1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Con đường nào hướng tới đô thị đẹp và có bản sắc???

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi 250774, 21/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fightclub

    fightclub Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    hix... sãi mà phang tiếp sư Dzi thì chuyến này cafe bổn hãng thất thu sớm, chả dại
    có điều, sãi có họ với lại nhà galileo đấy ợ!
    okay, đen, nâu hay sữa đá đây sư
  2. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Theo kinh nghiệm của 1 số sư sãi và nicô dòng "Postmodernism and Deconstruction" thì rượu có thể đưa tâm hồn chúng sinh lên cõi "thượng giới" khủng bố hơn cafein (thực ra có nhiều hàng "bay" hơn nhưng dễ bị bắn hạ)
    Thiện tai, tại thiên...
  3. boysg16

    boysg16 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Các đô thị phần lớn đều hình thành chưa lâu, mới vài chục năm, lấy đâu ra bản sắc?!
    [/quote]
    Đô thị có từ khi xã hội có nhà nước, có hoạt động kinh doanh lưu thông hàng hoá, nghĩa là đô thị có tuổi khai sinh của chủ nghĩa phong kiến.Đô thị cổ nhất của Việt nam là Hà nội, "già" hơn cả Mạc Tư Khoa và Ba Lê. Các đô thị "trẻ" hơn như TP Hồ Chí Minh cũng ngang ngửa tuổi của các đô thị xứ Hoa Kỳ.
    Đô thị Việt nam xuất thân từ các đô thị phong kiến với kinh tế nông nghiệp nên mang "bản sắc nông dân". Khi nền kinh tế chuyển sang thị trường, với kinh tế công nghiệp và dịch vụ là chủ đạo thì "bản sắc" cũng tự thay đổi theo, mọi "định hướng duy ý chí" đều vô nghĩa.
    Tuy nhiên bản sắc còn phụ thuộc vào văn hoá, tôn giáo, triết lý... những thứ khó diễn tả cụ thể. Người phương Đông có xu thế "hướng nội" hơn, khác với phương Tây. Cho dù có "toàn cầu hoá" thì đô thị có thể gần như đồng nhất về hình thức nhưng thực ra vẫn có dị biệt...
    Thôi không sa vào "ní nuận" nữa Đau cái đầu
    [/quote]
    Vàng 1: PHẦN LỚN CÁC ĐÔ THỊ bác ạ!
    Vàng 2 : Hình như bác nhầm.
    Vàng 3: Đô thị với kinh tế nông nghiệp????
    Vàng 4 : Đúng ( chỉ trong phần vàng thôi, văn hoá bao gồm tất cả những gì bác khó diễn tả rồi)
    [/quote]
    Vàng 1: Phần lớn đô thị Việt nam được xây dựng từ 1885-1945
    Vàng 2: Không nhầm.
    Vàng 3: Đúng là đô thị với kinh tế nông nghiệp, từ đô thị phong kiến sang đô thị thực dân cho tới nay, khi tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ chưa đến 80% GDP (và công nghiệp kiểu khoan dầu thô bán đi mua xăng thì cũng chưa nên gọi là công nghiệp)Vàng 4: đúng rồi thì
    Được KtsDzi sửa chữa / chuyển vào 18:10 ngày 09/12/2006
    [/quote]
    Vàng 1:
    - Đô thị thờ phong kiến:
    Cổ Loa, Liên Lâu, Hà nội ( đã có rất nhiều tên qua các thời kỳ: Tóng Bình, Đại La, Thăng Long..), Vân Đồn, Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà, Gia Định, Huế.. Còn một số tên nhưng k nhớ hết. Khoảng 10 đô thị.
    - Đô thị thời Pháp:
    Có thêm 1 số :Hòn Gai, Cẩm Phả, Lào Cai, Hải Phòng, Nam Định, Vinh , Đà Nẵng, Sài Gòn, Biến Hoà, Sapa, Tam đảo, Đà Lạt, Đồ Sơn, Nha Trang ..Còn một số tên nhưng k nhớ hết. Khoảng 20 đô thị
    - Đô thị sau 1945 cho tới nay: K kể hết tên được.Theo thống kê gần đây của Bộ Xây dựng, có 656 đô thị, trong đó có 4 thành phố trực thuộc trung ương, 78 thành phố, thị xã thuộc tỉnh và 570 thị trấn. Cả nước có 2 đô thị loại đặc biệt, 2 đô thị loại I, 10 đô thị loại II, 13 đô thị loại III, 59 đô thị loại IV và 570 đô thị loại V
    ---->Phần lớn đô thị có tuổi chưa cao!
    Vàng 2: "Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, co hệ thống cơ sở hạ tầng thích hợp"-một trong các định nghĩa về đô thị.
    ----->Chua thấy nói đô thi nào mà nền kinh tế chủ yếu của nó là nông nghiệp cả.
    Vàng 3:oK
  4. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    1. Đô thị là sản phẩm của nền kinh tế và hệ thống hành chính. Đương nhiên không có đô thị sống trực tiếp bằng nghề nông. Khi nền kinh tế mà nông nghiệp là chủ đạo, đô thị đó là đô thị của nông nghiệp, với sản phẩm trao đổi chủ yếu là nông sản và hàng hoá phục vụ sản xuất nông nghiệp, bộ máy hành chính được nuôi sống bằng thuế nông, thuế chợ nông sản... đó là đthị VN trước 1885.
    2. Sau 1885, hệ thống đthị VN được người Pháp cải tạo và xây mới cho 1 hệ thống hành chính khác. Địa giới hành chính hiện nay không khác mấy so với thời Pháp, đô thị phân bố theo hệ thống đó và là thủ phủ của từng địa phương. Ngoài nông nghiệp, Pháp chú trọng vào khai thác khoáng sản. Với bản chất kinh tế thay đổi, nên đô thị cũng phải thay đổi theo, thêm các chức năng mới: nhà máy, xí nghiệp, nhà ga, cảng, sân bay, bưu điện... Đô thị liên kết với nhau và với các vùng sản xuất bằng hệ thống giao thông. Mạng lưới này hiện nay không khác so với trước 1945, với các nút lưới là đô thị, có cái Pháp sửa, có cái Pháp làm. Từ 1945-1975 là chiến tranh, cả Nam và Bắc cũng chỉ phát triển đô thị chủ yếu trên mạng lưới có sẵn. Vậy nếu nói tuổi khai sinh của cả hệ thống đó phải là 1885-1945 (Đông Dương, không riêng gì VN) Quãng 1945-1975 không có đô thị lớn nào ra đời.
    Quãng 1975-1986: không đáng kể.
    Quãng 1986-nay: do kinh tế được thay đổi, CN phát triển hơn, dịch vụ phát triển rõ rệt, đô thị mới có sự thay đổi thực sự về bản chất. Đó là đô thị của giai đoạn đầu kinh tế thị trường. Tuy nhiên các đô thị vẫn chủ yếu nằm trên các nút lưới định hình từ thời Pháp. Gần đây mới có thêm 1 số tuyến quốc lộ, điểm kinh tế nên đang và sẽ có 1 số đthị mới thực sự nhưng không nhiều. Trong Nam không rõ, nhưng miền Bắc có Cam Đường (Lao Cai) miền Trung có Vạn Tường (Quảng Ngãi) đúng là mới 100%. Các đô thị "mới" xuất hiện do tách tỉnh, do đường Hồ Chí Minh và các tuyến quốc lộ mới đi qua cũng phần nhiều là những "nút lưới" có sẵn. Hệ thống đô thị các cấp mới được "phong" cũng là các nút lưới thị tứ, thị trấn, thị xã... có sẵn lên "đời".
    Quay lại vấn đề bản sắc đô thị. Theo cá nhân đánh giá, hệ thống đô thị trên tuy không "ít tuổi" nhưng thực sự bản sắc thì mờ nhạt. Nó loáng thoáng giống cái chợ quê có thêm ít nhà Tây (kiểu Pháp) ít nhà hộp, nhà máy (kiểu Mỹ, Liên Xô, Tàu)... Vậy khi nền kinh tế đã thay đổi cơ bản về cả chất và lượng thì khỏi cần giữ cái "bản sắc" đó. Đô thị nên được "thay áo mới" cho phù hợp. Tuy nhiên, một số thứ có mầu sắc "di sản" thì cũng cần liệu cách giữ lại vừa đủ để còn "làm hàng" với thế giới Tỷ dụ: quanh hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) bờ Bắc sông Hương, quãng từ Kim Long lên Thanh Hà (Huế), phố cổ Hội An... Mấy thành phố do Pháp quy hoạch cũng chỉ nên giữ lại chút ít, theo tuyến hoặc 1 vài điểm tuỳ nơi (Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, bờ Nam sông Hương ở Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, KonTum, Tây Ninh, Sài Gòn, Cần Thơ, Vũng Tàu...)
    Do khỏi phải giữ cái "bản sắc" (có đâu mà giữ) nên đa số các vùng đô thị mới sẽ tự hình thành bản sắc mới, hình ảnh thế kỷ XXI của VN. Sang thế kỷ XXII con cháu nó thích giữ cái nào cho có bản sắc, đập cái nào là phụ thuộc tiền bối ở thế kỷ XXI làm ra sao...
    P/s Thiển ý thì hiện có nhiều cái mới xây nhưng cũng đáng bị đập rồi
  5. 250774

    250774 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0

    Trích từ bài của boysg16 viết lúc 23:40 ngày 17/12/2006:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Vàng 1:
    - Đô thị thờ phong kiến:
    Cổ Loa, Liên Lâu, Hà nội ( đã có rất nhiều tên qua các thời kỳ: Tóng Bình, Đại La, Thăng Long..), Vân Đồn, Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà, Gia Định, Huế.. Còn một số tên nhưng k nhớ hết. Khoảng 10 đô thị.
    - Đô thị thời Pháp:
    Có thêm 1 số :Hòn Gai, Cẩm Phả, Lào Cai, Hải Phòng, Nam Định, Vinh , Đà Nẵng, Sài Gòn, Biến Hoà, Sapa, Tam đảo, Đà Lạt, Đồ Sơn, Nha Trang ..Còn một số tên nhưng k nhớ hết. Khoảng 20 đô thị
    - Đô thị sau 1945 cho tới nay: K kể hết tên được.Theo thống kê gần đây của Bộ Xây dựng, có 656 đô thị, trong đó có 4 thành phố trực thuộc trung ương, 78 thành phố, thị xã thuộc tỉnh và 570 thị trấn. Cả nước có 2 đô thị loại đặc biệt, 2 đô thị loại I, 10 đô thị loại II, 13 đô thị loại III, 59 đô thị loại IV và 570 đô thị loại V
    ---->Phần lớn đô thị có tuổi chưa cao!
    Vàng 2: "Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, co hệ thống cơ sở hạ tầng thích hợp"-một trong các định nghĩa về đô thị.
    ----->Chua thấy nói đô thi nào mà nền kinh tế chủ yếu của nó là nông nghiệp cả.
    Vàng 3:oK
    --------------------------------------------------------------------------------
    1. Đô thị là sản phẩm của nền kinh tế và hệ thống hành chính. Đương nhiên không có đô thị sống trực tiếp bằng nghề nông. Khi nền kinh tế mà nông nghiệp là chủ đạo, đô thị đó là đô thị của nông nghiệp, với sản phẩm trao đổi chủ yếu là nông sản và hàng hoá phục vụ sản xuất nông nghiệp, bộ máy hành chính được nuôi sống bằng thuế nông, thuế chợ nông sản... đó là đthị VN trước 1885.
    2. Sau 1885, hệ thống đthị VN được người Pháp cải tạo và xây mới cho 1 hệ thống hành chính khác. Địa giới hành chính hiện nay không khác mấy so với thời Pháp, đô thị phân bố theo hệ thống đó và là thủ phủ của từng địa phương. Ngoài nông nghiệp, Pháp chú trọng vào khai thác khoáng sản. Với bản chất kinh tế thay đổi, nên đô thị cũng phải thay đổi theo, thêm các chức năng mới: nhà máy, xí nghiệp, nhà ga, cảng, sân bay, bưu điện... Đô thị liên kết với nhau và với các vùng sản xuất bằng hệ thống giao thông. Mạng lưới này hiện nay không khác so với trước 1945, với các nút lưới là đô thị, có cái Pháp sửa, có cái Pháp làm. Từ 1945-1975 là chiến tranh, cả Nam và Bắc cũng chỉ phát triển đô thị chủ yếu trên mạng lưới có sẵn. Vậy nếu nói tuổi khai sinh của cả hệ thống đó phải là 1885-1945 (Đông Dương, không riêng gì VN) Quãng 1945-1975 không có đô thị lớn nào ra đời.
    Quãng 1975-1986: không đáng kể.
    Quãng 1986-nay: do kinh tế được thay đổi, CN phát triển hơn, dịch vụ phát triển rõ rệt, đô thị mới có sự thay đổi thực sự về bản chất. Đó là đô thị của giai đoạn đầu kinh tế thị trường. Tuy nhiên các đô thị vẫn chủ yếu nằm trên các nút lưới định hình từ thời Pháp. Gần đây mới có thêm 1 số tuyến quốc lộ, điểm kinh tế nên đang và sẽ có 1 số đthị mới thực sự nhưng không nhiều. Trong Nam không rõ, nhưng miền Bắc có Cam Đường (Lao Cai) miền Trung có Vạn Tường (Quảng Ngãi) đúng là mới 100%. Các đô thị "mới" xuất hiện do tách tỉnh, do đường Hồ Chí Minh và các tuyến quốc lộ mới đi qua cũng phần nhiều là những "nút lưới" có sẵn. Hệ thống đô thị các cấp mới được "phong" cũng là các nút lưới thị tứ, thị trấn, thị xã... có sẵn lên "đời".
    Quay lại vấn đề bản sắc đô thị. Theo cá nhân đánh giá, hệ thống đô thị trên tuy không "ít tuổi" nhưng thực sự bản sắc thì mờ nhạt. Nó loáng thoáng giống cái chợ quê có thêm ít nhà Tây (kiểu Pháp) ít nhà hộp, nhà máy (kiểu Mỹ, Liên Xô, Tàu)... Vậy khi nền kinh tế đã thay đổi cơ bản về cả chất và lượng thì khỏi cần giữ cái "bản sắc" đó. Đô thị nên được "thay áo mới" cho phù hợp. Tuy nhiên, một số thứ có mầu sắc "di sản" thì cũng cần liệu cách giữ lại vừa đủ để còn "làm hàng" với thế giới Tỷ dụ: quanh hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) bờ Bắc sông Hương, quãng từ Kim Long lên Thanh Hà (Huế), phố cổ Hội An... Mấy thành phố do Pháp quy hoạch cũng chỉ nên giữ lại chút ít, theo tuyến hoặc 1 vài điểm tuỳ nơi (Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, bờ Nam sông Hương ở Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, KonTum, Tây Ninh, Sài Gòn, Cần Thơ, Vũng Tàu...)
    Do khỏi phải giữ cái "bản sắc" (có đâu mà giữ) nên đa số các vùng đô thị mới sẽ tự hình thành bản sắc mới, hình ảnh thế kỷ XXI của VN. Sang thế kỷ XXII con cháu nó thích giữ cái nào cho có bản sắc, đập cái nào là phụ thuộc tiền bối ở thế kỷ XXI làm ra sao...
    P/s Thiển ý thì hiện có nhiều cái mới xây nhưng cũng đáng bị đập rồi
    Trích: ĐẰNG GIANG TỰ CỔ HUYẾT DO HỒNG
    ---------------------------------------------------------------------------------------Đồng ý với "ĐẰNG GIANG TỰ CỔ HUYẾT DO HỒNG" hai tay hai chân luôn về bài này.
    Vấn đề Bản sắc thì mình cũng chỉ mong muốn một điều là các bậc Kiến của chúng ta ai có KINH Sử hay nào cùng đem ra mài giũa để tìm hướng đi cho nền kiến trúc "nhà ta" thôi vừa đẹp vừa hiện đại để thoát ra khỏi một nền kiến trúc kiểu Thực dân, nô lệ này mà thôi và một điều nữa hiện nay rất nhiều người nói đến bản sắc nhưng rấi ít người đi nghiên cứu nó để chắt lọc những cái hay, cái đẹp mà các bậc Lão kiến của chúng tây và chúng ta đã làm được đặng phổ biến cho con em nhà kiến chúng ta có lối thoát trong một mê hồn trận kiểu dáng kiến trúc.
    Gần đây Nhà nước ta cũng đã bỏ ra của cải và công sức để nghiên cứu trong lĩnh vực văn hoá Việt để bảo tồn, tôn tạo và phát triển nó có thể để đem khoe trước APEC và bạn bè thế giới, vậy nên chăng kiến trúc cũng có thể như vậy lắm chứ, mặc dù chúng ta chưa có nhiều nhưng không thể không có???
    Rất mong các Đại Ca quan tâm và kiến nghị lên BXD, Hội KTSVN, Viện nghiên cứu Kiến trúc, các trường Đại học kiến trúc, văn hóa,.... để có chính sách quan tâm nghiên cứu để tìm ra cho chúng ta một hướng đi đúng để thế kỉ XXII tới con cháu chúng ta không phải vất vả mò mẫm vừa đi vừ dò đưởng như vậy nữa. Hẳn nền Kiến trúc nhà ta sẽ ngon hơn và có hương vị hơn.!
  6. 250774

    250774 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Tôi đọc trong những vấn đề của nền kiến trúc Việt Nam đương đại của Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam phát hành trang 46 thì:Bác HavingBath nói: "Cái bản sắc là cái chúng ta đang có thừa" tôi đang thắc mắc điều này? nếu quả thực như vậy thì chúng ta còn đi tìm làm gì? phải chăng cái bản sắc của chúng ta lại như cây rau húng - tác giả lấy ví dụ; hoặc cái sự lộn xộn của kiến trúc việt nam lại mang bản sắc việt nam.... ???
  7. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    chú Số này kiến trúc sư léo gì mà hỏi han cứ lơ ngơ như bò đội nón í nhờ !
    chú phải biết là bác Hoàng Đạo Kính anh, ở trên trung ương Hội KTS đã dặn đi dặn lại ,ông ổng suốt ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng như tạp chí Nhà Đẹp với lại Sắc màu không gian là :" chúng ta phải xây dựng một nền kiến trúc Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Ý của bác Kính anh muốn nói là : kiến trúc Việt Nam thì phải đậm đà bản sắc dân tộc, đậm đà bản sắc dân tộc mới chính là kiến trúc của Việt Nam. Chú hiểu không ?
    Mà bản sắc dân tộc của kiến trúc Việt Nam là gì? Chẳng phải là "kiến trúc Pháp" thì còn là cái đé-o gì nữa, phỏng chú ? Cho nên anh Bath anh mới nói: bản sắc là cái chúng ta đang có thừa, anh cho là rất chính xác, cấm có bỏ đi được chữ nào. Chú phải biết "avant" là một từ tiếng Pháp, nó có nghĩa là "tiến lên".
    Đấy, vấn đề đơn giản nó chỉ thế thôi. Hi vọng qua bài tích phân của anh, chú sáng ra được vấn đề. Chứ nhìn chú ngơ ngác lên đây đặt câu hỏi như thế, anh thấy cũng tội, anh thật...
  8. 250774

    250774 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Bao giờ chúng ta có đô thị đẹp khi vẫn còn các chủ đầu tư thích và xây những kiến trúc kiểu này này???
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Chúng ta cứ xây dựng đô thị đi, nhưng đừng có bắt chước ai cả, đừng có theo kiểu Pháp Mỹ gì hết thì đô thị mới có bản sắđuwọc. Đô thị của chúng ta không có bản sắc cũng do ta chạy theo phong trào, học tập nhau quá nhiều. Ông Hà nội học ông TPHCM, ông tỉnh lẻ lại học lại các thành phố lớn hơn ..... chẳng qua là một chuỗi bắt chước nhau mà thôi
  10. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Bắt chước được Pháp Mỹ thì đã may quá!
    Có cái bản sắc tồi thì thà không có còn hơn, mà không có bản sắc thì chết ai?
    Xin ga bo thì có cái bản sắc mie. gì mà thiên hạ khen đô thị nó bài bản. "Bản sắc" như Huế, Hội An hấp dẫn đc số khách du lịch =1/4 của thằng Xin ga bo không?

Chia sẻ trang này