1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Con đường quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội !

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi daovh, 01/04/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ThuongYeu

    ThuongYeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Tớ nghĩ thì xã hội không có giai cấp. Con người tồn tại và phát triển theo qui luật tự nhiên khi đó sẽ có một số người đứng đầu trong các ngành công nghiệp của xã hội. Lớp người này có nhiệm vụ là xây dựng ngành nghề đó để lo cho xã hội phát triển. Họ có lương cao và tài sản. Phần đông còn lại làm việc cùng với những người này như quản lý, công nhân ...Nói ra thì dài quá, nhưng tớ tin có một sự sắp đặt nào đó khi ta chào đời.
    Mác đã nhìn xã hội với cặp mắt là có sự phân chia giai cấp do thấy những người lãnh đạo thì giàu có trong khi đó công nhân thì nghèo, vậy nên Mác muốn có sự công bằng bằng cách dùng bạo lực cách mạng (chiến tranh) để tiêu diệt "giai cấp tư sản". Khi CN đã cầm quyền, tiếc thay họ không có "số mệnh" để lãnh đạo và đã đưa CNXH đến nghèo hèn và diệt vong. Hoặc xã hội lúc này vẫn tạo thành 1 giai cấp mới là cầm quyền và thường dân. Những nhà cầm quyền này trông cũng không khác gì giai cấp tư sản là có nhà lầu xe hơi. Điều nguy hiểm ở chổ là những người cầm quyền này nắm quân đội và cảnh sát trong tay nên họ dễ lạm quyền và đàn áp những người không hài lòng với họ. TỚ nghĩ điều này cũng do bản chất của con người mà ra.
    Nói thêm nữa nhưng tớ không đủ trình độ.
    - Tớ để ý thấy Mác nói muốn có hạnh phúc thì phải đấu tranh. Khi giai cấp CN cầm quyền họ có 1 Đảng duy nhất và tự làm ra luật pháp như vậy ĐCS nắm toàn bộ quyền hành và điều khiển xã hội gần như tuyệt đối. Lúc này chắc chẳng còn sự đấu tranh nào cả.
    - Chủ nghĩa tập thể: tớ thấy CNXH hay xây dựng 1 cá nhân nào đó thành 1 ...vĩ đại để tôn sùng. Như vậy có mâu thuẩn?
    - Mác dường như chưa quan tâm đến bản chất con người.
    - Quan niệm chủ tớ: ai chủ /ai tớ? Nếu ta là 1 người lao động thì ta đưa sức lao động của mình cho người khác thuê thì mình là chủ còn gì? chính sự sai lầm trong suy nghĩ về chủ tớ mà làm biết bao nhiêu cuộc chiến tranh xảy ra.
    Mong các bác chỉ giúp thêm
  2. x2000

    x2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Những vấn đề bạn đưa ra rất đúng nhưng đây là vấn đề chính trị nhạy cảm nên tôi không dám tranh luận
    Chưa có một xã hội nào cho đến nay gọi là XHCN bạn ạ
    Mỹ đánh Irắc có phải là do Mỹ không hiểu Irắc không? Các cuộc chiến tranh đều do tranh giành quyền lợi chứ có phải do không hiểu nhau đâu
    Never say impossible
  3. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    " Con đường quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội ! "theo tôi chưa có một nhà lý luận Marxism nào nói câu này tôi chỉ nghe nói " thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" thôi.
    Rõ ràng người viết chủ đề này thiếu hiểu biết về cái gọi là "thời kỳ quá độ". Nếu đã từ chủ nghĩa tư bản tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội thì còn đ-ê-ch gì mà ný mới chả nuận này nọ. Cứ tiến trình bài bản mà đi, chẳng cần đốt giai đoạn gì sất.
    Tôi nghe ông Lenin thanh minh sau khi làm nhàu tất cả các kinh điển của Marx - rằng "thời kỳ quá độ là cơn đau đẻ kéo dài" tôi không có nhận xét gì thêm nhưng trộm nghĩ đau đẻ tất cuối cùng rồi phải đẻ... chỉ không biết là khi nào !?! Để rồi cơn đau đẻ hiện có là cơn đau đẻ dài nhất trong lịch sử nhân loại...hẳn rồi ! vậy người đàn bà ấy hoài thai chắc từ thời con người còn sống trong hang , săn bắt và hái luợm. Quả là vĩ đại!

    vị tha vị kỉ hai thằng
    cùng chung thân thể nguyên căn tách rời
  4. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Đề tài chúng ta đang tranh cãi là một đề tài nhạy cảm. Nhưng lại là cái nôi tư tưởng của những nhà lãnh đạo tương lai. Mong rằng các morderator sẽ có đủ sáng suốt để nới lỏng các phạm vi tranh luận của chúng tôi đôi chút.
    Theo tôi, con đường đi đến chủ nghĩa cộng sản đã dần lóe sáng. Đó là chủ nghĩa bá quyền kiểu Mỹ sẽ đưa đến các hệ quả tiền đề cho chủ nghĩa cộgn sản. Trong cái nhìn có tính đối chiếu so sánh, Mỹ đang làm cái điều mà TQ và Việt Nam đang làm hiện nay. Nghĩ là tập trung quyền lực ở một trung tâm để thống nhất các lực lượng, tạo thành một động lực khổng lồ để phát triển đi lên. Như vậy, chủ nghĩa dân tộc đã bị coi nhẹ hoặc là nền văn minh Mỹ Quốc là đỉnh cao.
    Các bạn cho rằng, chủ nghĩa tư bản là bóc lột ư. Điều đó đúng trong thời đại của Marc và vẫn còn đúng một cách tương đối vào thời đại ngày nay. Tuy nhiên, tầm nhìn của Marc đã bộc lộ hạn chế trong giai đọan hiên nay. Cái hạn chế đó là kết quả của một phép tư duy kẻ thù của Mark. Phép tư duy siêu hình. Khi phân tích đưa ra chủ nghĩa duy vật lịch sử mà đỉnh cao là khái niệm hình thái xã hội. Mark đã cô lập lý thuyết của mình trong một quốc gia để rồi cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũng là những khái niệm có phạm vi quốc gia cô lập với thế giới bên ngoài. Chúng ta hãy xem một cải tiến lý thuyết này của tổng thống Mỹ hình như là Regan thì phải. đúng là thế. Regan. Cái học thuyết Reganims nói gì nhỉ. rằng cơ sở hạ tầng là GDP của quốc gia đó còn kiến trúc thượng tầng là chi phí quân sự, là họat động ngọai giao đối ngoại... và kiến trúc thượng tầng phải có một mối liên hệ phụ thuộc vào kiến trúc thượng tầng và ngược lại, thúc đẩy cơ sở hạ tầng xã hội. Đây là một sự kết hợp của chủ nghĩa M và lý thuyết trò chơi-một lý thuyết của phép biện chứng thật sự. Điều này cũng không phải lạ lẫm gì đâu. Thậm chí tôi còn nghi ngờ lý thuyết này có phải là của Regan không vì trong lịch sử, lý thuyết này đã ít nhất một lần được phát biểu: Ông Thượng Quan gì gì đó mà tôi không nhơ tên sau khi quan sát các cuộc chiến tranh đã nói rằng. Quốc gia có quân đội mạnh nhất là quốc gia có vũ khí có nhiều điểm tương đồng với công cụ lao động của họ. Chính vì thế, trong chiến tranh lạnh, ban đầu Regan là người chủ chiến nhưng sau đó, Regan ôn hòa hơn và có những chủ trương hòa giải. Vì ông ta hiều rằng, chi phí quốc phòng bằng 50%GDP là ko thể chấp nhận được đối với nền kinh tế. Trong khi đó, cánh chim đầu đàn của chủ nghĩa xã hội, những đệ tử của Lenin cung cấp cho quân sự một ngân sách khó có ai ngờ tới là 60%GDP. Cái chết của chủ nghĩa xã hội được báo trước bởi con số đó. Chủ nghĩa tư bản đã đi trước chủ nghĩa xã hội trên con đường kinh tế. và chính bằng kinh tế của mình, chủ nghĩa tư bản đã bóp chết chủ nghĩa xã hội đang dần ló mình ra khỏi vỏ trứng. Đó mới chính là nguyên nhân sâu xa sự sụp đổ của nhà nước Liên Xô vào năm 1991. Làm sao bạn giải thích được sư suy sụp của Liên Xô khi trước đó, họ đã vươn lên đứng hàng thứ nhất về tiềm lực quốc phòng và thứ 2 kinh tế cũng bằng công cuộc lãnh đạo của đảng cộng sản. Sự bao vây kinh tế, Thúc đẩy chạy đua vũ trang làm gián đoạn và thậm chí là suy sụp nền kinh tế. Khẳng định lại rằng, chính sự phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản là lưỡi hái của chủ nghĩa tư bản dành cho nhà nước Liên Xô.
    Rõ ràng hạn chế của M là không tính toán đến sự phát triển của CNTB trong tương lai. Làm sao M có thể biết được sư ra đời của bom nguyên tử, làm sao M có thể biết được sự ra đời của nhân bản vô tính và làm sao M có thể biết được sự ra đời của mạng internet ngày nay. Và có thể chỉ 20 năm nữa, những cái chúng ta thấy đây bị xem như là"xưa như trái đất".(hãy xem các tài liệu nói về kinh tế tri thức, làn sóng thứ 3 và thậm chí đã có sách bàn về làn sóng thư tư của chủ nghĩa tư bản). Cuộc cách mạng khoa học hiên đại đang biến những điều không thể thành có thể và nếu khả quan, trong vài trăm năm nữa, cái xã hội mà con người làm theo lao động hưởng theo nhu cầu sẽ xuất hiện thôi. (trường hợp bi quan tôi sẽ trình bày sau).
    Trước khi tiếp tục vấn đề, tôi xin đưa ra những câu hỏi có tính mở. Nghĩa là có nhiều cách trả lời nhưng tôi chọn một cách mà tôi cho là hợp lý nhất để làm cơ sở lý luận phân tích.
    Có hay ko có chủ nghĩa dân tộc
    Chủ nghĩa dân tộc có làm ảnh hưởng đến tiến bộ của nhân loại không.
    Như tôi đã trình bày. Mỹ muốn là bá chủ thế giới, khẳng định mình là lực lượng duy nhất có thể tập hợp các lực lượng đưa xã hội đến phát triển bền vững. Các quốc gia khác thì ko muốn điều đó. Tại sao vậy, tại sao niềm mơ ước một thế giới tốt đẹp đang có khẳ năng được thực hiện lại bị phủ quyết bởi hầu hết các quốc gia. Câu trả lời cũng chính là những gì mà câu hỏi đầu tiên tôi đưa ra đã đề cập. Vì một cái. Đó là chủ nghĩa dân tộc. Tôi sẽ giàu và làm cho anh giàu theo. sao anh lại không thích. tại vì anh có được vinh quang chứ tôi thì ko. tại vì chắc chắn là tôi phải là kẻ đứng thấp trên bục vinh quang có 2 nấc mà thôi.
    Bây giờ tôi sẽ dùng hạt nhân của chủ nghĩa M-L để giải thích về thế giới như sau.
    M khẳng định rằng sự phát triển có nguồn gốc là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phương pháp luận của quy tắc là, cần phải tìm hiểu rõ đâu là mâu thuẫn chủ yếu, cơ bản nhằm xác định hướng đấu tranh đúng đắn. Mâu thuẫn lớn nhất mà nhân loại cần phải giải quyết đó là mâu thuẫn giai cấp. Phương pháp luận thì rất đúng đắn, nhưng áp dụng lại hạn chế mất rồi. Với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn giai cấp ko còn là mâu thuẫn lớn nhất nữa. Thật kỳ lạ là chủ nghĩa dân tộc nổi lên như một mâu thuẫn lớn nhất của xã hội. Giờ đây, khi thông tin liên lạc và kinh tế phát triển, khác biệt giưa biên giới đã không tồn tại và cơ hội san bằng lợi ích cũng không phải là nhỏ. Sự khác biệt lớn nhất giờ đây đang là khác biệt về văn hóa. Và kìa, điều gì đến đã phải đến. Văn hóa chính là nguồn gốc của chủ nghĩa dân tộc các bạn ạ. Nói thật với các bạn rằng, dù đã biết trước mình viết những gì xong khi viết đến giai đoạn này, tôi cũng có một chút xúc động. Vì bản thân tôi cũng là một khối mâu thuẫn của những thông tin thu nhận được từ những nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, tôi vẫn tin rằng minh sẽ điều hòa được chúng thôi. Nhưng còn thế giới thì sao. Sự toàn cầu hóa đang là một môi trường thuận tiện để các nền văn hóa đụng độ. Chúng sẽ hòa quyện nhau hay xung đột nhau đây. Đã có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Có người cho rằng, nhân loại sẽ bị xụp đổ trong chính lúc nền văn minh đạt đến cực thịnh. Đó chính là cái học thuyết toma gì đó của bạn xuatanmandem. Cũng là cái kết quả bi quan mà tôi đã đề cập ở phần trên khi nói đến sự phát triển của khkt sẽ dẫn đến kết quả gì. Những gì mà họ nói hoàn toàn không bi quan chút nào nếu như chứng kiến những thành tựu khoa học kỹ thuật ngày nay và dự đoán những gì sẽ có trong tương lai. Nhân bản vô tính, công nghệ sinh học, lượng tử vật lý... Ngay cả B cũng đã đưa ra các "nghị quyết" để ngăn cấm việc nhân bản vô tính ở người. Nếu việc này xảy ra chắc văn minh sẽ sụp đổ thật chứ chẳng đùa. Hay giả có một tên bác học điên nào căm thù nhân loại và tạo nên một con v i r u s cấp độ Omega chẳng hạn. Như Ebola, aids và gần đây là SARS chẳng hặn. Một con kết hợp cả 3 con này chắc nhân loại cũng ko sống nổi là bao đâu. Hay các nghiên cứu tâm lý học cũng chẳng đưa tới những kết luận tốt đẹp gì. Tâm lý học đã khái quát lại rằng, mọi hành vi của con người đều được quy về các hoạt động tính dục và gây hấn. Cả 2 đều chẳng nói lên cái gì êm xuôi cả.

    Bây giơ tôi lại quay về với chủ nghĩa bá quyền của Mỹ. Có thể thấy lập luận của Mỹ là. Thế giới cần có một lực lượng lãnh đạo để phát triển thống nhất mà ko có những hạn chế đáng tiếc như những điều vừa mới nêu ra. Bằng chứng là trong quá trình phát triển mậu dịch quốc tế trước đây, chỉ vì Mỹ mất vai trò chủ động, mất vai trò thủ lãnh mà thị trường ngày nay đã phân nhóm rất tồi. Số lượng khu vực mậu dịch đang làm phúc lợi thế giới ở đáy của hình chữ U là điều mà chẳng ai mong muốn (tìm các sách về khu vực mậu dịch tự do). Một thuyết ********* như thế dĩ nhiên vấp phải một sự chống trả quyết liệt của các quốc gia. Cụ thể nhất là Bin Laden. Điều gì đã khiến một ông chủ giàu có biến thành một trùm khủng bố thế giới. Vì rằng ông ta thấy được cái thuyết nước lớn của Mỹ sẽ càn quét các nền văn minh khác mà trước tiên là hồi giáo, một nền văn minh khét tiếng là cực đoan. Thế còn các quốc gia bên ngoài khối đồng minh của Mỹ sử sự thế nào. Các liên minh đang được thành lập. Học thuyết putin xem phát triển ra phía Đông là quan trọng và hợp tác với Trung Quốc là chiến lược. Nga, Đức, Pháp gần đây đã có nhiều tiếng nói chung mà cụ thể là sự đoàn kết chống Mỹ trong cuộc chiến Iraq. Việt Nam và Trung Quốc vân kiên trì theo con đường của M. Nhưng lý thuyết của M đã rành rành là không còn phù hợp vơi thế giới ngày nay. Chính Lenin cũng đã nói rằng "chúng ta không nên xem chủ nghĩa duy vật biện chứng của M là một cái gì đó hoàn toàn, bất khả xâm phạm. Hãy xem đo là cơ sở khoa học để những người theo chủ nghĩa M vận dụng, phát huy và bổ sung liên tục. Có như vậy mới không trở nên lạc hậu với thời đại". Sau Lenin, chưa ai là người có thể đưa học thuyết của M lên một tầm cao mới cả. Nhưng có phải như thế không. Gần đây, có một học thuyết đang gây ra nhiều tranh cãi. Nó có cái tên là thuyết 3 đại diện
    Xin lỗi nhưng tôi mệt quá, phải đi ngủ. định cố gằng viết cho xong nhung mệt lắm rồi. vài hôm nữa là sẽ viết tiếp. nhân tiện nhắn cho kenetic là bài viết về TQ mà tôi hứa viết với bạn sẽ được đề cập vào luôn. mong bạn gop ý.
    The Gallery
  5. ThuongYeu

    ThuongYeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy rằng Mác chỉ là triết có giá trị tham khảo trên toàn TG mà thôi. Một số nước như các bạn có đề cập vẫn còn theo đuổi, tôi nghĩ họ chỉ muốn mưu cầu 1 lợi ích nào đó về chính trị mà thôi. Vậy chúng ta có nên nghiên cứu nữa không nhỉ?
  6. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    không đúng đâu pacpo. Có thể nhìn bề ngoài là thế nhưng không phải như vậy đâu. Bài tới tôi sẽ đề cập đến các quốc gia theo chế độ xhcn. cụ thể là TQ và Việt Nam. Mấy bữa nay tôi bận quá chưa viết tiếp được. Có bạn nào biết về thuyết 3 đại diện thì viết tiếp phần của tôi luôn đi.
    The Gallery
  7. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Sau đây là nội dung của thuyết 3 đại diện. Một nhà lãnh đạo đã nói rằng: trong một quốc gia, có 3 thành phần sau là bất khả xâm phạm gọi là 3 đại diện. Thứ nhất: những lực lượng làm cho kinh tế phát triển. Thứ 2: những lực lượng du nhập văn hóa thế giới. Thứ 3:Những lực lượng thu thập phân tích thông tin.
    Tôi xin nói luôn tác giả của học thuyết này là ai. Đó chính là cựu chủ tịch Trung Quốc: Giang Trạch Dân. Có ai thấy được sự kế thừa của Marc trong những gì tôi vừa viết hay nói đúng hơn là những gì tôi viết lại của ngài Giang ko. Rõ ràng toàn bộ những gì tôi đã viết là để làm rõ những gì Giang tiên sinh nói. Những hạn chế của M hầu như đã được khắc phục hoàn toàn bởi học thuyết của Giang tiên sinh.
    Xin được phân tích từng bước nhu sau. Mâu thuẫn lớn nhất của thế giới ngày nay ko còn là mâu thuẫn giai cấp nữa. Bản thân các nước TB vẫn rất thành công với phương thức sản xuất tbch chẳng có dấu hiệu gì chứng tỏ giai cấp công nhân ở các nước này đứng lên chống đối để dành chính quyền như những gì M nói cả. Nhưng ngược lại, chính quyền của các nước xhcn lại đang có vấn đề nguy hiểm. Mục đích duy trì chế độ xh là tốt đẹp nhưng những bước đi mò mẫm của con thỏ trắng sẽ không thể về đích trước con cáo lông vàng khôn khéo trong cuộc đua mà kẻ bại trận sẽ bị mất tất cả, thậm chí là cả sinh mạng của mình. Lịch sử đã chứng minh điều đó. Cuộc ***************** ở TQ hay thập kỷ sai lầm của Việt Nam là bài học vô cùng đắt. Thử hỏi Việt Nam mà không thay đổi thì giờ này không biết chúng ta đang đứng ở đâu. Chúng ta vẫn đang mò mẫm để tìm cách đón đầu còn xung quanh thì vẫn vững tiến. Con thỏ có tìm được con đường tắt để đến đích trước con cáo hay không.
    Tại sao chúng ta lại phải mò mẫm trong khi thế giới vẫn đi đúng hướng. Giả thiết rằng chúng ta cũng đi theo con đường tbch thì cái gì sẽ xảy ra. Trời đất ơi, xương máu của bao thế hệ đã bỏ ra là hư không sao--->Cái gì thế này: thật không thể nào định nghĩa được. Điêu đó cũng chẳng là gì nếu chủ nghĩa dân tộc không tồn tại. Những thế hệ lãnh đạo ngày nay không cho phép lịch sử viết những giòng chữ tôi vừa ghi ra. Quả thật là một khó khăn vô cùng lớn đang đặt lên vai họ. Phải mò mẫm thôi, phải đón đầu thôi, phải thế thôi vì đó là con đường duy nhất để lựa chọn. Những lý do khác để chúng ta phải lựa chọn con đường định hướng xhcn là vấn đề an ninh. Hãy nhìn Đông timor đi. Hay châu phi với nội chiến sắc tộc triền miên. TQ thì hơn một trăm dân tộc. Vn thì hơn 50 dân tộc. Nếu không phải một lực lượng thông nhất lãnh đạo thì làm sao có được sức mạnh tổng hợp mà đoàn kết gắn bó trước thủ đoạn của quân thù để rồi lịch sử sẽ chứng kiến sự sụp đổ của văn minh phương đông.
    Qua những gì tôi viết. tôi xin khái quát lại một định nghĩa như sau. Chống lại kẻ thù chính là chống lại những giá trị ko phù hợp với những giá trị tinh thần địa phương.
    Đấu tranh là một quá trình xung đột, bài trừ chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Hãy nhìn vào 3 đại diện mà Giang tiên sinh đã đưa ra trong học thuyết của mình. Nó chính là vũ khí tư tưởng để "chống lại kẻ thù". Phải làm cho kinh tế phát triển. Điều này thì ko phải bàn. Hãy du nhập văn hóa thế giới: khi ta giống thế giới, và thế giới cũng giống ta, làm gì còn chiến tranh nữa. Và động lực để có được 2 kết quả trên là gì. Chính la thông tin. Thật ra, một lý thuyết như thê có thể khiến ta ngạc nhiên. Đơn giản thế thôi sao. Một sự cải tiến của Marc là có thế thôi sao. Thật ra, mọi hạt nhân của triết học M đã nằm trong đó rồi. Tính vật chất nằm ở đâu trong cái học thuyết đó: đại diện thứ nhất. Tính ý thức nằm ở đâu trong cái học thuyết đó: đại diện thứ 2. Thế còn đại diện thứ 3 có ý nghĩa gì. Chẳng phải rằng sợi dây liên lạc giữa vật chất là thuộc tính phản ánh, là nguồn gốc của ý thức có bản chất là thông tin sao? Còn gì biện chứng hơn được nữa.
    Từ học thuyết này. một thế giới mới đang được phổ quát như sau. Kinh tế sẽ phát triển tột bực với những bước nhảy alpha. Đồng thời với nó là xự xung đột của các nền văn hóa. Thông tin đóng vai trò là vũ khí nguy hiểm nhất. Trong thế giới tương lai, ai làm chủ thông tin, làm chủ tri thức, người đó sẽ chiến thắng. Đó chính là đường đi tắt của chúng ta đấy các bạn ạ.
    Chào tạm biệt các bạn. Ra't hy vo.ng duo.c ca'c ba.n do'ng go'p. Các bạn có thể tham khảo thêm về kinh tế tri thức. đây là cái đáng được quan tâm nhất vào bây giờ đấy các bạn.
    Ps: bài viết của tôi có tính hệ thống kém quá. Vì viết theo mạch suy nghĩ. Tôi lại ko thể hệ thống được. rất mong các bạn đóng góp thêm cho hoàn thiện.
    The Gallery
  8. hieu239

    hieu239 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2003
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Có hai quy luật cơ bản về sự phát triển mà mọi người không chú ý tới:
    1. "Khi một hệ cũ chưa phát triển đến mức cực đại của nó thì hệ mới chưa được phép ra đời".
    2. "Cái gì tồn tại thì cái đó hợp lý, cái gì hợp lý thì nó sẽ tồn tại".
    Nhiêu đây có đủ để giải thích về sự sụp đổ của Đông Âu và sự phát triển của CNTB đến ngày nay không các bạn?
  9. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    tôi thấy rằng nghĩ như thế thì máy móc quá. Người ta quy tất cả các sai lầm khó khăn của Liên xô trong chiến tranh lạnh như sau.
    1. Sai lầm về chính trị dẫn đến sai lầm về kinh tế
    2. Sai lầm về kinh tế dẫn đến sai lầm về chính trị.
    3. Kinh tế tư bản phát triển đến một mức độ cản trở và phá hoại sự phát triển của chế độ xhcn.
    Theo ý của bạn thì bạn chọn 1 hoặc 2. Nhưng nhu tôi đã chứng minh. nguyên nhân thứ 3 mới là nguyên nhân làm Liên Xô sụp đổ.
    The Gallery
  10. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    chào Ba , vào đây ba hoa hả?
    tôi cững ba hoa một bài nhưng bị xoá rồi
    nói nhiều về cái này cũng chán lắm , nói chung là xã hội nào cũng được chỉ cần chúng ta cá kiếm được từ nó là được
    tôi thích xã hội như nước ta hơn , vì gia đình tôi buôn lậu , cho vài đồng ta kiếm được vài trăm , quá lời
    vật chất là trên hết , nó quyết định mọi thứ , chủ nghĩa dân tộc mà BA đề cập tới nó còn phụ thuộc 2 yếu tố
    ---lực phản kháng biến dạng
    ---lực quán tính
    thôi viết nhiều chán lắm mà cha daovh trốn đâu rồi
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này