1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Con đường nào hướng tới đô thị đẹp và có bản sắc???

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi 250774, 21/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chinhquan_kts

    chinhquan_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi, khi nào ra đường thấy dân mình đi đứng nghiêm chỉnh thì đô thị của mình mới nghiêm chỉnh được.
    Chẳng ai bảo đuợc ai đâu. Vào WTO rồi, cái tất yếu của những giá trị toàn cầu nó sẽ tự bảo mình phải làm gì để giữ lại cái mà người ta không có thôi.
  2. thunderkiller

    thunderkiller Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
  3. chinhquan_kts

    chinhquan_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Con người được tư do hành động. Chúng ta sẽ đạt được thành công vĩ đại nếu đánh giá được chính xác cả quá khứ và hiện tại khi chúng ta đề ra những ý tưởng thích đáng cho tương lai. Điều đó có giá trị đối với tất cả mọi người. Đối với chúng ta - các kiến trúc sư - Nó có giá trị ở mức cao nhất.
    (an agenda of architecture for the 21st century - IAA)
  4. boysg16

    boysg16 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Không làm gì được!
    Bởi lẽ, kiến trúc phụ thuộc vào văn hoá và văn minh của xã hội. Trình độ phát triển của xã hội (kinh tế, văn hoá..) được thể hiện qua hình thức kiến trúc.
    Vì vậy, đừng đòi hỏi các ktsư phải làm được gì đó để thay đổi bộ mặt kiến trúc .
    Nó sẽ tự thay đổi theo trình độ phát triển XH.
    Còn nữa, theo một nghĩa nào đó, lối sống đô thị không hiện diện trong bản sắc văn hoá của dân tộc VN. Các đô thị phần lớn đều hình thành chưa lâu, mới vài chục năm, lấy đâu ra bản sắc?!
  5. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Đô thị có từ khi xã hội có nhà nước, có hoạt động kinh doanh lưu thông hàng hoá, nghĩa là đô thị có tuổi khai sinh của chủ nghĩa phong kiến.
    Đô thị cổ nhất của Việt nam là Hà nội, "già" hơn cả Mạc Tư Khoa và Ba Lê. Các đô thị "trẻ" hơn như TP Hồ Chí Minh cũng ngang ngửa tuổi của các đô thị xứ Hoa Kỳ.
    Đô thị Việt nam xuất thân từ các đô thị phong kiến với kinh tế nông nghiệp nên mang "bản sắc nông dân". Khi nền kinh tế chuyển sang thị trường, với kinh tế công nghiệp và dịch vụ là chủ đạo thì "bản sắc" cũng tự thay đổi theo, mọi "định hướng duy ý chí" đều vô nghĩa.
    Tuy nhiên bản sắc còn phụ thuộc vào văn hoá, tôn giáo, triết lý... những thứ khó diễn tả cụ thể. Người phương Đông có xu thế "hướng nội" hơn, khác với phương Tây. Cho dù có "toàn cầu hoá" thì đô thị có thể gần như đồng nhất về hình thức nhưng thực ra vẫn có dị biệt...
    Thôi không sa vào "ní nuận" nữa Đau cái đầu
  6. fightclub

    fightclub Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    biết là đau đầu nhưng vẫn không thể tặng sư Dzi thuốc an thần được: theo sãi em, thời chiếm hữu nô lệ đã có đô thị rồi hay sao í, đại để là khi có sự chuyên môn hoá về sản xuất thì có nhu cầu gắn bó các loại hình service khác nhau để đảm bảo sinh hoạt cộng đồng được cân bằng. tỉ như sư Dzi hồi đó chuyên thiết kế các nhà dân (hồi đó đã có nhà phố rồi à nghen-tất nhiên hình thức khác bây giờ :D) còn sãi em biết sư Dzi ham cafe nên mở quán khi nào sư ới là sãi cho em nó bưng sang. nhiều sư Dzi thì có nhiều sãi và các em, thế là ta có cafe Hàng Hành hoặc hồ Con Rùa tha hồ cho sư Dzi sáng tác nhớ!...
    vả, sãi từ nhỏ chí lớn chửa nghe chủ nghĩa phong kiến bao giờ, mỗi thấy chế độ phong kiến thôi ợ.hay tại chùa em không có sách này ta ??
  7. boysg16

    boysg16 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Vàng 1: PHẦN LỚN CÁC ĐÔ THỊ bác ạ!
    Vàng 2 : Hình như bác nhầm.
    Vàng 3: Đô thị với kinh tế nông nghiệp????
    Vàng 4 : Đúng ( chỉ trong phần vàng thôi, văn hoá bao gồm tất cả những gì bác khó diễn tả rồi)
  8. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Cái đó mới là cái chợ, phải có thêm các cơ quan chính quyền, các khu chức năng sơ khai của nhà nước: trụ sở, kho tàng, khu ở tập trung, toà án, trại lính, trường học... mới hình thành đô thị. Như chơi Đế chế ý
    Vàng 1: Phần lớn đô thị Việt nam được xây dựng từ 1885-1945
    Vàng 2: Không nhầm.
    Vàng 3: Đúng là đô thị với kinh tế nông nghiệp, từ đô thị phong kiến sang đô thị thực dân cho tới nay, khi tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ chưa đến 80% GDP (và công nghiệp kiểu khoan dầu thô bán đi mua xăng thì cũng chưa nên gọi là công nghiệp)
    Vàng 4: đúng rồi thì
    Được KtsDzi sửa chữa / chuyển vào 18:10 ngày 09/12/2006
  9. fightclub

    fightclub Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    chời, sư Dzi làm sãi em mất hứng quá trời quá đất. sư phải tưởng tượng thêm vào chớ !?? sãi nói là sẽ có việc gắn bó các loại hình service khác nhau muh, hổng lẽ dịch dụ hành chính ko phải là dịch vụ?
    mà cái ví dụ sãi nêu ra chỉ là 1 hình ảnh rất trực quan thôi, đừng quá bị áp đặt vào nó mà nghĩ không thoát ra được...
    tưởng cũng nên câu nệ thuật ngữ tí tí: đô thị = đô + thị --->
  10. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Câu trả lời mầu vàng đó, sãi phải bít là có nhà nước mới có hành chính chớ! Vậy nên nó mới có cùng niên đại của chế độ phong kiến- mô hình nhà nước đầu tiên trong lịch sử mờ.

Chia sẻ trang này