1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Con đường quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội !

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi daovh, 01/04/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ThuongYeu

    ThuongYeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác Lion,
    Tôi nghĩ Triết Mác Lê là khoa học mà. Mà đã khoa học thì phải có tranh luận, CM chứ. Bác thử nghĩ xem nếu ai dạy bác cái gì bác không đồng ý thì bác cũng phải tranh luận chứ.
    Thân.
    Nông Thị Xuân
  2. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    không sao đâu. Cứ để bài pacpo ở đó. Tuy nhiên, tôi muốn hỏi bạn pacpo những gì bạn ghi là do bạn nghĩ hay lấy ý kiến từ một nơi khác. Nếu lấy ý kiến từ nơi khác thì nên suy nghĩ kỹ trước khi đưa lên diễn đàn bạn ạ. Vì những gì bạn nói có phần khá mâu thuẫn. Bạn nói rằng M đã tách rời vật chất khỏi ý thức. Sau đó lại biện dẫn rằng, ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất. Nhưng thử hỏi cái biện dẫn của bạn lấy ở đâu vậy. Các nhà duy vật trước M hay sau M vậy. Có thể thấy rõ bạn không đọc triết học M nếu không bạn sẽ không nói vậy.
    Còn về những bàn luận về chiếm hữu tư liệu vật chất và chiếm hữu quyền lực thì chỉ là hai mặt của một vấn đề trong đó, chiếm hữu tư liệu sản xuất là trung tâm. Chính vì phân biệt như thế nên bạn đã đưa ra mô thức, CNCS=CNCS nguyên thủy+CNPK phục hưng. Điều này vô cùng sai lệch. Rõ ràng, nó đơn giản là một sự xuyên tạc CNCS mà thôi. Thử hỏi, trong tương lai, nhận thức của con người là như thế nào mà quyền lực còn có chỗ đứng. quyền lực và chính trị chỉ là những trò chơi thuần kinh tế, và khi trình độ xã hội, trình độ kinh tế đạt được một mức nhất định, khi con người lấy lao động làm thú vui thì chính trị cũng chẳng còn chỗ đứng. Những mâu thuẫn của tương lai là mâu thuẫn về ý thức hệ, về tư tưởng, văn hóa mà thôi.
    Một bạn khác đưa ra những ý kiến về kinh tế khi xem xét sự phát triển lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, tôi có những cái nhìn khác về mục tiêu của các quốc gia phát triển theo định hướng XHCN.
    Sự sụp đổ của Xô Viết không phải do sai lầm trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung hay do thể chế chính trị không dân chủ. Sự độc quyền vẫn có những lợi ích của nó đấy chứ như những ví dụ mà bạn đưa ra. Cái gì giải thích cho thành công của Liên Xô khi họ từng đã là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ mà thôi. Thử hỏi rằng, nếu Liên Xô không phải chịu sức ép về chi phí quốc phòng lên đến 60% ngân sách thì họ có sụp đổ không. Nếu không có sức ép đó, thử hỏi bạn, với con người Nga, với đất nước Nga, với văn hóa Nga, với tài nguyên khoáng sản Nga, giờ này họ đã ở vị trí nào trên bản đồ kinh tế thế giới. Khẳng định lại một lần nữa rằng, chính sự phát triển về trình độ của CNTB đã bóp chết nước Nga Xô Viết khi xưa, dĩ nhiên còn nhiều nguyên nhân khác nhưng đó vẫn là nguyên nhân cơ bản.
    Như bạn đã nói, hiểu biết về kinh tế học để có thể đi lên XHCN bằng kinh tế tập trung là còn rất ít. Chưa có nghiên cứu hoàn thiện nên các quốc gia muốn đi lên CNXH như Việt Nam và Trung Quốc trong điều kiện CNTB phát triển như hiện nay sẽ gặp khó khăn về cơ sở lý thuyết. Vẫn đang mày mò mà thôi.
    Một câu hỏi thú vị là liệu các quốc gia phương Tây sẽ phát triển CNTB đến trình độ nào đây. Chắc chắn là rồi có lúc, con người làm việc theo năng lực và hưởng thụ theo yêu cầu mà thôi. Và đó cũng là mục tiêu của CNCS cơ mà. Vậy việc quái gì phải phân ra CNTB hay CNXH khi cả hai đều đến đích. Như tôi đã trình bày trong bài trước, văn hóa mới là cái mà các quốc gia định hướng về lâu dài vì kinh tế sẽ thống nhất về biên giới mà thôi.
    Chắc chắn rằng, Việt Nam và Trung Quốc còn mày mò tìm những con đường tắt đi đến CNCS chỉ để tìm cách bảo lưu những giá trị văn hóa, hệ tư tưởng của mình mà thôi. Chúng ta đừng nên quan tâm đến những mưu toan về kinh tế hay quyền lực nữa. Chẳng có cái nào trong 2 cái đó có giá trị trong tương lai.
    Thuyết 3 đại diện của Giang tiên sinh là cái chúng ta cần nghiên cứu sâu sắc. Riêng tôi, tôi đánh giá cao thuyết ấy. Có người cho rằng, nên đưa thêm đại diện đấu tranh giai cấp ***g ghép vào 3 đại diện trên nhưng có cần thế không. Miễn sao ta giữ được những cái tốt và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa tư tưởng thế giới. Có lẽ Giang tiên sinh đã nhìn Nhật Bản để làm cơ sở thực tiễn cho lý thuyết của mình. Họ là một quốc gia tư bản nhưng vẫn giữ được nhiều nét đẹp truyền thống.
    The Gallery
  3. ThuongYeu

    ThuongYeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ là mình không nên tranh luận vì:
    - Mình chấp nhận loại triết nào thì phải chấp nhận những tiên đề cơ bản của nó vd Kinh Dịch được xem là Triết Đông Phương thì mọi thứ đều phải bắt nguồn từ âm dương, v.v.
    - Cái gì đúng thì sẽ tồn tại mãi mãi, còn sai thì sẽ bị nhân loại từ chối.
    - Tranh luận về Mác nhất định sẽ đụng đến chính trị và có thể làm rất nhiều người nổi giận vì ai cũng cho là mình đúng.
    Tạm biệt các bác.
    Nông Thị Xuân
  4. ThuongYeu

    ThuongYeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Chào Egoist,
    Tôi không nên tranh luận nữa vì nếu làm thì bạn sẽ cho tôi là "*********".
    Vậy tôi xin hỏi nếu theo 1 học thuyết nào đó mà cứ thử nghiệm mãi từ năm này qua năm khác mà quốc gia vẫn không khá/hay khá thêm không như mong đợi, vậy nhân dân cũng phải chịu hậu quả à?? Có thể bây giờ bác/gđình đang ấm no, chứ nếu bác là 1 người dân nghèo nào đó thì sao? Nói như thế này " ....sai thì ....sửa" bạn thấy ...có coi thường nhân dân không? (Sửa đến cả trăm năm à???).
    Nông Thị Xuân
  5. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Bạn PacBo, những điều bạn thắc mắc là rất đúng, nhưng nó lại chỉ đúng trong một phạm vi quá hẹp, nó đúng trong khả năng nhìn nhận rồi đánh giá ở phạm vi hẹp của bạn. Tất nhiên, nếu nhìn rộng và bao quát ra hơn, thì những thắc mắc của bạn trở nên vô nghĩa. Đúng là rất vô nghĩa.
    Em yêu C(g)ái đẹp !!!

  6. ThuongYeu

    ThuongYeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Ở đây ta bàn luận thế thôi. Chứ không ai ngu gì khi đang làm vua xuống làm dân.
    Nông Đức Khoẻ
  7. nguyenhoanghiep1985

    nguyenhoanghiep1985 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    Chủ nghĩa xã hội ? Xã hội chủ nghĩa ? Đó là gì ? Một xã hội hoàn hảo ? Aha, vậy liệu bản thân chữ hoàn hảo nó có hoàn hảo chưa ? Vấn đề này thuộc loại siêu nhạy cảm, bàn luận ở đây không sợ bị cấm trang web này nữa à. Eo ôi, trái tim Việt ơi, coi chừng lại bị cấm đấy...
  8. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Sao chuyện mọi người đang bàn lại dẫn đến chuyện "vua" với "dân" được nhỉ?
    Em yêu C(g)ái đẹp !!!

  9. DatTinh

    DatTinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    từ đầu đến giờ tôi chưa thấy bạn chứng minh được "Câu trả lời là: Không. Thời đại ngày nay đã tạo ra những tiền đề để giải quyết vấn đề này một cách hoà bình !"
    ý kiến mà bạn đưa ra về việc dùng bom nguyên tử hay vũ khí hạt nhân của giai cấp tư sản rất hay, nhưng bạn biết họ điều khiển những thứ vũ khí huỷ diệt ấy bằng cách nào hay không? với công nghệ hiện nay, muốn chính xác thì phải dùng đến công nghệ thông tin, mà đã dùng đến máy tính thì "chúng ta" hoàn toàn có hy vọng để khống chế được, bằng những chuyên gia hàng đầu về kỹ thuật lập trình, còn làm sao để cho những người ấy đầu quân cho cách mạng thì là một vấn đề khác
    các bạn ạ, chúng ta cũng không cần thiết phải quan tâm đến người mở cái topic này có đóng góp gì cho nó, cái chính là chúng ta đã có mặt ở đây rồi, thì hãy góp phần tranh luận để tìm ra con đường ngắn nhất để đi đến CNXH , vì đó không phải là trách nhiệm của riêng một ai, một tổ chức nào
    Được DatTinh sửa chữa / chuyển vào 21:51 ngày 11/12/2003
  10. DatTinh

    DatTinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    tôi không phản đối quyền phát ngôn của bạn
    nhưng bạn cho là Karl Marx đã tách biệt ý thức và vật chất thì bạn nhầm, ý thức càng không thể là một thuộc tính của vật chất được, bạn có hiểu thế nào là thuộc tính không vậy? việc phân ra các khái niệm, phạm trù không đơn giản là vấn đề lý luận, mà thực chất là thuộc tính của vật chất và ý thức khác nhau
    bạn nên hiểu rằng sở dĩ những thần dân của XHTB có được cái ngày hôm nay là do công lao không nhỏ của những người đứng trên quan điểm XHCN mà đấu tranh đấy
    còn bạn nói rằng: "CNCS của Mác chỉ là chủ CN phong kiến phục hưng + CS nguyên thủy" thì tôi phải nói với bạn một điều rằng: bạn chẳng hiểu gì về CNXH cả
    bạn còn nói rằng: "Vì vậy CNCS chỉ còn tồn tại tại vùng rừng núi Á châu còn mang ảnh hưởng nặng nề của phong kiến và có trình độ dân trí thấp kém.", điều này lại chứng tỏ rằng: bạn không những đã chẳng hiểu gì về CNXH mà còn mù tịt về lịch sử nữa, chỉ có kẻ mà tịt về lịch sử mới đưa ra một kiến giải ngớ ngẩn đến thế
    "Có 2 loại chiếm hữu là chiếm hữu tư liêu SX và chiếm hữu quyền lực. Mác đã nâng chiếm hữu quyền lực lên để loại bỏ chiếm hữu quyền lực và không ngờ rằng chiếm hữu quyền lực khi đạt được đã gây ra hậu quả còn thật khủng khiếp (chiến tranh, đói nghèo) hơn là chiếm hữu tư liệu sx.", thầy giáo bạn giảng bài cho bạn, bạn không hiểu mà còn đem áp dụng một cách máy móc nữa, rồi bạn gặt hái cái thành quả "vô cùng tốt đẹp" ấy, hoá ra đó lại là lỗi của thầy giáo bạn à?
    đừng nhầm lẫn giữa một khoa học và và phương pháp của kẻ giảng bài về môn học đó, đừng nhầm lẫn giữa một nhà khoa học và những người đem cái khoa học đó ứng dụng lung tung
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này