1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Con đường quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội !

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi daovh, 01/04/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    nghe mấy cái tên cũng hay hay. Lực phản kháng biến dạng, rồi lực quán tính. Sao không nói ra luôn cho anh em học hỏi
    The Gallery
  2. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    thằng cha daovh thật kỳ. làm được cái topic rồi biến mất. Lúc nào cũng thế. Sao vậy cha.
    The Gallery
  3. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    Camis_ba
    về lực phản kháng biến dạng tôi có nói một lần bên topic Master rồi , nay nói lại cũng ko sao
    đầu tiên bạn hãy hiểu nghĩa của 2 lực này theo ý nghĩa vật lý , rồi áp dụng ra nhiều vấn đề khác thì cũng thấy có điểm tương đồng về bản chất
    ----lực phản kháng biến dạng : khi ta muốn thay đổi bất kỳ một cái gì , thì nó bao giờ cũng tao ra một lực chống lại sự thay đổi đó , muốn thay đổi nó thì lực tác dụng phải lớn hơn cái lực này
    cái này có thể ạp dụng ở hầu hết mọi vấn đề từ như thay đổi một quốc gia một chế độ , đến thay đổi một con người hay một đồ vật
    ----lực quan tính : bất cứ điều gì cũng có một sức ỳ của nó, muốn thay đổi nó phải thắng được lực này , cái này áp dụng vào kinh tế đặc biệt là hay đó Ba , như tình hình cổ phiếu VN đó , theo một cái đà quán tính , thị trường cứ trượt dốc dài dài
    áp dụng nó vào bản thân công việc mỗi người cũng vậy , khi bạn có một thói quen gì khi thay đổi thì đều cần thời gian thắng sức ỳ , nhưng nếu lực tác dụng quá mạnh(quyết tâm) thì thời gian lại rất ngắn , khi bạn thử làm một việc gì đó thì cũng vậy , lức đầu luôn gượng gạo và khó chịu
    nói một ít thôi , phải đi ngủ thôi , chào BA , mà cái về TQ tôi mới chỉ hiểu hết thôi , chứ tổng kết để viết thành bài đọc thì chưa được với cả đang bận , bạn viết trước đi , để tôi đập cho vui
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
  4. Anh_trai_76

    Anh_trai_76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2002
    Bài viết:
    5.668
    Đã được thích:
    0
    Daovh không đủ khả năng bàn luận với các bác đâu. Hắn chỉ nêu mấy chủ đề đao to búa lớn rồi rút thôi. Ít ra cho đến hiện nay tôi nhận thấy thế
    AT76
  5. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Tôi xin đưa ra một số quan điểm của mình về vấn đề này :
    Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mac là kết quả của việc áp dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào xem xét lịch sử. Và Mac đã cho rằng vì lịch sử loài người phát triển theo hình xoáy trôn ốc lên chế độ cộng sản sẽ được lặp lại nhưng trên một trình độ cao hơn. Và ông cho rằng đó là xã hội "làm theo năng lực, hưởng theo lao động", dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và là đỉnh cao nhất của sự phát triển của loài người . Thực ra chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất có sự phát triển độc lập tương đối đối với quan hệ sản xuất. Nó cũng phát triển theo hình xoáy trôn ốc. Có nghĩa là ngay cả trong chế độ cộng sản vẫn có thể tồn tại chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất nhưng không có bóc lột giá trị thặng dư. Việc áp dụng hình thức sở hữu nào trong mỗi giai đoạn lịch sử căn cứ vào việc nó có tác dụng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển hay không.
  6. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi có ba điều kiện cần thiết để có thể quá độ một cách hoà bình từ CNTB lên CNXH :
    - Có lý luận cách mạng thâm nhập sâu rộng vào quần chúng nhân dân, được đa số nhân dân tin theo. Lý luận đó phải đưa ra được một mô hình tốt đẹp hơn mô hình xã hội tư bản đang tồn tại và con đường mà đại đa số mọi người đều chấp nhận được để xây dựng nó
    - Không dồn giai cấp tư sản vào bước đường cùng có nghĩa là khi tước đoạt tài sản của giai cấp tư sản phải tính đến phần vốn mà họ bỏ ra lúc đầu và công sức điều hành tổ chức trong quá khứ
    - Biến đổi quân đội trung thành với chính quyền của giai cấp tư sản thành quân đội trung thành với ý nguyện của nhân dân hay ít ra cũng trung lập hoá nó.
  7. ThuongYeu

    ThuongYeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Có vài ý:
    - Theo tôi Mác đã sai khi tách biệt ý thức và vật chất, nên càng ngày Mác càng đi đến ngõ cụt và đầy mâu thuẩn do tiên đề sai. Phân tích rất dài và nhạy cảm. Thực ra ý thức là 1 thuộc tính vật chất.
    - Một vấn đề đều có 2 mặt. CNTB có mặt tốt và mặt xấu. XNCN cũng vậy. Mác chỉ thấy cái xấu của CNTB và đề cao cái tốt của CNXH. Vì vậy ông ta phân tích chưa chính xác.
    - Có 2 loại chiếm hữu là chiếm hữu tư liêu SX và chiếm hữu quyền lực. Mác đã nâng chiếm hữu quyền lực lên để loại bỏ chiếm hữu quyền lực và không ngờ rằng chiếm hữu quyền lực khi đạt được đã gây ra hậu quả còn thật khủng khiếp (chiến tranh, đói nghèo) hơn là chiếm hữu tư liệu sx.
    - CNCS của Mác chỉ là chủ CN phong kiến phục hưng + CS nguyên thủy nó giúp CN phong kiến cổ đại có 1 lối thoát do CNTB đang cất cánh ở thời Mác.
    - Vì vậy CNCS chỉ còn tồn tại tại vùng rừng núi Á châu còn mang ảnh hưởng nặng nề của phong kiến và có trình độ dân trí thấp kém.
    Vì thế không có chuyện CNTB lên CNXH. Đó là điều không tưởng.
    Có bạn nào đó nói ở các nước tư bản quân đội là của giai câp TS và phục vụ cho họ. Đây là điều sai lầm. QUân đội của họ là QĐ ND đúng nghĩa chứ không của một đảng nào cả.
    ===
    Nông Thị Xuân
  8. longatum

    longatum Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/10/2001
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    lý luận của Marx dựa rất nhiều trên lý thuyết kinh tế. nếu mọi người muốn tranh cãi/hiểu về Marx, có lẽ bên cạnh khía cạnh triết học + vấn đề tư tưởng thì mọi người nên tìm hiểu cả khía cạnh kinh tế học nữa.
    Sự sụp đổ của khối Soviet là minh chứng cho thấy con đường đi lên XHCN thông qua bạo lực cách mạng và dictatorship của dân lao động là vô cùng khó trở thành hiện thực, ít ra là cho tới bây giờ. Trước khi Liên Bang Soviet sụp đổi, tại phương Tây có một trường phái do các nhà kinh tế làm chủ đạo, đứng đầu là Paul Samuelson, cho rằng giữa tự do và phát triển kinh tế có sự đánh đổi - có nghĩa là nhiều khi phải từ bỏ tự do thì mới có được phát triển kinh tế nhanh. Thuyết này , dù không nói rõ ra nhưng rõ ràng là ủng hội đường lối của Liên Bang Nga. Giờ đây, LB Nga sụp đổ, thuyết này vẫn chưa hẳn là sai (Singapore là một ví dụ điiển hình với hình thực cai quản độ tài của Lý Quang Diệu vào những ngwưòi nối nhiệm) có điều các nước đều hiểu ra rằng, cho kinh tế thị trường là hướng tất yếu phải đi (tất nhiên là trừ những chú kiểu Cuba và Bắc Hàn.) Tuy vậy, nếu quả thực là đi theo kinh tế thị trường với nghĩa cơ bản nhất của nó thì lại là phủ nhận đường lối CNXH (tức là từ bỏ tập trung quản lý của nhà nước) đồng thời con đường chuyển từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường là rất khó khăn và hậu quả để lại là rất nghiêm trọng. Sự nghèo đói ở mức cao là một hậu quả thường thấy nhất ở các nước có nền kinh tế trong giai đoạn quá độ (economics in transition) và thường là nhà nước XHCN không muốn để xẩy ra những điều này vì nó sẽ làm giảm uy tín của chính phủ. Họ tìm cách dung hoà kinh tế thị trường với quản lý tập trung nàh nước, do vậy mới sinh ra cái gọi là kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
    Kiểu đường lối mới này đúng hay sai thì chưa biết, có điều làm vậy tức là vi phạm nguyên tắc cơ bản nhất của kinh tế thị trường (market economy) rồi. Bọn Mỹ nó nói VN mình chưa có kinh tế thị trường, do vậy, cũng không phải là sai đâu. Kinh tế học còn biết rất ít về dạng kinh tế trong giai đoạn chuyển tiếp này, do vậy các nhà kinh tế học cũng thường không đưa ra được nhiều dự đoán chính xác cũng như không hoạch định được các đường lối tối ưu. Chỉ có một điều mà hầu như nhà kinh tế nào cũng đồng ý về vụ này, đó là: phải thực sự thi hành kinh tế thị trường. Joseph Stiglitz, khi chỉ trích các nước XHCN trong chuyện chưa tiếng hành thị trường hoá hoàn toàn, có nói rằng: "người ta không thể nào chỉ 'hơi chửa một chút' được" (you can't just be a little bit pregnant.)

    Tiền bất kiến cổ nhân
    Hậu bất kiến lai giả
    Niệm thiên địa chi du du
    Độc sảng nhiên nhi lệ hạ
  9. ThuongYeu

    ThuongYeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi các mod tôi hơi liều. Đừng xoá hay treo tôi vì đó chỉ là suy nghĩ và lý luận của tôi thôi.
    ======== Không biết tôi có nên nói tiếp không??
    Nông Thị Xuân
  10. lion

    lion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Thế bác nghĩ phải là cái gì của bác mới treo nick hay phải là suy nghĩ lý luận của người khác?
    Các bác quá đáng đó, để cho nói mà còn thế này, vài 3 bài thế này thì còn nguy hiểm hơn cái box Thảo luận.
    Các bá xem liệu tự sửa di trưốc khi nó bị xoá thì phí lắm đó.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này