạo địa phương có quan tậm việc ?ođào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài? hay không.
    Có thể nói không ngần ngại rằng một thời gian dài Bình Định không phải là ?ođất lành chim đậu?. Các quan chức vui miệng thì cũng nói cần tài năng trẻ về xây dựng quê hương nhưng thực tế thì các đơn xin việc của sinh viên mới ra trường bị dội lại. Một số trường hợp khác thì bị các quan tổ chức ra giá. Chính vì lẽ đó mà số người Bình Định có bằng cấp chỉ có nước đi xây dựng quê?nẫu? như: TpHCM, Bình Dương, Long An, Vũng Tàu, Gia Lai, Đắc Lắc?

    Không chỉ ở lĩnh vực học vấn mà ở những lĩnh vự khác như văn nghệ, thể thao cũng vậy. Nhiều em rất giỏi các môn cờ vua, cờ tướng khi còn trẻ khoác áo Bình Định nhưng lớn lên lại mang áo TpHCM, Bà Rịa Vũng Tàu. Trước kia có một cầu thủ tài năng quê Hoài Nhơn khi xin khoác áo đội bóng quê nhà thì bị ra giá. Anh này phải ngậm ngụi xách gói lên Đà Lạt đầu quân cho Lâm Đồng. Sau này các thuyết khách của Sở TDTT phải lên Đà Lạt hứa này hứa nọ để kéo anh này về.
    Có lẽ một phần chiều theo các trào lưu ?ochiêu hiền đãi sĩ?, một phần do?tính người, gần đây Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hoàng Hà thông báo ?orải chiếu hoa? mời các tài năng Bình Định về giúp quê hương. Nổi đình nổi đám nhất trong vụ này là mời Tiến sĩ y khoa Tỵ về làm ở khoa ngoại thần kinh bệnh viện tỉnh. Tuy vậy, trước thực tế nền kinh tế tỉnh nhà chưa được phát triển và nạn quan liêu hành chính vẫn còn đầy rẫy, Bình Định chưa phải là vùng đất hứa của các trí thức trẻ.
    Xem ra chỉ có cách cố gắng thành danh ở xứ người rồi mới trở về góp sức như Đoàn Nguyên Đức (Giám đốc Xí nghiệp Hoàng Anh Pleiku, chủ tịch CLB bóng đá Hoàng Anh Gia Lai) hay như Tiến sĩ Tỵ thì may ra lãnh đạo tỉnh nhà mới quan tâm.
  2. vinahack

    vinahack Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Hoàn toàn đồng ý với Denhatkhap về quan điểm này, nói không ngoa Bình Định có vẻ rất kém trong việc thu hút nhân tài. Bằng chứng là phần lớn các sinh viên Bình Định ở TP. HCM thường không về quê làm việc sau khi ra trường (không biết các bạn có thấy như vậy không?). Nói như vậy có lẽ hơi tiêu cực nhưng sự thật vao giờ cũng phũ phàng. Trang số những người bạn cũa tôi học xong đại học, những đứa nào về quê làm thường là có bà con, hay bố mẹ đã lo trước chỗ làm rồi. Nói vậy không có nghĩa là những người bạn đó dở nhưng nếu như vậy thì cũng thật đáng lo. Nếu phải về tỉnh để chạy vạy một chỗ làm với ở lại TP. với cơ hội việc làm luôn rộng mở thì co` lẽ ở lại là giải pháp hợp lý hơn phải không các đồng hương? Buồn thay!!!
  3. cumvit

    cumvit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    0
    Mình đồng ý kiến trên. Chờ ngày thành danh mới trở về Quê Hương được. Chẳng biết những người quan tham có thấy những dòng này chăng...
  4. sea_star

    sea_star Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2004
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Gì mà than thế .....
    Thử hỏi bác nào dám về nhà khi bà mẹ vẫn còn cầm cái roi đứng trước cửa đợi phẹt cho vài cái . Phải dám hy sinh thôi , nhưng mà muốn hy sinh cũng có được đâu .Thế đấy .
    Hồi tớ về Quy Nhơn thử xin thực tập tốt nghiệp ở Cty Vận tải biển Bình Định , gặp một pác nào ý làm ở phòng Nghiệp Vụ .Pác ấy nói cũng muốn tạo điều kiện cho sinh viên về Cty thực tập ...nhưng Cty có mỗi cái tàu ọp ẹp 2000DWT ,lại cho thằng nào trong Xì Gòn thuê rồi .Híc ..buồn thía , buồn vì không phải mình không có chổ thực tập ở ngay trên chính con tàu của quê nhà mà buồn vì quê nhà có "con tàu như thế " ...Một tỉnh có điều kiện kinh tế địa lý về hàng hải như thế mà phải lép vế quá .
    Bây giờ thì tớ đã đầu quân cho một Cty vận tải biễn lớn thứ 2 ở Việt Nam , không phải vì chê Bình Định "nghèo"như thế mà vì không có chổ để làm .Ôi ôi các pác lãnh đạo ơi , bỏ rơi con trẻ như thế là không tốt đâu hu hu
  5. cumvit

    cumvit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    0
    Những người có hoàn cảnh như bạn rất nhiều...tui biết rất nhiều con người thành danh...có những công ty lớn trong nước mà giám đốc đều là người Bình Định cả thôi. Ai mà chẳng yêu quê hương mình chứ....Nhưng cái nghịch ly như vậy thì tình mình nghèo quá...Tiềm năng tỉnh mình lớn nhưng không biết fát huy thôi.
  6. truongyenthanh

    truongyenthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Sinh viên giỏi nhất nước Anh là chàng trai Bình Định !


    Chủ tịch Hội đồng thi A-Level trao bằng khen Sinh viên giỏi nhất nước Anh cho Nguyễn Chí Hiếu (ảnh: T.L.G.Đ)
    Báo chí của nhiều nước trên thế giới trong một ngày đầu tháng 12/2004 đã thật sự bất ngờ trước một cái tên Việt Nam: Nguyễn Chí Hiếu - người đã vượt qua hơn 300.000 học sinh ở Anh để đoạt huy chương vàng trong kỳ thi chuẩn bị vào đại học (A-Level). Việc chàng trai quê Bình Định vừa tròn 20 tuổi này "ẵm" danh hiệu Sinh viên giỏi nhất nước Anh đã được nhiều báo, đài đồng loạt loan tin với lòng ngưỡng phục thật sự...
    Trưởng thành từ nghèo khó
    Người viết bài đã đến căn nhà nhỏ của Hiếu ở số 43 Tăng Bạt Hổ, TP Quy Nhơn (Bình Định). Mẹ của Hiếu - cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hương - nói: "Thằng út vừa mới nhận thêm một Giải Vàng nữa, nhưng nó nhắc khéo mẹ là đừng "mách" với ai cả!". Ngày Hiếu nhận bằng khen từ tay ông Chủ tịch Hội đồng thi A-Level toàn nước Anh, cô giáo Hương đã bật khóc. Suốt cả đêm bà đã không thể nào chợp mắt được. Niềm vui quá bất ngờ, người mẹ này chẳng nghĩ đến sự tự hào mà lòng chỉ bồi hồi, ngậm ngùi nhớ lại những tháng ngày nghèo khó của gia đình mà bản thân vợ chồng bà cũng như 3 người con đã trải qua suốt một thời gian dài. Bà nói: "Cả hai vợ chồng đều theo nghề giáo. Tôi dạy Văn, chồng tôi dạy Toán ở Trường Quốc học Quy Nhơn. Lương ngày ấy chỉ đủ trang trải cuộc sống. Rồi đến năm 1990, vì sức khỏe yếu, cả hai vợ chồng xin nghỉ, về buôn bán nhỏ mưu sinh...".
    Thành tích của "Chàng trai vàng" đất võ
    - Đạt danh hiệu học sinh giỏi 11 năm liền
    - Đạt TOEFL 557 điểm khi đang học lớp 9
    - Giải nhì Anh văn quốc gia năm 2001 (không có giải nhất)
    - HCV môn tiếng Anh trong kỳ thi Olympic 30/4 dành cho học sinh miền Nam
    - Cuối năm 2001 nhận học bổng của Trường Cambridge Tutor''s College ở Croydon (Anh)
    - Tháng 12/2003, đạt danh hiệu Sinh viên giỏi nhất nước Anh sau khi giành thủ khoa 2 môn Toán, Thống kê và đứng đầu 10 bộ môn thi A-Level của Hội đồng AQA (The Assessment and Qualifications Alliance)
    - Tháng 2/2005 đoạt Giải Vàng của Tổ chức CIFE (bao gồm 27 trường dự bị đại học) ở Anh
    - Hiện đang học khoa Kinh tế, Học viện Kinh tế - Chính trị London (LSE)...

    Cuộc sống khó nghèo cứ thế trôi qua, vợ chồng cô giáo Hương chẳng bao giờ dám nghĩ đến chuyện đưa con cái đi du học nước ngoài. Nhưng rồi, nhờ sự nỗ lực vươn lên của những người con, chuyện không tưởng ở thời điểm bấy giờ đã thành hiện thực. Người con thứ hai sinh năm 1982 - Nguyễn Chí Nghĩa hiện đang theo học ở Trường Đại học Quốc lập Tohoku (Nhật), từng đoạt huy chương vàng trong một cuộc thi hùng biện bằng tiếng Nhật. Bà Hương kể: "Hồi còn nhỏ, cả Nghĩa và Hiếu biết nhà nghèo nên chẳng bao giờ đòi hỏi mua sắm gì. Cả ngày chỉ biết đến lớp học rồi về phụ giúp bố mẹ bán hàng. Ngay cả bây giờ, những lúc về thăm nhà, tụi nó vẫn ngoan hiền như ngày xưa, mọi chuyện đều vâng lời bố mẹ, đi đâu cũng chỉ dùng xe đạp".
    Quê nhà là điểm dừng chân !
    Sau khi "đánh bại hơn ba trăm ngàn học sinh ở Anh" (chữ dùng của Đài BBC) để trở thành Sinh viên giỏi nhất Anh Quốc, Nguyễn Chí Hiếu đã được những tờ báo danh tiếng như The Sun, Daily Mail, Evening Standard... liên tục phỏng vấn; nhiều trường trung học cũng mời Hiếu đến nói chuyện về kinh nghiệm học tập và cả những "bí quyết" để thành công cho các bạn đồng trang lứa. Thế nhưng, hào quang vẫn không làm thay đổi bản tính khiêm nhường và cầu tiến của chàng trai này. Chỉ chưa đầy một tuần sau, Hiếu tiếp tục quay trở lại cuộc sống thường nhật với việc học của mình. Hiếu tâm sự: "Trong những lần nói chuyện với các bạn học sinh quốc tế, em cũng chỉ bày tỏ những vấn đề khó khăn thường ngày mà em đã gặp phải và cách khắc phục nó. Ngoài ra, em có dạy các bạn một số môn học như Toán, tiếng Anh. Sau những giờ đến trường, vào mỗi tối thứ bảy, chủ nhật em đi làm thêm ở một cửa hiệu để kiếm tiền trang trải thêm cho cuộc sống...".
    Theo lời kể của cô giáo Hương, cứ mỗi lần về quê nghỉ hè, trước lúc lên đường trở lại trường, Hiếu tự mình đi chợ mua những nhu yếu phẩm "made in Vietnam" đủ dùng cho cả... một năm học! Bà kể: "Lúc nhỏ đã quen với cuộc sống bình dân nên giờ tính tiết kiệm, đơn giản đã ngấm sâu vào người nó. Năm rồi về nghỉ hè nó đã quyết tâm đi học nghề làm bánh kem, bánh trung thu ở một tiệm bánh trên đường Trần Cao Vân. Nó nói sẽ tự làm để tặng bạn bè mỗi dịp sinh nhật, lễ, tết... vì giá cả hàng hóa bên ấy rất đắt đỏ!".
    Trao đổi với Thanh Niên về ước nguyện của mình, Hiếu tự tin khẳng định: "Sau khi học xong nhất định em sẽ về Việt Nam vì nơi đó có gia đình, thầy cô, bạn bè và những người thân yêu. Sinh ra, lớn lên ở Việt Nam thì điểm dừng chân cũng sẽ là Việt Nam. Thật sự bây giờ em chưa biết sẽ cống hiến như thế nào cho đất nước mai sau, nhưng chắc chắn chỉ cần có tấm lòng thì bằng một cách nào đó, em cũng có thể đóng góp sức mình cho đất nước trong mọi điều kiện có thể".
    Đình Phú
    Nguyễn Chí Hiếu (người mang ca-vát) trong lần trở lại thăm Trường Lê Quý Đôn (Quy Nhơn) vào tháng 7/2004 (ảnh: Đ.Phú)

    Nguồn: Báo Thanh Niên ngày 01 - 3 - 2005
  7. truongyenthanh

    truongyenthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ rằng nhưng thông tin này sẽ là câu trả lời cho một số người bi quan. Vì đã là tài năng thật sự thì ở đâu cũng trọng dụng cả thôi, đừng nên có những thông tin sai lệch làm xấu hình ảnh quê nhà. Bạn đã biết về điều này chưa:
    Quy chế giải thưởng Quang Trung về học tập
    Chương 1: Tên gọi, mục đích và tính chất
    Điều 1: Giải thưởng học tập mang tên Quang Trung, vị Hoàng đế xuất thân từ "dân áo vải" đã ban chiếu lập học: "Dựng nước lấy việc học làm đầu, trị nước chọn nhân tài làm gốc", nhằm mục đích tôn vinh tài năng tuổi trẻ, nối chí anh hùng của dân tộc, quyết tâm vươn lên trong học tập, rèn luyện đạo đức, đạt được thành tích toàn diện, vững chắc về cả hai mặt hạnh kiểm và học tập, học giỏi đều các môn và xuất sắc về một môn trong học tập, phấn đấu thành tài, đóng góp tích cực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của tỉnh, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.
    Chương II: Đối tượng, tiêu chuẩn và giải thưởng
    Điều 2: Giải thưởng Quang Trung về học tập được trao cho học sinh quê ở Bình Định, đang học tại các trường phổ thông trong tỉnh Bình Định, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính; không phân biệt loại hình trường công lập, dân lập, bán công, tư thục.
    Điều 3: Tiêu chuẩn để xét tặng giải thưởng:
    Giải thưởng Quang Trung về học tập hàng năm được trao cho những học sinh đã học xong cấp Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông; đạt được kết quả toàn diện và vững chắc về cả hai mặt hạnh kiểm và học tập; phải đồng thời đạt được 3 tiêu chuẩn sau:
    1- Được xếp "hạnh kiểm tốt", "học lực giỏi" trong tất cả các năm học của bậc học. Trong đó: đối với bậc Tiểu học, năm học lớp 5 có điểm bình quân cuối năm của từng môn học từ 9,0 điểm trở lên đối với các môn được cho điểm và mức A đối với các môn không cho điểm; đối với bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, năm học lớp 9 và lớp 12 có điểm bình quân cuối năm từng môn học từ 8,0 trở lên.
    2- Đạt được kết quả xuất sắc về một bộ môn văn hóa: đạt giải thưởng học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên (giải nhất, giải nhì hoặc giải ba).
    3- Có tổng điểm thi tốt nghiệp cao nhất huyện, thành phố (đối với học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở), cao nhất tỉnh (đối với học sinh Trung học phổ thông). Tổng điểm thi tốt nghiệp không tính điểm hệ số và điểm ưu tiên, khuyến khích.
    Điều 4: Người nhận giải thưởng được cấp Giấy chứng nhận đạt "Giải thưởng Quang Trung về học tập", kèm theo tiền mặt:
    - Tiểu học: 800.000đồng
    - Trung học cơ sở: 1.500.000đồng
    - Trung học phổ thông: 2.000.000đồng
    Chương III: Trình tự xét duyệt và trao giải thưởng
    Điều 5: Quá trình xét duyệt:
    Hàng năm, căn cứ vào tiêu chuẩn của giải thưởng và kết quả học tập của học sinh, Hội Khuyến học các trường lập hồ sơ đề nghị khen thưởng gửi lên cấp trên theo địa chỉ:
    - Hội Khuyến học huyện, thành phố đối với học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở.
    - Hội Khuyến học tỉnh đối với học sinh Trung học phổ thông.
    Hội Khuyến học huyện, thành phố phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo kiểm tra, xét đề nghị và gửi Hội Khuyến học tỉnh.
    Hội đồng thi đua khen thưởng của Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo Bình Định kiểm tra hồ sơ, giúp Tỉnh hội xét duyệt, công nhận danh sách và trao giải thưởng cho học sinh.
    Điều 6: Hồ sơ đề nghị gồm có:
    - Công văn đề nghị của cơ quan xét chọn.
    - Danh sách học sinh đề nghị được trao giải thưởng.
    - Bản sao học bạ cả cấp học, điểm thi tốt nghiệp và các loại bằng khen, giấy khen của học sinh đạt tiêu chuẩn, có xác nhận của Hiệu trưởng.
    Điều 7:
    - Thời hạn nộp hồ sơ: trước ngày 31 tháng 6 hàng năm.
    - Nơi nhận: Văn phòng Hội Khuyến học tỉnh Bình Định.
    Số 08 Trần Phú - thành phố Quy Nhơn - tỉnh Bình Định.
    Điều 8: Lễ trao giải thưởng học tập mang tên Quang Trung được tổ chức cùng với Lễ khen thưởng giáo viên, học sinh giỏi của tỉnh.
    Chương IV: Nguồn tài chính của giải thưởng
    Điều 9: Nguồn tài chính của Giải thưởng Quang Trung về học tập do Quỹ Khuyến học của Hội Khuyến học Bình Định tài trợ.
    Chương V: Điều khoản chung
    Điều 10: Quy chế này được thực hiện từ năm học 2002 -2003.
    Điều 11: Trong quá trình quản lý việc học tập của học sinh, các giáo viên, cơ quan quản lý giáo dục, các Hội Khuyến học cần có kế hoạch động viên, giúp đỡ học sinh phấn đấu đạt Giải thưởng Quang Trung về học tập.
    Các cơ quan quản lý giáo dục, Hội Khuyến học các cấp có trách nhiệm phổ biến rộng rãi và tổ chức thực hiện đúng các điều đã quy định trong Quy chế này.
    Điều 12: Bản Quy chế này có 5 chương và 12 điều.
    Trong quá trình tổ chức thực hiện, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo căn cứ vào yêu cầu thực tế phát sinh có thể xem xét sửa đổi cho phù hợp.
    HỘI KHUYẾN HỌC BÌNH ĐỊNH
  8. truongyenthanh

    truongyenthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Tại sao người Bình Định có tài ít muốn về quê hương?
    Trong những suy nghĩ của các bạn, tôi thấy rằng nổi cộm lên một vấn đề: hầu như những người trẻ tuổi nào cũng đều mong muốn trở về quê hương nhưng lại sợ đãi ngộ không xứng đáng. Vấn đề là ở chỗ: bạn có chịu khổ, dám làm người tiên phong hay không?
    Tôi tự nhận mình có chút ít tài năng, và khi còn trẻ đã từng mơ một ngày sẽ làm "ông nọ bà kia". Nhưng rồi điều kiện khi ấy không thuận lợi như các bạn bây giờ (nghèo quá) nên đành ngậm ngùi ở lại Qui Nhơn, làm việc trong một tâm trạng không lấy gì làm vui vẻ.
    Cơ quan đầu tiên của tôi, khi thấy tôi làm được việc thì có một thái độ đố kị cực kì. Vì những người làm ở đó có khi hàng chục năm không có nổi một bài báo nào cho ra hồn, trong khi tôi mới về làm sáu tháng đã có bài được trung ưong sử dụng. Vậy là bà sếp liền lên lớp một bài rằng: anh học giỏi nhưng không được kiêu căng mà phải học hỏi. Tôi đã học hỏi nhưng kết quả của hai năm trời là liên tục được ký hợp đồng ngắn hạn (dù đề nghị hợp đồng dài hạn). Cơ quan của tôi có người cũng thấy điều đó nhưng không ai can thiệp, nâng đỡ được cho tôi. Vậy là tôi bỏ đi mà không hề tiếc nuối, chấp nhận làm một nghề tự do và làm lại từ đầu (may mà đó là quyết định sáng suốt, vì thời gian thất nghiệp tôi đã học được khá nhiều cái mới: Anh văn, vi tính...). Khi xin việc ở cơ quan mới, tôi được đối xử khác hẳn: ở đó, người thủ trưởng của tôi khi nhận không hề đòi hỏi một đồng xu cắc bạc nào, nhưng rất trân trọng nhiệt tình và năng lực của người trẻ tuổi như tôi lúc đó. Vì vậy, tôi thoả sức thực hiện những ước mơ dang dở của mình, thăng tiến trongnghề nghiệp. Các đồng nghiệp lớn tuổi thì động viên. Kết quả là tôi đạt được những gì tôi mong muốn trước kia, làm đúng ngành nghề mình ưa thích, vận dụng được kiến thức đã học và được đề bạt. Tôi cảm ơn những con người trung thực và biết nhìn người đêểtôi được như ngày hôm nay: dù tiền bạc không nhiều bằng làm ở SG hay Hà Nội (mà có người bạn đã nói rằng với trình độ của tôi, đi tới những nơi đó, tiền lương của tôi có thể tính bằng đô hay ít nhất 10 T một tháng). Tôi yên tâm ở lại mảnh đất này vì tôi biết tôi đang xây dựng cho quê hương, dù chỉ là một phần bé nhỏ công sức. tôi tự hào được góp một phần nhỏ cho sự phát triển của tỉnh nhà.
  9. sea_star

    sea_star Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2004
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Úi , cao ngất trời. Thế sao bác không chịu vào làm ở những nơi ý . Đó cũng là một việc nên làm đối với xã hội mà . Nhưng bác có chịu nghĩ ra một điều là có ai muốn nhận bác vào để hốt bạc mà lại không qua "tay" họ mươi chục vé không nhỉ ?Thế đấy tài năng là một chuyện , công việc lại là chuyện khác .Nếu như bác nói thế thì ngay cả các cô công nhân vệ sinh
    nếu được tuyển qua Anh quốc làm việc thì chắc tháng gửi về nhà sơ sơ vài nghìn bảng đấy nhỉ?

Chia sẻ trang này